Monday, October 19, 2020

CON RỒNG DÙNG NƯỚC LÀM VŨ KHÍ CHIẾN LƯỢC ĐỂ KIỂM SOÁT CÁC QUỐC GIA DUYÊN HÀ Ở HẠ LƯU

 (Dragon uses water as a strategic weapon to control lower riparian states)

 SD Pradhan – Bình Yên Đông lược dịch

The Times of India – October 4, 2020

 


Trong khi việc sở đắc khí tài quân sự của Trung Hoa được thế giới chú ý, việc sở hữu sức mạnh to lớn để kiểm soát dòng chảy của các sông đến các nước láng giềng không được chú ý cho đến thời gian gần đây.  Con Rồng đang sử dụng tất cả các đặc tính địa chánh trị trong chánh sách bành trướng của mình bằng cách tạo ra những thay đổi nhân tạo có lợi cho họ.  Họ thiết lập các đảo nhân tạo và biến chúng thành các pháo đài quân sự.  Đối với Con Rồng, nước là một vũ khí chiến lược để kiểm soát các quốc gia duyên hà ở hạ lưu và khí cụ then chốt cho trò chơi bá quyền của mình.  Điều nầy hiện rõ qua việc xây một số đập và đê để kiểm soát dòng chảy của các sông Indus, Bramaputra và Mekong.  Nó được dùng cho 2 mục đích – thứ nhất, để củng cố tư thế trong các con đường của Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initative (BRI)) và thứ hai, để dùng làm vũ khí kiểm soát chánh sách của các quốc gia duyên hà ở hạ lưu.

Sau khi xâm chiếm Tây Tạng, Trung Hoa sở hữu nguồn của các dòng sông chảy qua 18 quốc gia.  Trung Hoa nhận thức được điều nầy, bắt đầu xây đập để có sức mạnh kiểm soát dòng chảy và nước được xả xuống các quốc gia duyên hà ở hạ lưu.  Một phúc trình năm 2016 cho biết Trung Hoa đã xây đến 87.000 [?] đập.  Chúng có thể bao gồm hồ chứa và đê.  Với các đập và đê nầy, Trung Hoa có thể gây lũ lụt bằng cách xả nước bất thình lình hay gây hạn hán bằng cách chận nước.  Nó có thể hủy hoại hệ sinh thái của sông và làm gián đoạn cuộc sống bình thường của nhân loại.  Thật vậy, một sức mạnh khổng lồ để kiểm soát các quốc gia duyên hà ở hạ lưu.

Việc xây cất đập Diamer-Bhasha và Buji ở Gilgit-Balistan, một vùng thuộc Ấn Độ, nhằm củng cố ảnh hưởng trong khu vực CPEC [China-Pakistan Economic Corridor (Hành lang Kinh tế Trung Hoa-Pakistan)].  Hai đập khổng lồ nầy là một phần của BRI để nâng cao dấu ấn kinh tế và địa chánh trị của Trung Hoa trong nhiều quốc gia.  Bối cảnh chánh trị của việc xây đập rất quan trọng.  Mặc dù người dân ở đó bắt đầu một phong trào chống lại Pakistan, họ nhận mệnh lệnh của Trung Hoa để sát nhập lãnh thổ vào một tỉnh của Trung Hoa.  Một phần của Gilgit-Balistan đã được Trung Hoa giành được qua một thỏa thuận bất hợp pháp với Pakistan trong năm 1963.

Kế hoạch của Trung Hoa để xây 4 đập trên sông Bramaputra sẽ ảnh hưởng dòng chảy và có thể biến nó thành sông theo mùa.  Đập Zangmu hoàn tất vào năm 2010.  Thêm 3 đập nữa ở Dagu, Jiacha và Jeixu trong các giai đoạn để hoàn tất.  Đập Three Gorges (Tam Hiệp) được xây để chuyển nước đến Xinjiang và Gansu.  Ấn Độ đã nhận được các phúc trình về một vài đập trên Bramaputra và đã than phiền với Trung Hoa về vấn đề nầy trong năm 2013.  Trong thời kỳ hậu-Dokalam, Trung Hoa từ chối chia sẻ dữ kiện thủy học với Ấn Độ trong khi họ chia sẻ với Bangladesh, quốc gia duyên hà ở dưới cùng.  Kết quả là lũ lụt đã tàn phá rộng lớn ở Assam vì Ấn Độ không kịp chuẩn bị.  Trong Thung lũng Galwan, PLA [People’s Liberation Army (Quân đội Giải phóng Nhân dân của Trung Hoa)] tìm cách ngăn dòng chảy vào Ấn Độ.  Điều nầy cho thấy chánh sách đóng mở nước của Trung Hoa được dùng để cưỡng bức và “trừng phạt”.

Chánh sách nầy đang gây lo ngại cho các quốc gia duyên hà ở hạ lưu sông Mekong ở Đông Nam Á (ĐNA).  Sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng và chảy qua Trung Hoa, Myanmar, Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam.  Nó mang phù sa quý giá, làm nên hạ lưu vực Mekong mầu mỡ và chén cơm của ĐNA.  Sông cung cấp cuộc sống cho khoảng 60 triệu người ở hạ lưu vực.

Trung Hoa đã xây 11 đập khổng lồ trên sông Mekong.  Cũng có một số đê.  Năm ngoái, sông Mekong bắt đầu khô cạn.  Điều nầy gây thiệt hại lớn lao cho các quốc gia duyên hà ở hạ lưu.  Thái Lan trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 40 năm.  Sản lượng đường của Thái Lan xuống thấp nhất trong 1 thập niên.  Ruộng lúa ở Việt Nam bị thiệt hại vì sông thiếu nước.  Tuy nhiên, ảnh vệ tinh cho thấy âm mưu của Trung Hoa.  Trung Hoa đã dùng các đập và đê để ngăn nước chảy xuống hạ lưu.  Có rất nhiều nước ở nguồn sông Mekong và các hồ chứa đầy nước.  Một đập khác trên Mekong, đập Nuozhadu (Nọa Trát Độ) không có nước trong tháng 5 năm 2019, nhưng đến tháng 4 năm nay, hồ đầy nước.

Chủ yếu, nó trùng hợp với tình trạng chiến tranh của Trung Hoa ở SCS [South China Sea (Biển Đông)].  Việt Nam, nước lên tiếng mạnh mẽ và ồn ào để phản đối đường 9 đoạn của Trung Hoa, là nạn nhân chánh của việc gây hấn của Trung Hoa.  Việt Nam tiếp nhận Chủ tịch ASEAN [Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các Quốc gia ĐNA)] và thành viên của UNSC [United Nations Security Council (Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc)] đã tăng cường ảnh hưởng của họ trên trường ngoại giao trong khu vực và quốc tế.  Nước nầy cũng xích lại gần với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ đang thúc đẩy việc thực hiện Quy định PCA [Positive Control Airspace (Vùng Nhận dạng Phòng không)].  Thái Lan có vẻ chú ý đến tầm nhìn Ấn Độ-Thái Bình Dương.  Qua sức mạnh nầy, Trung Hoa đã gây thiệt hại đáng kể cho Việt Nam và Thái Lan.  Đó là hành động ngăn chận dòng chảy sông của Trung Hoa là cố ý và có tính toán.  Họ dùng nó như một khí cụ then chốt của chánh sách bành trướng và buộc đối thủ phải quy hàng.

Tại hội thảo “Sinh viên cho Tây Tạng Tự do (Students for a Free Tibet)” với chủ đề “Sông của Tây Tạng, Mạch sống của Á Châu (Tibet’s Rivers, Asia’s Lifeline)” bắt đầu trong tháng 3 năm 2015 do “Sinh viên cho Tây Tạng-Ấn Độ Tự do” tổ chức, các chuyên viên và nhà hoạt động nói rằng bằng cách ngăn chận hay xả nước, các đập của Trung Hoa ở Tây Tạng đã có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến 2 tỉ người Á Châu dựa vào các sông đó.

Một số chuyên viên đánh giá rằng các hành động cưỡng bức nước của Trung Hoa nhằm mục đích gây chia rẽ các quốc gia ASEAN bằng cách để cho Trung Hoa nhúng tay vào các quốc gia ven biển ở SCS.  Theo họ, Trung Hoa là quốc gia duy nhất vận dụng dòng chảy của sông ngoài mục đích phát triển kinh tế; chơi trò chánh trị với khả năng kiểm soát nước.  Không ai không đồng ý với đánh giá của họ.

Họ nói rằng thế kỷ 21st sẽ chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh về nước.  Trung Hoa quả thật đã khởi động.  Điều nầy đòi hỏi một quyền hạn quốc tế phải được bảo đảm để các quốc gia duyên hà ở hạ lưu được chia sẻ công bằng và các quốc gia ở thượng lưu không lạm dụng sự kiểm soát nguồn nước.  Các quốc gia ở thượng lưu phải hành xử một cách có trách nhiệm.  Cũng nên lưu ý rằng Ấn Độ tôn trọng các điều khoản của Hiệp ước Nước Indus với Pakistan và chưa bao giờ giảm dòng chảy mặc dù Pakistan tiếp tục dùng khủng bố để chống lại Ấn Độ.

No comments:

Post a Comment