Green algae, blue
water add to fears over Mekong health
Panu Wongcha-um và Kay
Johnson – Bình Yên Đông lược dịch
Sông Mekong trở màu xanh ở Vientiane , Lào hôm Thứ Sáu.
[Ảnh: Reuters]
BUNGKHLA/BANGKOK: Khi
dòng nước đục ngầu như thường thấy của sông Mekong
biến thành màu trong xanh hồi năm ngoái, dân làng ở đông bắc Thái Lan rất ngạc
nhiên.
Rồi, tuần nầy, nhiều mảng rong xanh lớn xuất hiện, vướng vào
lưới làm cản trở việc đánh cá.
Màu xanh lạ lùng và rong đã dâng cao mối lo ngại cho sức khỏe
của dòng sông mà trên 60 triệu người ở Đông Nam Á (ĐNA) dựa vào để sinh sống.
“Nó không tự nhiên,” ngư dân Tongchai Kodrak nói về rong và
màu nước xanh, là dấu hiệu của phù sa mang sự sống đang ở mức thấp.
Anh nói rong xuất hiện một ít trong mùa khô, nhưng năm nay,
nó nhiều hơn bất cứ năm nào anh có thể nhớ.
Năm 2020 sẽ là năm quyết định cho sông Mekong, hiện đang bị
thay đổi khí hậu đe dọa và đối mặt với những thay đổi bấp bênh từ 2 đập thủy
điện mới vừa bắt đầu hoạt động ở Lào trong vòng 3 tháng qua.
Nhiều người lo sợ các đập mới của Lào – đập đầu tiên trên
sông Mekong cung cấp hầu hết phù sa dồi dào
của hệ thống – sẽ ngăn chận dòng dinh dưỡng.
Các khoa học gia nói màu xanh mới của Mekong – được trông
thấy lần đầu trong tháng 11 ở đông bắc Thái Lan và nay xuống tận Cambodia
– là do nước cạn và chảy chậm.
Thông thường, phù sa chảy qua suốt 2.390 km hạ lưu Mekong,
nuôi dưỡng nơi cư trú của cá và đất canh tác khi chảy từ Trung Hoa rồi uốn khúc
qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam.
Phù sa khiến cho nước đục ngầu, nhưng khi nước chảy chậm, phù
sa có thể lắng đọng.
Rong vướng vào lưới gần bờ sông Mekong
ở Nong Khai hôm Thứ Sáu.
[Ảnh: Reuters]
Không đoán
trước được và cực đoan
Ngư dân và nông dân Thái Lan ở Bungkhla nói Mekong từ từ thay đổi trước mắt họ trong thập niên qua,
với nắng mưa khó đoán và cá nhỏ và ít hơn.
Nhưng năm rồi, sự thay đổi mãnh liệt hơn khi hạn
hán xảy ra vào cuối mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10, và kéo dài đến mùa khô
năm nay.
“Tôi chưa bao giờ thấy sông cạn như vậy,”
Tongchai, 52 tuổi, chèo đò trên sông từ hồi niên thiếu.
Hạn hán – khiến cho mực nước sông Mekong xuống đến mức thấp nhất trong vòng 50 năm qua –
gây ra bởi El Nino, một hiện tượng thời tiết tự nhiên liên hệ đến sự ấm lên của
biển mà các khoa học gia tiên đoán sẽ trở nên thường xuyên hơn khi nhiệt độ
trung bình toàn cầu gia tăng.
Vùng hạ lưu Mekong cũng lâm nguy vì nước biển
dâng đe dọa gây ngập lụt cho đồng bằng ở phía nam Việt Nam . Nước biển đã gia tăng độ mặn ở nhiều nơi
trong sông, khiến nước không thể canh tác và đe dọa cá địa phương.
Thay đổi khí hậu có nghĩa là thời tiết sẽ không
thể đoán trước được và cực đoan, theo Ủy hội Sông Mekong (Mekong River
Commission (MRC)), một tổ chức liên chánh phủ.
Đó là tin xấu cho nông dân và ngư dân đã dựa vào lưu lượng và mực nước
lên xuống hàng năm của sông hàng thế kỷ.
Các nhà hoạt động môi trường lập luận rằng mặc dù
thủy điện không gia tăng lượng phóng thích khí nhà kiếng vào khí quyển như các
nhà máy điện than, các dự án thủy điện trong vùng vẫn là mối đe dọa lớn đối với
sông.
Những người ủng hộ thủy điện lập luận rằng sự
tăng trưởng nhanh chóng trong vùng cần điện và đập và hồ chứa rất ích lợi trong
việc ngừa lụt và trữ nước cho hạn hán.
Ngăn chận
sông
Bao nhiêu thay đổi của Mekong do thay đổi khí hậu
và bao nhiêu thay đổi do việc xây đập là trọng tâm của những tranh cải chung
quanh vấn đề phát triển thủy điện khi Lào, được hỗ trợ bởi công ty quốc doanh
điện Thái Lan, và nay công ty quốc doanh điện Việt Nam, xúc tiến các kế hoạch
xây thêm 9 đập thủy điện nữa trên sông Mekong.
Đập đầu tiên, đập Xayaburi với công suất 1.285
MW, bắt đầu hoạt động hồi tháng 10. Đập
thứ hai, Don Sahong với công suất 260 MW, gần biên giới Lào-Cambodia, bắt đầu
cung cấp điện trong tuần nầy.
Mặc dù 11 đập trên thượng lưu ở Trung Hoa đã ảnh
hưởng dòng nước trong thập niên trước, các đập mới của Lào gây lo ngại vì Lào
là nơi mà Mekong nhận nhiều phù sa nhất, nhà
nghiên cứu ngư nghiệp Tuanthong Jatagate cho biết.
Là giáo sư nông nghiệp tại Đại học Ubon
Ratchathani, Thái Lan, ông Tuanthong nói không còn nghi ngờ về các hoạt động
của Xayaburi đã góp phần vào những thay đổi gần đây.
Ông Tuanthong nói: “Có nhiều yếu tố tổng quát,
nhưng chánh yếu là vì Xayaburi ngăn chận dòng nước để sản xuất điện.”
Ảnh vệ tinh do Planet Labs Inc chụp Xayaburi ngày
3 tháng 1 cho thấy hiện tượng nước màu xanh ở cả 2 phía của đập, nhưng không rõ
đi xa bao nhiêu về phía thượng lưu.
Thêm vào đó, các nhà hoạt động môi trường nói
rằng đập ngăn chận sự di cư của hàng chục loại cá nuôi sống hàng triệu người,
nhất là ở Cambodia .
Nhà phát triển đập Xayaburi, công ty CK Power của
Thái Lan, từ chối phỏng vấn của Reuters và không hồi đáp thư gởi trong tuần
nầy.
CK Power, một chi nhánh của công ty xây dựng Ch.
Karnchang Plc của Thái Lan, đã chi 6 tỉ baht (200 triệu USD) cho “các máng cá
(fish ladders)” và cửa xả phù sa mà họ nói là sẽ không làm hại hệ sinh thái
mong manh của Mekong.
Nhưng các nhà hoạt động nói những hệ thống nầy
chưa được thử nghiệm.
Việc tranh cải sẽ rõ hơn vào cuối năm nay khi MRC
bắt đầu thử nghiệm nước ở hạ lưu Xayaburi để đo phù sa và xem xét các máng cá.
Trong lúc đó, dân làng đang theo dõi dòng nước và
thời tiết.
Ở Bungkhla, ngư dân như Tongchai không ra sông
nhiều nữa. Họ nói họ chỉ bắt được rong.
Tongchai nói: “Trong vài tháng qua, có ít cá hơn
và nhiều loại đã biến mất.”
Ảnh vệ tinh cho thấy màu nước đục ngầu thường lệ
của sông Mekong, với đập Xayaburi chắn ngang, gần thị trấn Xayaburi, Lào ngày
24 tháng 12 năm 2017 (hình trên) và sông, trở màu xanh vì hạn hán và các yếu tố
khác làm giảm phù sa, ngày 3 tháng 1 năm 2020.
[Ảnh: Plante Labs Inc/Reuters]
.
No comments:
Post a Comment