17/10/2017
(Tin Môi Trường)
- Liên tiếp 2 vụ phá rừng qua mô lớn ở Bình Định chưa lắng. Hiện nay, tại thượng
nguồn khu vực rừng Suối Mơ (phường Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn) - nơi giáp ranh với
tỉnh Phú Yên đã bị phá trắng để trồng rừng thay thế.
Bình Định: “Cạo
trọc” rừng đầu nguồn để trồng rừng thay thế (?)
Trước đó, sau 2 vụ
phá rừng quy mô lớn khiến dư luận bức xúc trong thời gian vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy
Bình Định Nguyễn Thanh Tùng từng nói rằng: “Việc chặt cây rất to đi trồng cây rất
nhỏ là điều vô lý”.
Rừng đầu nguồn bị đốt trắng
Ngày 14/4, theo dẫn
đường của một người dân ở địa phương, sau 3 tiếng đồng hồ đi bộ men theo đường
mòn từ hạ nguồn Suối Mơ. Đường đi hiểm trở phải băng qua nhiều khu rừng kinh tế,
vượt qua nhiều đỉnh núi cheo leo, cuối cùng chúng tôi cũng đã tiếp cận được hiện
trường khu vực rừng bị chặt phá ở thượng nguồn Suối Mơ.
Nhiều cây gỗ có
đường kính lớn bị đốn hạ ở khu rừng tục danh Hố Lở, tiểu khu 343, phường Bùi Thị
Xuân, TP Quy Nhơn, Bình Định.
Tại hiện trường
là khu vực rừng rộng lớn có tục danh hố Lở đã bị chặt phá, đốt trắng. Quan sát,
nhiều cây rừng tự nhiên có đường kính từ 5-10cm bị chặt hạ, thậm chí có những
cây có đường kính tới 40cm bị cưa. Nhiều gốc cây còn tứa nhựa với vết cưa còn rất
mới. Quanh khu vực này, những cây nhỏ, cây dây leo (cây bụi) cũng đã được dọn sạch
và đốt. Bên cạnh khu vực rừng đã bị xóa trắng, một số người dân lên rừng thu
gom cây củi để hầm than rồi đem xuống núi bán.
Ông T. (phường Trần
Quang Diệu), một người dân tận dụng cây củi bị chặt hạ để hầm than cho biết:
“Diện tích cây rừng bị phá là rừng tự nhiên. Tôi nghe nói rừng ở đây do Công ty
TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn quản lý. Tuy nhiên, các đối tượng tham gia chặt phá là
do ông Hoàng (quê Hoài Ân) đứng ra thuê, chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu
số đến từ Hoài Ân, An Lão. Họ tham gia chặt phá khoảng đầu tháng 9, có thời điểm
vài ba chục người tham gia chặt phá. Nghe nói đâu là họ chặt, phá để chuẩn bị
trồng rừng keo lai”.
Cận cảnh hiện trường
rừng ở hố Lở, tiểu khu 343 bị xóa trắng, đốt thực bì
Không chỉ tại khu
vực suối Lở đã bị chặt phá, tại khu vực rừng có tục danh Suối Cau thuộc tiểu
khu 343 cũng trong tình trạng tương tự. Tại hiện trường cho thấy, cây rừng nằm
trên diện tích hàng ngàn mét vuông đã bị dọn sạch đốt thực bì. Nhiều cây gỗ đường
kính 10-15cm cháy chưa hết thì dùng cưa máy cưa sát gốc nằm ngổn ngang.
"Phá rừng"
có chủ trương (!?)
Để tìm rõ về ý kiến
người dân phản ánh, bà Nguyễn Thị Tường Vi, Chủ tịch UBND phường Bùi Thị Xuân
(TP Quy Nhơn) cho biết bà chưa nắm rõ thông tin về hiện tượng phá rừng ở Suối
Mơ. “Tôi sẽ cho cán bộ địa chính kiểm tra lại để xác định chính xác khu rừng mà bạn đọc phản ánh. Sau khi
có thông tin cụ thể sẽ trả lời báo chí”- bà Vi cho hay.
Đường lên khu vực
rừng bị "cạo trọc" hiểm trở
Trong khi đó, ông
Nguyễn Hồng Kháng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm liên huyện Tuy Phước - Quy Nhơn, trả
lời: “Khu vực rừng ở Suối Mơ quy hoạch chức năng phòng hộ, do Công ty TNHH Lâm
nghiệp Quy Nhơn quản lý, nên có gì liên hệ bên đó để nắm cụ thể sự việc”.
Liên quan đến vấn
đề trên, ông Trần Nguyên Tú, Giám đốc Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn, xác nhận:
Khu vực chặt phá thuộc khoảnh 10, tiểu khu 343, phường Bùi Thị Xuân, TP Quy
Nhơn. Công ty là đơn vị đứng ra thuê người dân tiến hành chặt, đốt thực bì. Tuy
nhiên, đây là chương trình trồng rừng thay thế của công ty đã được Trung tâm
quy hoạch Nông nghiệp - nông thôn thiết kế, Chi cục Kiểm lâm thẩm định, Sở
NN&PTNT phê duyệt trên diện tích 20ha.
“Tuy 20ha này quy
hoạch chức năng phòng hộ, nhưng không phải rừng mà là thực bì. Quy trình là
phát trắng để trồng lại với hình thức cứ trồng 2 cây thông thì có 1 cây keo.
Nói là trồng rừng thay thế nhưng mục đích vẫn là chức năng phòng hộ”- ông Tú
cho hay
Điều đáng nói,
liên quan đến vụ gần 61 ha rừng ở xã An Hưng (huyện An Lão) bị xóa sổ, Bí thư Tỉnh
ủy Nguyễn Thanh Tùng đã từng nói rằng: “Việc chặt cây rất to đi trồng cây rất
nhỏ là điều vô lý”.
Hàng ngàn mét
vuông đất rừng bị xóa trắng, đốt
Trong khi đó, việc
Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn cho rằng việc “cạo trọc” rừng đầu nguồn Suối
Mơ để trồng rừng thay thế là chủ trương của tỉnh. Thế nhưng, dư luận lại đặt
câu hỏi quá trình thực hiện, lên thiết kế, phương án trồng rừng như vừa qua liệu
đã có sự tính toán phù hợp (?!).
Một số hình ảnh
PV ghi nhận tại hiện trường vụ "cạo trọc" rừng phòng hộ đầu nguồn
Suối Mơ để trồng rừng thay thế:
Lãnh đạo Kiểm lâm
tỉnh Bình Định cho rằng đây là rừng cây bụi,
thực bị chứ không phải rừng
Bí thư Tỉnh ủy từng
nói rằng: “Việc chặt cây rất to đi trồng cây rất nhỏ là điều vô lý”.
Đường mở lên các
khu rừng lầy lội khi có mưa
Bên cạnh khu vực
rừng vừa bị chặt phá, còn có nhiều quả đồi đã khai thác keo lai.
Theo Doãn Công
(báo Dân trí)
No comments:
Post a Comment