(Luang Prabang braces for new dam, influx of tourists)
Anton L. Delgado and
Beatrice Siviero – Bình Yên Đông lược dịch
Mekong Eye – 11 May 2023
Du khách thăm viếng Luang Prabang, thủ đô văn hóa
của Lào, chen lấn để chụp ảnh và tham gia lễ khất thực vào Năm Mới L. Delgadocủa
Lào, [Ảnh Anton]
Thị trấn
lịch sử đang ở trên bờ vực của những thay đổi quan trọng. Một số cư dân lo ngại rằng việc phát triển
mới có thể đe dọa bản chất thần thánh của nó.
LUANG PRABANG, LÀO – Luang Prabng
từ lâu đã được biết như một ốc đảo im lặng nơi trẻ con chơi đùa trên bờ sông
Mekong khi nhiều gia đình hàng ngày mang thức ăn để cúng cho các sư sải Phật
giáo trong các chùa chiền của thị trấn.
Đại dịch Covid-19 đã mang lại một
sự im lặng mới cho thủ đô văn hóa của Lào, đóng cửa có hiệu quả điểm đến du
lịch hàng đầu của quốc gia.
Nhưng nay vì du khách trở lại quá
đông, làm nghẹt đường sá với các minivans và tự chụp ảnh với các sư sải nghiêm
trang, Luang Prabang đang ở trên bờ vực
của nhiều thay đổi sâu đậm có thể uốn nắn lại đời sống trong thị trấn được liệt
kê là Di sản Thế giới UNESCO.
[Nguồn: Mapbox]
“Du lịch là kỹ nghệ then chốt ở
đây. Nhưng mặc dù nó tốt cho kinh tế của
chúng tôi, nó cũng có thể hủy hoại văn hóa của chúng tôi nếu nó không có kỹ
luật thích hợp,” Southisak Sayasavanh, giám đốc tour của Discover Laos Today
(Khám phá Lào Ngày hôm nay), một công ty du lịch nổi tiếng ở Luang Prabang.
Một số cư dân lo sợ rằng những áp
lực được làm mới để phát triển có thể làm xói mòn cá tính văn hóa của thị trấn,
nằm trên 1 bán đảo ở hợp lưu của sông Mekong và Nam Khan. Nhiều lo ngại của họ được nối với 2 mảnh hạ
tầng cơ sở.
Đầu tiên là đường sắt cao tốc nối
liền Lào và Trung Hoa đang hoạt động hiện nay.
Thu hút bởi xe lửa, hàng ngàn du khách đã lũ lượt kéo đến Luang Prabang
trong một dấu hiệu sớm của du lịch tập thể đã chia rẽ ý kiến ở địa phương.
Thứ nhì là đập thủy điện đang được
phát triển, chỉ vài km ở thượng lưu trên dòng chánh Mekong. Các chuyên viên và chuyên viên văn hóa cảnh
báo nó có thể ảnh hưởng to lớn đến sông và các cộng đồng ven sông lịch sử của
thị trấn.
Khi tương lai đè nặng trên thủ đô
lịch sử nầy, cư dân của thị trấn buộc phải thích ứng, trong khi bảo tồn cái họ
có thể.
“Nó hoàn toàn tùy chúng tôi, người
địa phương, để bảo vệ văn hóa của chúng tôi,” Southisak nói. “Nếu chúng tôi không bước tới và hành động,
không ai khác sẽ làm việc đó.”
Đường sắt 1.000 km, một phần của
Sáng kiến Vành đai và Con đường, nối thủ độ Vientiane của Lào đến thành phố
Kunming (Côn Minh) ở phía nam Trung Hoa. Việc nối Lào với láng giềng khổng lồ nầy có
nghĩa là nâng cao đầu tư tron các tỉnh biên giới chẳng hạn như Luang Prabang.
Được hoàn tất trong năm 2021, từ đó
xe lửa đã trở thành một cảm giác thứ yếu, với đi lại trực tiếp giữa Trung Hoa
và Lào bắt đầu vào giữa tháng 4.
Năm nay, công ty đường sắt loan báo
rằng xe lửa đã chuyên chở 417.000 hành khách từ tháng 1 đến tháng 2, và trên
255% gia tăng trong cùng thời gian trong năm 2022.
Tài liệu đường sắt nầy được mang ra
khi Lào tái mở cửa cho du khách hồi mùa xuân vừa rồi sau trên 2 năm đóng
cửa. Việc gia tăng chuyến xe lửa hàng
ngày, từ 1 hồi đầu năm ngoái đến 4 hiện nay, giúp du khách đi bằng đường bộ
nhanh hơn và rẻ hơn.
Du lịch chiếm trên 10% GDP của Lào
trong thập niên đưa đến bùng phát đại dịch trong năm 2020, với Luang Prabang
được lưu ý đáng kể trong một vài ấn bản du lịch toàn cầu quan trọng.
Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch
báo cáo tổng số du khách là 860.035 đến tỉnh Luang Prabang trong năm 2019,
khoảng 75% số người đến từ nước ngoài.
Hàng ngàn du khách và người địa phương tràn ngập
đường phố của Luang Prabang để tham dự lễ hội Năm Mới của Lào. [Ảnh: Anton L.
Delgado]
Trong Năm Mới của Lào vào giữa
tháng 4, các phóng viên len lỏi qua những đoàn du khách gây kẹt xe minivans dài
cả km trên các đường phố hẹp của Luang Prabang.
Hàng chục người hướng dẫn du lịch
hét lời chỉ dẫn bằng tiếng Trung Hoa đến các du khách tham dự các truyền thống
Phật giáo, chẳng hạn như lễ khất thực.
Một cư dân ở địa phương sau đó nói
với Laotian Times rằng bà lo ngại làm
thế nào những làn sóng du khách được quản lý – hay không.
“Trong khi đó, một số truyền thống
văn hóa địa phương của chúng tôi đang trở nên quá nhiều trình diễn. Các du khách không luôn luôn chú ý. Tôi nghĩ chúng ta cần tiên liệu hơn trong việc
quản lý du khách để bảo tồn đặc tính của Luang Prabang,” Thongkhoun Southivilay
nói.
Ảnh hưởng tiềm tàng của du lịch quá
mức đối với di sản văn hóa của thị trấn là mối lo ngại chánh yếu ở phiên duyệt
xét của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO trong tháng 4 năm 2022.
Phiên họp nầy theo sau bởi phiên họp ủy ban chia sẻ những lo ngại và đề nghị liên quan đến ảnh hưởng của phát triển ở địa phương, thiếu kế hoạch quản lý du lịch và đập Luang Prabang đang được xây cất đối với di sản văn hóa của thị trấn.
UNESCO hướng dẫn các phóng viên đến
nhiều viên chức, nhưng cuối cùng không được đáp ứng nhiều yêu cầu cho ý kiến.
Phố chính của Luang Prabang chen chúc bởi hàng
trăm du khác và người địa phương trong Năm Mới của Lào. [Ảnh: Anton L. Delgado]
Các chủ doanh nghiệp ở địa phương
chia sẻ những lo ngại tương tự của cơ quan Liên Hiệp Quốc.
Monica Daniela Domeij-Gaul, người
quản lý một nhà khách cách Luang Prabang 20 phút, nói tiềm năng của xe lửa cao
tốc để đưa hàng ngàn du khách mỗi ngày sẽ làm hại thành phố.
“Nó sẽ khá tràn ngập,” Domeij-Gaul
nói. “Càng có nhiều người đến cùng lúc
môi trường càng trở nên ồn ào hơn và chúng tôi không có đủ hạ tầng cơ sở để đón
hàng ngàn người.”
Nhà khách Jumbo, nơi Domeij-Gaul
sống và làm việc, nằm trên bờ sông Mekong.
Trong 17 năm qua ở Lào, bà đã ghi nhận làm thế nào sự yên tỉnh của Luang
Prabang đang tở nên bị dứt đoạn khi tần suất và khối lượng của các tàu du khách
gia tăng.
Sự thất vọng của du khách say mê
quang cảnh thiên nhiên của sông, núi và rừng trong vài năm qua cũng là thứ
Domeij-Gaul ghi nhận từ nhà khách của bà.
Từ nhà khách của bà, bà ghi nhận
mực nước của Mekong có vẻ thấp báo động trong một thời gian khá lâu hơn. Bà đùa rằng bà nghĩ các đập thượng lưu ở Lào
và Trung Hoa quên mở cửa.
“Mekong không cón là sông nữa,” bà
nói. “Nó chỉ giống như một cái hồ lớn.”
Ngay ở thượng lưu, việc xây cất
đang làm ồn ở một trong những đập mới nhất làm thay đổi Mekong.
Một chiếc cầu mới bắt ngang sông
nối vị trí đập đang phát triển với đường đến Luang Prabang, một đường xe ngoằn
ngoèo 2,5 tiếng đồng hô về phía nam. Mức
khói mù kỷ lục từ nông nghiệp chặt và đốt che khuất đập, nhưng du khách có thể
thấy dấu vết của xây cất trên sườn núi tan hoang.
Các trạm kiểm soát, đường chưa được
trải mặt, các đống sạn và khúc gỗ chằng chịt khắp vùng, và một bảo vệ áo da cam
hét các phóng viên cất máy ảnh khi chúng tôi ghi nhận quang cảnh.
Việc xây cất kéo đài khắp sườn núi cạnh đập thủy
điện Luang Prabang.
[Ảnh: Anton L. Delgado]
“Ý tưởng của Lào để thành ‘bình
điện của Á Châu’ dựa trên sức mạnh thiên nhiên của Lào, là một quốc gia không
có bờ biển nhưng có nhiều sông,” Premrudee Daoroung của Theo dõi Đầu tư Đập ở
Lào, nói.
“Ý tưởng nầy đã và sẽ không thay
đổi chừng vào chúng tôi có Mekong, chúng tôi sẽ sử dụng nó. Nhưng cái sẽ thay đổi chính là sông,”
Sông Mekong chảy qua 6 quốc
gia. Thượng lưu vực ở Trung Hoa, nơi
thủy lộ được gọi là sông Lancang, có 11 đập đang hoạt động trên dòng chánh
Mekong.
Ở hạ lưu vực, sông chảy qua
Myanmar, Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam, có những kế hoạch cho 11 đập trên
dòng chánh, trong số đó 9 ở Lào.
Hai trong số đó đã hoạt động. Hai đập nữa gần chấm dứt tiến trình duyệt xét
với Ủy hội Sông Mekong (MRC), một tổ chức liên chánh phủ, có nghĩa là việc xây
cất có thể sắp bắt đầu.
Dọc theo khúc sông khoảng 250 km
của Mekong, đập Luang Prabang sẽ kẹp giữa đập Xayaburi đang hoạt động và đập
Pak Beng đang được duyệt xét.
Việc xây cất đập Luang Prabang, từ
lâu đã gây lo ngại của các quốc gia thành viên, đã được tiến hành nhanh chóng.
MRC khuyến khích phát triển thủy lộ
giữa các quốc gia thành viên: Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam. Tiến trình tham vấn trước của ủy hội cho các
đập chưa ràng buộc, nhưng cho phép các quốc gia nêu lên ý kiến về những đề
nghị.
Khi Lào tiến hành việc phát triển
thủy điện ở Luang Prabang, 3 quốc gia thành viên kia đã nêu lên các lo ngại về
ảnh hưởng xuyên biên giới của đập – chẳng hạn như dao động mực nước, ngăn chận
phù sa và làm xáo trộn việc di chuyển của cá – và kêu gọi đánh giá thêm ảnh
hưởng.
Với việc xây cất đang tiến hành,
những lời kêu gọi nầy có vẻ được để không trả lới.
“Chúng tôi đã mất quá nhiều trong
20 năm qua trên Mekong và nếu chúng ta hoàn tất tất cả các đập được dự trù
trong 20 năm sắp tới, mọi thứ sẽ thay đổi thêm,” Premrudee nói.
Lo ngại đập kéo dài đến tình trạng
UNESCO của Luang Prabang cỗ xưa.
Trong cùng phiên họp của Ủy ban Di
sản Thế giới năm 2021 đã ra dấu du lịch quá mức như một đe dọa tiềm tàng, tổ
chức cũng đề nghị ngưng xây cất đập cho đến khi ảnh hưởng đối với “giá trị tổng
quát xuất sắc” của các kiến trúc và nhà cửa truyền thống ở ven sông được đánh
giá thích đáng.
Năm sau, một phúc trình khác của
UNESCO nhấn mạnh đến đánh giá ảnh hưởng không hài lòng của đập trên sông Mekong
và Nam Khan, gặp nhau ở Luang Prabang.
Tổ chức xem đập như một đe dọa tiềm
tàng đối với cuộc sống truyền thống của các cộng đồng ven sông.
Các cộng đồng ven dòng chánh Mekong ở Lào có lẽ dễ
tổn thương nhất đối với những thay đổi mực nước thình lình do việc phát triển
và điều hành thủy điện.
[Ảnh: Anton
L. Delgado]
Cư dân ở gần vị trí xây cất Luang
Prabang rất thân thiện, mặc dù thận trọng khi nói về việc phát triển.
Ở hạ lưu, bên kia bờ sông của động
Pak Ou nổi tiếng, chủ của một nhà hàng ở ven sông nói ông cảm thấy bất lực khi
đập gần hoàn tất. Khi hoạt động hoàn
toàn, ông chỉ hy vọng du khách sẽ tiếp tục đi thăm vùng và mực nước vẫn có thể
tiên đoán được.
“Việc xây cất đập có thể làm cho
đời sống của người dân rất khó khăn,” Mieng, 53 tuổi sống trong làng Ban Na ở
gần đập, cũng lo ngại về việc tiếp cận với nước cho nông nghiệp, nói.
Một phúc trình kỹ thuật của ủy hội
sông đề nghị thay đổi thiết kế để giảm nhẹ ảnh hưởng của đập.
Văn phòng của ủy hội nói với các
phóng viên qua email rằng “họ biết rằng những thay đổi đã được thực hiện cho
thiết kế ban đầu,” mặc dù chi tiết sửa đổi chưa được công bố.
Mặc dù có phản ứng bất lợi trong
tiến trình của MRC, Thái Lan và Việt Nam liên quan trực tiếp trong việc phát
triển đập.
Điện được sản xuất bởi dự án 1.460
MW ở Luang Prabang sẽ đến Thái Lan và Việt Nam, theo ủy hội sông, liệt kê Tổ
hợp Điện PetroVietnam như nhà phát triển.
Premrudee đã nghiên cứu việc phát
triển thủy điện ở Mekong từ năm 1993, chứng kiến sự bùng nổ đập trong 3 thập
niên vừa qua. Sự khác biệt then chốt mà
bà thấy từ khi bắt đầu chú trọng đến thủy điện là vai trò quá cở ngày càng tăng
của các công ty thành phần tư nhân trong việc phát triển đập.
“Số phận của Mekong và ĐNA nay được
cầm đầu bởi thành phần tư nhân,” Premrudee nói, thêm rằng điều nầy thay đổi ý
tưởng ở phía sau việc phát triển.
“Việc phát triển của chánh phủ được
giả sử cho người dân. Nhưng nếu các tổ
chức thành phần tư nhân nắm quyền, nó có nghĩa có lợi cho công ty, ngoại trừ
người dân.”
Rất hiếm có sự suy sụp phát triển ở
Lào hay trong hầu hết các quốc gia ĐNA, và thay đổi xa hơn ở Luang Prabang hầu
như chắn chắn.
Đập Luang Prang hầu như sẽ ảnh hưởng các cộng đồng
ven sông ở Lào dựa vào sông Mekong để có an ninh lương thực và thu nhập. [Ảnh:
Anton L. Delgado]
Như với nhiều gia đình đã sống
trong thị trấn lịch sử nhiều thế hệ, doanh nghiệp du lịch của Southisak hầu như
sẽ có lợi từ sự phục hồi của thành phần của quốc gia.
Nhưng bà vẫn lo sợ những cái vô
hình của văn hóa Lào có thể bị thiệt hai vì phát triển trong tương lai.
“Mực tiêu kinh tế quốc gia, gồm có
tăng trưởng du lịch và xuất cảng năng lượng từ các dự án siêu thủy điện, sẽ
luôn luôn được ưu tiên hơn truyền thống và văn hóa,” bà nói.
.
No comments:
Post a Comment