Theo Sound Of Hope
Châu Yến biên dịch
8/8/2020
Ngày 8 tháng 8 năm
1975, một trong những thảm họa kỹ thuật kinh hoàng nhất lịch sử thế giới xảy ra
tại Trung Quốc đại lục do ĐCSTQ nắm quyền. Đó chính là sự kiện vỡ đập chứa nước
Bản Kiều có hơn 230.000 người bị thiệt mạng, hơn 10 triệu người mất đi ruộng vườn,
nhà cửa. Sự cố này được chương trình “Discovery” của Mỹ xếp vào vị trí số 1
trong Top 10 thảm họa do lỗi kỹ thuật của con người gây ra trong lịch sử thế giới
(1), xếp trước cả thảm họa hạt nhân Chernobyl của Liên Xô.
Bão nhiệt đới, vỡ đập
chứa nước Bản Kiều
Hồ
chứa nước Bản Kiều và hồ chứa nước Thạch Mạn Than nằm trên nhánh sông Hoài Hà,
là một trong những công trình chính dùng để quản trị lũ ở Hoài Hà của ĐCSTQ.
Năm 1950 Ủy ban trung ương quản lý Hoài Hà của ĐCSTQ được thành lập, năm 1951
Mao Trạch Đông đề chữ “nhất định phải trị tốt Hoài Hà”, sau đó bắt đầu xây dựng
một chuỗi các hồ chứa nước trên lưu vực Hoài Hà. Hồ chứa nước Bản Kiều tại thị
trấn Bản Kiều thành phố Trú Mã Điếm tỉnh Hà Nam là một trong công trình lớn
trong số đó, được xem là “con đập sắt”. Nó nằm dưới chân núi Bạch Vân tại thượng
nguồn sông Nhữ thuộc một nhánh sông của Hoài Hà.
Được tiến hành và thi công với
sự hỗ trợ của chuyên gia đến từ Liên Xô cũ, thi công vào tháng 4/1951, đến
tháng 6/1953 thì hoàn tất. Tuy nhiên trong lúc sử dụng thì phát hiện trên thân ống
của các ống nước có vết nứt và hướng ngang và dọc của đập đất bị nứt. Vì vậy từ
tháng 2 đến tháng 12 năm 1956, người ta đã tiến hành xây mở rộng theo cái gọi
là “thiết kế trăm năm mới bị lũ một lần, ngàn năm mới kiểm tra nước lũ một lần”,
phô trương chức năng giữ nước và phòng chống lũ.
Ngày
6/8/1975 xảy ra bão nhiệt đới, đập chứa nước Bản Kiều bị vỡ trong nước lũ do
mưa bão liên tiếp trong ba ngày gây ra. Hồ chứa nước Bản Kiều bị vỡ, rạng
sáng ngày 8/8 nước tràn ra khỏi đập, nước lao lên trên rồi trút xuống dưới, nước
tràn vào xã Văn Thành đầu tiên, người dân ở đây hầu như chết sạch. Sau một giờ
đồng hồ, nước lũ tràn ra đến huyện thành Toại Bình cách đó 45km, mặt nước lũ rộng
10km. Người dân ở đây không nhận được bất cứ cảnh báo nào về vỡ đập hay và nước
lũ, rất nhiều người bị chết oan trong lúc đang ngủ, cũng có người bị nước lũ nuốt
chửng trong lúc đang vội vàng tháo chạy. Tiếp theo đó, hồ chứa nước Thạch Mạn
Than cũng bị vỡ đập, chỉ trong vài giờ ngắn ngủi hai hồ chứa nước trung bình
Trúc Câu, Điền Cương và 58 hồ chứa nước nhỏ liên tục vỡ đập vỡ đê. Nhiều hồ chứa
nước ở trung hạ du Hoài Hà bị nổ tung, cư dân không nhận được bất cứ thông báo
gì, căn bản không kịp bỏ chạy, chết chìm trong nước lũ.
Những
hồ chứa nước này bị vỡ khiến cho bảy tỉnh thành gồm có Toại Bình, Tây Bình, Nhữ
Nam, Bình Hưng, Tân Thái, Tháp Hà, Lâm Tuyền bị ngập sâu nhiều mét, tổng cộng
29 thị trấn có 12 triệu người bị thiệt hại. Nước lũ phá hủy hơn 6,8 triệu ngôi
nhà, phá hủy hơn 100km tuyến đường sắt Bắc Kinh – Quảng Châu, tuyến đường sắt Bắc
Kinh- Quảng Châu bị gián đọan 18 ngày, ảnh hưởng việc lưu thông bình thường 80
ngày, kinh tế bị thiệt hại trực tiếp khoảng 10 tỷ Nhân dân tệ.(2)
Cấp trên không phản hồi,
bỏ lỡ thời cơ cứu người
Trước
khi hồ chứa nước Bản Kiều bị vỡ đập, Cục quản lý hồ chứa nước đã gửi đi điện
báo khẩn cấp, phản ánh kịp thời tình hình và xin chỉ thị xử lý, nhưng điện báo
thứ nhất, điện báo thứ hai dường như đều như bị chìm xuống đáy biển, không có hồi
âm. Cục quản lý không nhận được chỉ thị của cấp trên, không dám thực thi bất cứ
biện pháp cấp cứu nào cả. Đợi khi phát tin điện báo thứ ba cho cấp trên, hồ chứa
nước đã bắt đầu vỡ, đành phải tự xử lý cho mở cửa khẩn cấp, nhưng trong số 17 cửa
nhiều năm không được kiểm tra bảo trì chỉ có 5 cửa hoạt động được. Lúc này, cấp
trên mới ra lệnh cho nổ đê xả lũ, để làm giảm sức phá hủy của nước lũ gây vỡ đập,
tất cả đã quá muộn, không thể cứu vãn được nữa.
Theo
như báo cáo trong điện báo khẩn cấp do Ủy ban địa phương Trú Mã Điếm gửi lên cấp
trên vào lúc 8 giờ ngày 9 tháng 8 năm 1975 nói: “Hồ chứa nước Bản Kiều vỡ đập
vào lúc 00 giờ 40 phút ngày 8, huyện thành Toại Bình bị nhấn chìm, rất nhiều
người thiệt mạng. Vì mưa lũ nên tạo thành thiên tai nghiêm trọng, hơn 3 triệu
người bị nước lũ bao vây, có một số bị kẹt ở trên nóc nhà, trên cành cây đã hai
ba ngày rồi, vô cùng khẩn cấp!”.
Đến
ngày 21 tháng 8, vẫn còn 370.000 người bị ngâm mình trong nước lũ. Trong công
văn số 75(30) của Ủy ban cách mạng huyện Toại Bình liên quan đến thông báo về
phòng bệnh chữa bệnh ở tuyến đầu có tiết lộ một số tình hình lũ lụt: “Sau khi hết
lũ môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, sức đề kháng của người dân bị suy giảm,
các bệnh truyền nhiễm như viêm não Nhật Bản, cảm cúm, sốt rét ngày càng tăng”.
Máy
bay thả thực phẩm cứu trợ xuống thì có hơn một nửa bị rơi xuống nước, rất nhiều
người dân đói khát không chịu được phải ăn đồ ăn bị ngâm trong nước bẩn, xác chết
động vật, kết quả trúng độc, nhiễm bệnh. Thiếu thốn thuốc men, xác chết ở khắp
nơi, nhiều đến không thể nào chôn được nữa. Lúc đó, có khoảng hơn 100.000
xác chết được vớt từ dưới nước lên, sau đó số người chết do thiếu lương thực, bị
nhiễm trùng, bị nhiễm bệnh có hơn 130.000 người.
Hôm
đó, ĐCSTQ không có bất cứ báo cáo thời sự nào, hơn nữa còn che đậy vụ thảm họa
do con người gây ra này trong suốt 20 năm. Trong cuốn “Ký ức hoang sơ” của Hạng
Tiểu Mễ, một nhân viên y tế tham gia cứu trợ có một đoạn miêu tả khiến người ta
có thể phần được tình cảnh tồi tệ của dịch bệnh lúc đó:
“Rất nhiều người dân gặp nạn cần được cứu chữa,
những người chết trong trận lũ lụt thì đã chết rồi, những người còn sống sót phần
lớn đều bị thương ngoài da, vết thương do va đập, do chen lấn xô đẩy, do cào xước
cũng có. Vì trời nóng, phần lớn các vết thương đã bắt đầu bị viêm và thối rữa,
có một số vết thương rất nghiêm trọng, mà bệnh viện thì quá ít, vốn dĩ không thể
chứa hết nhiều người bị thương như vậy, những công việc còn lại tất nhiên đều
là của chúng tôi hết. Hầu như ngày nào cũng có người chết, ngoài các vết thương
ngoài da. Vì sau trận lũ người dân không có nơi trú ngụ, cộng thêm xác chết ở
khắp nơi, song song với sự sinh sản hàng loạt của ruồi và muỗi là sự bùng phát
của viêm ruột và sốt rét… khắp nơi thành đồng bằng hoang dã không có sự sống, mặt
đất bị lột sạch quần áo một cách trần trụi, chỉ có ở đây ở đó khắp nơi đều có
thể nhìn thấy những xác chết đang thối rữa…” (3)
Vỡ đập thê thảm, chế độ
tạo thành tai họa từ con người
Hồ
chứa nước cũ bị vỡ, hơn 200 ngàn oan hồn cùng với ký ức đau thương tại thời điểm
đó đều đã bị nước lũ cuốn trôi và chôn vùi rồi, ĐCSTQ che đậy đoạn lịch sử này
trong 20 năm. Giữa lúc đó, vào cuối năm 1986, chính quyền lại thi công xây dựng
lại hồ chứa nước Bản Kiều mới, đến năm 1993 thì hoàn tất, xây dựng hồ chứa với
vỏ bọc bên ngoài là địa điểm du lịch. Một kiểu tổ chức đám tang thành đám cưới
để che mắt người dân! Những người biết chuyện vô cùng kinh ngạc hỏi: Tại sao lại
xảy ra bi kịch vỡ đập thê thảm do con người gây ra? Nếu chỉ quy cho việc xây dựng
của thập niên 50, 60, chất lượng kém, tiêu chuẩn thấp, đặc biệt là quản lý
không có quy mô, còn có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn, những cách nói này vẫn không
thể giải đáp vấn đề. Trong hệ thống chính trị của ĐCSTQ thì cấp trên kiểm soát
chặt chẽ cấp dưới, còn cấp dưới thì xin chỉ thị của nhiều cấp trên, những điều
này đều tạo thành trở ngại trong việc giải cứu khi có sự cố khẩn cấp. Khả năng
lãnh đạo “chính trị chính xác”, xem thường sự chuyên môn, luôn luôn tìm ẩn tai
họa từ con người.
Hồ chứa nước Bản Kiều sau khi vỡ đập
(Ảnh: Wikipedia).
Từ
tư tưởng quản trị sông ngòi và kết quả thực tế trong lịch sử Trung Quốc cho thấy,
ĐCSTQ xây đập thủy điện chứa nước về căn bản là đang đi ngược lại với quy luật
tự nhiên. Trên dưới ĐCSTQ với tiêu chí “trữ nước là chính” để xây hồ chứa nước
dùng phòng tránh lũ, hưởng ứng chỉ thị “trị Hoài” của Mao Trạch Đông, trong những
năm thập niên 50 khu vực Trú Mã Điếm đã xây hơn một trăm hồ chứa nước. Bao phủ
từ miền núi xuống đồng bằng, Hoài Hà từ thượng nguồn đến hạ nguồn không tìm thấy
được một khu đất trống nào để xây hồ chứa nước nữa, người ta còn thấy tiếc là
chưa thể xây một con đập lớn nhất thế giới.
Năm
1958, kỹ sư trưởng của Cục thủy lợi tỉnh Hà Nam khi đó là Trần Tinh từng đưa ra
ý kiến khác, chỉ ra rằng: Tại khu vực đồng bằng nếu xem việc trữ nước là chính,
trữ nhiều xả ít, sẽ gây ra sự phá hoại nghiêm trọng đối với môi trường nước, sẽ
tạo thành ba thảm họa ngập úng, lũ lụt, kiềm hóa. (4) Lúc đó không ai quan tâm
đến ý kiến của Trần Tinh mà ông còn bị phê bình là mắc lỗi lầm cánh hữu nghiêm
trọng. Sau đó ông bị xem là “thành phần chủ nghĩa cơ hội cánh hữu”, bị đưa đến
Tín Dương tỉnh Hà Nam lao động cải tạo.
Trước
khi hồ chứa nước Bản Kiều bị vỡ đập, nó đã vượt quá mức chứa nước rồi, mà khi mới
bắt đầu xây dựng là đã hạ thấp tiêu chuẩn thiết bị xả lũ một cách “bảo thủ”,
nâng cao tiêu chuẩn chứa nước. Đây đều là những việc làm nhằm để phù hợp với
tâm lý chính trị của người cầm quyền, làm tăng tính nghiêm trọng và nguy cơ của
thảm họa.
Tự bỏ văn hóa trị
thủy của Trung Quốc, trữ nước để trị ngược lại thành rước họa
Mục
đích ban đầu của việc quản trị sông ngòi là muốn phòng chống lũ, để bảo vệ tính
mạng và cuộc sống của người dân trên đất liền. Trong văn hóa Trung Hoa từ cổ
xưa đã có những thành tựu về trị thủy. Sau trận Đại Hồng Thủy thời cổ đại, Đại
Vũ trị thủy xử lý nước lũ của Cửu Châu, nạo vét sông ngòi dọc sườn núi. Vào thời
Chiến Quốc, Đô Giang Yển tiến hành phân lũ trên Dân Giang (sông Dân) thuộc một
nhánh sông chính ở thượng nguồn sông Dương Tử để trị thủy, xây kênh tưới và để
tàu thuyền dễ qua lại. Nước Tần xây dựng kênh đào Trịnh Quốc đưa nước vào Lạc
Thủy, việc tưới nước vào đồng bằng Quan Trung thiết lập được cơ sở giàu mạnh để
nước Tần thống nhất thiên hạ. Đó đều là những công trình thủy lợi thành công. Mấu
chốt thành công của những công trình thủy lợi này đều nằm ở việc phân chia dòng
nước, nạo vét và phân lũ, tận dụng khả năng đẩy đất cát của sức nước và giải
quyết vấn đề tích nước tạo thành ngập úng.
Sông
ngòi Trung Quốc đại lục có đặc điểm là nhiều đất cát, phù sa khiến nước sông dễ
dâng ngập bờ. Ví như sông Hoàng Hà thường xảy ra hiện tượng nước dâng tràn bờ.
Hơn nữa, Hoài Hà cũng thường xuyên bị ngập úng. Điều hoà nước Hoàng Hà và Hoài
Hà trở thành những vấn đề này trọng tâm trị thủy qua nhiều đời nay. Người Trung
Quốc thời xưa đã có hiểu biết và chiến lược trị thủy. Hoàng đế Khang Hy của nhà
Thanh cũng là một chuyên gia thủy lợi chỉ đứng sau vua Hạ Vũ. Ông đích thân thực
hành lý luận trị thủy, đạt được thành công lớn.
Giả
Nhượng của Tây Hán đề xuất “trị hà tam sách” (Trong “Hán Thư – quyển Câu huyết
chí”), chủ trương chung sống hòa hợp với thiên nhiên để nương tựa qua lại. Về vấn
đề Hoàng Hà có lượng cát khổng lồ, ông đề xuất ba sách lược trị thủy. Thượng
sách là mở rộng những khu vực tích trữ nước lũ để phòng lũ (*ví dụ như hồ Hồng
Trạch là khu trữ lũ của Hoài Hà). Trung sách là mở rộng các con sông phân lũ, đồng
thời mở kênh xây cổng để đưa nước tưới phù sa, có thể phát triển tưới phù sa và
cải thiện ruộng đất để tăng năng suất, còn có thể phát triển vận chuyển tàu
thuyền, sách lược này có tác dụng trừ hại và có thể duy trì mấy trăm năm (*Đô
Giang Yển chính là một ví dụ). Hạ sách là gia cố lại đập, nhưng phải tiêu tốn rất
nhiều nhân lực và tiền của.
Cuối
triều đại Tây Hán, đại tư mã Trương Nhung đề xuất lý thuyết sức nước đẩy
cát, dòng sông “dùng nước đẩy cát” có thể phát huy tác dụng tự cạo bỏ cát ở
sông, vì vậy nên giảm bớt việc dẫn nước dùng ở trên thượng nguồn, tập trung vào
lượng nước ở sông để nước đẩy cát, tức “thủy đạo tự lợi, không có tác hại tràn
bờ”. (5)
Từ
nhà Hán đến nhà Tùy, nhà Đường, xây dựng “phá” nhân tạo (giống một hồ chứa nước
nhỏ) tưới phù sa cho ruộng đất từng hưng thịnh một thời. Tuy nhiên đầm phá lớn
lại ngăn chặn nước chảy từ sông vào, không thể trữ nước xả nước một cách tự
nhiên, ngược lại thường tụ nước tạo thành lũ. Vì vậy trong hoàn cảnh chiến
tranh Tống – Nguyên liên tiếp xảy ra đầm phá cũng dần dần bị dẹp bỏ. Trong những
năm Gia Tĩnh thời nhà Minh, Phan Quý Tuần lên nhậm chức Tổng lý trị hà, ông thiết
kế ra một loại đê kép, kết hợp đê chính, đê quai và đập tháo nước để tạo thành
hệ thống đê mang lại hiệu quả cao, không chỉ có thể kiểm soát sông ngòi, phòng
chống nước sông tràn bờ mà nó còn tác dụng đẩy cát, thể hiện được một đỉnh cao
trong công trình kỹ thuật quản trị sông ngòi của Trung Quốc thời xưa. (6)
Những
đập nước, hồ chứa nước lớn nhỏ mà ĐCSTQ xây dựng trên thượng nguồn sông ngòi
chính là tự mình từ bỏ thành tựu văn hóa Trung Hóa, chạy đi tìm hỗ trợ kỹ thuật
của Liên Xô cũ, mơ ước dùng việc “trữ nước” để quản lý nước lũ, và theo đuổi việc
phát điện, cung cấp nước để kiếm tiền. Có hơn 22.000 đập nước có độ cao trên 15
mét được xây dựng từ những năm thập niên 50, chiếm khoảng một nửa trong tổng số
của thế giới, còn tự hào vì “số lượng phát triển đứng đầu thế giới” (7).
Điều này không chỉ hoàn toàn trái ngược với quy luật vận hành tự nhiên của sông
ngòi, mà còn là đi ngược lại với lý thuyết và thực hành trị thủy của người
Trung Quốc thời xưa. Đập Tam Môn Hiệp trên thượng nguồn Hoàng Hà vừa xây xong
đã gây ra thảm họa, hồ chứa nước Bản Kiều trên thượng nguồn Hoài Hà gặp bão nhiệt
đới trong ba ngày liền vỡ đập gây ra thảm họa kỹ thuật vô cùng tàn khốc. Cách
nói “thiết kế trăm năm mới bị một trận lũ, ngàn năm mới kiểm tra nước lũ một lần”
đều là thổi phồng sự thật, đây hoàn toàn là một bài học từ sự thất bại, thứ bị
hy sinh là tính mạng và cuộc sống yên bình của vô số người dân.
Hoàng đế Khang Hy đích
thân đi trị thủy
Nhìn
lại lịch sử Trung Hoa, hoàng đế Khang Hy của nhà Thanh xem việc trị thủy liên
quan đến tính mạng tài sản của rất nhiều người dân là chuyện quốc gia đại sự, tầm
quan trọng của trị thủy cũng ngang bằng quân sự. Ông nghiên cứu cách quản lý
sông ngòi, quan tâm tình hình sông nước, và sáu lần đi xuống miền nam tuần tra
đê hồ, kiểm tra công việc quản trị sông ngòi.
Hoàng đế Khang Hy ngồi thuyền xuôi
dòng Hoàng Hà
và khảo sát công trình trọng điểm ven sông (ảnh: Theo
Epochtimes).
Đối
với việc quản lý sông ngòi, ông áp dụng nhiều lý thuyết khác nhau của người xưa
và lợi dụng kỹ thuật mô hình mới. Xưa nay xem việc quản lý lưu sông ngòi là điều
quan trọng nhất trong trị thủy. Năm 1689, hoàng đế Khang Hy lần thứ ba đi miền
nam khảo sát công trình trọng điểm ven sông Hoàng Hà, đề xuất phương pháp quản
lý sông ngòi cụ thể. Một là chọn dòng chảy thẳng Hoàng Hà, tăng cường khả năng
đào cát, hạ thấp mức nước. Hai là di chuyển nút giao nhau giữa Hoàng Hà và Hoài
Hà về phía đông, để tránh Hoàng Hà tưới ngược vào Hoài Hà, ba là phá hủy con đập
lỗi ngăn chặn Hoàng Hà, để cho cát chảy nhanh hơn. Bốn là thông qua sông Mang Đạo,
sông Nhân Tự để đưa nước sông vào Trường Giang. Hoàng đế Khang Hy trị thủy
không chỉ là trị Hoàng Hà, mà đối với Hoài Hà và sông Vĩnh Định cũng đích thân
đi khảo sát địa hình, nghiên cứu cách quản lý, phát huy hết tài năng của mình,
kết quả sông Vĩnh Định, Hoài Hà, Hoàng Hà không còn lũ lụt, bình yên suốt hai
mươi năm, mở ra khung cảnh thịnh thế của hồ nước thanh bình. (8)
Nhìn
lại tình hình hiện nay, tại trung Quốc đại lục có rất nhiều con đập và hồ chứa
nước lớn nhỏ xâm chiếm hết diện tích mặt nước của các sông hồ lớn nhỏ, đặt
chính trị lên hàng đầu, làm trái với quy luật tự nhiên. Kết quả là, mùa khô hạn
chặn nước và đất và cướp nước của người dân để phát điện bán kiếm tiền, mùa ngập
úng thì xả lũ cướp đi tài sản thậm chí là tính mạng của người dân, dù là mùa
khô hay mùa lũ cũng đều làm gia tăng tình hình thiên tai. Đồng thời, xem nhẹ việc
nguy hại nghiêm trọng đối với hệ sinh thái, cộng thêm chủ đạo trị thủy theo
“chính trị chính xác”, cùng với chế độ vận hành của giai cấp quản lý tham lam
chuộc lợi, đã tạo thành một quả bom hẹn giờ vô cùng đáng sợ.
Năm
1975 hồ chứa nước Bản Kiều trên thượng nguồn Hoàng Hà bị vỡ đập gây ra bi kịch
quá thương tâm, là ai khiến cho người dân trên mảnh đất này bị sốc và lãng
quên? Mà ngày nay, lại là ai xây các đập lớn trên sông hồ để tiếp tục chống đối
lại thiên nhiên, chống đối lại người dân? Nếu hoàng đế Khang Hy còn sống, ông sẽ
phải khóc thương ra sao đây?
Theo Sound Of Hope
Châu Yến biên dịch
Châu Yến biên dịch
Chú
giải:
(1)
Đảng cộng sản Trung Quốc che giấu đoạn lịch sử này, tháng 2 năm 1995, Tổ chức
theo dõi nhân quyền Châu Á đưa ra một báo cáo có liên quan đến sự cố hồ chứa nước
Bản Kiều và hồ chứa nước Thạch Mạn Than, làm chấn động cả thế giới. Xem bài viết
“nguyên nhân vụ thảm họa do con người gây ra lớn nhất trong lịch Trung Quốc gây
chấn động” của Vương Duy Lạc.
(2)
Trích dẫn từ bài viết “nguyên nhân vụ thảm họa do con người gây ra lớn nhất
trong lịch Trung Quốc gây chấn động” của Vương Duy Lạc.
(3)
Bài viết “Khám phá lịch sử: tháng tám đen tối đó của năm 1975” phiên bản 20
đăng ngày 27 tháng 08 năm 2012 trên Báo năng lượng Trung Quốc.
(4)
Bài viết “Thảm kịch vỡ đập lớn nhất thế giới: sự kiện vỡ đập Trú Mã Điếm năm
1975” đăng ngày 8 tháng 3 năm 2007 trên Miền nam cuối tuần.
(5)
Xem quyển Câu Huyết Chí trong “Hán Thư”.
(6)
Hệ thống đê của Phan Quý Tuần: Đê chính gần sông nước, được xây dựng trên bãi
cát có mực nước thấp, dùng đê kiểm soát nước và đẩy cát; đê quai được xây trên
bãi bồi cách sông 2km hoặc 3km, có thể chứa được nhiều nước lũ hơn; nếu nước
quá nhiều thì có thể xả bớt bằng đập tháo nước được thiết kế trên đê quai. Xem
hà cừ nhị trong chí đệ 60 của “Minh Sử”.
(7)
Bài viết “Thủy điện Trung Quốc có thể phát triển dung lượng đứng đầu thế giới”
đăng ngày 21 tháng 4 năm 2016 trên trang web thủy điện Trung Quốc, chia sẻ từ
trang thời sư Tân Hoa.
(8)
Xem “Thanh thực lục Khang Hy triều thực lục”.
Tài liệu tham khảo
chính:
“Thảm
kịch vỡ đập lớn nhất thế giới: sự kiện vỡ đập Trú Mã Điếm năm 1975” đăng ngày 8
tháng 3 năm 2007.
Bài
viết “Khám phá lịch sử: tháng tám đen tối đó của năm 1975” phiên bản 20 đăng
ngày 27 tháng 08 năm 2012 trên Báo năng lượng Trung Quốc.
Bài
viết “nguyên nhân vụ thảm họa do con người gây ra lớn nhất trong lịch Trung Quốc
gây chấn động” của Vương Duy Lạc.
Nhóm
văn hóa Đại Kỷ Nguyên: “Khang Hy Đại Đế” cả đời trị hà thiên hạ yên bình suốt
20 năm.
Quyển
Câu huyết chí trong “Hán Thư”.
Hà
cừ nhị trong chí đệ 60 của “Minh Sử”.
“Thanh
thực lục Khang Hy triều thực lục”.
https://vietluan.com.au/
No comments:
Post a Comment