.
Dưới
đây là bài viết của một chủ nhà trọ ở Sài Gòn, kể lại cuộc sống của những người
thuê trọ. Họ chủ yếu đến từ miền Tây. Những thời trước, miền Tây được thiên
nhiên ưu đãi. Đến thời nay, sông Mê-kông bị bức tử, người miền Tây phải bỏ sông
nước lên Sài Gòn làm thuê, kiếm sống chật vật.
Thương quá miền Tây ơi!
Tôi
có 10 phòng trọ thì hết 9 phòng là dân miền Tây Nam bộ thuê.Họ là những người
dân ít học, làm những việc phổ thông, thu nhập bấp bênh. Vậy nên thu những đồng
tiền cần lao từ họ thấy khó khăn, ngập ngừng lắm.
Có
lẽ tôi là một ông chủ trọ ít giống ai: người mới đến không cần thế chân đã
đành, mà có khi cũng không nộp tiền ngay mà đợi đến khi làm có tiền. Có người
cả hai vợ chồng làm hồ, bị chủ thầu quỵt lương, tôi cho thiếu ba tháng tiền trọ
cả điện nước, sau làm có tiền lại họ thanh toán đầy đủ. Họ nói, may có anh cho
thiếu chứ không thi bọn em phải về quê.
Tôi
hiểu, về quê với họ là bước đường cùng.
Vì
có đến bước đường cùng, họ mới bỏ quê đi tha phương cầu thưc, mà phải trở lại
quê thì..
Với
những người khác, thiếu và chậm tiền trọ là chuyện thường, cũng có vài trường hợp
bỏ đi, nhưng không đáng kể.
Miền
Tây Nam bộ, gọi là đồng bằng sông Cửu Long, một vùng đất trù phú, tôi được
nghe, được học từ khi miền Nam chưa được “giải phóng”. Rằng đó là vựa lúa không
những nuôi sống được cả Việt Nam mà còn cả Đông Dương.
Chỉ
bốn năm sau “giải phóng”, tôi đã có mặt ở vùng đất ấy. Tuy tôi làm công nghiệp,
nhưng do sống cùng dân bản địa nên tôi ít nhiều hiểu về họ.
Vùng
đất màu mỡ trù phú bao đời, làm chơi ăn thiệt, được thiên nhiên ưu đãi, đã sinh
ra một tầng lớp dân chúng rộng rãi, hào sảng và tốt bụng, nhưng cũng có nhược
điểm chết người: không lo đến ngày mai, nay hết mai lại có.
Ngay
đến những người tận cùng, không vốn liếng buôn bán, không ruộng đất để cấy trồng,
thì họ đạp xe lôi hay đi mần mướn: phát cỏ, cấy lúa, gặt mướn, mùa mưa thì
giăng câu, lờ lợp kiếm cá… Hề gì, hết lại có, chơi xả láng sáng về sớm.
Họ
cũng không chú ý đầu tư cho con cái bằng giáo dục, mà chỉ quan trọng là làm ra
tiền, tiền tươi thóc thật. Thành ra đến một thôn ấp ta thấy trai gái trẻ trung
ngời ngời nhưng không biết chữ là lẽ thường, chỉ biết đọc biết viết là khá lắm
rồi. Từ “giải phóng” đến nay, tình hình không biến chuyển bao nhiêu cả do quan
niệm của dân chúng và không chú trọng đầu tư của nhà cầm quyền. nên đây vẫn là
vùng trũng của giáo dục cả nước…
Hơn
40 năm, đến nay, cuộc sống được thiên nhiên ưu đãi, dễ dàng đã dần dần không
còn nữa, mà họ cũng không lý giải được nguyên nhân.
Ngày
trước, việc làm nông đươc tiến hành bởi những lão nông tri điền, bao đời gắn liền
với thổ nhưỡng ấy, vùng đất ấy.
Ngay
cả những người lãnh đạo ở cấp cao như Ty, Sở, Bộ Canh nông chẳng hạn,họ được học
hành bài bản, nhưng cũng trên nền tảng thổ nhưỡng của vùng đất quê hương ấy.
Năm
một mùa lúa thôi, gặt và đốt đồng xong là đến mưa xuống, nước thương nguồn sông
Mekong đổ về, mang theo phù sa bồi đắp cho ruộng đồng. Cùng đó là lượng cá lớn
từ hồ Tôn- Lê- Xap theo sang, bắt đầu một mùa nước nổi. Phải nói kinh tế mùa nước
nổi là đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Giăng câu, bắt cá, hái bông
súng, điên điển, muối dưa bồn bồn, làm mắm cá linh… những đặc sản mang hồn cốt
Nam bộ.
Người
và thiên nhiên cứ sống hài hòa như thế đời nọ đến đời kia, người ta “sống chung
với lũ”, thiên nhiên không cần con người “cải tạo”.
Tất
cả thay đổi khi xã hội miền Nam được điều hành bởi những người đến từ vùng đất
khác, quen với thổ nhưỡng khác, tư duy và văn hóa khác.
Họ
không chấp nhận chỉ có một mùa lúa, mà phải “không cho đất nghỉ, không ngưng
tay ta”, phải có những cánh đồng 5 tấn, 10 tấn như Thái Bình thời đánh Mỹ.
Thế
là họ nghĩ ra những giống lúa ngắn ngày, năng suất cao (nhưng giá trị thương phẩm
thấp).
Mùa
tiếp mùa, đất quay vòng ngay, không kịp phục hồi, bồi bổ mà phải tăng cường
nhiều phân hóa học, dẫn đến đất bạc màu, lại phân hóa học, cứ thế quẩn quanh.
Người
ta, thay vì “sống chung với lũ” như trước kia, thì nay lại đắp đê bao chống lũ.
Việc này đã triệt tiêu kinh tế mùa nước nổi truyền thống, đưa miền Nam “tiến kịp”
miền Bắc.
Đắp
đê bao chống lũ, đất làm lúa không được ngâm nước nên sâu rầy không bị tiêu diệt
tự nhiên như trước nữa, mà phải sử dụng thuốc trị sâu rầy. Quá trình miễn dịch
nên sâu rầy ngày càng khỏe lên, thuốc sâu rầy lại phải nặng đô lên, làm cho đất
bị ô nhiễm, nước bị ô nhiễm. Cộng với nhà máy giấy Lee & Man, nhiệt điện
than Tàu, đập thượng nguồn sông Mekong do người Tàu khống chế… Tất cả đang dần
biến miền Tây thành miền đất chết.
Làm
ra hạt lúa đã khó, lại bị thương lái ép giá vì lợi ích các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu độc quyền. Thành ra Việt Nam là nước xuất khẩu lúa gạo thứ nhì thế giới mà
dân làm ra lúa gạo hưởng lợi ít nhất. Giá phân bón, thuốc trừ sâu nằm trong tay
các nhóm lợi ích sân sau mặc tình tăng giá, mà không thể dùng ít được. Người
dân làm lúa gần như không công.
Miền Tây đang trở thành
miền đất chết.
Người
miền Tây bỏ chạy tứ tán, họ có mặt tại Sài Gòn, Biên Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình
Dương…, làm việc trong những khu công nghiệp và làm tự do, với mức lương đủ cho
họ tồn tai, tồn tai chứ không phải sống.
Miền
Tây đang trở thành miền đất chết.
Miền
Tây không phải quê hương tôi, cũng không phải quê ngoại xắp nhỏ, nhưng miền đất
ấy là cuộc đời tôi thời trai trẻ.
Mỗi
khi nghĩ lại và nhìn người miền Tây hôm nay, tôi không khỏi ngậm ngùi.
Thương
quá miền Tây ơi!
Trần Tân
Source:
https://nghiepdoanbaochi.org/2019/03/28/song-me-kong-bi-buc-tu-nguoi-mien-tay-lu-luot-len-thanh-pho-lam-thue/
No comments:
Post a Comment