(A greater Mekong alliance is necessary for the region to prosper)
Serichon – Bình Yên Đông lược dịch
Thai Enquirer – Octoebr 4, 2021
Việc thành lập AUKUS, một hiệp ước phòng thủ giữa Australia, Anh và Hoa Kỳ, đã tạo những hàng tít trên khắp thế giới trong tháng 9. Sau một thập niên của việc leo thang quân sự của Trung Hoa ở Biển Đông, hiệp ước mới nầy là một hành động dễ thấy nhất của tây phương trong ý định chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Hoa.
Tính nghiêm trọng của hiệp ước được làm rõ bởi cam kết của Hoa Kỳ để chuyển giao khả năng đóng tàu ngầm nguyên tử cho Australia, một hành động khiến Pháp rất bực mình.
Nhưng khi Tây phương thay đổi tư thế và ưu tiên quân sự, nhiều câu hỏi được nêu lên về vai trò và sự mong muốn của một số láng giềng lân cận với Trung Hoa.
Tuyên bố lãnh thổ với đường 9 đoạn lố bịch của Trung Hoa đã gây ra ít nhất 6 cuộc tranh chấp lãnh thổ với 6 quốc gia khác nhau: Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines, Brunei và Việt Nam. Thái Lan, với may mắn hoàn toàn của vị trí địa dư, tránh được quả bom thời gian địa chánh trị nầy. Điều đó không có nghĩa, tuy nhiên, là Thái Lan an toàn với ảnh hưởng và xâm lấn ngày càng tăng của Trung Hoa.
Mặc dù không có tranh chấp lãnh thổ như các quốc gia trong Biển Đông, và không có sự hiện diện của Tây phương, kinh tế của Trung Hoa có thể phô trương đầy đủ trong khu vực Mekong. Trước đại dịch Covid-19, các thành phố như Sihanoukville, Pattaya và Luang Prabang tràn ngập du khách Trung Hoa. Người ta chỉ cần nhìn ảnh hưởng mà quyền lợi và kinh doanh Trung Hoa đối với kinh tế của Cambodia để hiểu làm thế nào siêu cường mới nhất của thế giới vận dụng bắp thịt kinh tế của họ.
Ở Sihanoukville, thí dụ, các nhà hàng Cambodia được thay thế bằng các nhà hàng Trung Hoa để phục vụ du khách Trung Hoa. Trong lúc đó, các dự án chung cư cao tầng được xây bởi các công ty xây cất Trung Hoa, chỉ để bán cho khách hàng Trung Hoa. Ở Lào, Dự án Đường sắt Cao tốc được xây bởi các công ty xây cất Trung Hoa, sử dụng công nhân Trung Hoa, được tài trợ bởi các ngân hàng Trung Hoa. Ở Thái Lan, độc quyền kinh tế của CP và liên hệ cá nhân của Dhanin Chearavanont với quyền thế là một lý do chánh để lo ngại. Không như Biển Đông, các ngân khoản tư và các công ty xây cất được thích hơn tàu đi biển và máy bay phản lực. Nếu đây không phải là một phiên bản của thực dân trong thế kỷ 21st, chắc chắn nó không giống.
Ưu thế của Trung Hoa trong khu vực Mekong được biểu thị tốt nhất qua chánh sách quản lý nước sông Mekong của họ. Với trên 11 đập khổng lồ trên thượng lưu Mekong, ưu tiên của Trung Hoa là đáp ứng nhu cầu điện vô độ của mình, tạo rủi ro cho sinh kế của các cộng đồng sống ven sông ở Việt Nam, Lào, Cambodia, Myanmar và Thái Lan. Dù vậy, các quốc gia ở hạ lưu không thể làm gì để chận đứng việc quản lý sông ích kỷ và khinh suất của Trung Hoa.
Khu vực Mekong không phải không được sử dụng đến mức làm cho áp lực quốc tế và chủ nghĩa đế quốc sôi sục.
Anh, Pháp, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã mất người và tài sản trong khu vực khi tìm kiếm của cải hay quyền lợi. Trung Hoa trong lịch sử cũng chiếm khu vực dưới bá quyền của mình nếu người ta nhìn lại đủ xa trong các sách lịch sử.
Nhưng thế kỷ 20th, có lẽ, đã thay đổi khu vực. Những ngày của các quốc gia lệ thuộc dễ dàng bị khuất phục bởi “các đại cường quốc” đã qua và thay vào đó là các chánh phủ và người dân khác nhau với tham vọng và nhận thức mới tìm thấy của cá tính quốc gia.
Một Liên minh Đông Nam Á mới có thể ngăn chận khu vực, một lần nữa, trở thành một ô khác trong bàn cờ lớn giữa các siêu cường và ý thức hệ cạnh tranh với nhau?
Trên giấy, Mekong có mọi thứ để thịnh vượng. Với một dân số gộp lại là 242 triệu người, một GDP là 800 tỉ USD, lực lượng quân đội tại ngũ 1,4 triệu người và một giới trung lưu ngày càng tăng, khu vực có tất cả các thành phần cần thiết để nuôi dưỡng một nền kinh tế sống động và mạnh mẽ có khả năng tự vệ về quân sự. Tuy nhiên, các khuynh hướng quốc gia, không nói đến các đầu tư lớn lao của Trung Hoa ở Lào và Cambodia, ngăn cản bất cứ hợp tác kinh tế và quân sự thuần túy.
Mỗi quốc gia Mekong có văn hóa và ngôn ngữ khác nhau, nhưng điều đó không phải là lý do để khu vực không hình thành được một liên minh có ý nghĩa. Sau rốt, Pháp, Đức và Spain cũng có văn hóa và ngôn ngữ của họ, nhưng điều đó không ngăn cản họ tham gia vào NATO và EU. Thay vào đó, hận thù vô nghĩa lâu đời đã chận đứng việc hợp tác trên tầm mức quốc tế.
Thay vì ca tụng đa dạng và cùng văn hóa của Mekong, khu vực tự chia rẽ một cách cay đắng theo các câu chuyện tiền thuộc địa và cáo buộc các quốc gia khác có cùng lối thực hành văn hóa là ăn cắp văn hóa. Trường hơp gần đây của dân trên mạng ở Cambodia cáo buộc Lisa Blackpink đã chiếm hữu văn hóa qua video nhạc của cô là một thí dụ.
Những khuynh hướng quốc gia nầy rất độc hại, chia rẽ và làm suy yếu khu vực. Nó tạo nên một sự chia rẽ nhân tạo giữa các cộng đồng Mekong, ngăn cản khu vực thực hiện cái thật sự quan trọng: hợp tác để bảo vệ quyền tự trị của khu vực. Để cho khu vực một cơ hội thịnh vượng, đến lúc để công nhận rằng đe dọa lớn nhất đối với khu vực Mekong đến từ bên ngoài thay vì bên trong.
Mỗi quốc gia Mekong không thể chống lại sức mạnh lục địa và toàn cầu, nhưng nếu hợp lại nó có thể có cơ hội tranh đấu. Nó cần sự can đảm chánh trị lớn lao và quyết tâm chánh trị của lãnh đạo của tất cả các quốc gia để biến nó thành sự thật và cho khu vực một cơ hội để chấm dứt khuynh hướng lịch sử thê thảm nầy. Thái Lan và Việt Nam phải có thêm trách nhiệm lãnh đạo. Điều nầy không phải vì 2 quốc gia vốn “tốt hơn”, nhưng vì cả 2 quốc gia có kinh tế và quân sự sẵn sàng để hỗ trợ các quốc gia khác trong khu vực. Việc kết hợp kinh tế càng mạnh, hợp tác quân sự càng mạnh, khu vực Mekong càng mạnh.
Triều đại của vua Rama II Phra Nangklao Chaoyuhua từ năm 1824 đến 1851 trùng hợp với thời đại thuộc địa Âu Châu ở Mekong. Ông nổi tiếng với câu nói: “การศึกข้างญวนข้างพม่าไม่มีแล้ว จะมีก็แต่ข้างฝรั่งต้องระวังให้ดี อย่าให้เสียทีแก่เขาได้ การงานสิ่งใดของเขาที่คิดควรจะเรียนเอาไว้ ก็ให้เอาอย่างเขา แต่อย่านับถือเลื่อมใสไปเสียทีเดียว” (Không có thêm chiến trường với nhà Nguyễn [Việt Nam] và nhà Bama [Burmese]. Ngày nay chỉ có những người “Ngoại quốc”, mà chúng ta phải vô cùng cẩn thận và không để họ trội hơn. Chúng ta phải học từ cái họ làm tốt, nhưng không ca tụng hay tôn sùng họ.)
170 năm sau, các lực lượng ngoại quốc vẫn đang đe dọa quyền tự trị của khu vực.
No comments:
Post a Comment