Monday, March 29, 2021

LỜI KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG CẤP BÁCH NHÂN NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI

 (An urgent World Water Day call to action)

Amanda Bielawski and Jamison Ervin – Bình Yên Đông lược dịch

United Nations Development Program – March 19, 2021

Trong lưu vực sông Ing ở bắc Thái Lan, việc bảo tồn 483 hectares Rừng Ngập nước Boon Rueang đã bảo vệ khoảng 4 triệu USD dịch vụ sinh thái hàng năm, gồm có quy định cho nước uống và nông nghiệp, bổ sung nước ngầm và ngừa lụt.

 [Ảnh: Kynan Tegar]

Trong Ngày Nước Thế giới 2021 nầy, chủ đề ‘quý trọng nước’ đặc biệt xác nhận vai trò thiết yếu của hệ sinh thái lành mạnh trong việc duy trì nguồn cung cấp nước trên khắp thế giới.  Giữa khủng hoảng khí hậu và thiên nhiên, mối quan hệ hổ tương giữa nước và các hệ sinh thái là một khái niệm mà chúng ta phải giữ lấy đầy đủ hơn – và tài trợ.

An ninh nước “đang lạc hướng báo động”

Chưa bao giờ có lời kêu gọi cho an ninh nước – hay lời kêu gọi để bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên giúp chống đỡ nó – cấp bách như thế.  Khuôn khổ Tăng tốc Toàn cầu SDG 6 năm 2020 cho thấy tiến bộ của SDG 6 cho các mục tiêu nước “đang lạc hướng đáng báo động.”  Ngày nay, 2,2 tỉ người – khoảng ¼ dân số toàn cầu – vẫn không có nước an toàn, nhu cầu nước toàn cầu được dự đoán sẽ gia tăng 55% vào năm 2050, thiếu hụt 40% được dự đoán vào năm 2030, và thiệt hại liên quan đến nước có thể làm giảm GDP đến 6% trong một số khu vực vào năm 2050.

Các hệ sinh thái tự nhiên: Trọng tâm của giải pháp nước, nhưng lâm nguy

Rừng, đất ngập nước, đồng cỏ, và rừng đước cung cấp các dịch vụ sinh thái có giá trị cho nước.  Chúng bảo vệ tự nhiên và lọc nguồn nước, điều hòa dòng chảy theo thời gian, và bảo vệ các cộng đồng tránh các thảm họa liên quan đến nước được khí hậu làm tồi tệ thêm.  Nhưng các hệ sinh thái nầy đang bị đe dọa: 420 triệu hectares rừng đã bị phá hủy trên toàn cầu từ năm 1990, và 87% đất ngập nước đã bị mất từ năm 1700.

Các giải pháp nước dựa vào thiên nhiên từ người dân bản xứ trên thế giới

Người dân bản xứ và các cộng đồng địa phương đang dẫn đầu trong việc thực hiện các giải pháp dựa vào thiên nhiên để giải quyết khủng hoảng nước, đa dạng sinh học và khí hậu.  Sáng kiến Xích đạo của UNDP cung cấp các thí dụ gây cảm hứng:

·        Trong lưu vực sông Ing ở bắc Thái Lan, việc bảo tồn 483 hectares Rừng Ngập nước Boon Rueang đã bảo vệ khoảng 4 triệu USD dịch vụ sinh thái hàng năm, gồm có quy định cho nước uống và nông nghiệp, bổ sung nước ngầm, và ngừa lụt.  Rừng ngập nước cũng là một hố carbon mạnh mẽ, giúp giảm nhẹ khí hậu.

·        Ở Borneo, Indonesia, những ngưởi bảo vệ rừng Sungai Utik cầm đầu một chiến dịch 40 năm để bảo vệ 10.087 hectares rừng theo tục lệ, nay bảo vệ nước cho cộng đồng ở hạ lưu và nông nghiệp.  Rừng đồng thời lấy đi khoảng 1,31 triệu tấn carbon.

·        Ở Andes, Ecaduor, một hợp tác công tư do người bản xứ cầm đầu đã bảo tồn trên 33.000 hectares đồng cỏ Páramo, cung cấp nước được lọc tự nhiên cho khoảng 600.000 người ở hạ lưu.

Nay là lúc để đầu tư

Có trường hợp bắt buộc để đầu tư cho các giải pháp dựa vào thiên nhiên cho an ninh nước.  Mặc dù đầu tư vào hạ tầng cơ sở nước toàn cầu từ lâu vẫn ưu ái hạ tầng cơ sở cổ điển, đầu tư vào các giải pháp dựa vào thiên nhiên sinh lợi đáng kể.  Thí dụ:

·        Bảo vệ rừng, trồng rừng và cải thiện phương pháp canh tác ở thượng lưu có thể cải thiện phẩm chất nước cho khoảng 4 trong 5 thành phố lớn.

·        Biền nước mặn và rừng đước có thể ít tốn kém gấp 5 lần để bảo vệ vùng duyên hải tránh ngập lụt và sạt lở so với các công trình kiến tạo.

·        Các công ty tiện ích nước trong 534 thành phố lớn nhất trên thế giới có thể tiết kiệm khoảng 890 triệu USD mỗi năm qua việc phục hồi rừng và lưu vực.

Lời kêu gọi hành động cấp bách nhân Ngày Nước Thế giới

Để thực hiện an ninh nước, chúng ta phải đẩy mạnh các giải pháp dựa vào thiên nhiên trong các nghị trình nước quốc gia và toàn cầu, và quan trọng hóa các giải pháp địa phương.  Để làm thế, chúng tôi kêu gọi các nhà hoạch dịnh chánh sách nên:

·        Vận dụng dữ kiện không gian mới nhất để xác định nơi hành động tốt nhất.  UNDP và các đối tác đã tiên phong trong tiến trình để vẽ bản đồ Các Vùng Hỗ trợ Đời sống Cần thiết (Essential Life Support Areas), gồm có nước.  Tiến trình nầy đang được dùng ở Columbia với mục đích bảo đảm nước cho trên 15 triệu người.

·        Bảo vệ quyền sở hữu đất Bản xứ và học hỏi kiến thức sinh thái Bản xứ.  Người dân Bản xứ quản lý 80% đa dạng sinh học còn lại của Trái đất, nhưng không có chủ quyền cho hầu hết đất đai của họ.  Bảo vệ quyền sở hữu đất đai là bắt buộc để người dân bản xứ có thể tiếp tục quản lý thiên nhiên cho nước – như họ đã làm từ nhiều thế kỷ.

·        Huy động tài chánh để đầu tư vào các giải pháp dựa vào thiên nhiên và trộn lẫn đường lối xám-xanh.  Sẽ cần khoảng 6.700 tỉ USD đầu tư để đạt các mục tiêu liên quan đến nước vào năm 2030.  Thiên nhiên vẫn không được tài trợ đầy đủ, chỉ chiếm từ 1 đến 5% đầu tư thủy lợi.  Tài trợ pha trộn, trái phiếu xanh và các kế hoạch chi cho các dịch vụ sinh thái cung cấp cơ hội để vượt qua chướng ngại tài chánh nầy.

·        Tham gia của thành phần tư nhân.  An ninh nước và thiệt hại liên quan đến thiên nhiên là những đe dọa chánh đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có dây chuyền cung cấp nông nghiệp đáng kể.  Nhưng vẫn thiếu hiểu biết về phản ứng của thành phần tư nhân.  Chúng ta cần sự tham gia của các lãnh đạo công ty trong việc đầu tư vào thiên nhiên như một phần của các kế hoạch khả chấp nước của họ.

Một khúc quanh cho đầu tư vào thiên nhiên

Như chúng tôi hình dung đầu tư phục hồi hậu Covid và khuôn khổ đa dạng sinh học sau 2020, chúng ta phải ưu tiên hóa việc đầu tư vào thiên nhiên.  Nước là mối liên hệ của nông nghiệp, an ninh lương thực, sức khỏe con người, phát triển kinh tế, ổn định khí hậu và hòa bình.  Các giải pháp dựa vào thiên nhiên cho nước có thể được bày tỏ trên một vài khuôn khổ đa phương, gồm có một số mục tiêu trong Nghị trình Phát triển Khả chấp 2030, Quy ước Thay đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc và Khuôn khổ Giảm Nguy cơ Thảm họa Sendai.

Ngày Nước Thế giới năm nay, một lần nữa, chúng ta nhắc nhở rằng “tất cả nước được sinh ra bởi các hệ sinh thái.”  Chúng ta hãy tạo một đường lối mới với thiên nhiên để bảo đảm an ninh nước cho tất cả.

.

No comments:

Post a Comment