Monday, May 29, 2023
Sunday, May 28, 2023
HẠN CHẾ CỦA MEKONG THỬ CÂU CHUYỆN LÁNG GIỀNG TỐT CỦA TRUNG HOA
(Mekong squeeze tests China’s good neighbor narrative)
Denny Roy – Bình Yên Đông lược dịch
Asian Times – May 16, 2023
Trạm thủy điện Jinghong
(Cảnh Hồng) trên sông Lancang, sông Mekong trong lãnh thổ Trung Hoa, ở thành
phố Jinghong trong Khu Tự trị Dai Xishuangbanna (Tây Song Bản Nạp), trong tỉnh
Yunnan (Vân Nam) ở tây nam Trung Hoa. [Ảnh: AFP]
Các đập của Trung Hoa ở thượng lưu
đang gây ra hạn hán và thống khổ ở hạ lưu Đông Nam Á (ĐNA) với ít lo ngại rõ
ràng ở Beijing (Bắc Kinh)
Trung Hoa tuyên bố là một diễn viên quốc tế rộng lượng một
cách đặc thù – một đại cường quốc, không như các đại cường quốc khác trong quá
khứ và hiện tại, không thi hành “chánh trị của sức mạnh” (hà hiếp các quốc gia
nhỏ hơn cho quyền lợi của mình). Chánh
phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) tự xưng là người bảo vệ những nguyên tắc,
nếu được thực hiện, sẽ cắt bớt xung đột và bất công trong mối liên hệ quốc tế.
Các láng giềng nhỏ ở phía nam Trung Hoa dặc biệt lo sợ sự chi
phối của một Trung Hoa mạnh mẽ. Để làm
dịu bới những lo ngại của họ, Beijing tuyên bố rằng họ “chống lại mạnh hiếp
yếu” và ủng hộ “xây dựng một thế giới chia sẻ thịnh vượng và khuyến khích phát
triển chung của tất cả các quốc gia qua việc phát triển của mỗi quốc gia.”
Vấn đề quản lý nguồn nước ngọt cung cấp một thử nghiệm thực tế
chính xác cho những bảo đảm ngọt ngào của PRC nầy. Ba con sông quan trọng ở ĐNA – Mekong,
Salween và Ayeyawady (Irrawaddy) – bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng do PRC kiểm
soát.
Ngay với ưu thế địa dư nầy, Trung Hoa không có đủ nước. Trung Hoa chiếm 20% dân số của thế giới,
nhưng quốc gia của họ chỉ có 6 đến 7% nguồn cung cấp nước ngọt. Láng giềng tốt hứa hẹn bởi hùng biện ngoại
giao của giới chức Beijing đụng đầu với sự khan hiếm thường trực của nguồn vô
cùng quan trọng.
Không có gì ngạc nhiên, cái sau thắng lợi trong việc thi hành
chánh sách của PRC. Nhưng trong khi phục
vụ một cách kiên định cho quyền lợi của chính mình, Beijing cũng sử dụng những
phương pháp tương tự để hạn chế thiệt hại đối với hình ảnh quốc tế mà PRC mong
muốn.
Bên đưới các tuyên bố lễ nghi công khai, lòng tin thật sự của
Trung Hoa là Trung Hoa làm chủ Lancang và rằng người Trung Hoa có quyền để lấy
hay dùng nước mà họ muốn. Họ không nghĩ
nó như một tài nguyên khu vực được chia sẻ bằng nhau với các láng giềng của họ.
Lập trường chánh thức của Trung Hoa, được lặp lại bởi các
viên chức Trung Hoa chẳng hạn như Ke Yousheng, đại diện thường trực của Trung
Hoa ở Ủy hội Kinh tế và Xã hội Á Châu và Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc, là
“chúng ta cũng phải tôn trọng những quyền chánh đáng và quyền lợi của các quốc
gia duyên hà trong việc phát triển và sử dụng nguồn nước hợp lý, và chăm lo
quyền lợi và lo ngại của nhau.”
Thực tế là những ưu tiên của Beijing chỉ lo cho quyền lợi của
Beijing, với ít “tôn trọng” quyền lợi và lo ngại của các láng giềng ở hạ lưu.
Trước khi đến ĐNA như Mekong, sông chảy qua lãnh thổ PRC như
Lancang. Trung Hoa điều hành 11 đập thủy
điện dọc theo Lancang, với 95 đập khác trên các phụ lưu chảy vào sông. Các đập của Trung Hoa gây nguy hại cho cuộc
sống của hàng triệu người trong các quốc gia ĐNA ở hạ lưu trong 2 cách.
Trước tiên, các đập lấy đi phù sa, gồm có chất dinh dưỡng
giúp cho cây cối tăng trưởng, từ nước chảy qua chúng. Hậu quả là các ruộng lúa dùng nước Mekong để
dẫn tưới đang trở nên ít sản lượng hơn.
Thứ nhì, bằng cách giữ lại hay xả ra những số lượng nước lớn,
các đập có thể gây hay làm tồi tệ hạn hán hay lũ lụt ở hạ lưu. Trong năm 2019, các đập của Trung Hoa đã giữ
lại một số lượng nước to lớn như thế làm cho các quốc gia ở hạ lưu phải chịu
một trận hạn hán nghiêm trọng trong khi phần Lancang của sông có mực nước lớn
bất thường.
Sông Mekong phía Thái Lan
ở Tam giác Vàng trong tỉnh Chiang Rai, với Myanmar ở phía sau. [Ảnh:
AFP/Lillian Suwanrumpha]
Ngược lại, các nhà điều hành đập Trung Hoa thỉnh thoảng mở
cửa xả lũ trong mùa khô mà không báo trước, làm cho mực nước sông ở hạ lưu dâng
lên vài m trong 1 đêm và gây lũ lụt tai hại lớn lao. Trung Hoa cũng đang kết hợp những ảnh hưởng
tiêu cực nầy bằng cách xây các đập trong các quốc gia ở hạ lưu để cung cấp điện
cho Trung Hoa.
Giảng sư Thitinan Pongsudhirak của Đại học Chulalongkorn lập
luận trong năm 2021 rằng các giới chức Trung Hoa điều chỉnh dòng nước vào
Mekong như một chiến thuật ngoại giao – thí dụ, xả thêm nước như một món quà
trước một phiên họp quan trọng giữa Trung Hoa và các giới chức ĐNA. “Rất rõ là người Trung Hoa đang dùng các đập
để làm đòn bẫy chánh trị,” ông nói.
Gợi lại sự tham gia với ASEAN để đưa ra những tuyên bố lãnh
thổ ở Biển Đông, Beijing dùng ảnh hưởng của họ đối với tổ chức khu vực để quản
lý vấn đề chánh trị của các đập Trung Hoa làm xáo trộn Mekong.
Trong năm 1995, Thái Lan, Việt Nam, Lào và Cambodia kỳ một
Thỏa ước Hợp tác và Phát triển Khả chấp sông Mekong và thành lập Ủy hội Sông
Mekong (MRC). Trung Hoa từ chối tham
gia, vì thế tránh các bắt buộc của thỏa ước.
Kể từ đó, MRC đã chỉ trích việc xây đâp của Trung Hoa và yêu
cầu thêm tin tức về viêc điều hành các đập ở Trung Hoa làm ảnh hưởng đến dòng
chảy của sông. Beijing chống lại bằng
cách thiết lập một tổ chức thay thế, diễn đàn Hợp tác Lancang-Mekong (LMC),
trong năm 2016.
Như Hoàng Thị Hà, một phân tích viên của Viện Nghiên cứu ĐNA
ở Singapore, ghi nhận, “LMC là một thí dụ chủ yếu của chủ nghĩa đa phương lấy
Trung Hoa làm trọng tâm, trong đó Trung Hoa là nước đặt ra quy tắc và khuôn
khổ.”
Thí dụ, LMC bảo trợ các dự án nghiên cứu nhấn mạnh đến những
ảnh hưởng tiêu cực của thay đổi khí hậu, nhưng không cứu xét những vấn đề do
các đập gây ra, giúp Trung Hoa gạt đi sự chỉ trích thái độ của chính họ.
Khía cạnh quan trọng khác của việc giới hạn thiệt hại của PRC
là tạo ra những cốt chuyện thay thế để chống lại những cáo buộc rằng PRC đã
hành động không thành thật. Vấn đề của
các đập Lancang đã đưa đến một vài thí dụ.
Beijing cung cấp lập luận kiểu thực dân rằng ảnh hưởng gia
tăng và sự xâm nhập kinh tế của họ mang lại ơn huệ cho khu vực thay vì bóc lột:
“Trung Hoa đang khuyến khích mạnh mẽ việc hiện đại hóa kiểu Trung Hoa, sẽ mang
lại những lợi ích mới cho việc phát triển các quốc gia dọc theo sông Mekong.”
Trong suốt đại dịch Covid-19, Trung Hoa đối mặt với chỉ trích
từ bên ngoài vì họ do dự trong việc chia sẻ dữ kiện then chốt, có lẽ vì lo sợ
làm cho chánh phủ PRC bị bêu xấu.
Beijing đã đáp ứng bằng cách nhấn mạnh rằng Trung Hoa đã minh bạch một
cách đặc biệt.
Tương tự, trả lời những than phiền rằng Trung Hoa không công
bố tin tức về dự trữ nước sông Lancang và xả nước bởi các đập Trung Hoa (cái mà
chánh phủ Trung Hoa xem là bí mật an ninh quốc gia), các viên chức chánh phủ đã
vặn vẹo rằng Trung Hoa “cung cấp dữ kiện thủy học của sông Lancang miễn phí
trong mùa mưa cho MRC trong 15 năm liên tục [từ nằm 2002].”
Dữ kiện đó hoàn toàn không thích hợp; nó chỉ gồm có tin tức
và lượng mưa và mực nước từ 2 trạm thủy học do Trung Hoa điều hành, và chỉ 1
phần của năm. Trung Hoa đồng ý công bố
thêm tin tức bắt đầu trong năm 2020 do áp lực từ bên ngoài.
Việc xây cất một đập thủy
điện bởi công ty quốc doanh SinoHydro là một trong nhiều việc xây cất đang tiến
hành dọc theo sông Lancang ở Trung Hoa. [Ảnh: Twitter]
Truyền thông PRC lợi dụng cơ hội gọi đó là “một bước quan
trọng của Trung Hoa để minh chứng hoàn toàn lòng tốt và sự thành thật của quốc
gia như một láng giếng có trách nhiệm ở thượng lưu.” Các phân tích viên ở bên ngoài tiếp tục thắc
mắc về độ chính xác và thời điểm của dữ kiện do chánh phủ PRC cung cấp.
“Bước quan trọng” của việc công bố thêm dữ kiện là do kết quả
của một phúc trình trong tháng 4 năm 2020 trong đó một tổ chức quan sát môi
trường ở Hoa Kỳ dùng dữ kiện vệ tinh để phơi bày phạm vi thiệt hại do các đập
của Trung Hoa gây ra ở hạ lưu.
Chánh phủ Trung Hoa đáp ứng với tiết lộ gây mất mặt nầy với
một cốt chuyện thay thế 3 điểm.
Điểm thứ nhất của cốt chuyện là nghiên cứu phỉ báng các đập
của Trung Hoa là sai khoa học. Thứ hai,
các nhà bình luận PRC lập luận rằng các đập của Trung Hoa thật sự giúp các quốc
gia ở hạ lưu bằng cách san bằng dòng nước.
Đặc biệt, những nhà bình luận này nói, các đập làm cho hạn hán 2018-2019
ít nghiêm trọng cho ĐNA.
Cuối cùng, các viên chức và truyền thông Trung Hoa đổ việc
chỉ trích các đập cho nghị trình chống Trung Hoa của Hoa Kỳ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Hoa gọi
phúc trình 2020 là một “hành động hiểm độc để đóng 1 cái nêm giữa” Trung Hoa và
các láng giềng.
Thú trưởng Ngoại giao Trung Hoa Luo Zhaohui cáo buộc rằng “Vì
lý do chánh trị, một số quốc gia ngoài khu vực đã liên tiếp dùng vấn đề nguồn
nước Mekong để truyền bá tin đồn và khuấy rối, gây chia rẽ tất cả các bên và
dục phá hợp tác tiểu khu vực.”
Cáo buộc nầy phù hợp với thông tin chiến lược của PRC về
tranh chấp ở Biển Đông. Trong trường hợp
đó, Beijing lập luận rằng không có bất hòa giữa Trung Hoa và các láng giềng ĐNA
nếu Hoa Kỳ không “khuấy lên.”
Beijing có thể có cả 2 cách với cử tọa ở trong nước Trung
Hoa, thuyết phục họ rằng chánh phủ có thể cung cấp nước và điện dồng thời là
một “láng giềng tốt.”
Nhưng đối với láng giềng thật sự của Trung Hoa, điều nầy càng
ngày càng không tin được, như là dấ hiệu của chủ nghĩa ngoại lệ của PRC.
KHOẢNG 100 CON CÁ HIẾM ĐƯỢC THẢ VÀO MEKONG
(Some 100 rare fish released into Mekong)
Khouth Sophak Chakrya – Bình Yên Đông lược dịch
The Phnom Penh Post – 16 May 2023
Nhóm Kỳ quan của Mekong thả một số lớn cá vào sông ở Stung Treng hôm 15 tháng 5.
[Ảnh: Wonders of the Mekong]
Dự án Wonders of the Mekong (Kỳ quan của Mekong) và Cơ quan
Quản trị Thủy sản Quốc gia – cộng tác với Sở Thủy sản tình Stung Treng – thả
100 con cá có nguy cơ tuyệt chủng vào sông Mekong ngày 15 tháng 5, một viên
chức của sở Thủy sản cho biết.
Stey Sam Vichet, chánh sở Thủy sản tình, nói với The Post rằng 30 con cá hô Mekong và 70
con cá tra sọc được thả vào Khu Bảo tồn Anlong ở làng Sras, xã Koh Preah, huyện
Siem Bok, tỉnh Stung Treng.
“Cả hai chủng loại đều hiếm và được liệt kê như có nguy cơ
tuyệt chủng trên Sách Đỏ của IUCN. Chúng
tôi mong mỏi chương trình của chúng tôi sẽ gia tăng số cá, nhất là những loại
cá nầy,” ông nói.
Viện Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản Nội địa nói rằng 4
trong số cá hô đã trưởng thành và cân nặng 68 kg, trong khi 26 con còn lại chưa
lớn. Cá hô có thể lớn đến 300 kg.
Quản đốc dự án Kỳ quan của Mekong Chea Seila nói dụng cụ theo
dõi được gắn vào 14 con cá hô để theo dõi lề lối di chuyển của chúng.
“Chúng tôi cũng gắn số tất cả số cá hô. Chúng tôi cũng gắn số cho hầu hết cá tra,
nhưng không gắn nhiều dụng cụ theo dõi,” cô nói thêm.
Cô kêu gọi ngư dân nên cẩn thận hơn và cùng với Kỳ quan của
Mekong trong việc bảo vệ và bảo tồn những loại cá hiếm.
“Nếu họ bắt được một trong những cá nầy, họ phải thả càng sớm
càng tốt. Nếu không thể được và cá đã
chết, họ phải báo cáo cho nhóm dự án hay viên chức thủy sản, để mẫu cá được
khám nghiệm,” cô nói.
“Việc thả những con cá nầy có 2 mục đích. Chúng tôi muốn quần chúng biết về chủng loại
cá hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng hiện diện ở Cambodia, và chúng tôi muốn gia
tăng số cá thiên nhiên của những loại cá đáng chú ý nầy, cô kết luận.
HĂNG HÁI ĐỂ LÀM VIỆC VỚI ĐƯỚC CỦA NÔNG DÂN NUÔI TÔM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐANG SUY YẾU
(Mekong Delta shrimp farmers’ enthusiasm for working with mangroves is waning)
Nhung Nguyen – Bình Yên Đông lược dịch
The Third Pole – May 12, 2023
Dành chỗ cho đước của nông dân nuôi
tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đã là một thắng lợi hoàn toàn cho
việc nuôi thủy sản và môi trường, nhưng nông dân nói lợi ích kinh tế của mô
hình đang chậm lại.
Dưới tàng của những cây đước, những con tôm tôm sú của Trần Văn Thạc vụt qua vùng nước trong của ao, ngấu nghiến bất cứ chất hữu cơ mà chúng gặp. Trong nhiều năm, các ao ‘kết hợp tôm-đước’ như của Thạc trong tỉnh Cà Mau ở miền nam Việt Nam, trên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đã được ca ngợi để cung cấp sản phẩm hữu cơ và năng suất ổn định ít tốn kém, trong khi cho phép đước được bảo tồn.
Nhưng năm nay, thu hoạch từ ao tộm rộng 10 hectares của Thạc giảm. Nông dân 49 tuổi đổ cho thời tiết khác thường gần đây, mà ông nói ông chưa từng trải qua trong 30 năm nuôi tôm. Những trận mưa không mong đợi trong mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 đã làm loãng nước lợ tôm cần, và nhiệt độ lạnh hơn bất thường làm cho chúng khó sống còn.
“Chúng phải ngủ trong bùn trong nhiều tuần,” ông nói. “[Chúng] không ăn bất cứ thứ gì trong lúc
ngộp thở trong nước ngọt. Hầu hết chết trước khi trưởng thành.”
Các cây đước trồng trong các ao tôm trong xã Viên An, tỉnh Cà Mau, miền nam Việt Nam.
Ảnh: Thanh Nguyen]
Phan Tiến Dzũng theo dõi ao tôm rộng 3 hectares bằng thuyền trong xã Viên An.
[Ảnh: Thanh Nguyen]
Trang trại kết hợp tôm-đước trong xã Viên An ở ĐBSCL trong tháng 3 năm 2023. Chánh sách bảo vệ rừng của Việt Nam đòi hỏi phải để tối thiểu 50% bao phủ đước – điều lệ cũng đòi hỏi bởi các công ty hải sản khả chấp. [Ảnh: Thanh Nguyen]
XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP
Monday, May 22, 2023
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRẢ MỘT CÁI GIÁ CAO CHO VIỆC KHAI THÁC CÁT
(Mekong Delta pays a high price from sang mining)
Le Dinh Tuyen – Bình Yên Đông lược dịch
Mekong Eye -1 May 2023
Sự cần thiết của cát để xây đường sá
và hạ tầng cơ sở ở Viêt Nam gia tăng nhanh chóng với một vài giới hạn khi đất
và nhà bị mất.
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM (ĐBSCL) – Những dấu vết còn
lại của Long Phú Thuận, một cù lao nhỏ trên sông Mekong trong tỉnh Đồng Tháp
của Việt Nam chỉ còn thấy trong các bản đồ cũ.
Hầu hết cù lao nhỏ thuộc về ông Lê Văn Phi, một nông dân 70
tuổi. Ngược lại năm 1976, ông khám phá
cùa lao và biến 0,4 hectares thành đất canh tác. Ông trồng bắp, đậu nành và ớt trong mùa khô,
và lúa trong mùa lũ.
Sau nhiều năm trúng mùa liên tiếp, giá đất trên
cù lao tăng vọt gấp 10 lần cao hơn đất canh tác ở trên bờ. Điều nầy thuyết phục ông bán 7 hectares đất
của ông trên bờ để mua 1 hectare khác trên cù lao.
“Ai có thể ngờ, sau đó, họ cho phép khai thác
quá nhiều cát và toàn thể cù lao bị sạt lở từ từ,” Phi vừa nói vừa thở
dài. “Khoảng năm 2012, người dân trong
vùng thường cùng nhau để bắt những người khai thác cát bất hợp pháp và đánh
nhau đến chảy máu.”
“Rồi những người buôn lậu đó và một số lãnh đạo
huyện bảo vệ cho họ đi tù.
Ngay sau đó, chánh phủ ngưng việc khai thác cát
bất hợp pháp ở trong làng, nhưng thay vào đó bắt đầu cấp giấy phép khai thác.
Đến năm 2014, Long Phú Thuận biến mất. Cái còn lại là tiếng gầm rú của máy móc khi
những người khai thác cát tiếp tục xúc cát từ đáy sông.
Mặc dù những nỗ lực để hạn chế việc khai thác cát quá mức
trong những năm gần đây, kể cả việc cấm xuất cảng cát trong năm 2017, sự cần
thiết tăng trưởng và phát triển hạ tầng cơ sở cấp bách của ĐBSCL có nghĩa là
cung không thể đuổi kịp cầu.
Tình trạng thiếu hụt đã đẩy giá cát thủng nóc nhà, làm đầy
túi của các băng tội phạm trong khi đục khoét nền nhà của người dân địa phương
và ăn đi đất canh tác của họ.
Cư dân ĐBSCL đã chống đối việc khai thác cát trong nhiều năm,
nhưng không có hiệu quả bao nhiêu. Chỉ
hồi tháng 12, sụt lún đã nuốt 5 hectares đất canh tác trong chốc lát ở ấp Bình
Thuận tỉnh Vĩnh Long.
Ngay sau đó, một máy xáng chạy đi giữa tiếng la hét của người
địa phương giận dữ. 13 nhà đổ xuống sông và 109 người mất nhà ngày hôm đó.
“Họ đã lấy cát đi ngày đêm trong nhiều thập niên. Võ Minh Thảo, người vừa mất nhà, nói trong
một đoạn phim tự ghi hình. “Nay, tất cả
nhà cửa, đồng ruộng và vườn tược của người dân đã bị hủy hoại.”
Hai ngày sau, Ủy ban Nhân dân tỉnh ngưng việc khai thác cát ở
trong vùng.
Phạm vi của vụ sụt lún
tháng 12 năm 2022 ở ấp Bình Thuận 1 tỉnh Vĩnh Long.
[Ảnh: lê Đình Tuyển]
5 hectares đất bị mất
trong vũ sụt lún đất tháng 12 năm 2022 ở ấp Bình Thuận 1 tỉnh Vĩnh Long. [Ảnh:
Lê Đình Tuyển]
Sụt lún xảy ra trong tỉnh Vĩnh Long hối tháng 12 năm 2022. 13 nhà chìm xuống sông và 109 người mất nhà như hậu quả. [Ảnh: Lê Đình Tuyển]
“Nó đáng sợ vì có 2 đấu hiệu cảnh báo của sự sụt lún sắp xảy ra,” Nguyễn Hữu Thiện, một chuyên viên độc lập về sinh thái của ĐBSCL, nói. “Nó cho thấy rằng đáy sông đã bị rỗng rất lâu.”
ĐBSCL ngày nay là kết quả của 6.000 năm bồi lấp của đất bồi
và cát từ thượng lưu. Ngày nay, sạt lở
bờ sông và ven biển lan tràn trên khắp đồng bằng vì thiếu bùn đất và và
cát. Thủ phạm là các đập thủy điện ngăn
chận dòng chảy, cùng với khai thác cát tràn lan trong sông Mekong, nhất là ở
Cambodia và Việt Nam.
Tính đến năm 2021, có 621 điểm sạt lở dọc theo bờ sông ở
ĐBSCL dài tổng cộng 610 km, theo Tổng cục Ngăn ngừa và Kiểm soát Tai họa thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP
CƠN KHÁT CÁT
(A Thirst for Sand)
Le Dinh Tuyen, Pratch Rujivanarom, Teng
Yalirozy and Lay Sopheavotey – Bình Yên Đông lược dịch
Mekong Eye – 1 May 2023
Nhu cầu cát gia tăng để tái tục tăng trưởng sau đại dịch thúc đẩy việc
khai thác cát thiếu kiểm soát và bất hợp pháp trong sông Mekong, nơi người dân
sống ven sông đã mất nhà và tài sản vì sạt lở nghiêm trọng
Một buổi sáng tháng 10 trong tỉnh
Đồng Tháp của Việt Nam, Nguyễn Thị Cầm 72 tuổi ngồi trên bờ sông Mekong, nhìn
chăm chú vào các máy xáng đang múc cát ở đàng xa.
“Nhà
“Sau khi chạy đi 2 lần vì sạt lở, nay
nhà nằm ở đây,” bà nói về căn nhà cũ kỹ đổ nát cạnh sông, nơi bờ sông lởm chởm
và trông giống như có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.
Từ trên 1 thập niên, khai thác cát đã
ăn mất nền móng của nhà cũ của Cầm. Một
cù lao nhỏ rộng 25 hectares nơi bà thường trồng bắp và rau cải cũng đã tan rã.
Cơn đói cát không thể thỏa mãn được đã tăng
mạnh trong khu vực Mekong – gồm có các quốc gia Cambodia, Lào, Myanmar, Thái
Lan và Việt Nam – trong thập niên vừa qua do đô thị hóa và thành phần xây cất
gia tăng hứa hẹn phát triển trong những quốc gia nầy.
Nhiều xa lộ được dự trù hay đã được
xây cất, nhất là ở Cambodia và Việt Nam, nơi các hệ thống đường sá được xem như
nguồn đầu tư chánh. Các dự án hạ tầng cơ
sở - từ phi trường và cảng đến đường sắt – có lẽ sẽ làm sống lại thời hậu đại
dịch Covid-19 để phục hồi kinh tế.
Nhu cầu của bất động sản rất mạnh ở
Thái Lan vì con số gia tăng của giới trung lưu tìm nhà mới và các đợn vị chung
cư, trong khi thành phần vẫn là một trong những cơ hội đầu tư có lợi nhất.
Cát là một vật liệu thô để theo đuổi
thịnh vượng kinh tế nầy. Tuy nhiên, một
số nghiên cứu đề nghị rằng việc khai thác cát trong khu vực có thể vượt quá
ngưỡng khả chấp.
Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng,
sông Mekong là nguồn chánh của cát và sạn được dùng trong việc xây cất trong
khu vực trong nhiều thập niên qua. Sông
được chia sẻ bởi 6 quốc gia - tỉnh Yunnan (Vân Nam) của Trung Hoa, Cambodia,
Myanmar, Lào, Thái Lan và Việt Nam – hầu hết là cát lấy từ sông mà không có tài
liệu công khai cho thấy số lượng chính xác và một cơ chế khu vực thích hợp để
kiểm soát việc khai thác cát.
“Cần phải công nhận cát như một tài
nguyên chiến lược và quản lý chặt chẽ qua một chương trình chiến lược, cứu xét
ảnh hưởng đối với toàn thể đồng bằng và lưu vực, không chỉ ở Việt Nam mà trong
toàn khu vực Mekong,” Marc Goichot, người Cầm đầu Nước ngọt của WWF Á Châu-Thái
Bình Dương, nói.
Một nghiên cứu mới đây – cầm đầu bởi
Christopher Hackney, một học giả nghiên cứu của Trường Địa Dư, Chánh trị và Xã
hội ở Đại học Newcastle – thấy rằng khối lượng cát sông được khai thác ở
Cambodia không thôi đã tăng gấp đôi kể từ đầu thập niên 2010s.
Nghiên cứu của nhóm ông dùng hình ảnh
vệ tinh có độ phân giải cao hàng tháng để theo dõi các xà lan chở cát và ước
tính khối lượng cát được khai thác trên khắp sông Mekong ở Cambodia. Nghiên cứu cho thấy mức độ lấy cát tăng từ 24
triệu tấn trong năm 2016 đến 59 triệu tấn trong năm 2020 – vượt quá ước tính
trong năm 2010 là 50 triệu tấn cho toàn lưu vực Mekong.
Đối với Hackney, khối lượng cát được
lấy thì đáng kể và có thể vượt qua cái mà sông có thể mang đi một cách tự
nhiên, và gây ảnh hưởng cho các hệ thống môi trường và cuộc sống mà sông Mekong
hỗ trợ.
Sự mất cát nhanh chóng nầy có thể gây
tai họa môi trường trong nhiều cách gồm có sạt lở bờ sông, thay đổi dòng chảy
thủy học, mất nơi cư trú của động vật và nơi sinh trưởng của cá.
Ảnh hưởng xuyên biên giới cũng là một
lo ngại vì khai thác cát quá mức ở các quốc gia thượng lưu có thể làm mất phù
sa ở hạ lưu, làm giảm chất dinh dưỡng cho đất và gia tăng rủi ro của nước mặn
xâm nhập ở cửa biển trong Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam.
[Ảnh: Visarut Sankham]
Theo một phúc trình năm 2018 của Ủy
hội Sông Mekong (MRC), khai thác cát là một trong số những thủ phạm chánh dóng
góp vào việc mất phù sa trong sông ở hạ lưu, cùng với các đập thủy điện. Thành phần khai thác cát được tin có trị giá
175 triệu USD mỗi năm.
“Kỹ nghệ không bị kiểm soát ở mức độ
như dầu và khí đốt hay các kỹ nghệ khai thác, rất khá chặt chẽ trong việc theo
dõi và kiểm soát của cái đã làm. Cát và
sạn được kiểm soát nhiều hơn ở cấp quốc gia thay vì quốc tế,” Hackney nói.
“Không có báo cáo vững chắc và chính
xác khối lượng được khai thác, chúng ta sẽ không thể thật sự giải quyết các vấn
đề môi trường do việc khai thác cát gây ra.”
Không có việc phát triển tiên liệu
một khuôn khổ xuyên biên giới để kiểm soát việc khai thác cát, mỗi quốc gia
Mekong nạo vét số cát mà họ cần dưới hệ thống kiểm soát của chính họ.
Sức khỏa của môi trường và cuộc sống
của người dân trong các quốc gia Mekong tùy thuộc vào chánh phủ của họ - được
biết với mức độ minh bạch thấp và tham nhũng cao.
Cộng tác với Environmental Reporting
Collective (Báo cáo Môi trường Tập thể), Mekong
Eye đã điều tra ảnh hưởng của việc khai thác cát trong sông Mekong ở Cambodia,
Việt Nam và Thái Lan, cũng như xem xét những yếu tố thúc đẩy việc khai thác cát
quá mức và bất hợp pháp.
LUANG PRABANG CHUẨN BỊ CHO ĐẬP MỚI, DÒNG DU KHÁCH
(Luang Prabang braces for new dam, influx of tourists)
Anton L. Delgado and
Beatrice Siviero – Bình Yên Đông lược dịch
Mekong Eye – 11 May 2023
Du khách thăm viếng Luang Prabang, thủ đô văn hóa
của Lào, chen lấn để chụp ảnh và tham gia lễ khất thực vào Năm Mới L. Delgadocủa
Lào, [Ảnh Anton]
Thị trấn
lịch sử đang ở trên bờ vực của những thay đổi quan trọng. Một số cư dân lo ngại rằng việc phát triển
mới có thể đe dọa bản chất thần thánh của nó.
LUANG PRABANG, LÀO – Luang Prabng
từ lâu đã được biết như một ốc đảo im lặng nơi trẻ con chơi đùa trên bờ sông
Mekong khi nhiều gia đình hàng ngày mang thức ăn để cúng cho các sư sải Phật
giáo trong các chùa chiền của thị trấn.
Đại dịch Covid-19 đã mang lại một
sự im lặng mới cho thủ đô văn hóa của Lào, đóng cửa có hiệu quả điểm đến du
lịch hàng đầu của quốc gia.
Nhưng nay vì du khách trở lại quá
đông, làm nghẹt đường sá với các minivans và tự chụp ảnh với các sư sải nghiêm
trang, Luang Prabang đang ở trên bờ vực
của nhiều thay đổi sâu đậm có thể uốn nắn lại đời sống trong thị trấn được liệt
kê là Di sản Thế giới UNESCO.
[Nguồn: Mapbox]
“Du lịch là kỹ nghệ then chốt ở
đây. Nhưng mặc dù nó tốt cho kinh tế của
chúng tôi, nó cũng có thể hủy hoại văn hóa của chúng tôi nếu nó không có kỹ
luật thích hợp,” Southisak Sayasavanh, giám đốc tour của Discover Laos Today
(Khám phá Lào Ngày hôm nay), một công ty du lịch nổi tiếng ở Luang Prabang.
Một số cư dân lo sợ rằng những áp
lực được làm mới để phát triển có thể làm xói mòn cá tính văn hóa của thị trấn,
nằm trên 1 bán đảo ở hợp lưu của sông Mekong và Nam Khan. Nhiều lo ngại của họ được nối với 2 mảnh hạ
tầng cơ sở.
Đầu tiên là đường sắt cao tốc nối
liền Lào và Trung Hoa đang hoạt động hiện nay.
Thu hút bởi xe lửa, hàng ngàn du khách đã lũ lượt kéo đến Luang Prabang
trong một dấu hiệu sớm của du lịch tập thể đã chia rẽ ý kiến ở địa phương.
Thứ nhì là đập thủy điện đang được
phát triển, chỉ vài km ở thượng lưu trên dòng chánh Mekong. Các chuyên viên và chuyên viên văn hóa cảnh
báo nó có thể ảnh hưởng to lớn đến sông và các cộng đồng ven sông lịch sử của
thị trấn.
Khi tương lai đè nặng trên thủ đô
lịch sử nầy, cư dân của thị trấn buộc phải thích ứng, trong khi bảo tồn cái họ
có thể.
“Nó hoàn toàn tùy chúng tôi, người
địa phương, để bảo vệ văn hóa của chúng tôi,” Southisak nói. “Nếu chúng tôi không bước tới và hành động,
không ai khác sẽ làm việc đó.”
Đường sắt 1.000 km, một phần của
Sáng kiến Vành đai và Con đường, nối thủ độ Vientiane của Lào đến thành phố
Kunming (Côn Minh) ở phía nam Trung Hoa. Việc nối Lào với láng giềng khổng lồ nầy có
nghĩa là nâng cao đầu tư tron các tỉnh biên giới chẳng hạn như Luang Prabang.
Được hoàn tất trong năm 2021, từ đó
xe lửa đã trở thành một cảm giác thứ yếu, với đi lại trực tiếp giữa Trung Hoa
và Lào bắt đầu vào giữa tháng 4.
Năm nay, công ty đường sắt loan báo
rằng xe lửa đã chuyên chở 417.000 hành khách từ tháng 1 đến tháng 2, và trên
255% gia tăng trong cùng thời gian trong năm 2022.
Tài liệu đường sắt nầy được mang ra
khi Lào tái mở cửa cho du khách hồi mùa xuân vừa rồi sau trên 2 năm đóng
cửa. Việc gia tăng chuyến xe lửa hàng
ngày, từ 1 hồi đầu năm ngoái đến 4 hiện nay, giúp du khách đi bằng đường bộ
nhanh hơn và rẻ hơn.
Du lịch chiếm trên 10% GDP của Lào
trong thập niên đưa đến bùng phát đại dịch trong năm 2020, với Luang Prabang
được lưu ý đáng kể trong một vài ấn bản du lịch toàn cầu quan trọng.
Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch
báo cáo tổng số du khách là 860.035 đến tỉnh Luang Prabang trong năm 2019,
khoảng 75% số người đến từ nước ngoài.
Hàng ngàn du khách và người địa phương tràn ngập
đường phố của Luang Prabang để tham dự lễ hội Năm Mới của Lào. [Ảnh: Anton L.
Delgado]
Trong Năm Mới của Lào vào giữa
tháng 4, các phóng viên len lỏi qua những đoàn du khách gây kẹt xe minivans dài
cả km trên các đường phố hẹp của Luang Prabang.
Hàng chục người hướng dẫn du lịch
hét lời chỉ dẫn bằng tiếng Trung Hoa đến các du khách tham dự các truyền thống
Phật giáo, chẳng hạn như lễ khất thực.
Một cư dân ở địa phương sau đó nói
với Laotian Times rằng bà lo ngại làm
thế nào những làn sóng du khách được quản lý – hay không.
“Trong khi đó, một số truyền thống
văn hóa địa phương của chúng tôi đang trở nên quá nhiều trình diễn. Các du khách không luôn luôn chú ý. Tôi nghĩ chúng ta cần tiên liệu hơn trong việc
quản lý du khách để bảo tồn đặc tính của Luang Prabang,” Thongkhoun Southivilay
nói.
Ảnh hưởng tiềm tàng của du lịch quá
mức đối với di sản văn hóa của thị trấn là mối lo ngại chánh yếu ở phiên duyệt
xét của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO trong tháng 4 năm 2022.
Phiên họp nầy theo sau bởi phiên họp ủy ban chia sẻ những lo ngại và đề nghị liên quan đến ảnh hưởng của phát triển ở địa phương, thiếu kế hoạch quản lý du lịch và đập Luang Prabang đang được xây cất đối với di sản văn hóa của thị trấn.
UNESCO hướng dẫn các phóng viên đến
nhiều viên chức, nhưng cuối cùng không được đáp ứng nhiều yêu cầu cho ý kiến.
Phố chính của Luang Prabang chen chúc bởi hàng
trăm du khác và người địa phương trong Năm Mới của Lào. [Ảnh: Anton L. Delgado]
Các chủ doanh nghiệp ở địa phương
chia sẻ những lo ngại tương tự của cơ quan Liên Hiệp Quốc.
Monica Daniela Domeij-Gaul, người
quản lý một nhà khách cách Luang Prabang 20 phút, nói tiềm năng của xe lửa cao
tốc để đưa hàng ngàn du khách mỗi ngày sẽ làm hại thành phố.
“Nó sẽ khá tràn ngập,” Domeij-Gaul
nói. “Càng có nhiều người đến cùng lúc
môi trường càng trở nên ồn ào hơn và chúng tôi không có đủ hạ tầng cơ sở để đón
hàng ngàn người.”
Nhà khách Jumbo, nơi Domeij-Gaul
sống và làm việc, nằm trên bờ sông Mekong.
Trong 17 năm qua ở Lào, bà đã ghi nhận làm thế nào sự yên tỉnh của Luang
Prabang đang tở nên bị dứt đoạn khi tần suất và khối lượng của các tàu du khách
gia tăng.
Sự thất vọng của du khách say mê
quang cảnh thiên nhiên của sông, núi và rừng trong vài năm qua cũng là thứ
Domeij-Gaul ghi nhận từ nhà khách của bà.
Từ nhà khách của bà, bà ghi nhận
mực nước của Mekong có vẻ thấp báo động trong một thời gian khá lâu hơn. Bà đùa rằng bà nghĩ các đập thượng lưu ở Lào
và Trung Hoa quên mở cửa.
“Mekong không cón là sông nữa,” bà
nói. “Nó chỉ giống như một cái hồ lớn.”
Ngay ở thượng lưu, việc xây cất
đang làm ồn ở một trong những đập mới nhất làm thay đổi Mekong.
Một chiếc cầu mới bắt ngang sông
nối vị trí đập đang phát triển với đường đến Luang Prabang, một đường xe ngoằn
ngoèo 2,5 tiếng đồng hô về phía nam. Mức
khói mù kỷ lục từ nông nghiệp chặt và đốt che khuất đập, nhưng du khách có thể
thấy dấu vết của xây cất trên sườn núi tan hoang.
Các trạm kiểm soát, đường chưa được
trải mặt, các đống sạn và khúc gỗ chằng chịt khắp vùng, và một bảo vệ áo da cam
hét các phóng viên cất máy ảnh khi chúng tôi ghi nhận quang cảnh.
Việc xây cất kéo đài khắp sườn núi cạnh đập thủy
điện Luang Prabang.
[Ảnh: Anton L. Delgado]
“Ý tưởng của Lào để thành ‘bình
điện của Á Châu’ dựa trên sức mạnh thiên nhiên của Lào, là một quốc gia không
có bờ biển nhưng có nhiều sông,” Premrudee Daoroung của Theo dõi Đầu tư Đập ở
Lào, nói.
“Ý tưởng nầy đã và sẽ không thay
đổi chừng vào chúng tôi có Mekong, chúng tôi sẽ sử dụng nó. Nhưng cái sẽ thay đổi chính là sông,”
Sông Mekong chảy qua 6 quốc
gia. Thượng lưu vực ở Trung Hoa, nơi
thủy lộ được gọi là sông Lancang, có 11 đập đang hoạt động trên dòng chánh
Mekong.
Ở hạ lưu vực, sông chảy qua
Myanmar, Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam, có những kế hoạch cho 11 đập trên
dòng chánh, trong số đó 9 ở Lào.
Hai trong số đó đã hoạt động. Hai đập nữa gần chấm dứt tiến trình duyệt xét
với Ủy hội Sông Mekong (MRC), một tổ chức liên chánh phủ, có nghĩa là việc xây
cất có thể sắp bắt đầu.
Dọc theo khúc sông khoảng 250 km
của Mekong, đập Luang Prabang sẽ kẹp giữa đập Xayaburi đang hoạt động và đập
Pak Beng đang được duyệt xét.
Việc xây cất đập Luang Prabang, từ
lâu đã gây lo ngại của các quốc gia thành viên, đã được tiến hành nhanh chóng.
MRC khuyến khích phát triển thủy lộ
giữa các quốc gia thành viên: Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam. Tiến trình tham vấn trước của ủy hội cho các
đập chưa ràng buộc, nhưng cho phép các quốc gia nêu lên ý kiến về những đề
nghị.
Khi Lào tiến hành việc phát triển
thủy điện ở Luang Prabang, 3 quốc gia thành viên kia đã nêu lên các lo ngại về
ảnh hưởng xuyên biên giới của đập – chẳng hạn như dao động mực nước, ngăn chận
phù sa và làm xáo trộn việc di chuyển của cá – và kêu gọi đánh giá thêm ảnh
hưởng.
Với việc xây cất đang tiến hành,
những lời kêu gọi nầy có vẻ được để không trả lới.
“Chúng tôi đã mất quá nhiều trong
20 năm qua trên Mekong và nếu chúng ta hoàn tất tất cả các đập được dự trù
trong 20 năm sắp tới, mọi thứ sẽ thay đổi thêm,” Premrudee nói.
Lo ngại đập kéo dài đến tình trạng
UNESCO của Luang Prabang cỗ xưa.
Trong cùng phiên họp của Ủy ban Di
sản Thế giới năm 2021 đã ra dấu du lịch quá mức như một đe dọa tiềm tàng, tổ
chức cũng đề nghị ngưng xây cất đập cho đến khi ảnh hưởng đối với “giá trị tổng
quát xuất sắc” của các kiến trúc và nhà cửa truyền thống ở ven sông được đánh
giá thích đáng.
Năm sau, một phúc trình khác của
UNESCO nhấn mạnh đến đánh giá ảnh hưởng không hài lòng của đập trên sông Mekong
và Nam Khan, gặp nhau ở Luang Prabang.
Tổ chức xem đập như một đe dọa tiềm
tàng đối với cuộc sống truyền thống của các cộng đồng ven sông.
Các cộng đồng ven dòng chánh Mekong ở Lào có lẽ dễ
tổn thương nhất đối với những thay đổi mực nước thình lình do việc phát triển
và điều hành thủy điện.
[Ảnh: Anton
L. Delgado]
Cư dân ở gần vị trí xây cất Luang
Prabang rất thân thiện, mặc dù thận trọng khi nói về việc phát triển.
Ở hạ lưu, bên kia bờ sông của động
Pak Ou nổi tiếng, chủ của một nhà hàng ở ven sông nói ông cảm thấy bất lực khi
đập gần hoàn tất. Khi hoạt động hoàn
toàn, ông chỉ hy vọng du khách sẽ tiếp tục đi thăm vùng và mực nước vẫn có thể
tiên đoán được.
“Việc xây cất đập có thể làm cho
đời sống của người dân rất khó khăn,” Mieng, 53 tuổi sống trong làng Ban Na ở
gần đập, cũng lo ngại về việc tiếp cận với nước cho nông nghiệp, nói.
Một phúc trình kỹ thuật của ủy hội
sông đề nghị thay đổi thiết kế để giảm nhẹ ảnh hưởng của đập.
Văn phòng của ủy hội nói với các
phóng viên qua email rằng “họ biết rằng những thay đổi đã được thực hiện cho
thiết kế ban đầu,” mặc dù chi tiết sửa đổi chưa được công bố.
Mặc dù có phản ứng bất lợi trong
tiến trình của MRC, Thái Lan và Việt Nam liên quan trực tiếp trong việc phát
triển đập.
Điện được sản xuất bởi dự án 1.460
MW ở Luang Prabang sẽ đến Thái Lan và Việt Nam, theo ủy hội sông, liệt kê Tổ
hợp Điện PetroVietnam như nhà phát triển.
Premrudee đã nghiên cứu việc phát
triển thủy điện ở Mekong từ năm 1993, chứng kiến sự bùng nổ đập trong 3 thập
niên vừa qua. Sự khác biệt then chốt mà
bà thấy từ khi bắt đầu chú trọng đến thủy điện là vai trò quá cở ngày càng tăng
của các công ty thành phần tư nhân trong việc phát triển đập.
“Số phận của Mekong và ĐNA nay được
cầm đầu bởi thành phần tư nhân,” Premrudee nói, thêm rằng điều nầy thay đổi ý
tưởng ở phía sau việc phát triển.
“Việc phát triển của chánh phủ được
giả sử cho người dân. Nhưng nếu các tổ
chức thành phần tư nhân nắm quyền, nó có nghĩa có lợi cho công ty, ngoại trừ
người dân.”
Rất hiếm có sự suy sụp phát triển ở
Lào hay trong hầu hết các quốc gia ĐNA, và thay đổi xa hơn ở Luang Prabang hầu
như chắn chắn.
Đập Luang Prang hầu như sẽ ảnh hưởng các cộng đồng
ven sông ở Lào dựa vào sông Mekong để có an ninh lương thực và thu nhập. [Ảnh:
Anton L. Delgado]
Như với nhiều gia đình đã sống
trong thị trấn lịch sử nhiều thế hệ, doanh nghiệp du lịch của Southisak hầu như
sẽ có lợi từ sự phục hồi của thành phần của quốc gia.
Nhưng bà vẫn lo sợ những cái vô
hình của văn hóa Lào có thể bị thiệt hai vì phát triển trong tương lai.
“Mực tiêu kinh tế quốc gia, gồm có
tăng trưởng du lịch và xuất cảng năng lượng từ các dự án siêu thủy điện, sẽ
luôn luôn được ưu tiên hơn truyền thống và văn hóa,” bà nói.
.