Friday, April 12, 2019

CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC LANCANG-MEKONG: PHƯỚC LÀNH HAY TAI HỌA? Lancang-Mekong Cooperation: Blessing or curse?



Jason Thomas – Bình Yên Đông lược dịch.
Song ngữ Việt Anh

Đập thủy điện Hạ Sesan 2 trong tỉnh Stung Treng của Cambodia

được khánh thành ngày 17 tháng 12 năm 2018 [Ảnh: Ly Lay]

Chương trình Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)) vừa đánh dấu năm thứ ba trong tuần qua với lời loan báo rằng mậu dịch của Trung Hoa với năm quốc gia thành viên – Cambodia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam – đã vượt quá 260 tỉ USD trong cùng thời gian, làm nổi bật vai trò chi phối của Trung Hoa trong nền kinh tế của các quốc gia nầy.
Là một cơ chế hợp tác tiểu vùng liên kết sáu quốc gia dọc theo sông Mekong, có tên là Lạn Thương (Lancang) ở Trung Hoa, LMC được thành lập vào tháng 3 năm 2016, và kể từ đó, Trung Hoa đã trở thành một nhà đầu tư và bảo lãnh tự nguyện cho tất cả mọi thứ, từ nông nghiệp cho đến du lịch, như là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative (BRI)) rộng lớn hơn.
Trung Hoa là một đối tác mậu dịch lớn nhất của tất cả các quốc gia Mekong, và mặc dù danh sách đầy đủ các dự án của LMC không được công bố, LMC đã hỗ trợ tài chánh cho ít nhất 132 dự án trong vùng Mekong trong năm qua.

Đập đóng một vai trò then chốt
LMC đã quảng bá sự liên kết và hợp tác xuyên biên giới như một ưu tiên, và việc xây dựng các dự án hạ tầng cơ sở như Đường Xe lửa Trung Hoa-Lào và Trung Hoa-Thái Lan giúp cho sự hội nhập và thương mại xuyên biên giới được dễ dàng.

Tuy nhiên, trong sự phát triển bừa bãi được nở rộ qua LMC, có lẽ không có gì có nhiều ảnh hưởng đến các cộng đồng và môi trường ở địa phương bằng các đập mọc lên khắp nơi trong vùng.  Các quốc gia như Cambodia và Lào đang đầu tư nhiều hơn vào thủy điện với sự trợ giúp của Trung Hoa và bán điện lại cho nước nầy với giá rẻ.
Trung Hoa bắt đầu xây đập trên sông Lạn Thương từ thập niên 1990s, với ước tính có khoảng 60 đập và hồ chứa đang vận hành, trên 30 đập đang được xây và trên 90 đập được dự trù.  Không có đối tác LMC nào được tham vấn hay nhận được dữ kiện quan trọng về lưu lượng của các đập.

Sông Lạn Thương/Mekong dài 4.350 km chảy qua tỉnh Vân Nam (Yunnan) trước khi vào Myanmar, Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam.  Thực thế, các đập của Trung Hoa có thể điều tiết lưu lượng của sông Mekong – mạch sống của 284 triệu người phụ thuộc vào nó và các phụ lưu để đánh cá hay trồng trọt và cũng là nguồn nước và đường giao thông.
Ngoài những quan tâm về địa chánh trị, những lo sợ về phát triển khả chấp và các vấn đề môi trường như số cá giảm, lưu lượng sông và độ phì nhiêu của đất cũng gây áp lực đối với năm quốc gia nầy.

Theo một nghiên cứu của Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) được công bố trong năm qua, hiện có 11 đập thủy điện lớn được đề nghị trên dòng chánh ở hạ lưu và 120 đập trên phụ lưu có thể đe dọa đến hệ sinh thái và kinh tế của khu vực.
Không có gì ngạc nhiên khi những mối quan tâm nầy đã không được đề cập đến trong lễ kỷ niệm kéo dài một tuần lễ được tổ chức ở tất cả các quốc gia trong tháng qua.

Chuyển nhượng chủ quyền lãnh thổ
Trung Hoa cũng sở hữu các đập chiến lược dọc theo sông Mekong, thí dụ điển hình là đập Hạ Sesan 2, con đập thứ bảy do Trung Hoa xây dựng ở Cambodia.  Công ty Năng lượng Quốc tế Hydrolancang (Hydrolancang International Energy), một công ty quốc doanh của Trung Hoa, là cổ đông chánh (51%) trong liên doanh với số vốn 800 triệu USD cùng với Tập đoàn Hoàng gia (Royal Group) của Cambodia (39%) và Điện lực Quốc tế Việt Nam (EVN International) (10%).  Được vận hành từ tháng 12 vừa qua, nhá máy thủy điện sẽ được chuyển giao cho chánh phủ Cambodia sau 40 năm hoạt động.
Sự chuyển nhượng chủ quyền lãnh thổ của dự án Hạ Sesan 2 gợi lại trường hợp của cảng Mambantota ở Sri Lanka, một thí dụ sáng ngời về việc làm thế nào các khoản cho vay nặng lãi của BRI có thể trở thành bẫy nợ.  Mặc dù có những nghi ngờ về sự thành công của việc xây dựng cảng trong một vùng xa xôi ở miền nam Sri Lanka, quốc gia nầy vẫn tiến hành kế hoạch với sự hỗ trợ tài chánh của Trung Hoa.  Thế nhưng, dự án không sinh lợi và Sri Lanka buộc phải nhượng quyền kiểm soát cảng và các phần đất chung quanh trong 99 năm khi không thể trả nợ cho Trung Hoa trong tháng 12 năm 2017.
Có lẽ thấy được điều nầy nên Myanmar đã thu nhỏ kế hoạch xây dựng cảng Kyauk Pyu do Trung Hoa tài trợ từ 7,3 tỉ xuống còn 1,3 tỉ USD, một cảng được Trung Hoa xem như hành lang để vận chuyển dầu và khí đốt đến tỉnh Vân Nam mà không qua eo biển Malacca.  Sau đó Myanmar nói rằng dự án sẽ hoàn toàn do tư nhân tài trợ.
Trung Hoa cũng có kế hoạch phá ghềnh đá trong sông Mekong cho tàu bè trọng tải 500 tấn.  Tuy nhiên, điều nầy cũng khiến cho các tàu tuần dễ dàng đi lại để bảo vệ các tàu buôn – đưa đến nguy cơ quân sự hóa Mekong, một con sông chảy ra Biển Đông.
Mặc dù đầu tư của Trung Hoa là một nguồn tài chánh cho các quốc gia Mekong, lãnh đạo của các quốc gia nầy nên cứu xét thật kỹ lưỡng những rủi ro mà họ có thể gặp phải khi lao vào nhiều dự án LMC qua các thỏa thuận thường không rõ ràng và không có tính ràng buộc.  Mặc dù số sự án hạ tầng cơ sở trong vùng có thể giảm sút nặng nề nếu Trung Hoa rút ra khỏi LMC, nhưng tiếp tục phát triển tự hủy hoại qua các dự án do Trung Hoa hỗ trợ có thể xóa sổ nhiều cộng đồng da dạng phụ thuộc vào dòng sông vĩ đại nầy để sống còn.

Jason Thomas – Bình Yên Đông lược dịch
The Asean Post - 3 April 2019

Lancang-Mekong Cooperation: Blessing or curse?
Jason Thomas                  
3 April 2019 

A general view of Cambodia's 400 megawatt Lower Sesan 2 hydroelectric dam as seen during the inauguration in Stung Treng province on 17 December, 2018. (Ly Lay / AFP Photo)

The Lancang-Mekong Cooperation (LMC) marked its third anniversary last week with the announcement that China’s trade with the five Mekong member countries – Cambodia, Lao, Myanmar, Thailand and Vietnam – has reached over US$260 billion for the period, highlighting the overarching role China plays in these five countries’ economies.
A sub-regional cooperation mechanism connecting the six countries along the Mekong river, which is known as Lancang in China, the LMC was formed in March 2016 and has since seen China emerge as a willing investor and guarantor for everything ranging from agriculture to tourism as part of its wider Belt and Road Initiative (BRI). 
China is the largest trading partner for all the Mekong countries, and while a comprehensive list of LMC projects is not publicly available, the LMC has provided financial support for at least 132 projects in the Mekong region as of last year.

Dams playing a pivotal role
The LMC has touted connectivity and cross-border economic cooperation as its priorities, and construction of infrastructure projects such as the China-Laos Railway and the China-Thailand Railway are helping to facilitate cross-border integration and commerce.
However, among all the seemingly unchecked development that has flourished as a result of the LMC, perhaps none have had such an impact on local communities and the environment than the dams that have sprouted up across the region. Countries such as Cambodia and Lao are investing more in hydroelectric power with the help of China who then buys back the electricity at a discounted rate.

China has been building dams on the Lancang since the 1990s, with some estimates stating there are 60 dams and reservoirs now in use, 30 more under construction and 90 more under consideration. None of this is happening with consultation from its LMC counterparts, who also do not receive any significant information on the dams’ flow.
The 4,350-kilometre (km) Lancang/Mekong river flows out of China’s Yunnan province before running across Myanmar, Lao, Thailand, Cambodia and Vietnam. In effect, Chinese dams can regulate the flow of the Mekong – the lifeline for 284 million people who depend on it and its tributaries for fishing and farming as well as a water source and transportation route.

Apart from the geopolitical concerns this raises, fears over sustainable growth and environmental problems such as depleting fish stocks, river flow and soil fertility are also pressing matters for these five countries.
According to a study released by the Mekong River Commission last year, there are currently 11 proposed large hydropower dam sites on the Mekong River’s lower mainstream and 120 tributary dams that pose a threat to the ecology and economy of the region.
Unsurprisingly, none of these concerns were pointed out during last month’s week-long celebration of the anniversary which was held in all of the countries. 

Source: International Rivers
Territorial sovereignty ceded

China even owns strategic dams along the Mekong like the Lower Sesan 2, the seventh Chinese-built dam in Cambodia, a prime example.
Chinese state-owned Hydrolancang International Energy is the majority shareholder (51 percent) in Cambodia’s largest dam, the US$800 million joint venture also involving Cambodia’s Royal Group (39 percent) and Vietnam-based EVN International (10 percent). Declared open last December, the plant will only be handed over to the Cambodian government after 40 years of operation.  

The territorial sovereignty ceded by the Lower Sesan 2 project brings to mind Sri Lanka’s Hambantota port, a shining example of how high-interest BRI loans can become debt-traps. Despite misgivings about the viability of building a port in the remote southern Sri Lanka region, the country went ahead with the plan thanks to Chinese funds. However, the project soon proved to be unprofitable and Sri Lanka was forced to cede control of the port and surrounding territories on a 99-year lease after failing to fulfil its debt obligations to China in December 2017.

Perhaps realising this, Myanmar scaled back plans for a Chinese-backed port project in Kyauk Pyu from US$7.3 billion to US$1.3 billion with China looking at the passage as an alternative route for delivering oil and natural gas to the Yunnan province and bypassing the Straits of Malacca. Myanmar later said the project will be wholly financed by the private sector.

China has plans to blast certain parts of the Mekong river to allow 500-ton trade boats to pass. However, this will also facilitate the entry of security guard boats to protect these trade boats – which then runs the risk of militarising the Mekong, a river which empties into the South China Sea.
While Chinese investment is a welcome source of capital for these Mekong countries, their leaders should take a long, hard look at the many risks that they subjecting their countries to by embarking on more LMC projects which are often contained within opaque, non-binding agreements. While China pulling out of the LMC may severely reduce the number of infrastructure projects in the region, the continued unsustainable development of Chinese-backed projects along the Mekong could spell the end for many of the diverse communities that depend on this great river for survival.


No comments:

Post a Comment