Sunday, May 14, 2023

NÔNG DÂN NHỎ BỊ BỎ QUÊN KHI CAMBODIA LƯỠNG LỰ VỀ NHỮNG ĐIỀU LỆ BẢO TỒN

 (Small farmers in limbo as Cambodia wavers on Tonle Sap conservation rules)

Hanna Hett, Shaurya Kshatri, Megan Wilde and Aastha Sethi – Bình Yên Đông lược dịch

Mongabay – 28 April 2023

Đó là buổi sáng sớm và Lun Yi, 63 tuổi, đã sẵn sàng để đi làm.  Từ khi mất ruộng lúa của bà, bà làm việc chung quanh làng để trả tiền thực phẩm.  Bà chuẩn bị thức ăn trưa và cho gà ăn trước khi đi làm vườn cho một cặp vợ chồng đã hưu trí ở trong làng.

[Ảnh: Britney Dennison]

 

·                    Trong năm 2021, chánh phủ Cambodia bắt đầu thi hành việc cấm canh tác trong những vùng bảo tồn được chỉ định chung quanh đất ngập nước Tonle Sap, hàng động để bảo vệ sức khỏe của thủy sản quan trọng nầy nhưng cũng làm xáo trộn đời sống của hàng ngàn nông dân sống chung quanh hồ

·                    Với thời biểu tổng tuyển cử được ấn định trong tháng 7, chánh quyền nay có vẻ mềm mỏng hơn trong việc thi hành cấm đoán, trong tháng 12 năm 2022, Thủ tướng Hun Sen ra lệnh vẽ lại ranh giới của vùng bảo tồn vào cuối tháng 5 năm nay

·                    Những nông dân vừa đủ sống mà các chuyên viên nói được hỗ trợ rất ít để tìm một cuộc sống thay thế chờ đợi khi tương lai của họ đang bị treo lơ lững

·                    Câu chuyện nầy được viết với sự hợp tác ở Global Reporting Program (Chương trình Tường trình Toàn cầu) của Trường Báo chí, Viết và Truyền thông (School of Journalism, Writing and Media) ở Đại học Brtish Columbia.

 

KORK THLORK, Cambodia – Vorn Keo, ngồi trên mạng của chiếc thuyền gỗ màu xanh, đi qua rừng ngập nước của hồ Tonle Sap và xuyên qua ranh giới vào một vùng bảo tồn được chỉ định.  Vài feet dưới mặt nước là đất canh tác của Keo, nơi gia đình anh trồng lúa từ năm 1952.

Vào tháng 11 năm 2021, chánh phủ Cambodia bắt đầu thi hành việc cấm đoán xưa 1 thập niên đối với việc canh tác trong vùng bảo tồn, làm xáo trộn đời sống và cuộc sống của Keo và trên 15.000 gia đình ở chung quanh hồ.

Việc cấm đoán có ý định để bảo tồn số cá đang sụt giảm của hồ, cung cấp 60% chất đạm được tiêu thụ ở Cambodia.

 

Vorn Keo từng có ruộng lúa trong vùng bảo tồn nơi chánh phủ bắt đầu thi hành việc cấm canh tác trong năm 2021.  Anh nói anh thừa hưởng đất của mẹ anh, người đã canh tác trong vùng này từ năm 1952. [Ảnh: Shaurya Kshatri]

 

Keo và nhiều nông dân trồng lúa khác không biết việc cấm đoán cho đến khi ruồng bố bắt đầu.  Nay, nhiều tháng trước khi bầu cử quốc gia, chánh quyền đang lùi lại nỗ lực bảo tồn, trả lại đất cho một số nông dân trong khi để cho những người khác, như Keo, không chắc chắn về số phận của họ.

“Tôi cẩm thấy rằng nếu tôi không thể canh tác, tôi sẽ rất bối rối.  Tôi sẽ rất, rất bối rối,” anh nói.

Tài liệu về chủ quyền đất đã bị tiêu hủy bởi Khmer Đỏ, chế độ Marxist cực đoan đã nắm quyền trong năm 1975 và giết ít nhất 1,7 triệu người.  Khi các lực lượng của láng giềng Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ trong năm 1979, Vorn Keo là một trong những người Cambodia sống sót trở lại nhà.  Mặc dù Ngân hàng Thế giới hỗ trợ nỗ lực trong đầu thập niên 2000s để cho chủ quyền đất, Keo chưa bao giờ nhận được.

 

Những hứa hẹn tranh cử

Năm 2011, chánh phủ chia đồng lụt Tonle Sap thành Vùng 1 và Vùng 2 nơi được phép canh tác, và Vùng 3 nơi canh tác bị cấm.

Nhưng đến tháng 12 năm 2022, Thủ tướng Cambodia Hun Sen ra lệnh rút lại các ranh giới bảo tồn đến cuối tháng 5 năm nay.

Các tỉnh ở Cambodia giáp ranh với hồ Tonle Sap đã yêu cầu tái khoanh vùng nhiều mảnh đất cho nông nghiệp, cho phép nông dân quay trở lại.

Năm ngoái, không có đất để trồng lúa, Keo và những cư dân khác trong làng Kork Thlork của anh ở Siem Reap, một tình ở phía bắc Cambodia, đã làm cái họ đã làm mỗi tháng 1 từ trước khi có ruồng bố, họ gieo hạt lúa.

Anh nói cộng đồng tin rằng việc cấm đoán sẽ không được thi hành trong năm nay, vì có bầu cử sắp đến.


“Có cảm nhận rằng anh có thể làm nhiều thứ từ nay đến bầu cử [và chánh phủ] sẽ để cho anh đi với nhiều thứ.  Vì họ đang mang anh về phía họ,” Alice Beban, một giảng viên kỳ cựu của Đại học Massey ở New Zealand, nói.

Chiến lược tiền bầu cử nầy đã giúp Hun Sen nắm quyền nhiều thập niên, bà nói.  Trong thập niên 1990s, Hun Sen quyến rũ cử tri bằng cách phân phối thực phẩm và khăn choàng cổ truyền thống.  Nay, Beban nói, chiến lược của ông phức tạp hơn, ông hứa đất.

Và ngay trong lúc đảng cầm quyền đã “làm câm miệng đối lập có hiệu quả” – lãnh tụ của nó vừa bị giam 27 năm trong tù – bà nói chánh phủ Hun Sen vẫn muốn “có vẻ chính đáng phổ biến cho chánh phủ được người dân bầu cho họ.”

Trong mùa mưa ở Cambodia, rừng ngập nước chung quanh hồ Tonle Sap trở thành nơi cư trú quan trọng cho cá đẻ trứng.  Giới chức chánh phủ nói việc cấm canh tác trong rừng ngập nước sẽ giúp bảo vệ thủy sản đang suy giảm của hồ, chiếm đa số chất đạm được tiêu thụ ở Cambodia. [Ảnh: Thomas Cristofoletti]

 

 

Một chiếc thuyền đuôi dài đi xuyên qua rừng ngập nước trên hồ Tonle Sap.

[Ảnh: Thomas Cristofoletti]

 Cái giá của bảo tồn

Ngay cả trước khi bầu cử hiện ra lờ mờ, thi hành lệnh cấm của chánh phủ cũng thất thường.

Theo sau việc loan báo trong năm 2011, chánh quyền cắm những cọc bệ tông để đánh dấu những vùng bảo tốn nhưng không có hành động nào thêm.  Rồi, vào ngày 27 tháng 11 năm 2021, Hun Sen đăng một khẩu lệnh trên Facebook ra lệnh ruồng bố cái ông gọi là xâm nhập đất bất hợp pháp trong rừng ngập nước của Tonle Sap.  “Bất kể tình trạng, tất cả đất đó phải được cải tạo và sẽ được trồng rừng về sau,” Hun Sen nói.

Cần có hành động cấp bách, Brian Eyler, giám đốc chương trình Dông Nam Á (ĐNA) của Trung tâm Stimson ở Hoa Kỳ, nói.  Nhiều năm hạn hán đã làm xáo trộn dòng chảy tự nhiên của hồ.  Đại dịch Covid-19 thúc đẩy người Cambodia di chuyển đến các thành phố và các quốc gia láng giềng quay trở lại nhà, tạo áp lực lớn hơn lên nền thủy sản đang suy giểm của hồ.

“Lời viết trên tường cho chánh phủ Cambodia – rằng họ phải bảo tồn nguồn tài nguyên nầy, họ phải bảo tồn Tonle Sap, và họ đặt nó lên trên tất cả ưu tiên quốc gia của họ,” Eyler nói.

Nhưng ông nói các nỗ lực bảo tồn của chánh phủ đã xảy ra nhanh hơn người Cambodia có thể thích ứng, và không có nhiều hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng, đánh nặng nhất vào những nông dân vừa đủ sống.

“Rất dễ để lấy người địa phương làm vật tế thần khi, anh biết không, một ngày trước khi họ nghĩ họ đang làm một cái gì đó có thể được chấp thuận hoàn toàn,” Eyler nói.

Lun Yi, một góa phụ 63 tuổi ở cùng làng với Keo, có một miếng đất nhỏ trong vùng bị cấm canh tác, nơi bà trồng lúa để bà và gia đình ăn.  Việc cấm canh tác, trên giấy tờ, cho phép để canh tác đủ sống, nhưng trên thực tế chánh quyền đã ngưng những nông dân như Yi.

“[Chánh phủ] không cho tôi bồi thường gì cả,” bà nói.

Bà cũng đã nhờ vào nhu cầu lao động hàng ngày.

“Tôi già và bệnh hoạn, nhưng tôi tiếp tục làm.  Nếu tôi không đi làm, sẽ không có tiền cho thực phẩm,” bà nói.

Lun Yi chuẩn bị làm ở Kork Thlork, Siem Reap.  Làng của bà giáp ranh với hồ Tonle Sap.  Từ khi mất ruộng lúa trong vùng bảo tồn trong năm 2021, Yi kiếm sống như một lao động hàng ngày. [Ảnh: Britney Dennison]

 

Nông dân trồng lúa Kom San và Mia Tunn ăn cơm chiều. [Ảnh: Aastha Sethi]

 

Cứu Tonle Sap

Tonle Sap thường được gọi là trái tim của sông Mekong vì nhịp lũ đặc thù của nó.

“Sức khỏe của hồ có lẽ là điều quan trọng nhất để duy trì trên toàn thể lưu vực Mekong,” Eyler nói.

Trong mùa khô, thường từ khoảng tháng 11 đến tháng 5, hồ bơm nước ngọt vào sông Mekong, chiếm khoảng 20-50% lưu lượng của sông chảy vào Việt Nam.  Trong mùa mưa, băng tan của Himalayas và mưa mùa đảo ngược dòng chảy của của phụ lưu nối sông Mekong với hồ.  Hồ phình ra gấp 5 lần kích thước trong mùa khô, làm ngập rừng chung quanh chu vi hồ khoảng ½ năm.

Cá từ Mekong tìm thức ăn và đẻ trứng trong rừng ngập nước, khiến cho Tonle Sap là một trong những nền thủy sản nước ngọt lớn nhất trên Trái đất.

Khi nước lụt rút xuống trong mùa khô, nó để lại đất phì nhiêu để trồng hoa màu.  Các nông dân trồng lúa đã thích ứng với nhịp lũ nầy trong nhiều thế kỷ.

Nhưng khi nông dân trồng nhiều hơn 1 mùa lúa một năm, họ cần phân bón và thuốc trừ sâu, Eyler nói.  Điều nầy gây ô nhiễm nước của hồ và gây nguy hại cho cá.

 

Nông dân trồng lúa ở Cambodia đang chật vật với nhiều khủng hoảng, gồm có giá cả hoa màu không thể đoán trước, giá phân bón tăng vọt, và thời tiết cực đoan.

[Ảnh: Thomas Cristofoletti]

 

Canh tác lúa cũng cần nhiều nước.  Trồng nhiều mùa lúa đòi hỏi nông dân phải trữ nước thay vì để chảy vào hồ Tonle Sap và vào Dồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).  Điều nầy có nghĩa là có ít nước để dùng ở hạ lưu ở Cambodia và Việt Nam.

Đây là một số lý do được nêu ra để ruồng bố trong Vùng 3.

“Khi nước thấp, đó là cơ hội để người dân [dùng đất để] canh tác,” Sok Touch, chủ tịch của Viện Hàn lâm Hoàng gia Cambodia và là kiến trúc sư của ruồng bố, nói.  “Rừng ngập nước trong vùng đã được khai quang.  Khi được khai quang, nó tạo nên một vấn đề lớn hơn chẳng hạn như mất thực phẩm và cá.”

Nhưng những nông dân vừa đủ sống như Yi và Keo có ít ảnh hưởng đến sức khỏe của Tonle Sap, so với những áp lực môi trường khác đối với hồ như ô nhiễm kỹ nghệ, đánh cá quá mức và thay đổi khí hậu, Laurie Parsons, giảng viên kỳ cựu về địa lý nhân văn trường Royal Holloway, Đại học London, nói.  Chánh phủ và kỹ nghệ có quyền lợi kinh tế cạnh tranh đối với hồ và các thủy lộ, đi ngược với các nỗ lực bảo tồn của chính họ.  Những người vét cát tiếp tục bày tỏ việc tiếp cận với nước, và các đập ở thượng lưu ở Lào và Trung Hoa giới hạn nước và phù sa chảy xuống ĐBSCL.

Sok Touch mô tả tương lai trong đó chánh phủ Cambodia kiểm soát nhiều hơn đối với những cơ hội kinh tế của nước.  “Chúng tôi phải duy trì nguồn nước vì chúng tôi có thể xây đập thủy điện, nhưng tại sao không xây các hồ chứa nước để duy trì nguồn nước của chúng tôi?”

“Nếu các đập tiếp tục được xây và những tiên đoán về thay đổi khí hậu xảy ra, và khai thác cát vẫn tiếp tục,” Eyler nói, “tất cả những nỗ lực để bảo tồn tài nguyên sẽ trở thành số 0.”

 

Các lưới đánh cá hình mũi trên khổng lồ nằm dọc theo mé rừng ngập nước trong hồ Tonle Sap.  Cùng với việc cấm canh tác, chánh phủ đã ruồng bố việc đánh cá bất hợp pháp trong hồ.  Đánh cá đại qui mô là bất hợp pháp trong vùng bảo tồn hồ.

[Ảnh: Thomas Cristofoletti]

 

Nông dân trồng lúa bị bỏ lại ở đàng sau

Ngày nay, nông dân ở chung quanh hồ đang đối mặt với không chỉ một khủng hoảng mà với giá cả hoa màu không thể đoán trước, giá phân bón và thuốc trừ sâu tăng vọt, và thời tiết cực đoan.  Nay, việc đuổi đất đang đẩy nông dân đến bờ vực.

“Những người có thể chịu ảnh hưởng nhiều nhất là những người không có bất cứ giấy tờ chủ quyền đất,” Alice Beban nói.  “Vì thế chúng tôi không nói đến những nông dân nghèo không có giấy tờ.  Họ như những người thường ở dưới đáy của 1 đống.”

Chánh phủ Cambodia không xem các nông dân như Keo và Yi như là chủ đất qua đêm.  Neth Pheaktra, bộ trưởng Bộ Môi trường, nói không có ai được phép mua hay bán đất trong Vùng 3, vì thế nó không cung cấp bồi thường cho nất cứ việc đuổi đất nào.

“Có bất động sản hay kiểm soát đất trong vùng bảo tồn đã là bất hợp pháp,” Pheaktra nói.

Thiếu giấy chủ quyền đất làm cho việc đuổi các nông dân khỏi các vùng bảo tồn dễ dàng hơn.  Đối với chánh phủ, đây cũng là cơ hội để khuyến khích chuyển từ canh tác vừa đủ ăn sang canh tác kỹ nghệ, thương mại.

Yang Saing Koma, bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, nói có ít nông dân hơn sẽ đa dạng kinh tế.  Ông nói người dân sẽ rời việc canh tác, tìm việc làm trong các thành phố, và những miếng đất nhỏ có thể được gộp lại thành những trang trại lớn hơn.

“Trách nhiệm của tôi là giúp các nông dân muốn thành công trong loại thị trường cạnh tranh nầy,” ông nói.

Nhưng trong thực tế, điều nầy không phải là cái xảy ra, Beban nói.  “Vấn đề của nó, ở Cambodia, là anh không có không gian cho việc làm di động được cho là sẽ được tạo ra trong các vùng đô thị.”

Đối với những nông dân như Vorn Keo và Lun Yi, mất đất là mất cuộc sống và nguồn cung cấp gạo cả năm.  Điều nầy đặc biệt đúng cho Yi, người không có lưới an toàn để rơi xuống.

 

Khi bà không đi làm, Lun Yi dùng buổi chiều để chăm sóc mảnh vườn của bà.  Bà thấy thoải mái trong việc giữ cho nhà bà và chung quanh sạch và xanh.

[Ảnh: Shaurya Kshatri]

Khi được hỏi bà cảm thấy thế nào nếu bà lấy được đất trở lại, bà nói, “tôi cảm thấy rằng nếu họ cho [đất] lại, tôi sẽ rất sung sướng.”

Như hàng ngàn nông dân đã bị tịch thu đất, số phận của trang trại của Yi trong vùng bảo tồn nằm trong quyết định của chánh phủ trong những tháng sắp tới.  Trong lúc nầy, bà nói bà sẵn lòng để nhận rủi ro và coi thường việc cấm canh tác qua một cửa cơ hội ngắn từ nay đến bầu cử trong tháng 7 – ngay cả có nghĩa là làm như thế lần cuối.

.

No comments:

Post a Comment