(Seoul can help to
regulate Mekong's flow)
Thana Boonlert – Bình Yên Đông lược dịch
Bangkok Post – October 29, 2019
Để mắt đến an ninh: Một nhân viên quan sát khu vực bên trong
Trung tâm Hội nghị và Triển lãm ở Nonthaburi trong lúc chánh quyền chuẩn bị cho
Thượng đỉnh ASEAN thứ 35th trong 3 ngày bắt đầu vào Thứ Bảy nầy.
Các quốc gia ASEAN (Association of
Southeast Asia Nations (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á)) được thúc giục học
hỏi kinh nghiệm quản trị sông ngòi của Nam Hàn.
Vào năm 2017, Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in (Văn Tại Dần) công
bố “Chánh sách phía Nam Mới (New Southern Policy)” nhằm mục đích tăng cường
quan hệ với Đông Nam Á (ĐNA) đến mức mà 4 thế lực quan trọng khác – Hoa Kỳ,
Trung Hoa, Nhật Bản và Nga – đã làm.
Trong nhiệm kỳ, ông đã thăm viếng tất cả 10 quốc gia thành
viên ASEAN, và tháng rồi, đã du hành 1 tuần lễ qua các nước Thái Lan, Myanmar
và Lào.
Chuyến đi đã thực hiện lời hứa lúc tranh cử để liên kết với
khối trước Thượng đỉnh Kỷ niệm ASEAN-ROK (Republic of Korea) lần thứ 3rd,
sẽ được tổ chức ở Busan vào ngày 25-26 tháng 11 để đánh dấu 30 năm quốc gia nầy
đối thoại và đối tác với ASEAN, và tiếp theo đó là lễ khai mạc Thượng đỉnh
Mekong-ROK.
Ở Vientiane, ông Moon nói ông hy vọng rằng Nam Hàn (ROK) sẽ
thịnh vượng cùng với các quốc gia dọc theo sông Mekong, và mong thấy “Sự Kỳ
diệu trên sông Mekong” giống như “Sự Kỳ diệu trên sông Hàn” đã xảy ra ở Nam
Hàn.
Trong khi Bangkok chuẩn bị đăng cai Thượng đỉnh ASEAN thứ 35th
và các Thượng đỉnh Liên hệ, các chuyên viên đang khuyến khích Thái Lan, đương
kim chủ tịch của ASEAN, cùng với các quốc gia dọc theo sông Mekong, nên yêu cầu
Nam Hàn trợ giúp trong việc hình thành một mô hình quản trị nguồn nước khả chấp
cho khu vực Mekong.
Sử dụng bừa bãi
Tô Minh Thư, phó giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại
giao của Viện Ngoại gia Việt Nam, nói rẳng sông Mekong đang ở bên bờ của một
thảm họa môi trường – dẫn chứng bằng sự khô cạn của hồ và ruộng lúa ở Suphan
Buri, Bang Pla Ma.
Cô nói, “Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC))
báo cáo mực nước trên sông Mekong đã xuống đến mức thấp nhất.” Cô cũng nói rằng mực nước xuống thấp là do
hạn hán vì thay đổi thời tiết và việc xây đập ở thượng nguồn.
Toán tháo gở chất nổ đi
tuần để bảo vệ Trung tâm Hội nghị và Triển lãm ở Muang Thong Thani, Nonthaburi,
nơi diễn ra Thượng đỉnh ASEAN thứ 35th vào ngày 2-4 tháng 11
[Ảnh:
Patipat Janthong]
Cô Tô nói: “Một số lớn dự án đập ở thượng lưu đã
đưa đến tình trạng thiếu nước trên khắp hạ lưu vực Mekong.” Hiện nay, có 19 đập – đã hoàn tất, đang xây,
và/hay được dự trù - ở thượng lưu sông Mekong.
Sáu đập ở Trung Hoa đã hoạt động, trong khi Lào sẽ có 9 và Cambodia
12. “Những đập nầy [ở thượng lưu Mekong]
được thiết kế để trữ một khối lượng nước khổng lồ, điều đó giải thích tại sao
mực nước xuống thấp ở hạ lưu.”
Cô Tô nói rằng qui mô của đập được dự trù trên
sông Mekong – được xem là mạch sống của bán đảo Đông Dương – đe dọa môi trường
và xã hội của nhiều cộng đồng dọc theo sông.
“Hàng triệu người phải tái định cư và/hay buộc phải bỏ đất của họ để xây
đập. Nông và ngư dân cùng chịu đau khổ
vì mô hình quản trị nguồn nước yếu kém nầy.”
Cô cũng nói rằng các quốc gia Mekong đã thiết lập
nhiều cơ chế hợp tác, nhưng chúng vẫn còn nhiều hạn chế - bắt nguồn từ xung đột
quyền lợi giữa các quốc gia duyên hà.
“Thí dụ, Việt Nam nằm ở cuối nguồn Mekong nên không muốn Lào xây đập hay
Thái Lan dùng quá nhiều nước mà nước nầy cần để theo đuổi chương trình phát
triển của mình.”
Chuyên viên trong vấn đề an ninh khác thường cũng
nói rằng các quốc gia Mekong đang kẹt giữa sự cạnh tranh chiến lược của Hoa Kỳ
và Trung Hoa. “Bắc Kinh đã đổ rất nhiều tiền vào Hợp tác Lancang-Mekong
(Lancang-Mekong Cooperation (LMC) và Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and
Road Initiative (BRI)) – nhưng những ngân khoản nầy đến với những điều kiện mà
chúng ta phải chấp nhận.”
Vì vậy, cô Tô đang thúc giục các quốc gia Mekong
nên cộng tác với Seoul để soạn thảo một chiến lược quản trị nguồn nước khả chấp
cho phép phát triển nông thôn và thành phần nông nghiệp của mỗi quốc gia. “Có nhiều lãnh vực cần làm hơn – thí dụ như
nghiên cứu ảnh hưởng của việc giữ cho thủy lộ Mekong luôn rộng mở cho hậu cần
và vận tải.”
Cô Tô thêm rằng điều quan trọng nhất là cải thiện
sự hợp tác giữa các quốc gia Mekong để khuyến khích mô hình quản trị nguồn nước
khả chấp. “Việc sử dụng nguồn nước của chúng ta không được hướng dẫn bởi bất cứ
luật lệ nào, và cơ chế duy nhất để điều hòa việc dùng nước sông Mekong là MRC,
mà vai trò của nó chỉ giới hạn trong việc đề nghị.”
Cô đề nghị rằng Nam Hàn, một trong những đối tác
trong khu vực, có thể giúp mang lại tình trạng khả chấp. “Tôi đề nghị Diễn đàn Kinh doanh Mekong-Korea
được củng cố và mở rộng để thành phần tư nhân có thể khuyến khích việc sử dụng
khả chấp nước của sông. Họ cũng có thể
huấn luyện nhân sự và cung cấp học bổng.
Chúng tôi mong được học rất nhiều từ Nam Hàn và kinh nghiệm dồi dào của
họ để tiến tới một mô hình khả chấp hơn.”
“Đối tác
nhân từ”
Cũng thế, Kim Young-sun - cựu đại sứ Nam Hàn ở
Indonesia và cựu tổng thư ký Trung tâm ASEAN-Korea - cũng bày tỏ lo ngại về
tương lai của sông Mekong.
“Vấn đề thứ nhất là tìm cách hài hòa phát triển
với những quan tâm môi trường để bảo đảm tính khả chấp. Các vấn đề khác là xung đột quyền lợi giữa
các quốc gia thượng và hạ lưu Mekong đối với việc sử dụng nguồn nước và sự cạnh
tranh chiến lược ngày càng tăng.”
Ông Kim nói Nam Hàn có thể hình thành một “đối
tác nhân từ” với lục địa ĐNA. “Seoul có
vị thế tốt để trở thành một đối tác thật sự và nhân từ vì họ không có hành
trang lịch sử, không có tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia Mekong và không
muốn làm bá chủ trong khu vực.” Quỹ Hợp
tác Mekong-ROK (Mekong-ROK Cooperation Fund (MRCF)) đã hỗ trợ dự án giúp tiến
trình kết hợp vùng được dễ dàng và cung cấp những lợi ích hỗ tương. “Ngân khoản đã tăng gấp đôi đến 2 triệu USD
(khoảng 60,4 triệu baht) trong năm nay và sẽ gia tăng lên 3 triệu USD trong năm
tới. Viện trợ Phát triển của Nam Hàn cho
các quốc gia Mekong cũng gia tăng đều đặn.”
Ông nói năm nay, MCRF đã phê duyệt 7 dự án, bao
gồm chương trình rừng cộng đồng của Myanmar và các dự án nâng cao năng lực để
khuyến khích kinh tế xoay vòng của Thái Lan.
Ông cũng nói rằng đối tác Mekong-Korea phải phù hợp với nghị trình hợp
tác ASEAN-Korea và bổ túc cho các cơ cấu hợp tác về khả chấp khác.
Ông Kim nói: “Đó là lý do tại sao Nam Hàn quyết
định trở thành một đối tác phát triển của Chiến lược Hợp tác Kinh tế
Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS).
Tuy nhiên, các quốc gia Mekong cần phải xây dựng kiến trúc khu vực của
họ với một tiếng nói chung, và về phần ASEAN, cần phải đóng một vai trò tích
cực hơn trong việc hoạch định chánh sách về Mekong.”
Thiếu quyết
tâm
Ukrist Pathmanand, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
Mekong, Viện Nghiên cứu Á Châu của Đại học Chulalongkorn, nói Thái Lan chưa
thực hiện đầy đủ chánh sách khả chấp ở trong và chung quanh khu vực Mekong mặc
dù là chủ tịch của ASEAN.
Ông nói rằng: “Việt Nam thực hiện nghiên cứu về
sông Mekong vì nước nầy ở cuối nguồn.
Ngay cả Nam Hàn cũng đang xem xét việc quản trị nguồn nước sông Mekong
như thế nào. Nhưng ở Thái Lan, chỉ có
vài đại học nghiên cứu ảnh hưởng môi trường của việc xây đập. Chánh phủ không có nhiều quan tâm về Mekong.”
Ông giám đốc tiếp tục than van việc ACMECS – từng
là một cơ chế hợp tác đầy hứa hẹn được uốn nắn bởi chánh phủ Thaksin Shinawatra
– bị bỏ xó vì các chánh phủ khác không theo đuổi sáng kiến. [ACMECS] biến Thái Lan từ người nhận thành
người cho viện trợ – nó tạo cho Thái Lan một vai trò mới trong Phân vùng Đại
Mekong (Gretaer Mekong Subregion (GMS)).”
Ông nói tiếp: “Không may, những lãnh đạo kế tiếp
không có quyết tâm trong việc phát triển GMS.
Chúng ta tham dự các phiên họp như một đối tác mà không mang lại một
giải đáp rõ rệt. Chúng ta có thể lãnh
đạo tốt hơn và đóng một vai trò lớn hơn.
Thí dụ, Hiệp hội Khuyến khích và Hội nghị Thái Lan (Thailand Incentive
and Convention Association (TICA)) đã cấp ngân khoản cho sinh viên từ các quốc
gia lân bang, nhưng phạm vi tương đối hẹp.
Chúng ta cần nỗ lực thêm.”
Ông giám đốc kêu họi Thái Lan có những sáng kiến
trong khu vực Mekong bằng cách tăng cường sự liên lạc với Nam Hàn qua ACMECS và
đề cao an ninh nguồn nước đối với các quốc gia láng giềng. “Chánh phủ của chúng ta cần phải chủ động hơn
đối với sông Mekong, vì dòng sông nối lục địa của chúng ta với biển.”
.
No comments:
Post a Comment