(A Thirst for Sand)
Le Dinh Tuyen, Pratch Rujivanarom, Teng
Yalirozy and Lay Sopheavotey – Bình Yên Đông lược dịch
Mekong Eye – 1 May 2023
Nhu cầu cát gia tăng để tái tục tăng trưởng sau đại dịch thúc đẩy việc
khai thác cát thiếu kiểm soát và bất hợp pháp trong sông Mekong, nơi người dân
sống ven sông đã mất nhà và tài sản vì sạt lở nghiêm trọng
Một buổi sáng tháng 10 trong tỉnh
Đồng Tháp của Việt Nam, Nguyễn Thị Cầm 72 tuổi ngồi trên bờ sông Mekong, nhìn
chăm chú vào các máy xáng đang múc cát ở đàng xa.
“Nhà
“Sau khi chạy đi 2 lần vì sạt lở, nay
nhà nằm ở đây,” bà nói về căn nhà cũ kỹ đổ nát cạnh sông, nơi bờ sông lởm chởm
và trông giống như có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.
Từ trên 1 thập niên, khai thác cát đã
ăn mất nền móng của nhà cũ của Cầm. Một
cù lao nhỏ rộng 25 hectares nơi bà thường trồng bắp và rau cải cũng đã tan rã.
Cơn đói cát không thể thỏa mãn được đã tăng
mạnh trong khu vực Mekong – gồm có các quốc gia Cambodia, Lào, Myanmar, Thái
Lan và Việt Nam – trong thập niên vừa qua do đô thị hóa và thành phần xây cất
gia tăng hứa hẹn phát triển trong những quốc gia nầy.
Nhiều xa lộ được dự trù hay đã được
xây cất, nhất là ở Cambodia và Việt Nam, nơi các hệ thống đường sá được xem như
nguồn đầu tư chánh. Các dự án hạ tầng cơ
sở - từ phi trường và cảng đến đường sắt – có lẽ sẽ làm sống lại thời hậu đại
dịch Covid-19 để phục hồi kinh tế.
Nhu cầu của bất động sản rất mạnh ở
Thái Lan vì con số gia tăng của giới trung lưu tìm nhà mới và các đợn vị chung
cư, trong khi thành phần vẫn là một trong những cơ hội đầu tư có lợi nhất.
Cát là một vật liệu thô để theo đuổi
thịnh vượng kinh tế nầy. Tuy nhiên, một
số nghiên cứu đề nghị rằng việc khai thác cát trong khu vực có thể vượt quá
ngưỡng khả chấp.
Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng,
sông Mekong là nguồn chánh của cát và sạn được dùng trong việc xây cất trong
khu vực trong nhiều thập niên qua. Sông
được chia sẻ bởi 6 quốc gia - tỉnh Yunnan (Vân Nam) của Trung Hoa, Cambodia,
Myanmar, Lào, Thái Lan và Việt Nam – hầu hết là cát lấy từ sông mà không có tài
liệu công khai cho thấy số lượng chính xác và một cơ chế khu vực thích hợp để
kiểm soát việc khai thác cát.
“Cần phải công nhận cát như một tài
nguyên chiến lược và quản lý chặt chẽ qua một chương trình chiến lược, cứu xét
ảnh hưởng đối với toàn thể đồng bằng và lưu vực, không chỉ ở Việt Nam mà trong
toàn khu vực Mekong,” Marc Goichot, người Cầm đầu Nước ngọt của WWF Á Châu-Thái
Bình Dương, nói.
Một nghiên cứu mới đây – cầm đầu bởi
Christopher Hackney, một học giả nghiên cứu của Trường Địa Dư, Chánh trị và Xã
hội ở Đại học Newcastle – thấy rằng khối lượng cát sông được khai thác ở
Cambodia không thôi đã tăng gấp đôi kể từ đầu thập niên 2010s.
Nghiên cứu của nhóm ông dùng hình ảnh
vệ tinh có độ phân giải cao hàng tháng để theo dõi các xà lan chở cát và ước
tính khối lượng cát được khai thác trên khắp sông Mekong ở Cambodia. Nghiên cứu cho thấy mức độ lấy cát tăng từ 24
triệu tấn trong năm 2016 đến 59 triệu tấn trong năm 2020 – vượt quá ước tính
trong năm 2010 là 50 triệu tấn cho toàn lưu vực Mekong.
Đối với Hackney, khối lượng cát được
lấy thì đáng kể và có thể vượt qua cái mà sông có thể mang đi một cách tự
nhiên, và gây ảnh hưởng cho các hệ thống môi trường và cuộc sống mà sông Mekong
hỗ trợ.
Sự mất cát nhanh chóng nầy có thể gây
tai họa môi trường trong nhiều cách gồm có sạt lở bờ sông, thay đổi dòng chảy
thủy học, mất nơi cư trú của động vật và nơi sinh trưởng của cá.
Ảnh hưởng xuyên biên giới cũng là một
lo ngại vì khai thác cát quá mức ở các quốc gia thượng lưu có thể làm mất phù
sa ở hạ lưu, làm giảm chất dinh dưỡng cho đất và gia tăng rủi ro của nước mặn
xâm nhập ở cửa biển trong Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam.
[Ảnh: Visarut Sankham]
Theo một phúc trình năm 2018 của Ủy
hội Sông Mekong (MRC), khai thác cát là một trong số những thủ phạm chánh dóng
góp vào việc mất phù sa trong sông ở hạ lưu, cùng với các đập thủy điện. Thành phần khai thác cát được tin có trị giá
175 triệu USD mỗi năm.
“Kỹ nghệ không bị kiểm soát ở mức độ
như dầu và khí đốt hay các kỹ nghệ khai thác, rất khá chặt chẽ trong việc theo
dõi và kiểm soát của cái đã làm. Cát và
sạn được kiểm soát nhiều hơn ở cấp quốc gia thay vì quốc tế,” Hackney nói.
“Không có báo cáo vững chắc và chính
xác khối lượng được khai thác, chúng ta sẽ không thể thật sự giải quyết các vấn
đề môi trường do việc khai thác cát gây ra.”
Không có việc phát triển tiên liệu
một khuôn khổ xuyên biên giới để kiểm soát việc khai thác cát, mỗi quốc gia
Mekong nạo vét số cát mà họ cần dưới hệ thống kiểm soát của chính họ.
Sức khỏa của môi trường và cuộc sống
của người dân trong các quốc gia Mekong tùy thuộc vào chánh phủ của họ - được
biết với mức độ minh bạch thấp và tham nhũng cao.
Cộng tác với Environmental Reporting
Collective (Báo cáo Môi trường Tập thể), Mekong
Eye đã điều tra ảnh hưởng của việc khai thác cát trong sông Mekong ở Cambodia,
Việt Nam và Thái Lan, cũng như xem xét những yếu tố thúc đẩy việc khai thác cát
quá mức và bất hợp pháp.
No comments:
Post a Comment