(Dams a threat to
Mekong)
Editorial – Bình Yên Đông lược dịch
Bangkok Post – October 16, 2019
Hình chụp trong tháng 7 cho thấy đập Xayaburi,
đập đầu tiên được xây trên hạ lưu
Mekong ở Lào [Ảnh: Patipat Janthong]
Gần một thập niên trước, Việt Nam là láng giềng
ồn ào nhất trong việc phản đối đập đầu tiên trên sông Mekong ở Lào. Nay, nước nầy đã trở thành một đối tác trong
dự án Luang Prabang của chánh phủ Lào – đập thứ 5 trên dòng sông hùng vĩ nầy. Sự hợp tác mới nầy đáng lo ngại như tốc độ
nhanh chóng của việc phát triển thủy điện Mekong.
Có điều, khu vực dường như sẽ mất đi phe chống
đối có ảnh hưởng nhất trong việc xây đập ngày càng tăng – một khuynh hướng gây
lo ngại vì ảnh hưởng đối với hệ sinh thái và cuộc sống của khoảng 60 triệu
người trong lưu vực Mekong.
Tháng nầy, Ủy hội Sông Mekong (Mekong River
Commission (MRC)), một tổ chức liên chánh phủ, bắt đầu thủ tục “tham vấn trước”
dài 6 tháng cho dự án Luang Prabang, cho phép 4 thành viên – Lào, Thái Lan,
Việt Nam và Cambodia – thảo luận và đưa ý kiến.
Đây là một điều kiện được ghi trong Thỏa ước Mekong 1995.
Việc xây cất đập Luang Prabang có công suất 1.460
MW được dự trù khởi công trong năm tới và hoàn tất vào năm 2027. Điều làm nhiều người ngạc nhiên là nó sẽ được
phát triển bởi công ty quốc doanh PetroVietnam của Việt Nam.
Tự đặt mình là “bình điện của Á Châu”, Lào có kế
hoạch xây 9 đập trên dòng chánh Mekong và một số khác trên phụ lưu. Hầu hết điện sẽ được xuất cảng sang các nước
láng giềng, đặc biệt là Thái Lan và Việt Nam.
Cambodia cũng dự trù xây 2 đập trên sông Mekong và nhiều đập khác trên
phụ lưu.
Cuối năm 2010, Lào chánh thức thông báo cho 3
quốc gia còn lại ý định xây đập Xayaburi trên Mekong, buộc tất cả phải thảo
luận vấn đề có thể tranh chấp cũng như cho phép nghiên cứu ảnh hưởng xã hội và
môi trường xuyên biên giới liên quan đến dự án và các dự án tương tự khác.
Vào lúc đó, Việt Nam rất ồn ào, kêu gọi trì hoãn
dự án trong 10 năm vì Đồng bằng sông Cửu Long có thể bị ảnh hưởng do dòng nước
thay đổi. Sự phản đối nầy giúp cho việc
thảo luận sôi nổi hơn và thực hiện nhiều nghiên cứu hơn.
Chánh phủ Lào xúc tiến việc xây đập Xayaburi
nhưng cũng hứa hẹn một số biện pháp để làm giảm bớt ảnh hưởng, chẳng hạn như
thay đổi phù sa và sự di chuyển của cá.
Sau đó, họ đề nghị thêm 3 dự án – Don Sahong, Pak Beng và Pak Lay – để
tham vấn.
Sự hợp tác của Việt Nam với Lào có thể làm suy
yếu thủ tục tham vấn – đã bị xã hội dân sự cho là thiếu sót. Tháng nầy, một liên minh các NGOs [non-governmental
organizations (tổ chức phi chánh phủ)] cảnh báo rằng nhiều đập trên sông Mekong
có thể biến dòng sông chảy tự do thành một chuỗi hồ nước gây thiệt hại không
thể hàn gắn cho hệ sinh thái.
Trích một phúc trình của MRC hồi năm ngoái, nhóm
cũng nhấn mạnh rằng các đập không cần thiết cho nhu cầu năng lượng trong khu
vực Mekong vì Thái Lan, một quốc gia mua điện quan trọng, dự trù cắt giảm đáng
kể lượng điện nhập cảng.
Hạn hán và lũ lụt bất thường trong năm nay nhắc
nhỡ cho chúng ta rằng thay đổi khí hậu sẽ tiếp tục đe dọa môi trường và con
người trong khu vực. Việc xây đập sẽ làm
cho cuộc sống của người dân ở dọc theo Mekong tồi tệ hơn.
Thay vì hấp tấp với các dự án mới, chánh phủ Lào
nên đợi xem các biện pháp giảm bớt ảnh hưởng của đập Xayaburi có hiệu quả ra
sao và quan sát những ảnh hưởng môi trường liên hệ.
Với công ty quốc doanh Việt Nam là nhà phát triển
của dự án Luang Prabang, nhiều người cho rằng việc tham vấn đang tiến hành chỉ
có tánh cách chiếu lệ. Giới chức Việt
Nam phải chứng minh điều nầy là sai bằng cách xem xét kỹ lưỡng tương tự như họ
đã làm cho dự án Xayaburi. Họ không nên
quên rằng cuộc sống của người dân Việt Nam ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị đe
dọa.
Editorial – Bình Yên Đông lược dịch
No comments:
Post a Comment