Sunday, February 16, 2020

MEKONG: CÁI HAY, DỞ VÀ XẤU XÍ CỦA “DANUBE PHƯƠNG ĐÔNG”

(The Mekong: the good, bad and ugly sides to the ‘Danube of the East’)

Tim Pile – Bình Yên Đông lược dịch
South China Morning Post – 9 January 2020

Một góc của thác Li Phi trên sông Mekong ở Si Phan Don, nam Lào, gần biên giới Cambodia.  
Đập gây gián đoạn dòng chảy tự nhiên của sông. [Ảnh: Shutterstock]


*          Con sông dài thứ 12th trên thế nhất chảy qua Trung Hoa, Myanmar, Thái lan, Lào, Cambodia và Việt Nam, nuôi sống 70 triệu người.
*          Hạn hán, nước biển dâng và việc hấp tấp xây đập đang đe dọa cuộc sống của người dân dựa vào sông để sinh tồn.

Cái hay

Với người Tây Tạng, nó được gọi là Dza Chu, hay Sông của Đá, và với người Trung Hoa, nó là Lancang Jiang (Lạn Thương Giang), hay Sông Hung bạo.  Người [Thái Lan và] Lào gọi nó là [Mae Nam Khong, hay] Sông Mẹ Nước, ở Cambodia nó là [Tonlé Thom] Sông Cái và khi chảy vào Việt Nam, điểm cuối của hành trình dài 4.350 km, nó được gọi là Sông Cửu Long.
Sông Mekong, được biết đến nhiều nhất, là con sông dài thứ 12th trên thế giới, nhưng chỉ đứng sau sông Amazon về mức độ đa dạng sinh thái.  Từ nguồn trên cao ở Himalayas, “Danube phương Đông” xuyên qua 6 quốc gia, cung cấp thực phẩm, nước và sinh kế cho trên 70 triệu người trước khi đổ ra Biển Đông.
Hầu hết thủy lộ có thể đi lại được, thuyền chở du khách nở rộ ở nhiều nơi.  Bạn có thể mua một vé tàu qua đêm trên môt xà lan chở lúa được cải biến hay một vé tàu 2-ngày từ Thái Lan đến Lào.  Thám hiểm tàu tốc hành hay đi thuyền ngắm cảnh xuyên qua đồng quê với ruộng lúa vàng.  Nhiều chuyến đi bao gồm việc thăm viếng các hoạt động văn hóa trong làng và các đền thờ, chù chiền và pho tượng.
Mekong chỉ thuộc về thôn quê.  Nhưng cũng có một số thị trấn và thành phố thu hút du khách, đi cùng với Mekong.

Mức nước xuống thấp ở Nakhon Phanom, Thái lan. 
[Ảnh: Shutterstock]

Jinghong (Cảnh Hồng), trong vùng nhiệt đới Xishuangbana (Tây Song Bản Nạp) của Trung Hoa, là nơi cư trú của 13 nhóm dân tộc thiểu số (và 12 ngôn ngữ), trong khi thành phố Luang Prabang ở Lào là một sự pha trộn thích thú của Phật giáo và di sản thuộc địa Pháp.  Dòng sông có màu xanh nước biển hấp dẫn khi chảy qua thị trấn Nakhom Phanom của Thái Lan, và trên biên giới giữa Lào và Cambodia là Si Phan Don, hay Bốn Ngàn Đảo.  Vẻ đẹp của nó lẩn dưới tầm mắt của du khách nhưng rất đáng cho ai đã cố công để đến nơi hẻo lánh nầy qua một loạt ghềnh thác ầm ầm, các hố bơi ẩn mình và các bãi cát.
Du khách có thể mướn thuyền để khám phá các đảo và ngắm cá heo Irrawaddy.  Mặc dù được xem là sắp tuyệt chủng, có 13 cá heo Irrawaddy mới sanh ở Cambodia trong năm qua.

Nói về Cambodia, thủ đô Phnom Penh là nơi thuận tiện để tổ chức một chuyến đi thuyền đến Tonle Sap, hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á (ĐNA) với nền ngư nghiệp nội địa lớn nhất trên thế giới.  Chuyến du hành một ngày chấm dứt ở Siem Reap, cửa ngỏ của tàn tích Khmer cỗ Angkor Wat.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), được biết như “chén cơm của Việt Nam”, là nơi cư trú của 20 triệu người.  Nó là sự chắp vá xanh tươi của ruộng lúa, sông ngòi, ao hồ và đất ngập nước nơi nông dân trồng hoa màu, trẻ con đùa nghịch với trâu và con buôn bán hàng ở chợ nổi khi trời sáng.  Các chuyến đi chơi bằng thuyền máy cho thấy phần lớn đời sống ở ĐBSCL.  Điều hay nhất là số tiền chi tiêu cho các chuyến đi chơi nầy chắc chắn tìm cách đi vào túi của người dân địa phương.
Khi dân số dọc theo sông Mekong gia tăng và kinh tế nở rộ, nhu cầu năng lượng cũng tăng theo.  Việc phát triển đập thủy điện giúp hiện đại hóa cũng như tạo cơ hội để bán điện thặng dư vào lưới điện.  Mức độ để tăng trưởng rất đáng kể - chỉ có 10% tiềm năng thủy điện được ước tính của Hạ lưu Mekong được phát triển.

Cái dở

Phân vùng Đại Mekong, gồm có Trung Hoa, Thái Lan, Việt Nam, Cambodia, Lào và Myanmar, đang được biến đổi bởi phát triển liên quan đến một hệ thống bao la của “các hành lang kinh tế” mới. [Ảnh: Getty Images]

Đúng là một phần của sông Mekong đang có màu xanh hấp dẫn, nhưng như bất cứ người Á Châu lớn tuổi nào được biết, sông phải đục ngầu vì phù sa có nhiều chất dinh dưỡng mà nó mang theo.  Các nhà sinh thái học khẳng định sự thay đổi màu sắc là do tảo và việc thiếu phù sa do hạn hán đang diễn tiến khiến mực nước xuống đến mức thấp nhất trong hơn 100 năm.  Ngoài lượng mưa ít, cáo buộc cũng hướng về sự bùng phát trong việc xây đập thủy điện.

Trong số nhiều đập đang được xây cất hay được dự trù, dự án gần Khu Di sản Thế giới ở Luang Prabang có lẽ là dự án gây nhiều tranh cãi nhất.  Nếu được chấp thuận, kiến trúc khổng lồ nầy hầu như sẽ có ảnh hưởng tai hại đến các cộng đồng ở hạ lưu cũng như hệ sinh thái và quang cảnh của sông.  Nó sẽ chấm dứt các thuyền chở du khách nối Thái Lan với Lào.
Lời hứa năng lượng sạch và rẻ thật lôi cuốn, cũng như chuyện giảm nghèo, nhưng các kinh tế gia cảnh báo rằng các dự án hạ tầng cơ sở khổng lồ có thể khiến cho các nước chủ nhà mang nợ to.  Cũng có nguy cơ thật sự là vào lúc đập bắt đầu hoạt động, năm 2027, dòng chảy Mekong có thể chỉ còn là một dòng nước nhỏ, có nghĩa là công trình không thể sản xuất điện.  Nhưng điều đó vẫn không ngăn được các chánh phủ trong vùng cứu xét việc xây thêm 68 đập khác ở Hạ lưu Mekong vào năm 2030.

Mekong là nơi cư trú của nhiều chủng loại cá khổng lồ hơn bất cứ sông nào trên trái đất, nhưng con số đang sụt giảm.  Cá heo Irrawaddy vẫn còn trên danh sách sắp tuyệt chủng mặc dù có sự sinh sản như đã nói ở Cambodia.  Đánh bắt thái quá với lưới nhỏ và sử dụng chất nổ đe dọa loài cá nầy cũng như dân số gia tăng nhanh chóng cũng có vấn đề, từ việc gia tăng giao thông thủy đến ô nhiễm vi nhựa, kim loại nặng và chất ô nhiễm nông nghiệp chẳng hạn như thuốc trừ sâu.

Cái xấu xí

Một trại nuôi tôm trên sông Tonle Sap, Cambodia. 
[Ảnh: Shutterstock]

Hàng triệu người sống trong ĐBSCL của Việt Nam có nguy cơ mất nhà do bờ sông sụp đổ vì sạt lở trong khi mực nước biển dâng khiến độ mặn trong sông và các nhánh lên cao.  Không thể trồng hoa màu, nông dân đang chuyển sang nuôi tôm với nhiều nguy hiểm nhưng sinh lợi lớn.  Nhưng thiệt hại đối với hệ sinh thái rất nặng nề.

Rừng đước giúp duy trì đời sống dưới nước và làm chậm ảnh hưởng của thay đổi khí hậu, nhưng chúng bị phá trên diện rộng để làm vuông tôm.  Việc thi hành luật lệ môi trường ở Việt Nam rất yếu và hóa chất, kháng sinh và thuốc tẩy được dùng để giúp tôm lành mạnh.  Hầu hết các chất tai hại nầy chảy vào các thủy lộ công cộng.  Vốn đầu tư lúc ban đầu rất cao và chỉ cần thất thu 1 mùa cũng đủ làm cho người nuôi tôm mang nợ.

.

No comments:

Post a Comment