Thanh
Hà - 17/1/2020
Hình
minh họa. Một ngư dân trên dòng sông Mekong ở Lào hôm 20/9/2019
Sông
Mekong là con sông lớn nhất ở Đông Nam Á và là một trong những con sông lớn
trên thế giới. Về độ dài, sông Mekong xếp hàng thứ 12 trên thế giới với dòng chảy
kéo dài 4800 km. Sông Mekong khởi nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (hiện đang bị
Trung Quốc chiếm đóng và coi là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc) và nó chảy
qua lãnh thổ của Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia rồi đổ vào khu vực Đồng bằng
sông Cửu long ở miền Nam Việt Nam, và từ đây, nước trên dòng Mekong đổ ra biển
Đông.
Trung
Quốc và Myanmar là hai quốc gia nằm ở thượng nguồn. Khu vực hạ nguồn sông
Mekong nơi dòng chảy đi qua các quốc gia Lào, Thái lan, Campuchia và Việt Nam,
khu vực này là địa bàn sinh sống của hơn 65 triệu người, hầu hết là cư dân nông
nghiệp.
Sông
Mekong là tên gọi quốc tế, nó còn được gọi bằng các tên khác. Người Tây Tạng gọi
nó là Zachu. Tại Trung Quốc nó được gọi là sông Lan thương, người Lào gọi nó là
sông Menam (sông Mẹ), hồ nước ngọt khổng lồ từ Mekong đổ vào Campuchia được người
Campuchia gọi là Biển hồ Tongle Sap, đến Việt Nam, theo truyền thuyết xưa, sông
Mekong đổ ra biển Đông theo chín cửa biển nên người dân nơi đây ví như chín con
rồng, nên được gọi là sông Cửu long.
Sông
Mekong giàu tài nguyên thiên nhiên hơn bất kỳ con sông nào khác trên thế giới.
Sông Mekong mang trong lòng nó hơn 1500 loài cá nước ngọt khác nhau. Lượng thủy
sản đánh bắt hàng năm trên dòng Mekong được tính toán vào khoảng 2 triệu tấn, gấp
đôi lượng thủy sản đánh bắt trên biển Bắc.
Các
tranh chấp về việc sử dụng nguồn nước quốc tế đang được nảy sinh trên dòng sông
Mekong. Đây thực sự là một con sông quốc tế, thế nhưng mỗi một quốc gia ven
sông lại có những tính toán riêng cho lợi ích của mình, đặc biệt là các quốc
gia thượng nguồn như Trung Quốc. Trong đó các dự án xây các con đập phục vụ các
công trình thủy điện ở vùng thượng nguồn luôn ẩn chứa các mối đe dọa cho dân cư
vùng hạ nguồn, khi dòng nước bị ngăn lại, khiến cho môi trường thủy sinh bị
thay đổi, và cuộc sống người dân phụ thuộc vào con sông này bị ảnh hưởng nặng nề.
Các
quốc gia ven sông Mekong đã tích cực phát triển các nhà máy thủy điện trên dòng
Mekong, Trung Quốc đã và đang xây 11 nhà máy thủy điện. Ngoài ra, Trung Quốc
cũng đang dự định xây thêm 20 con đập trên dòng sông này. Lào đang cho xây dựng
đập cho dự án thủy điện Xayaburi và đang có dự án xây 11 nhà máy thủy điện tiếp
theo. Dự án xây đập chắn Xayaburi đã bị nhiều quốc gia trên thế giới lên tiếng
phản đối vì nó chưa thực hiện nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng đối với sự biến đổi
môi trường và có phương án giải quyết thích hợp, đảm bảo cuộc sống của cư dân
vùng ven sông này không bị chịu tác động xấu.
Một
số nhà nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân đe doạ nguồn sống ở Đồng bằng sông Cửu
long gồm hai nguyên nhân: Tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của các đập
thuỷ điện, trong đó, ảnh hưởng của các con đập ở thượng nguồn mới là nguyên
nhân chính.
Báo
cáo đánh giá môi trường của Uỷ hội sông Mekong (MRC) năm 2010 đã nhận định có
nhiều thiệt hại kinh tế khi những đập nước trên dòng chính được xây dựng, riêng
thiệt hại về lượng thủy sản ước tính khoảng 476 triệu USD mỗi năm, 54% ruộng vườn
dọc theo con sông sẽ bị biến mất, thiệt hại về nông nghiệp ước tính khoảng 49,1
triệu USD mỗi năm, chưa kể đến việc ảnh hưởng đến nông nghiệp và đời sống của
20 triệu cư dân nông nghiệp Việt Nam sống dựa vào con sông này sẽ bị ảnh hưởng
mà không thể tính toán được thiệt hại là bao nhiêu.
MRC
cũng dự báo rằng khu vực hạ lưu Mekong sẽ sụt giảm 40% các đàn cá vào năm 2020,
và đến năm 2040 sẽ bị mất khoảng 80% các loài cá nước ngọt ở đây, chủ yếu là do
tác động của các đập thuỷ điện ở vùng thượng lưu Mekong, mà các đập này chủ yếu
là của Trung Quốc hoặc liên quan đến Trung Quốc.
Nằm
ở cuối nguồn của Mekong, Việt Nam là nước chịu thiệt hại nặng nề nhất khi dòng
Mekong bị tác động. Báo chí gần đây đã cho biết 10/13 tỉnh thành ở Đồng bằng
Sông Cửu long bị nước mặn xâm nhập do lượng nước ngọt giảm.[1] Trong đó, tỉnh Bến
tre mới đây đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp bởi lý do nước mặn xâm nhập địa
bàn toàn tỉnh.[2]
Một
nghiên cứu của Trường đại học Fulbright Việt Nam gần đây cho biết, khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long có thể sẽ thiệt hại mỗi năm 40 tỉ USD nếu không có chính
sách thích ứng kịp thời.[3]
Trong
một cuộc hội thảo năm ngoái tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giới chức
chính quyền và các nhà nghiên cứu cho biết sự suy giảm của khu vực này chịu ảnh
hưởng bởi các đập thuỷ điện ở thượng nguồn.[4]
Còn
một nhà nghiên cứu người Mỹ, trong cuốn sách của ông ta “Những ngày cuối cùng của
dòng Mekong hùng mạnh” cho rằng, Trung Quốc đang tăng cường trữ nước trên các đập
thuỷ điện trên đất của họ, tại thượng nguồn Mekong, nhưng không phải vì mục
đích lấy điện mà vì muốn tích trữ nước cho tương lai.[5] Việc trữ nước cũng có
thể bao gồm các mục đích địa chính trị, trong đó sẽ “trừng phạt” các nước cuối
nguồn bằng cách đóng nguồn nước từ trên thượng nguồn lại.
Sự
tham lam của các quốc gia thượng nguồn, đặc biệt là Trung Quốc, đã khiến dòng
Mekong giảm lượng nước nghiêm trọng. Điều đó sẽ dẫn tới “cái chết trong tương
lai” của Đồng bằng sông Cửu long - vốn được coi là vựa lúa của Việt Nam.
Yến
Nhi
[1]
https://thegioihoinhap.vn/nong-nghiep-4-0/8-13-tinh-thanh-o-dbscl-bi-man-xam-nhap-sau/?fbclid=IwAR1iKUBSE8MAmBteXqSis0HeahGsUWwaDQMFxk3jQ8_KzThzn6NaBWQTPZE
[2]
https://tuoitre.vn/nuoc-man-bao-trum-toan-tinh-ben-tre-ban-bo-tinh-huong-khan-cap-20200114135409743.htm?fbclid=IwAR2QQSJlrT3m3uGk_s-3rT_NnD7fGzQojJDN4ta4Bn8KGcMUanKeS8qLO2Y
[3]
https://fulbright.edu.vn/vi/dong-bang-song-cuu-long-doi-mat-thiet-hai-hang-chuc-ty-do-moi-nam/?fbclid=IwAR1vn14luqMZszDuILS1UJIKYebRgnomhzsRxoILbKUQJYKQb21CLVEdRvU
[4]
https://tuoitre.vn/thuy-dien-thuong-nguon-mekong-lam-giam-90-phu-sa-dbscl-20190618115945503.htm
[5]
https://vnexpress.net/the-gioi/chuyen-gia-my-trung-quoc-xay-dap-tren-mekong-khong-de-lay-dien-3993662.html?fbclid=IwAR353o-0aeTddLANf2pPvXTZhdBUssh4QVV7fmzctwE0TBVoecdN3oJGhXU
(RFA)
No comments:
Post a Comment