(Experts doubt
effectiveness of new plan to address Mekong drought)
Leonie Kijewski – Bình
Yên Đông lược dịch
Al Jazeera News – December 26, 2019
Sông Mekong một thời hùng vĩ chỉ còn là một dòng nước thu hẹp
chảy qua bắc Thái Lan. [Ảnh: Lillian Suwanrumpha/AFP]
Kế hoạch chú trọng đến việc tiên đoán
hạn hán nhưng những người phê bình nói nó thất bại trong việc đối phó với ảnh
hưởng của các dự án xây đập và thủy điện.
Phnom Penh, Cambodia – Một năm sau khi hạn hán nghiêm
trọng hoành hành trong khu vực, cơ quan liên quốc gia Ủy hội Sông Mekong
(Mekong River Commission (MRC)) đã đưa ra những biện pháp mới để giảm nhẹ ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng, nhưng các chuyên viên nghi ngờ hiệu quả của kế
hoạch.
Trong chiến lược 2020-2025 được phê chuẩn hồi cuối tháng rồi
ở Phnom Penh và công bố vào tuần trước, MRC đưa ra một chiến lược 5 điểm bao
gồm tiên đoán và cảnh báo sớm hạn hán.
MRC cộng tác với các chánh phủ Cambodia, Lào, Thái Lan và
Việt Nam và bộ phận cố vấn để quản lý nguồn nước sông Mekong chung.
Mekong là con sông dài thứ 12th trên thế giới, kéo
dài 4.350 km (2.703 miles) từ Trung Hoa ở phía bắc đến Việt Nam ở phía nam.
Kế hoạch, một tài liệu dài 68 trang, nhằm mục đích “củng cố
khả năng thích ứng của các quốc gia thành viên trong việc chống chọi với nguy
hiểm của hạn hán và giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán qua việc sử dụng khả chấp
nguồn nước.”
Mekong cung cấp nước và sinh kế cho hàng triệu
người trên hành trình từ Trung Hoa đến Biển Đông. [Ảnh: Al Jazeera]
Nhưng Pianporn Deetes, cổ động viên của
International Rivers ở Thái Lan, nói rằng mặc dù kế hoạch công nhận vài điểm
quan trọng, như hạn hán ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu người như thế
nào, chiến lược không chú trọng đúng vào vấn đề.
“Chiến lược họ đang dùng thiếu điểm chánh,”
Pianporn nói. Một trong các vấn đề chánh
yếu ảnh hưởng đến tình trạng thiếu nước là ảnh hưởng của các dự án thủy điện,
nhưng không được đề cập đến trong phúc trình.
“Thay vì thừa nhận các vấn đề hiện hữu, các chánh phủ càng ngày càng cho
phép xây nhiều đập hơn.”
Phá vỡ môi
trường
Ian Baird, chuyên viên nghiên cứu của Đại học
Wisconsin nghiên cứu về Mekong, nói rằng chiến lược mới không đi đủ xa.
Mặc dù hoan nghênh nỗ lực của MRC trong việc thu
thập nhiều dữ kiện, Baird nói điều đó chưa đủ.
“Dữ kiện chỉ có giá trị khi người ta dùng nó để lấy quyết định, và điều
đó tùy thuộc vào chánh phủ.” Baird nói
rằng việc xây đập dọc theo sông Mekong đã phá vỡ dòng chảy tự nhiên của sông,
và điều đó gây nguy hiểm đối với toàn thể hệ sinh thái.
Việt Nam chịu thiệt hại hạn hán nặng nề nhất
trong gần một thế kỷ, nước mặn ảnh hưởng đến nông dân ở Đồng bằng sông Cửu
Long. [Ảnh: Stringer/AFP]
Một trong những hậu quả của sự phá vỡ là cây chết
ở Cambodia, vì lượng nước xả từ đập trong lúc cây không cần nước. Baird nói thêm là thể thức MRC được hình
thành, chỉ có đại diện của chánh phủ mà không có đại diện của xã hội dân sự,
cho nên chiến lược hạn hán của nó chỉ đi xa đến thế. “Các quốc gia luôn luôn chú trọng đến việc
duy trì quyền lợi quốc gia. Và tôi không
nghĩ rằng họ có đủ nhận thức cho quyền lợi lâu dài của mọi người. Mọi người có dự án họ muốn xây, mọi người
muốn có đập của riêng họ, và họ muốn có các dự án chuyển nước của riêng
mình. Cho nên không có sự phối hợp.”
“Mekong
không phải là vòi nước”
Trong kế hoạch mới, MRC nhấn mạnh đến nhu cầu
phối hợp với “đối tác đối thoại” trong khu vực.
Tài liệu viết rằng, “Rất quan trọng để MRC tăng cường hợp tác với Trung
Hoa và Myanmar.”
Trong một nỗ lực để cải thiện hợp tác với Trung
Hoa, MRC đã ký một thỏa ước với Trung tâm Hợp tác Nguồn nước Lancang-Mekong để
quản trị nguồn nước. Lancang là tên
Trung Hoa của sông Mekong.
Trong một thông cáo báo chí, An Pit Hatda, Giám
đốc Điều hành Văn phòng MRC, nói rằng việc thỏa thuận nhằm mục đích bảo đảm
“việc quản lý có hiệu quả thượng và hạ lưu vực Mekong cho tính khả chấp và
quyền lợi chung trong tương lai.”
Một phụ nữ Cambodia bưng một rỗ cá trên bờ sông
Mekong ở Phnom Penh. Mekong là mạch sống
của hàng triệu người sống dọc theo sông từ Trung Hoa, Lào, Thái Lan, Việt Nam
và Cambodia. [Ảnh: Mak Remissa/EPA]
Nhưng Pianporn của International Rivers nói các
quốc gia MRC không có đủ thế lực để có thể gây ảnh hưởng tập thể đối với Trung
Hoa. Pianporn nói thêm rằng ủng hộ cho
việc xả nước tùy lúc từ thượng nguồn Mekong không đủ. “Sông Mekong không phải là một vòi nước. Nó không phải là cầu tiêu. Nó không phải khi bạn muốn thì bạn vặn nước:
nó là một hệ sinh thái mong manh, một hệ thống vô giá mà bạn cần phải bảo vệ.”
Pianporn thêm rằng các đập chỉ “làm cho ảnh hưởng
của thay đổi khí hậu thêm nghiêm trọng.”
“Chúng ta đang hủy diệt sông Mekong để sản xuất
điện không ai dùng. Tại sao thế?” Pianporn hỏi, cho biết rằng việc sản xuất
điện ở Thái Lan khiến cho 50% số điện thặng dư phải xuất cảng.
“Chúng ta cần phải phục hồi chức năng của sông để
giảm nhẹ khủng hoảng hạn hán trong lưu vực sông Mekong.”
Trong một tuyên bố với Al Jazeera, Văn phòng MRC
nói: “Cũng cần lưu ý rằng các đập trên phụ lưu cũng đóng một vai trò quan trọng
giúp giảm bớt hạn hán. Trong lúc hạn
hán, các đập phụ lưu có thể xả nước từ hồ chứa vào dòng chánh để giảm nhẹ vấn
đề. Nhưng một số giới hạn về sản xuất
điện trong các thỏa ước về việc mua điện phải được thảo luận.”
.
No comments:
Post a Comment