Monday, January 6, 2020

NAM HÀN VÀ CÁC QUỐC GIA MEKONG CHỌN 7 LÃNH VỰC HỢP TÁC ƯU TIÊN TRONG THƯỢNG ĐỈNH BUSAN



(S. Korea, Mekong nations pick 7 priority cooperation sectors in Busan summit)

Yonhap – Bình Yên Đông lược dịch
The Korea Times – 27 November 2019

Lãnh đạo của Nam Hàn và 5 quốc gia Mekong trước khi khai mạc Thượng đỉnh Mekong-Nam Hàn lần thứ nhất tại Busan hôm Thứ tư.  Từ trái, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, Cố vấn Quốc gia Myanmar Aung San Suu Kyi, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha, Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Cambodia Prak Sokhonn. [Ảnh: Yonhap]


Các lãnh đạo của Nam Hàn và 5 quốc gia Mekong đồng ý hôm Thứ tư để ưu tiên hợp tác trong 7 lãnh vực, nâng cao nỗ lực cộng tác giữa kinh nghiệm phát triển của Seoul và tiềm năng tăng trưởng to lớn của Mekong.
Theo một thông cáo chung được phổ biến sau khi khai mạc Thượng đỉnh Mekong-Nam Hàn ở Busan, khoảng 450 km về phía tây nam thủ đô Seoul, các lãnh vực nầy gồm có văn hóa và du lịch, phát triển nhân sự, phát triển nông nghiệp và nông thôn, hạ tầng cơ sở, kỹ thuật thông in và truyền thông (information and communication technology (ICT)), môi trường và thách thức an ninh ngoại lệ.

Tài liệu có tựa đề “Tuyên cáo Sông Mekong-Hàn để Thiết lập sự Hợp tác cho Nhân dân, Thịnh vượng và Hòa bình.”
Tổng thống Moon Jea-in và các lãnh đạo của 5 quốc gia Mekong – Cambodia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam – đưa ra viễn kiến để hợp tác chặt chẽ hơn trong việc theo đuổi phép lạ Sông Mekong.
Họ đồng ý “cộng tác với nhau để mang lại kinh tế phát triển và thịnh vượng cho khu vực Mekong, dựa theo phép lạ Sông Hàn, ám chỉ sự phát triển kinh tế nhanh chóng mà ROK đã trải qua” theo như tuyên cáo Busan.  Nó dùng chữ đầu của tên chánh thức của Nam Hàn, the Republic of Korea (Cộng hòa Triều Tiên).

Quang cảnh của Thượng đỉnh Mekong-ROK tại Busan. [Ảnh: Yonhap]

Họ cũng đồng ý “phát triển các dự án ICT gồm có chánh phủ điện tử và thành phố thông minh để khuyến khích kinh tế số tiến đến Cách mạng Kỹ nghệ lần thứ 4th và tiến bộ kỹ thuật trong khu vực dựa trên viễn kiến chung là ICT là động lực để phát minh, phát triển kinh tế khả chấp và thịnh vượng trong khu vực.”
Để phát triển khả chấp, hai bên dự trù thiết lập một “trung tâm đa dạng sinh học” hỗn hợp để góp phần vào việc bảo tồn đa dạng sinh học trong phân vùng Mekong và một “trung tâm nghiên cứu thủy lợi” hỗn hợp ở Nam Hàn.

Bắt đầu phiên họp tại khu hội nghị thượng đỉnh thế giới APEC ở ven biển vào buổi sáng, Moon nói rằng nếu kinh nghiệm của Nam Hàn được kết hợp với “động lực” của khu vực Mekong, Phép lạ của Sông Hàn sẽ đem lại Phép lạ của Sông Mekong.
Ông nhấn mạnh, “Nam Hàn sẽ cùng với Mekong, với niềm tin rằng phát triển Mekong chính là phát triển Nam Hàn.”
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha, đồng chủ tịch phiên họp cùng với Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, Cố vấn Quốc gia Myanmar Aung San Suu Kyi, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Cambodia Prak Sokhonn.
Thủ tướng Cambodia Hun Sen hủy bỏ chuyến đi Busan trong tuần vì tình trạng sức khỏe yếu kém của nhạc mẫu.

Mặc dù vắng mặt, Moon cũng cảm ơn Hun Sen đã đề nghị thay thế hội nghị bộ trưởng thường niên bắt đầu từ năm 2011 bằng hội nghị thượng đỉnh Mekong-ROK.
Moon nói, “Mekong đã trở thành một vùng đất hứa,” và thêm rằng Nam Hàn sẽ trở thành một “người bạn đặc biệt” của Mekong, khi nó củng cố sự liên hệ đồng thịnh vượng với ASEAN để chuẩn bị cho kỹ nguyên Á Châu-Thái Bình Dương.

Khối lượng mậu dịch ROK-Mekong lên đến 84,5 tỉ USD trong năm 2018, gia tăng 2,4 lần trong vòng 8 năm.
“Mekong đã trở thành một đối tác phát triển nòng cốt” chiếm 20% viện trợ phát triển chánh thức của Nam Hàn (ODA), tổng thống lưu ý.
Thượng đỉnh Mekong tiếp theo sau Thượng đỉnh Kỷ niệm ASEA-ROK trong 2 ngày tại trung tâm hội nghị BEXCO ở Busan để đánh dấu năm thứ 30th khởi động sự hợp tác.
Moon chủ tọa một buổi dạ tiệc chánh thức để đón chào lãnh đạo các quốc gia Mekong hôm Thứ ba.

.

No comments:

Post a Comment