Vũ Quốc Ngữ 06/04/2018
(By Tom Fawthrop (*) The Diplomat, 02/03/2018)
+ Chiến lược lớn của Trung Quốc ở sông Mêkông tác động như thế
nào tới dòng sông, và các quốc gia ở hạ nguồn?
Từ lâu, sông Mêkông là một bí ẩn đối với nhiều nhà thám hiểm,
chuyên gia về động vật hoang dã, và nhà khoa học say mê về thác nước vì những
thác nước ngoạn mục cùng với những con cá heo đang bị đe doạ tuyệt chủng, những
con cá mập khổng lồ và những con cá sấu Siamese. Đa dạng sinh học của con sông
này đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Amazon.
Trong những năm gần đây, dòng sông quốc tế tuyệt vời này chảy
qua sáu quốc gia ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa họcvà chuyên
gia tư vấn năng lượng trên một khía cạnh rất khác: làm thế nào để khai thác
dòng chảy mạnh mẽ của sông này trong việc sản xuất điện năng bằng đập thủy điện.
Mỗi một ý tưởng nào nhằm bảo vệ môi trường cho kỳ quan của
sông Mêkông đã bị phá vỡ bởi dự án lớn của Trung Quốc mang tên Một vành đai – Một
con đường (Belt Road Initiative- BRI) với trọng tâm của nó là nhằm mục đích
thương mại, phát triển cơ sở hạ tầng, và xây dựng nhiều đập thuỷ điện dọc theo
sông này.
Trên bờ sông Mêkông ở Chiang Khong, miền bắc Thái Lan, cư dân
địa phương và giáo viên Niwat Roykaew nói về tầm quan trọng của sông “Sông
Mêkông rất đặc biệt đối với người dân ở đây. Cộng đồng của chúng tôi hiểu được
điều gì quan trọng cho cuộc sống: nước, rừng, đất và văn hoá”.
Ông nhìn thấy linh hồn của dòng sông như một phần quý giá của
di sản văn hóa của đất nước, một cái gì đó nên được giữ lại không để các lợi
ích tài chính vượt qua. “Nhiều chính phủ chỉ nghĩ về khía cạnh kinh tế”, ông
nói. “Họ không nghĩ gì về thiên nhiên và văn hoá”.
Nhưng Bắc Kinh có một quan điểm rất khác về sông Mêkông (sông
được gọi là Lancang ở Trung Quốc) vì quốc gia này nhằm mục tiêu phát triển kinh
tế nhanh chóng trong khu vực.
Liệu có động lực mạnh mẽ của khu vực hướng tới hội nhập sâu rộng
hơn với nền kinh tế Trung Quốc nhằm tạo ra giao thông suôn sẻ dọc theo sông
Mêkông, quét sạch mọi trở ngại và sự phản đối của địa phương ra khỏi con đường
của nó?
Tại cuộc họp của Bộ trưởng Ngoại giao về Hợp tác
Lancang-Mêkông (LMC) ở Dali, Vân Nam, hồi tháng 12 năm ngoái, đã có dấu hiệu
cho thấy niềm tin đang lan toả từ Trung Quốc. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị
đã mô tả quy trình LMC như là một bước chuẩn bị cho “chiếc máy ủi” để đưa ra cơ
chế thúc đẩy hợp tác nhịp nhàng giữa các quốc gia thành viên.
Ông Vương nói: “LMC không phải là chỗ nói chuyện, mà là chiếc
xe ủi đất đang tiến lên phía trước vững vàng, chắc chắn để biến sự hợp tác trở
thành hiện thực”.
Đó là một loại ngôn ngữ khiến nhiều người ở khu vực hạ lưu lo
lắng, bao gồm một số nhà ngoại giao của ASEAN. Tại phiên họp Dali, các quan chức
Trung Quốc khăng khăng đòi sử dụng thuật ngữ đó trong thông cáo báo chí chung.
Trung Quốc rất tự tin về vị thế của mình, với hai quốc gia –
Lào và Campuchia – đang cần các khoản vay, đầu tư và có nhiều cam kết. Tuy
nhiên, một cuộc xung đột lớn về chia sẻ tài nguyên nước một cách công bằng đã
diễn ra ở Thái Lan và thậm chí nhiều hơn ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam,
nơi các đập thượng nguồn và biến đổi khí hậu làm cho khu vực có nguy cơ phải đối
mặt với hạn hán nghiêm trọng hơn.
Trong khi Trung Quốc đang thúc đẩy BRI của mình trên sông,
nghiên cứu gần đây nhất cảnh báo rằng sông Mêkông đang đối mặt với nguy cơ lớn
chưa từng có do khai thác quá mức và việc xây dựng ồ ạt một cách không kiểm
soát nhiều nhà máy thuỷ điện.
Ông Marc Goichot thuộc Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF)
và là chuyên gia về nguồn tài nguyên nước của sông Mekong, nói: “Hai mươi năm
trước đây, sông Mêkông là một trong những hệ sinh thái nhiệt đới lớn cuối
cùng”.
Ngày nay đồng bằng sông Cửu Long đang chìm và co lại. Tất cả
những điều này đang đẩy nhiều loài nước ngọt như cá heo lên bờ vực tuyệt chủng,
đồng thời gây ra những hạn chế nghiêm trọng cho tăng trưởng kinh tế”. WWF đã
kêu gọi một cách tiếp cận khác nhau đối với phát triển kinh tế ở sông Mêkông.
Năm ngoái, một báo cáo chung của Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) và Viện Môi trường Stockholm (SEI) cho thấy
“dòng chảy của trầm tích/chất dinh dưỡng ở sông Mêkông đã giảm 70% do các đập ở
Trung Quốc được xây dựng trên sông Lanang (là phần thượng lưu của sông Mêkông) ở
Trung Quốc”.
“Trầm tích là điều quan trọng đối với sức khoẻ của con sông
và rất cần thiết cho việc bổ sung đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam”. Đáng buồn
thay, các kiến trúc sư Trung Quốc của chiến lược BRI dường như không quan tâm đến
tình trạng của con sông.
+ Cơ chế Hợp tác Lancang-Mekong
Việc Trung Quốc nắm giữ các nguồn tài nguyên nước quý giá này
đã được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai của LMC tổ chức tại Phnom
Penh vào tháng 1 năm 2018 với sự tham dự của các lãnh đạo đến từ sáu quốc gia dọc
theo sông.
LMC đã được đề xuất, xây dựng và thiết lập bởi Trung Quốc vào
năm 2016 với tư cách là một tổ chức đối nghịch với Uỷ hội sông Mêkông (MRC)
thành lập từ lâu, với bốn quốc gia thành viên là Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt
Nam.
MRC được thành lập theo Hiệp định Mêkông năm 1995 với nhiệm vụ
tạo điều kiện cho việc quản lý tốt sông Mekong trên tinh thần hữu nghị và hợp
tác dựa trên các quy tắc và thủ tục. Trung Quốc và Myanmar đã lựa chọn vị thế
quan sát viên.
Thitinan Pongsudhirak, giám đốc của Viện An ninh và Nghiên cứu
Quốc tế (ISIS), Đại học Chulalongkorn ở Thái Lan, bình luận tại một diễn đàn rằng
“LMC là một cách chỉ ra rằng Trung Quốc chỉ chơi theo các quy tắc riêng của
mình. Quốc gia này xây dựng nhiều đập thủy điện ở thượng nguồn gây thiệt hại
cho các nước ở vùng hạ lưu, và sau đó thành lập cơ quan quản lý của chính
mình”.
Theo Paul Chambers, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại
học Naresuan của Thái Lan, thì “Trung Quốc đang tìm cách làm cho Ủy hội Sông
Mekong không liên quan đến việc thành lập LMC.
Bắc Kinh muốn xâm nhập vào lục địa Đông Nam Á, duy trì khu vực
như là một ngoại vi của việc kiểm soát chiến lược của nó. Đối với Trung Quốc,
việc kiểm soát vùng sông Mêkông đã trở thành một trường hợp cổ điển về quyền
lãnh đạo địa lý”.
Bên cạnh việc xây nhiều đập, Trung Quốc đang xây dựng đường sắt
để kết nối thành phố Côn Minh với Bangkok qua Vientiane và một xa lộ để nối
Phnom Penh với Sihanoukville của Campuchia. Các dự án cơ sở hạ tầng này tạo ra
các hoạt động xây dựng khác bao gồm khu căn hộ, nhà chọc trời, các thành phố vệ
tinh, chợ và trung tâm mua sắm.
Cuối cùng, cuộc khủng hoảng về môi trường mà các nước ở khu lực
hạ lưu, đặc biệt là Campuchia và Việt Nam, đã bị cuốn theo tấm thảm đỏ của
Trung Quốc.
Một ví dụ rõ ràng về vai trò phổ biến của Trung Quốc trong
khu vực là vấn đề tham nhũng được biết đến như khu phức hợp Kings Romans Casino
ở Bokeo thuộc miền bắc nước Lào.
Nằm trong Khu kinh tế Đặc biệt Tam giác vàng (GTSEZ), chính
quyền nơi này nằm trong tay một nhóm doanh nghiệp Trung Quốc, có liên quan chặt
chẽ đến buôn bán động vật hoang dã.
+ Giao thông trên sông thuận lợi hoặc sự nhiễu loạn ở tương
lai?
Chiến lược của Trung Quốc đối với khu vực Mêkông đã không gặp
phải bất kỳ sự phản đối nào ở Lào, nước yếu nhất trong bốn quốc gia MRC. Một
tuyến đường sắt cao tốc kết nối Côn Minh ở tỉnh Vân Nam với biên giới Lào và
Thái Lan đã được xây dựng. Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ kết nối này với
Thái Lan, nhưng Lào cần phải đạt được những gì?
Brian Eyler, giám đốc khu vực Đông Nam Á tại Trung tâm
Stimson của Hoa Kỳ, tỏ thái độ hoài nghi, nói rằng “rõ ràng Trung Quốc sẽ đạt
được nhiều nhất từ dự án xây dựng 6 tỷ đô la”.
“Dự án sẽ có những tác động sâu sắc đến nền kinh tế địa
phương”, Eyler nói thêm. “Tôi tin rằng việc xây dựng tuyến đường sắt sẽ mở ra
cơ hội khai thác khoáng sản và gỗ rừng mà các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ nhảy
vào, và điều này sẽ chỉ dẫn đến sự suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên của
Lào”.
Có vẻ như các quân bài được xếp chồng lên nhau để ủng hộ
Trung Quốc trong nỗ lực củng cố quyền kiểm soát ‘sân sau’ địa lý chính trị của
mình. Chiến lược địa chính trị của Bắc Kinh có thể dựa vào Thủ tướng Campuchia
Hun Sen, lãnh đạo Lào và các lãnh đạo địa phương để nắm quyền bá chủ Trung Quốc
dọc theo Mekong.
Tuy nhiên, sông Mekong lớn nổi tiếng với những cơn giông và bất
ổn. Các kỹ sư Trung Quốc đã thuần hóa dòng chảy hoang dã trên sông Lancang khi
nó chảy qua Trung Quốc, nhưng họ chưa bao giờ nhận ra tầm quan trọng của dòng
chảy trầm tích đối với toàn bộ hệ thống sông Mêkông.
+ Sự phản kháng của các nước hạ vùng lưu sông Mêkông
Sông Mekong cung cấp một lượng thủy sản nước ngọt lớn nhất
trên hành tinh này. Sông có một tầm chiến lược quan trọng, cung cấp an ninh
lương thực cho 60 triệu người. Mâu thuẫn lớn về chia sẻ tài nguyên nước quý báu
có thể sẽ leo thang về lâu dài, dẫn đến sự phản kháng của các nước hạ vùng lưu
sông Mêkông đối với quyền bá chủ ngày càng tăng của Trung Quốc.
Tại Thái Lan, Nhóm Bảo tồn Chiềng Khong đã tổ chức một loạt
các cuộc biểu tình vào năm 2017 nhằm vào “Dự án Cải thiện giao thông sông
Mêkông” của Trung Quốc, một thuật ngữ hùng hồn nhằm phá bỏ các thác, đá và các
hòn đảo nhỏ xinh đẹp trên sông để các tàu lớn có thể đi trên đường thủy dài nhất
Đông Nam Á.
Đến năm 2020, Trung Quốc có kế hoạch loại bỏ tất cả các trở
ngại tự nhiên để xây dựng một làn đường vận chuyển an toàn dài 890 kilômét kéo
dài từ cảng Simao phía nam tỉnh Vân Nam, thông qua đoạn phía bắc của Thái Lan tới
thủ đô Lào cổ và là trung tâm du lịch của Luang Prabang.
Các tàu khảo sát Trung Quốc nghiên cứu các hòn đảo và thác tại
Khon Pi Luang, khoảng 20 km từ thượng nguồn của cảng Chiang Khong của Thái Lan,
là mục tiêu của một cuộc biểu tình trên sông của cư dân địa phương với các khẩu
hiệu “Sông Mekong không phải để bán”, và “Ngừng mọi Vụ nổ trên sông Mekong” bằng
tiếng Thái và tiếng Trung.
Cho đến nay, Chính phủ Thái Lan chỉ chấp thuận cho các tàu khảo
sát Trung Quốc vào khu vực sông chia cắt Thái Lan và Lào để thu thập thông tin
để đánh giá. Quyết định cuối cùng về nổ mìn không được đưa ra. Chính phủ quân sự
Thái Lan không cho phép, nhưng không phải vì các vấn đề môi trường.
Ở miền bắc Thái Lan, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp
đang thận trọng với sáng kiến của Trung Quốc. Wiroon Khampilo, cựu chủ tịch
Phòng Thương mại Chiang Rai và một doanh nhân trong tỉnh, cho biết các doanh
nghiệp ở Thái Lan sẽ không được trợ giúp bởi dự án chuyển hướng.
Trung Quốc sẽ gặt hái được những lợi ích, đồng thời phá hỏng
môi trường của Thái Lan. Trung Quốc sẽ gặt hái được những lợi ích, đồng thời
phá hỏng môi trường của Thái Lan. Dự án lớn này sẽ cung cấp các thuận lợi lớn
cho các thương nhân Trung Quốc và có thể giúp nhiều sản phẩm của Trung Quốc đổ
vào thị trường Thái Lan với giá rẻ hơn bao giờ hết trong tương lai.
Wiroon cũng cảnh báo rằng việc cho phép Trung Quốc thay đổi
dòng chảy sẽ gây nguy hiểm cho sinh kế của người dân địa phương và do đó, nền
kinh tế địa phương, phụ thuộc rất nhiều vào một hệ sinh thái sông nước lành mạnh.
+ Những dự án dưới tên gọi cải thiện sẽ đem lại lợi ích
Các nhà lãnh đạo Chiang Khong đã kiến nghị với Ủy ban Nhân
quyền Quốc gia (NHRC) để thách thức sự hợp tác của Thái Lan với kế hoạch của
Trung Quốc vào năm 2017.
Nhưng có lẽ quan trọng hơn lý do kinh tế nếu bật đèn xanh cho
phép Trung Quốc sử dụng thuốc nổ để nắn lại dòng sông là mối quan ngại về an
ninh quốc gia liên quan đến chủ quyền và phân chia ranh giới quốc gia giữa Thái
Lan với nước láng giềng Lào.
Biên giới hai nước là đường nước giữa sông Mêkông. Điều này
có thể khiến dự án “Một vành đai, một con sông” vốn được kiểm soát bởi Trung Quốc
trở nên quá sức chịu đựng của chính thể quân sự Thái.
+ Thế còn vấn đề văn hóa
Tham vọng của Trung Quốc để xây dựng một cảng mới trên sông
Mekong và các dự án khác đặt ra một mối đe dọa lớn cho sự tồn tại văn hoá của một
trong những di sản thế giới phổ biến nhất của châu Á, thủ đô cổ xưa của Luang
Prabang ở Lào.
Paul Chambers của Đại học Naresuan của Thái Lan đã vẽ ra bức
tranh tàn khốc về những gì có thể xảy ra với biểu tượng văn hoá này trong khu vực
trong 10 đến 15 năm tới nếu kế hoạch nắn sông được thực hiện.
Ông nói: “Sự chuyển đổi nhanh chóng của di sản thế giới ở Lào
sẽ dẫn đến việc thành phố này bị thay thế bởi một trung tâm thương mại của
Trung Quốc và là sự sắp đặt của nghệ thuật và kiến trúc văn hoá Trung Quốc ở miền
bắc nước này.
“Luang Prabang sẽ trở thành một thị trấn mới của Trung Quốc”.
Sự chuyển đổi này đã được tiến hành ở những nơi khác trong nước,
và đang gây ra sự oán giận. Một học giả ở miền bắc Lào, người yêu cầu giấu tên,
nhận xét rằng “tinh thần chống Trung Quốc đã trở nên phổ biến trong những năm gần
đây vì họ cảm thấy ngày càng trở thành một tỉnh của Trung Quốc”.
Việc xây dựng đập Pak Beng trên sông Mekong cách Thái Lan 100
km do người Trung Quốc hậu thuẫn, đã bị đình trệ bởi các dạng “biến động” khác
nhau bao gồm nhiều cuộc biểu tình chống đập (ở Chiang Khong), kiện tụng nhằm
ngăn cản sự hỗ trợ của Thái Lan đối với đập, và việc người Thái xem xét lại kế
hoạch sử dụng điện năng.
Dự án đập Pak Beng, với tổng mức đầu tư 2,4 tỷ đô la, là một
dự án thủy điện 912 megawatt đang được phát triển bởi Datang Pak Beng Hydropower
Co. Ltd, một công ty có trụ sở tại Bắc Kinh. Dự kiến, 90% điện năng của nhà máy
này sẽ được bán cho Thái Lan. Tuy nhiên, hiệp định mua bán điện đang bị đình trệ
trong khi Bangkok đang xem xét lại kế hoạch tiêu thụ năng lượng.
Dự kiến việc xây dựng Pak Beng được khởi công vào tháng 12
năm 2017, là đập thứ ba của Lào ở hạ lưu sông Mêkông.
Nhóm Chiang Khong của Niwat Roykaew là một trong những nguyên
đơn trong một vụ kiện chống lại Sở Thuỷ lợi Thái Lan và Uỷ hội sông Mêkông Thái
Lan, là những cơ quan nhà nước đã ủng hộ việc xây đập.
Theo một cách khác của câu chuyện Pak Beng, có vẻ như công ty
Trung Quốc đang phải đối phó với rủi ro của nhà đầu tư, thay đổi kế hoạch sử dụng
năng lượng và phe đối lập Thái Lan. Công ty đã có một cuộc đối thoại với Mạng
lưới Người Thái Lan ở Mêkông từ tám tỉnh, do nhóm Chiang Khong dẫn đầu – có lẽ
là cuộc đối thoại đầu tiên giữa phía xây dựng đập và một mạng lưới đối lập địa
phương ở Thái Lan.
Sau cuộc gặp lịch sử, thông cáo báo chí đã được ban hành, lưu
ý: “Chúng tôi Mạng lưới nhân dân Thái Lan tuyên bố thái độ của chúng tôi từ Đối
thoại với Datang Pak Beng Hydropower Co. Ltd. Chúng tôi yêu cầu một đánh giá tổng
hợp của các đập thủy điện trên sông Mekong bao gồm Xayaburi, Sanakham, Pak Beng
và Don Sahong.
Chúng tôi ủng hộ một cuộc đối thoại dựa trên cơ sở của các bằng
chứng, và khẳng định sự quan tâm của chúng tôi đối với một quá trình đối thoại
đang diễn ra.
Ở Việt Nam, cách đầu nguồn của sông Mêkông ở Trung Quốc khoảng
4.000 km, nông dân lo lắng khi nhìn thấy đồng bằng bị thu hẹp và chìm dần, với
sự nhiễm mặn ngàycàng trầm trọng ở vựa lúa lớn nhất nước. Các nhà phát triển
thường cho rằng đập giúp giảm nghèo.
Tuy nhiên, Nguyễn Hữu Thiện, một nhà sinh thái học ở Cần
Thơlàtrung tâm đồng bằng sông Cửu Long, nói ngược lại. “Ở đồng bằng, suy thoái
môi trường dẫn đến đói nghèo, căng thẳng xã hội, thậm chí cả căng thẳng giữa
các quốc gia. Tác động của đập nên được coi là một vấn đề an ninh phi truyền thống
gây ra những bất ổn xã hội và chính trị”, ông nói.
Ông Thiện cho biết tương lai của vựa lúa đồng bằng sông Cửu
Long rất ảm đạm. Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất 90% lượng gạo xuất khẩu của
Việt Nam và đóng góp khoảng 23% cho GDP của quốc gia. Ông Thiện nói: “Khi hàng
triệu người ở vùng sông Mêkông bị nghèo đói do tác động của các đập (cũng như
biến đổi khí hậu), người dân sẽ phải di chuyển ở nơi khác để tìm kiếm việc
làm”.
+ Liệu Trung Quốc có thể thay đổi?
Liệu Trung Quốc có bị áp lực để thay đổi mô hình phát triển của
mình theo hướng xanh hơn, bền vững hơn?
Xuezhong Yu, một nhà khoa học môi trường thủy điện cao cấp,
xem xét việc phân bổ nước và các tác động môi trường của các dự án thủy điện
như là hai vấn đề xuyên biên giới quan trọng ở lưu vực sông Lancang-Mekong.
Theo một nghiên cứu của Yu thì “Sự thành công của hợp tác về
tài nguyên nước sẽ tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và củng cố quan hệ đối tác
toàn diện và hợp tác giữa các quốc gia ở Lancang-Mekong. Phát triển thủy điện sẽ
là cốt lõi của hợp tác về tài nguyên nước”.
Nhưng cho đến nay khuôn khổ LMC không cung cấp bất kỳ không
gian cho các cuộc tranh luận quan trọng đối với việc xây dựng đập Mekong. Đối
thủ của nó, Ủy hội sông Mêkông, tạo điều kiện thảo luận, tham vấn, quan hệ đối
tác bình đẳng giữa các quốc gia thành viên, và cung cấp một số nhận thức về vai
trò của xã hội dân sự. Tất cả nhữngđiều này không có trong LMC.
Theo Zhou Dequn, nhà sinh vật học bảo tồn thuộc Đại học Khoa
học và Công nghệ Côn Minh, nhiều công ty thủy điện của Trung Quốc đã tiến hành
đánh giá tác động môi trường (EIA) một cách cẩu thả và không tham khảo ý kiến cộng
đồng địa phương. Zhou lưu ý rằng “những loại vụ lợi này cũng xảy ra đối với các
dự án thủy điện do Trung Quốc tài trợ ở Lào”.
Chu đã báo cáo trong Chinadialogue rằng “Trung Quốc đang xuất
khẩu hành vi kinh doanh xấu và sự thiếu hiểu biết về luật pháp đối với khu vực
sông Mêkông. Các doanh nhân giàu có của chúng ta ở nước ngoài không quan tâm hoặc
không có năng lực kỹ thuật để thúc đẩy tính bền vững, cũng không xem xét bối cảnh
luật pháp của hành động của họ”.
Tại Phnom Penh, Youyi Zhang-nghiên cứu sinh tại Đại học
Cornell, phát biểu “Đúng là Trung Quốc đã đẩy mạnh xuất khẩu công nghệ nhiệt điện
sử dụng than đá và thủy điện sang các nước đang phát triển, vì nhu cầu trong nước
đang giảm. Các công ty Trung Quốc này tạo ra các liên minh chặt chẽ với chính
phủ nước chủ nhà và tạo ra các nhóm lợi ích”.
+ Có cách nào để thay đổi điều này?
Zhang trả lời rằng “chính phủ nước chủ nhà nên thực hiện
nghiêm túc khuôn khổ pháp lý môi trường và xã hội và loại bỏ các doanh nghiệp
có những hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Khi áp lực tăng, chính sách sẽ
thay đổi”.
Trong trường hợp dự án Pak Beng, áp lực tăng buộc các công ty
Trung Quốc cần phải cân nhắc nhiều hơn về rủi ro của nhà đầu tư và tác động môi
trường cũng như tham vấn với các bên liên quan ở địa phương. Các nhà đầu tư có
trách nhiệm hơn đã học được một bài học lớn từ việc đình chỉ siêu dự án đập thuỷ
điện Myitsone của Trung Quốc ở Myanmar.
Brian Eyler của Trung tâm Stimson chỉ ra những rủi ro về tài
chính và môi trường liên quan đến các con đập ở Mêkông và cho rằng phát triển
năng lượng ở Mêkông đang ở ngã ba đường. Theo Eyler, các nhà phát triển Trung
Quốc có thể chuyển sang các dự án phát điện năng lượng tái tạo không phải là thủy
điện và cải tiến việc truyền tải điện thay vì xây ồ ạt đập thuỷ điện tạo ra sự
phát triển không bền vững cho khu vực.
Các quốc gia vùng hạ lưu sông Mêkông cũng cần phải vận động
hành lang để Trung Quốc tăng cường đầu tư vào việc sản xuất năng lượng mặt trời
và gió, ông nói.
Đây cũng có thể là một sự thay thế chấp nhận được đối với Bắc
Kinh. Xuất khẩu của các công ty năng lượng mặt trời và gió của Trung Quốc và
các công ty thủy điện của họ đều nhận được sự hỗ trợ chính thức của Nhà nước và
cả hai đang đấu thầu nhiều hợp đồng năng lượng hơn ở hạ lưu sông Mêkông.
Trong khi đó, giá các tấm pin mặt trời và tua-bin gió đã giảm
đáng kể đến nỗi các chính quyền khu vực không còn có thể bỏ qua năng lượng xanh
vớilý do chi phí cao.
Ví dụ, tiềm năng năng lượng xanh chưa sử dụng của Campuchia
đã được ghi nhận bởi các đối tác chiến lược Mêkông (MSP) trong một báo cáo năm
ngoái, kết luận rằng “Chính phủ Campuchia có thể đạt được sự tự cung cấp điện
thông qua việc phát triển năng lượng mặt trời trong vòng 12 tháng dưới những điều
kiện thích hợp”.
+ Cái gì tiếp theo: Sự bất ổn và mất an ninh lương thực hoặc
một lộ trình phát triển bền vững mới?
Tại hội nghị thượng đỉnh LMC tháng 1 năm 2018, Thủ tướng
Trung Quốc Lý Kế Giang nhấn mạnh rằng Trung Quốc muốn duy trì hòa bình và ổn định
trong khu vực. Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng chiến lược phát triển của
BRI không phải là thúc đẩy sự ổn định, mà sẽ khuấy động sự bất ổn và thúc đẩy sự
suy thoái của một dòng Mekong đang trong tình trạng khủng hoảng.
Theo nhà nghiên cứu Đông Nam Á Bruce Shoemaker, thì Trung Quốc
đang cố gắng xây dựng một môi trường ổn định để đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở khu
vực Mekong, nhưng tác động của các đập thuỷ điện trên sông Mekong là sự mất ổn
định các hệ thống sinh kế dựa vào thủy sản mà hàng triệu người phải phụ thuộc
vào”.
Dòng chảy mạnh mẽ của hệ sinh thái sông Mêkông thúc đẩy sự ổn
định bằng cách đảm bảo an ninh lương thực ở tất cả các nước vùng hạ lưu sông
Mêkông và an ninh nông nghiệp ở Campuchia và Việt Nam.
Mối đe doạ gây ra bởi thuỷ điện trên sông Mekong, cùng với những
tác động của biến đổi khí hậu, phải được quan tâm bởi các tổ chức khu vực và quốc
tế. Những hậu quả đối với Campuchia và Việt Nam mang tính tàn phá và đảo ngược
phần lớn tiến bộ đạt được trong việc đạt được các mục tiêu Phát triển Bền vững
của LHQ.
Nhưng các cơ quan LHQ sẽ bị tác động nhiều nhất bởi sự sụp đổ
của hệ sinh thái sông Mêkông – như Quỹ Nhi đồng (UNICEF), Chương trình Phát triển
(UNDP), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) và Chương trình Lương thực Thế
giới (WFP) cho đến nay không nói gì nhiều về vấn đề này.
Nguyễn Hữu Thiện, nhà sinh thái học người Việt Nam, kết luận
rằng các tổ chức quốc tế phải làm nhiều hơn nữa: “Đồng bằng sông Cửu Long là một
trong những đồng bằng quan trọng nhất trên thế giới. Cộng đồng quốc tế nên xem
xét tác động xấu của các đập thuỷ điện như là một vấn đề an ninh nghiêm trọng
trong khu vực và quốc tế”.
Nếu Trung Quốc muốn tránh xung đột về tài nguyên nước và sự bất
ổn trong tương lai của khu vực Mê Kông, thì Bắc Kinh cần phải chọn một khuôn khổ
hoàn toàn khác để tham gia và đầu tư ở vùng hạ lưu sông và xây dựng một lộ
trình mới dựa trên phát triển bền vững.
Trừ phi chính sách của Trung Quốc thừa nhận rằng một môi trường
ổn định đòi hỏi phải bảo vệ nguồn lợi thủy sản, an ninh lương thực, các di sản,
và sự đa dạng văn hoá của khu vực, thì tình trạng bất ổn và một sự hỗn loạn mới
có thể nhấn chìm khu vực Mekong.
Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ
Chú thích:
(*): Tom Fawthrop là đạo diễn hai bộ phim về xây đập thủy điện
trên sông Mekong, bao gồm phim tài liệu “Giết sông Mekong bằng các đập thủy điện”
do Eureka Films sản xuất năm 2017. Ông cũng đã báo cáo rộng rãi về Mekong cho
các báo, tạp chí như Guardian, Economist và các phương tiện truyền thông quốc tế
khác.
(**): Dự án lớn của Trung quốc Một vành đai – Một con đường
(Belt Road Initiative- BRI); Hợp tác Lancang-Mêkông (LMC); Uỷ hội sông Mêkông
(MRC)
Tham khảo:
No comments:
Post a Comment