Monday, October 11, 2021

ẢNH HƯỞNG ÂM THẦM CỦA ĐẬP MEKONG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG HOANG DÃ Ở MIỀN BẮC THÁI LAN

 

(Untold impact on northern Thailand’s wildlife from Mekong dams)

Tyler Rodney and Piyaporn Wongruang – Bình Yên Đông lược dịch

The Third Pole – October 1, 2021

Đời sống hoang dã ở rừng và sông ở miền bắc Thái Lan, kể cả ráy cá Eurasian sắp tuyệt chủng, có thể bị xáo trộn bởi nhiều đập trên Mekong. [Ảnh: Alamy]

Ráy cá, cá và chim dọc theo sông Ing và Ruak đối mặt với đe dọa từ các đập thủy điện trên Mekong, nhưng ảnh hưởng thật sự đối với sinh thái của các phụ lưu của Mekong nầy thì chưa được biết.

Khoảng 1 năm trước, Nhóm Bảo tồn Rừng Ngập nước Boon Rueang bắt đầu khảo sát đời sống hoang dã trong 483 hectares rừng cộng đồng ở miền bắc Thái Lan.  “Chúng tôi ghi nhận một số con báo, ráy cá và các thú vật khác,” Songpol Chanruang, trưởng nhóm, nói.

Mặc dù chỉ dài 130 km, sông Ing đổ vào đất ngập nước Boon Rueang là nơi cư trú quan trọng thứ 2nd của ráy cá Eurasia ở Thái Lan, theo Hội Sông Sống động, một NGO khuyến khích bảo tồn dựa trên cộng đồng trong lưu vực Mekong.  Ráy cá Eurasia – một chủng loại được liệt kê bị đe dọa trên toàn cầu bởi Liên hiệp Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (International Union for Conservation of Nature) – được tìm thấy ở ít nhất 10 địa điểm dọc theo bờ sông ở hạ lưu sông Ing.

Sông Ing là một phụ lưu của Mekong.  Nơi sông Ing và các phụ lưu như thế chảy vào Mekong ở miền bắc Thái Lan bị kẹp giữa một số lớn đập.  Có 11 đập thủy điện ở thượng lưu Mekong trong lãnh thổ của Trung Hoa – được gọi là Lancang – và thêm 11 đập nữa trong giai đoạn quy hoạch và hoàn tất trên hạ lưu Mekong ở Lào và Cambodia, hầu hết với một số đầu tư của Trung Hoa trong việc phát triển hay xây cất.  Ảnh hưởng của các đập ở thượng lưu đối với sinh thái của các phụ lưu ở hạ lưu phần lớn chưa được biết.

Các đập chánh dọc theo sông Mekong, gồm các đập đang xây cất hay đang quy hoạch. 

[Ảnh: Tht Third Pole]

 

“Chu kỳ theo mùa đã thay đổi từ nhiều năm, và điều nầy được ghi nhận sau khi đập được xây cất… nhất là trong 10 năm vừa qua,” Chanruang nói.  “Mekong không tràn vào sông Ing, hay nếu có, nó không kéo dài một vài tháng, mà chỉ vài tuần hay vài ngày.”

“Chúng tôi chỉ hy vọng [ráy cá] có thể thích ứng với môi trường thay đổi bằng cách dùng bản năng hoang dã của chúng để tìm một nơi an toàn để sinh sản và lớn lên,” Chanruang nói, nhấn mạnh đến sự cần thiết để nghiên cứu thêm và sự tham gia của quần chúng.

Thay đổi lũ lụt Mekong

Lũ lụt Mekong trong mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, làm đầy sông Ing và các phụ lưu khác.  Điều nầy làm ngập rừng ngập nước ở miền bắc Thái Lan.

Ngập lụt tự nhiên của Mekong cung cấp vùng nầy của Thái Lan với nước, cá, và chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ đất ngập nước và rừng của sông Ing.  Ao cá nó tạo nên duy trì đời sống hoang dã, chẳng hạn như ráy cá, và cộng đồng ở hạ lưu.

Nhưng trong thập niên qua, nhiều dự án đập trên dòng chánh Mekong đã gây ra tiến trình lũ lụt dữ dội và nhanh chóng không tự nhiên.

“Nước bây giờ lên xuống một cách nhanh chóng, nhưng không kéo dài trong rừng như trước,” Chanruang nói, để mô tả nước lũ theo mùa của sông Ing.  “Rõ ràng [mực nước] đã giảm đáng kể trong mùa mưa trong vài năm qua.  Màu của nó cũng thay đổi, từ đục sang trong.”

“Có khoảng 26 rừng ngập nước còn lại ở hạ lưu sông Ing được cộng đồng địa phương quản lý,” Teerapong Pomun của Hiệp hội Sông Sống động nói, thêm rằng ảnh hưởng của mực nước không tự nhiên nầy đối với người địa phương gồm có thay đổi số lượng cá, lợi tức giảm và sạt lở bờ sông.

Mặc dù có ít dữ kiện về tính đa dạng của sông Ing, Phúc trình về Tình trạng Lưu vực 2018 của Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) cho thấy sự sụt giảm trong số cá đánh được dọc theo sông.  Trong tỉnh Luang Prabang lân cận ở Lào, số cá đánh được bằng lưới bén giảm 17% từ năm 2008 đến 2013.

Thêm đập, thêm xáo trộn hệ sinh thái dọc theo Mekong

Thêm nhiều đập được dự trù hay đang được xây cất.  Đập thủy điện trên dòng chánh được đề nghị ở Pak Beng, một dự án do China Datang Corporation và chánh phủ Lào tài trợ, sẽ được xây cách của sông Ing 80 km.  Việc xây cất sơ khởi cho đập Luang Prabang, dự án thủy điện trên dòng chánh Mekong xa hơn một chút, đã bắt đầu ở Lào.

“Bất cứ thay đổi [thêm] nào đối với sông Mekong chắc chắn sẽ ảnh hưởng các phụ lưu và đất ngập nước ở cạnh nó,” Pianporn Deetes, giám đốc liên lạc Đông Nam Á của NGO International Rivers (Sông ngòi Quốc tế), nói.  Cô nói thêm rằng Mekong là một hệ thống phức tạp trong đó các hệ sinh thái khác biệt được nối với nhau.  Khi sông bị ngăn đập ở thượng lưu, toàn thể hệ sinh thái bị cắt ra và xáo trộn.”

Mặc dù hầu hết mùa mưa 2021 cho đến nay, mực nước ở hạ lưu Mekong đã thay đổi lớn lao, do sự kết hợp của mưa ít và việc điều hành thủy điện của Trung Hoa ở thượng lưu.  Từ tháng 7, có hàng chục thủy đỉnh (hydropeaking) và có lúc tụt giảm trên 50 cm, theo dữ kiện của Theo dõi Đập Mekong, một diễn đàn công khai trên mạng đo đạc các vấn đề khí hậu bằng ảnh vệ tinh, phân tích GIS và viễn thám.

Thêm nhiều đập được quy hoạch hay xây cất gần đất ngập nước ở miền bắc Thái Lan. 

[Ảnh: Tht Third Pole]

 

“Mực nước và lưu lượng phải cao [hiện nay] đến 6-7 m, nhưng chúng tôi chỉ thấy một vài m trong mùa mưa nầy,” Deetes nói.  Cô nói thêm rằng dân làng ở Boon Rueang đã tranh đấu để bảo vệ rừng của họ.  “Họ đã bảo tồn nó, tạo nên các khu bảo tồn và tương tự, nhưng cứu xét tầm mức của vấn đề, điều nầy không thấm vào đâu.”

Mực nước thấp trong sông Ruak ảnh hưởng đời sống hoang dã trên biên giới Thái Lan

Ngoài sông Ing và Boon Rueang, sông Ruak uốn khúc qua các đồng cỏ và vùng canh tác bằng phẳng, tạo thành biên giới giữa Thái Lan, Myanmar cho đến nơi Ruak gặp sông Mekong, và Lào, nơi được gọi là “Tam giác Vàng.”

Năm nay, khi Thái Lan đi vào giữa mùa mưa, nhiều tổ chức và chuyên viên nói việc điều hành thủy điện ở thượng lưu trên Mekong làm cho mực nước trong sông Ruak xuống thấp, với các cồn cát thường được thấy trong mùa khô xuất hiện trong tháng 7 – một điều báo trước cho mực nước không thể đoán trước trong mùa mưa 2021. (Các chuyên viên của Trung Hoa tranh cãi sự liên kết nầy.)

 

Hình chụp sông Ruak ngày 15 tháng 7 năm 2021.  Cồn cát thường được thấy trong mùa khô được quan sát ở đây, trong mùa mưa.  Thay đổi không tự nhiên của mực nước có hậu quả lớn lao cho đời sống hoang dã trong sông ở Thái Lan.

[Ảnh: John Roberts]

 

Chỉ 500 m về phía bắc nơi sông Ruak gặp sông Mekong là đồng cỏ của Hội Voi Á Châu Tam giác Vàng (Golden Triangle Asian Elephant Foundation (GTAEF)), chăm sóc cho khoảng 20 con voi được cứu.

“Ảnh hưởng sinh thái lớn nhất chúng tôi có [từ khi các đập lớn hoạt động] là mất nơi sinh sống và đẻ trứng của cá và các loại thủy cầm khác mất [nơi] cư trú, được bảo vệ tránh thú săn và thợ săn, một nơi để nuôi con hay để lớn,” John Roberts của GTAEF nói.  Roberts nói rằng trong 10 năm ông ở Thái Lan (203-2013), sông bị ngập được đoán trước từ tháng 6 đến tháng 10 nên hội dự trù việc quản lý voi chung quanh ngập lụt, nhưng điều nầy không còn nữa.

Vùng phì nhiêu nơi Ruak gặp Mekong thường là nơi cư trú của các loại chim chẳng hạn như chim én cổ xám, một loại chim én làm tổ ở bờ sông và nay rất hiếm thấy ở trong vùng.  Nhiều loại chim, chẳng hạn như chim choi choi (small pratincole), đẻ trứng trên các cồn cát dọc theo Mekong và các phụ lưu, và nay đang đối mặt với việc mất ổ vì ngập lụt không tự nhiên.

Đe dọa đối với đời sống hoang dã trong vùng nầy của Thái Lan vì những thay đổi của sông, Roberts nói, là các đồng cỏ “trên dưới tất cả các phụ lưu ở địa phương đã bị phá để đơn canh nông nghiệp, phần lớn là bắp, không thể đứng vững trước đây vì ngập lụt hàng năm…  Sự cân bằng của hệ sinh thái sẽ chuyển dịch và hỗ trợ các chủng loại khác.”

Cần hợp tác xuyên biên giới để bảo tồn

Vì đại dịch Covid-19 và bất ổn ở Myanmar theo sau cuộc đảo chánh quân sự, hợp tác xuyên biên giới về các vấn đề bảo tồn đã trở nên khó khăn hơn trong những năm gần đây.  Cơ quan chánh để cai quản xuyên biên giới nguồn nước Mekong là MRC, nhưng nó thuần túy tham vấn và không thể ngăn cản việc xây cất các dự án hạ tầng cơ sở mới.

“Nó vẫn hoàn toàn dựa vào các nhà đầu tư và phát triển [đập] để đối phó với vấn đề và giải quyết nó,” Deetes nói.  “Họ cần phải hiểu bản chất của sông, hệ thống của nó, và ảnh hưởng họ có thể gây ra.”

Sau nhiều năm vận động và thương thào xuyên biên giới, những phát triển gần đây đã đưa đến việc chia sẻ dữ kiện chính xác và gần tức thời của các trạm thủy học trên Mekong.  Qua khuôn khổ Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)), Trung Hoa đã hợp tác chặt chẽ hơn với MRC về mực nước.  Tuy nhiên, ảnh hưởng trên các phụ lưu của nhịp lũ không tự nhiên ít được biết hơn là dòng chánh.  Những đập lớn nhất trên dòng chánh Mekong ở Trung Hoa, và mặc dù mực nước được báo cáo qua LMC, Trung Hoa chia sẻ lẻ tẻ dữ kiện điều hành đập với các quốc gia ở hạ lưu.

“Sự kiện là các đập ở xa, nhưng ảnh hưởng của chúng ở đây và có thật,” Chanruang nói.  “Chúng tôi luôn luôn lo ngại về chúng nhưng chúng tôi chưa bao giờ đến đó và đối phó trực tiếp với chúng.”

.

No comments:

Post a Comment