(Mekong River's water level dangerously shallow due to lasting drought)
DPA – Bình Yên Đông
lược dịch
The Star – 10 October 2020
Vel nói nước sông thường tràn vào các
hồ ao để cá sinh sản, nhưng nay, điều đó không thể xảy ra. [Ảnh: DPA]
Ho San đứng cạnh chiếc thuyền gỗ dùng làm nhà và chỉ vào bờ sông lộ ra chung quanh Chroy Changvar, một bán đảo nơi sông Mekong và Tonle Sap tiếp giáp ở Phnom Penh.
“Anh có thể nhìn thấy bùn nơi mực nước thường dâng lên,” ngư
dân người Cambodia nói với DPA. “Chúng
tôi chưa từng thấy nước thấp như thế.
Khi nước như thế, chúng tôi đói.”
Sông Mekong dài 4.350 km, chảy qua Trung Hoa, Myanmar, Thái
Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam, và hỗ trợ cuộc sống cho khoảng 60 triệu người,
đang gặp khủng hoảng.
Một trận hạn hán nặng nề ở nhiều nơi đã kéo dài đến năm thứ
hai, khiến cho mực nước xuống thấp kỷ lục.
Do ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết El Nino, lượng mưa trong lưu vực sông Mekong giảm rõ rệt. Từ tháng 1 đến tháng 7, nó chỉ nhận được 397 mm nước mưa – 36% ít hơn 2019 và 62% ít hơn 2018.
Một ngư dân đang sửa thuyền.
Nó thấp hơn 45% lượng mưa trung bình từ năm 2008 đến 2017.
Cùng lúc, các chuyên viên nói các đập thủy điện ở thượng lưu Trung
Hoa cũng gây nguy hại cho sinh thái sông, kể cả nhịp lũ mưa mùa rất quan trọng
đối với thủy sản và nông nghiệp trong khu vực.
Hơn nữa, việc khai thác cát làm sạt lở bờ sông và gián đoạn phù sa.
“Khi anh đến điểm tới hạn thì đã quá trễ để quay lại,” Goichot
nói. “Sông sẽ tái thích ứng, nhưng nó sẽ
là một dòng sông khác, và toàn thể sự liên hệ với dòng sông sẽ phải thay đổi và
điều đó có thể làm cho những người dễ tổn thương nhất phải trả giá cao.”
Thuyền đánh cá neo ở Chroy Changvar, một bán đảo nơi sông Mekong và Tonle Sap tiếp giáp ở Phnom Penh.
Một tiếng chuông báo động cho tình trạng nguy hiểm của sông là
Tonle Sap. Được ví như là “nhà máy cá”
chánh của Mekong, hồ nội địa của Cambodia phong phú nhất khu vực.
Trong mùa mưa, hồ thường phình ra khi sông Tonle Sap đảo ngược
dòng chảy - vì nước sông Mekong dâng cao – rồi làm ngập lưu vực của hồ và các
đồng lụt và rừng rậm ở chung quanh.
Tuy nhiên, vì dòng chảy của sông Mekong yếu, đảo ngược dòng chảy
trong năm nay – cũng như năm ngoái – không xảy ra cho đến đầu tháng 8, nhiều
tháng trễ hơn bình thường. Mực nước của
nó hiện nay thấp nhất trong lịch sử đo đạc, theo Ủy hội Sông Mekong (Mekong
River Commission (MRC)).
Những người dựa vào mùa nước lên đang chật vật. Salas Vel, một người cao niên ở cộng đồng đánh cá Chroy Changvar, nói số cá đánh được giảm trên ½. Ít hy vọng ở tương lai, ông nói.
Ngư dân Ho San cùng vợ trên thuyền.
“Bình thường, nước tràn vào hồ ao để cá có thể sinh sản,
nhưng điều đó không thể xảy ra hiện nay, và cá ở trong sông không đủ lớn,” Vel
nói.
Ngư dân có đủ tiền mua tuk tuk trong khi những người khác tìm
việc xây cất. Những người không có vốn
“phải chịu,” ông nói.
Mực nước thấp càng thêm tồi tệ vì hậu quả kinh tế của đại
dịch.
Dân làng như Kheng Kimma, cho thuê phòng trọ ở Kampong Phluk,
ngoại ô Siem Reap, dựa vào du khách thăm viếng rừng ngập nước ở chung quanh
cộng đồng.
“Nay hồ rất cạn. Chúng
tôi phải dùng thuyền nhỏ ở vài nơi,” Kimma nói, không có ai mướn phòng kể từ
đầu năm nay.
Trẻ con trong cộng đồng đánh cá
chơi đùa bên các thuyền.
Bà thường tiếp từ 4 đến 15 khách hàng. “Nay, tôi không có ai.”
Trong tháng 8, MRC đề nghị các quốc gia hạ lưu yêu cầu Trung Hoa
xả thêm nước từ các hồ chứa của họ.
Beijing đối mặt với xoi mói kể từ khi một phúc trình kết luận rằng
các đập của họ giữ lại “nhiều nước hơn bao giờ” trong năm 2019, mặc dù có lượng
mưa trên trung bình.
Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ trong khu vực nắm lấy cơ hội, biến
Mekong thành một mặt trận kình địch khác giữa Washington và Trung Hoa, nhưng
nghiên cứu của họ kết luận rằng các đập giúp giảm nhẹ tình trạng hạn hán ở hạ
lưu.
Thủ tướng Trung Hoa Li Keqiang (Lý Khắc Cường) cam kết chia sẻ
thêm dữ kiện quản lý nước với các quốc gia ở hạ lưu.
Trong một bài viết ngắn, nhà phân tích khu vực Carl Thayer nói
thành tích của Trung Hoa cho thấy họ hầu như không minh bạch đầy đủ, nhất là
nếu “dữ kiện cho thấy các quốc gia ở hạ lưu bất lợi.”
Nhà phân tích Đông Nam Á của Trung tâm Stimson, Courtney Weatherby, nói việc quản lý đập ở Trung Hoa dành ưu tiên cho việc sản xuất thủy điện và ngừa lụt, thì “hợp lý” trong khung cảnh của Trung Hoa để tránh thiệt hại lũ lụt nhưng bỏ qua hình ảnh lớn hơn.
Lợi ích của nhịp lũ hàng năm đối với nông nghiệp, thủy sản và hệ
sinh thái ở hạ lưu, chẳng hạn như Tonle Sap ở Cambodia và Đồng bằng sông Cửu
Long ở Việt Nam thì có “mức độ cao hơn” thiệt hại, cô nói.
“Nếu chúng ta thấy những thay đổi đáng kể đối với nhịp lũ và mưa
do thay đổi khí hậu và hạ tầng cơ sở ở thượng lưu làm cho trầm trọng thêm, đó
là mối quan tâm cho việc sản xuất lúa, đó là mối quan tâm cho cuộc sống,” cô
nói.
Goichot của WWF [World Wildlife Fund (Quỹ Đời sống Hoang dã Thế
giới)] nói có giải pháp, nhưng chúng đòi hỏi hành động từ các chánh phủ và các
tổ chức liên chánh phủ.
“Chúng ta đang ở trong khủng hoảng nặng nề và ngay bây giờ, không
phải sang năm, chúng ta cần hành động và có kế hoạch đúng.”
No comments:
Post a Comment