Thi Anh | 25/07/2018 07:39
Đồ họa máy tính về một đập nước do công ty điện Xe-Pian
Xe-Namnoy xây dựng ở Lào.
Ảnh: sky news/PNPC
Diplomat cho hay, giới chức Lào tin rằng đất nước
nhỏ bé này sẽ nhanh chóng trở nên giàu có nếu biến mình thành "viên pin
của châu Á".
Trang tin Investvine nhận định: Vụ
vỡ đập thủy điện Xe Pian Xe Namnoy (Lào) tối 23/7 là
một bước lùi lớn đối với kỳ vọng trở thành nhà cung cấp điện chính cho Đông Nam
Á thông qua việc xây dựng và vận hành một loạt công trình thủy điện dọc theo
nhiều con sông của Lào.
Hàng trăm người đã mất tích và một
số người được cho là đã thiệt mạng sau khi đập nước khổng lồ Xe Pian Xe Namnoy
ở tỉnh Attapeu, gần biên giới Lào - Campuchia bị vỡ.
Nguyên do của sự cố này vẫn chưa
được làm rõ. Sự việc xảy ra sau đợt mưa lớn và ngập lụt trên khắp miền Nam của
Lào. Hãng thông tấn Lao News cho hay, tính đến thời điểm này, hơn 6.600 người
đã bị mất nhà cửa.
Đập thủy điện có công suất 410MW
được khởi công vào năm 2013 và dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất điện năng trong năm
tới.
Đập thủy điện trị giá 1,02 tỉ USD là
một phần trong dự án quy mô hơn của công ty điện Xe Pian Xe Namnoy (PNPC), một
liên doanh được thành lập năm 2012, để xây dựng hàng loạt đập nước tại các con
sông Houay Makchan, Xe-Namnoy và Xe-Pian ở tỉnh Champasak kế cận.
Trong số các công ty tham gia vào dự
án có công ty điện Ratchaburi của Thái Lan, công ty điện Korea Western Power
của Hàn Quốc và công ty cổ nhần nhà nước Lào. Đơn vị chịu trách nhiệm thi công
là công ty Kỹ thuật và Xây dựng SK (SK E&C) của Hàn Quốc.
Theo Investvine, chính phủ Lào đã
khởi động một kế hoạch xây đập nước đồ sộ để sản xuất và tiêu thụ điện năng cho
các nước láng giềng. Nằm bên sông Mekong và các nhánh của nó, Lào có vị trí
hoàn hảo để xây dựng đập thủy điện.
Diplomat cho hay, giới chức Lào tin
rằng đất nước nhỏ bé này sẽ nhanh chóng trở nên giàu có nếu biến mình thành
"viên pin của châu Á", sử dụng những sườn núi dốc, những hang động
lớn và hệ thống sông ngòi phong phú để chạy các nhà máy thủy điện, sản xuất đủ
lượng điện để Lào có thể xuất khẩu sang các nước láng giềng.
"Nếu tất cả các nguồn năng
lượng có thể được phát triển, Lào có thể trở thành viên pin của Đông Nam
Á", CS Monitor dẫn lời Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Lào Nam
Viyaketh cho hay, "Chúng tôi có thể bán năng lượng của mình cho các nước
láng giềng. Lào có thể trở nên giàu có".
Hiện nay, nước này có khoảng 10 đập
thủy điện đang hoạt động, khoảng 20 đập đang được xây dựng và hàng chục đập
khác ở trong giai đoạn hoạch định. Ngoài ra, Vientiane còn có 39 nhà máy thủy
điện cùng 59 nhà máy đang được lên kế hoạch hoặc xây dựng. Tính đến năm 2020,
Lào cũng định xây dựng thêm 54 đường truyền điện và 16 trạm điện.
Lào vốn đã xuất khẩu 2/3 lượng điện
sản sinh từ các hệ thống thủy điện. Điện năng đóng góp gần 30% trong số hàng
hóa xuất khẩu của nước này.
Trung tâm của tầm nhìn "viên
pin châu Á" là dự án thủy điện đồ sộ tại Xayaburi ở hạ lưu sông Mekong, do
tập đoàn Thái Lan CH Karnchang thi công. Đập nước có công suất 1.285MW, được
cho là trị giá 3,5 tỉ USD, đã gây tranh cãi.
Có nhiều ý kiến trái chiều về tác
động môi trường của dự án. Một số nhà môi trường cho rằng việc xây dựng đập
nước sẽ ảnh hưởng tới sản lượng cá và có những tác hại nhất định tới đa dạng
sinh học và môi trường của sông.
Source:
No comments:
Post a Comment