Thursday, April 4, 2019

Tiếng kêu của dân bị cát tặc làm hại không thấu đến chính quyền địa phương


RFA
2019-04-03

Hình ảnh người dân xã Đông Khê, huyện Đoan Hùng 
tập trung trước trụ sở Ủy ban Nhân dân xã để phản đối.

Chúng tôi liên lạc với ông Doãn Minh Khang chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đông Khê, huyện Đoan Hùng để hỏi thêm thông tin mà truyền thông và báo chí loan đi ngày 3 tháng 4 nhưng không thể liên lạc được.
Tình trạng khai thác cát trên sông gây nên sạt lở khiến nhà ở và đất canh tác của dân bị sạt lở, sụp xuống sông không chỉ xảy ra tại địa phương Đông Khê như vừa nêu.
Tình trạng này xảy ra khắp nơi trên cả nước trong thời gian qua. Cũng vào ngày 3 tháng 4, tại văn phòng chính phủ có cuộc họp giữa các bộ ngành do phó thủ tướng Trương Hòa Bình chủ trì bàn về vấn đề khai thác cát trái phép.

Ông phó thủ tướng Trương Hòa Bình thừa nhận rằng do nhu cầu sử dụng nhiều và lợi nhuận mang lại lớn nên tình hình khai thác cát trái phép đã bùng phát trở lại, nhiều địa phương buông lỏng quản lý, bao che khiến tình trạng này diễn ra công khai và lộng hành. Do đó, ông yêu cầu các bộ ngành cần tập trung rà soát và xử lý dứt điểm tình trạng này.

Đồng ý với phó thủ tướng, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn ,chuyên gia nghiên cứu biến đổi khí hậu thuộc Đại học Cần Thơ, giải thích về nhu cầu sử dụng tăng trong khi nguồn cung ngày càng cạn kiệt; lợi nhuận lớn khiến tình trạng khai thác dần chuyển biến tinh vi hơn:
“Thì khi cung cầu nó không gặp được nhau rồi thì nó sẽ tạo ra lỗ hỏng, khoảng thiếu và nếu thiếu thì người ta sẽ tìm cách ăn gian móc nối với một số chính quyền địa phương để khai thác bất hợp pháp hoặc quá mức cho phép. Việc hút cát là ở dưới sông nên việc kiểm tra rất là khó, đôi khi khai thác ban đêm họ đưa những cái vòi xuống lòng sông thì nhiều khi chính quyền cũng không kiểm soát hết được và cũng có chính quyền biết nhưng buông lỏng chuyện đó, hay có ăn chia gì đó nên người dân họ mới bức xúc.”

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn nói tiếp vấn đề khai thác cát là là môt vấn đề khá gây gắt giữa các bên và đến nay nó vẫn chưa được giải quyết hài hòa từ nhiều phía.
“Ở ĐBSCL cũng vậy tôi thấy người dân có những phản ứng với những tàu khai thác cát mà sạt lở đất sinh sống của họ và họ cũng phản kháng rất nhiều nhưng việc giải quyết thì không phải lúc nào cũng hài hòa được, có chỗ chính quyền giải quyết được hoặc phạt người khai thác quá mức, cấp giấy phép khai thác ở chỗ này và người ta khảo sát cho là đã an toàn nhưng khi vào khai thác nó khai thác nhiều hơn lấn vào phần đất của người dân, chính quyền không kiểm soát được việc đó hoặc cán bộ bắt tay nhau nên việc đó làm cho tạo ra sự mâu thuẫn giữa người dân và bên khai thác, do đó nó tạo ra những việc như vậy.”

Còn theo Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật nhà hoạt động môi trường, chủ nhiệm câu lạc bộ Rừng Gọi tại Nam Cát Tiên và là người trực tiếp tham gia đối thoại với chính quyền để yêu cầu dừng việc khai thác cát tại khu vực chia sẻ kinh nghiệm đối thoại với chính quyền mang lại được hiệu quả.


Người dân xã Đông Khê đang tập trung tại khu vực đất sản xuất bị mất.
Screen Capture from Youtube Nguyễn Tùng

“Vấn đề đó nó quan trọng để mình nói rằng là người dân cũng phải biết cách mà nói chuyện với chính quyền, mình có ý kiến lên chủ tịch nước, thủ tướng, phó thủ tướng, chủ tịch quốc hội, bộ trưởng Bộ Y tế nhiều Bộ ngành khác và ai cũng có trả lời thư cho mình hết nhưng vì sao dân làm không có hiệu quả, đồng ý người dân ai cũng bức xúc, mất tài sản cũng vậy nên vấn đề là mình đặt các đơn vị môi trường trong tình huống của mình và đặt chính quyền vào mình thì mình sẽ hiểu được bối cảnh chung của xã hội như vậy để mình đối thoại thì nó mang lại được hiệu quả chứ mình bức xúc mình la làng lên thì nó không hiệu quả đâu, đó là cách trân tình mình góp ý.”

Ngoài ra, thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật còn cho biết thêm nguyên nhân dẫn đến việc phía chính quyền luôn né tránh hoặc chậm trễ việc giải quyết cho dân vì phải thông qua nhiều thủ tục và vấn đề trách nhiệm. Ông đề xuất việc lên tiếng của người dân cần đủ mạnh với sự trợ lực của truyền thông thì mới hiệu quả.

Tiến sĩ Dương Văn Ni một nhà nghiên cứu tại Đại học Cần Thơ, từng chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do rằng, cần phải có một đầu mối thống nhất trong việc quản lý khai thác cát:
“Tôi cho là việc này nhà nước phải ngồi lại, làm sao có một đầu mối chịu trách nhiệm về tài nguyên cát này thì họa may. Hiện giờ nó đang chồng chéo giữa trung ương, địa phương, giữa các bộ với nhau, giữa các ngành với nhau, thì dù có xây dựng một qui định rất là chặt chẽ của Bộ tài nguyên môi trường, nhưng không có một đầu mối chánh, thì Bộ giao thông vận tải vẫn có thể làm được chuyện riêng của họ, rồi bộ nào khác cũng làm nữa thì vấn đề bất cập vẫn tiếp tục diễn ra.”

Còn theo tiến sĩ Lê Anh Tuấn, với nguồn cát ngày càng cạn kiệt trong khi nhu cầu sử dụng xây dựng càng nhiều nên khó thể ngăn cản được chuyện này. Do dó, không ngăn được thì nên có biện pháp để giảm bớt áp lực việc sử dựng cát trong xây dựng.
“Chúng tôi cũng kiến nghị là sử dụng cát tại những công trình nào thật sự cần thiết và cần làm thì mình ưu tiên những công trình đó, còn những công trình sử dụng cát nhiều mà không mang lại hiệu quả như dùng cát để san lấp sân golf thì nên chặn lại”

Con số thống kê được nêu ra tại cuộc họp của chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong ngày 3 tháng 4 về nạn khai thác cát cho thấy thực tế vi phạm thì tràn lan, trong khi đó xử lý chỉ ‘nhỏ giọt’, không đủ sức ngăn chặn những người vì tiền mà bất chấp tác hại đến người khác, cũng như môi trường.

Source:



No comments:

Post a Comment