1.
Tổng quan
Ngoài các đồng bằng và các châu thổ (sông Hồng, sông
Cửu Long) không cao hơn mực nước biển bao nhiêu, Việt Nam còn có những cao
nguyên nằm phía tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Những cao nguyên như vậy, thường được gọi là Cao
Nguyên Trung Phần, còn gọi là Tây Nguyên (dưới đây sẽ viết tắt là TN) có
rất nhiều đặc trưng nếu so sánh với các đồng bằng miền Trung về nhiều mặt, từ
khí hậu, đất đai, chủng tộc, đến sử dụng đất đai.
Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng
Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các
tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các
tỉnh Attopeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia).
2. Các đơn vị hành chánh:
Trước 1975, TN có các tỉnh: Kontum, Pleiku, Phú Bổn, Darlac, Lâm Đồng, Tuyên
Đức, Quảng Đức. Sau 1975, theo sách Sổ tay Địa danh Việt Nam của
Nguyễn Được-Trung Hải (Nhà xuất bản Giáo Dục), địa bàn Tây Nguyên có 5 tỉnh
là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng
- Kontum có các huyện DakTo, DakGlei, KonPlong, Sa
Thầy, Ngọc Hồi.
Huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi giáp ranh với Campuchia, còn huyện
Dak Glei giáp với Ai Lao . Diện tích tỉnh Kontum là 11.560km2 với dân số năm
1997 là 260 000 người
-Gia Lai (tức Pleiku và Phú Bổn gom
lại) với diện tích 16.211 km2 với dân số 815 000 người (1997)
- Đắk Lắk (tức tỉnh cũ
BanMeThuot) có 13 huyện Buôn Đôn, Cư Kuin, Cư M’gar, Ea H’leo, Ea Kar, Ea Sup,
Krông Ana, Krông Bông, Krông Buk, Krông Năng, Krông Pak, Lak, M’Đrak .
- ĐakNong (tức tỉnh Quảng
Đức trước 1975), tỉnh lỵ Gia Nghĩa, có 7 huyện: Cư Jút, Dak Mil, Dak Glong, Dak
R’Lấp, Dak Song, Krong Nô và Tuy Đức
- Lâm Đồng (bao gồm Tuyên Đức
và Lâm Đồng trước 1975) với diện tích 10 137km2 và dân số 828 000 người (1997)
Sau đây là diện tích và dân số:
Tỉnh
Diện tích (km2) Dân số (1997)
Kontum
11 560
260 000
Gia Lai (Pleiku)
16 211
815 000
Daklak (BanMeThuot) 13 062
1 667 000
Dak Nong (Gia Nghĩa) 6 514
363 000
Lâm Đồng (Dalat) 10 137
828 000
Tổng diện tích Tây Nguyên là 57 484 km², nếu so với
tổng diện tích Viet Nam là 331 210km2, thì chiếm 17% .
3. Khí hậu và địa hình
Vì TN có cao độ biến thiên từ 400 mét như ở Ban Mê Thuột đến
1500 mét như ở Dalat nên khí hậu cũng có nhiều biến thiên và đất đai cũng vậy.
Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền
nhau. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500 m, cao nguyên Kon
Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Pleiku cao khoảng 800 m, cao
nguyên M'Drăk cao khoảng 500 m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao
khoảng 500 m, Mơ Nông cao khoảng 800–1000 m,cao nguyên Lâm
Viên cao khoảng 1500 m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900–1000
m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và
khối núi cao (chính là Trường Sơn ).
Thực vậy:
- Cao nguyên Lâm Đồng
ở Dalat có chỗ cao độ 1200 mét, có chỗ như Bảo Lộc Di Linh chỉ 800 mét nên
khí hậu cũng không đồng nhất! Cùng một tỉnh Daklak nhưng cao nguyên M’Drak
(Khánh Dương) mưa ít hơn
- Cao nguyên Kontum
cao độ quãng 500 mét, cao nguyên Pleiku 800 mét
- Tây Nguyên
ngoài các cao nguyên, còn có những thung lũng rộng hẹp khác nhau. Những
thung lũng lớn, bao quanh bởi các rặng núi cao thì phải kể thung lũng Cheo
Reo (Phú Bổn cũ) với khí hậu rất nóng vì cao độ chỉ 160 mét so với Pleiku
là 800 mét, thung lũng Lạc Thiện ở Đông Nam thị xã Ban Me Thuot, thung
lũng sông Sesan v.v.
4. Sông ngòi.
Để dễ hiểu, có thể chia hệ thống sông ngòi TN ra làm 2: hệ
thống chảy ra Biển Đông và một hệ thống khác chảy về phía sông Mekong:
4.1. hệ thống chảy về Biển Đông.
4.1.1. sông Ba phát nguyên từ
núi Ngoc Lĩnh thuộc Kontum, chảy theo hướng Bắc-Nam qua An Khê, đến Cheo Reo
(Hậu Bổn) và sau đó chuyển sang phía Đông về Tuy Hoà.
Sông Đà Rằng đoạn ở gần cửa
biển, Tuy Hòa, Phú Yên
Sông Ba dài 374 km, phát nguyên từ dãy núi bắc tỉnh
Kontum, từ độ cao 1500 mét, chảy theo h ướng Bắc Nam qua các vùng An Khê đến
Cheo Reo và từ đó chuyển qua hướng Đông đến Tuy Hoà. Bắc qua sông Ba ở gần Tuy
Hoà có cây cầu rất dài đến 1512 m là cầu dài nhất ở miền Trung. Trên sông Ba có
đập Đồng Cam xây từ thời Pháp thuộc. Lưu vực sông Ba khá rộng, diện tích lưu
vực gần 14 000 km2 với vài phụ lưu quan trọng như sông Ayunh, sông Hinh:
- Sông Hinh từ cao nguyên Daklak chảy vào Sông Ba ở
Phú Yên.
- Sông Ea Ayunh
ở Phú Bổn
4.1.2. Sông Đồng Nai phát
nguyên từ cao nguyên Dalat, chảy xuống Di Linh, qua địa phận cao nguyên Gia
Nghĩa rồi mới chảy xuống miền Đông Nam phần, gặp sông La Ngà gần Định
Quán và gặp sông Bé gần Tân Uyên, chảy ngang thành phố Biên Hoà, sau đó
mới họp với sông Saigon ở Nhà Bè để chảy về Cần Giờ ở Biển Đông, đúng như ca
dao:
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định Đồng Nai thì về
Trên sông Da Nhim ở thượng nguồn sông Đồng Nai đã có nhà máy
thuỷ điện Da Nhim xây từ thời Việt Nam Cộng Hòa công suất 160 Megawatt
Sông Đồng Nai có phụ lưu lớn phải kể là sông Bé và sông La
Ngà:
- Sông Bé là phụ lưu bên phải sông Đồng Nai, chảy qua
tỉnh Phước Long sau đó quặt sang phía Đông, chảy theo ranh giới giữa các tỉnh
Bình Long, Bình Dương và Đồng Nai; trên sông Bé cũng có vài nhà máy thuỷ
điện như Thác Mơ ...
- Sông La Ngà là phụ lưu bên trái sông Đồng Nai, phát
nguyên từ vùng núi cao ở Blao, chảy về đồng bằng Võ Đát ở Bình Tuy (cũ) và cũng
có nhà máy thủy điện Hàm Thuận công suất 300 megawatt. Thực ra, thời Việt Nam Cộng Hòa, nhiều công ty kỹ sư
Nhật đã có tường trình về khả năng thiết kế (feasibility study) các nhà máy này
ở vùng La Ngà Bình Thuận/Bình Tuy nhưng chỉ thiếu điều kiện an ninh nên không
làm được .
Trên sông Đồng Nai, có hồ chứa nước và nhà máy thuỷ điện
Trị An
4.2. hệ thống chảy về sông Mekong.
4.2.1 Sông Sesan bắt nguồn trong
lãnh thổ Việt Nam, chảy qua hai
tỉnh Gia Lai và Kontum với hai phụ lưu là Dak Bla và sông Pô Kô
và chảy sau đó vào lãnh thổ Campuchia. Từ Pleiku đi Kontum, ta phải qua
sông Dak Bla gần thị xã Kontum. Nằm phía Tây thị xã Kontum, vào thời chiến
tranh, có một căn cứ quân sự trên ngọn đồi có tên Charlie đã được bất hủ hoá
qua bài hát Người ở lại Charlie:
Anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie
Anh! Anh! Hỡi anh giã từ vũ khí
Vâng, chính Anh là ngôi sao mới, một lần này chợt sáng
trưng, là cánh dù đan bằng tiếc thương vô cùng
Khi sông Sesan chảy vào địa phận Campuchia, sông xuyên qua
hai tỉnh là Ratanakiri và Stungtreng và hợp lưu với sông Srepok từ vùng
Darlac chảy đến và rồi chảy vào sông Mekong gần thành phố StungTreng.
Sông Sesan là một
phụ lưu quan trọng của sông Mekong vì lưu
vực rộng đến 17 000 km2 (11 000 km2 trong Việt Nam và 6 100 km2 trong Campuchia).
Toàn lưu vực sông Sesan có nhiều tiềm năng thủy điện vì phía hạ lưu, thung lũng
sông nằm trong các hẽm sâu của các dãy núi cao, độ dốc địa hình khá lớn. Chính
vì vậy nên ngay từ thời Đệ Nhất Cộng
Hòa, công ty kỹ sư cố vấn Nhật Nippon Koei đã có những nghiên cứu sơ
khởi về tiềm năng các đập thủy điện trên sông này và đặc biệt trên thác Yali
nhưng vì an ninh nên không có cơ hội xây dựng.
Ngày nay, có nhà máy thuỷ điện Yali công suất 720
Megawatt với diện tích hồ chứa nước là 64.5 km2, cao 69 mét (226 feet) .Nhà
máy Yali này chỉ cách 70km đường biên giới với Campuchia. Còn phiá Campuchia
cũng đang xây đập, thường gọi tắt là đập 3S, từ ba chữ StungTreng, Srepok, Sesan (tên khác: Lower
Sesan 2 dam), công suất 400MW
4.2.2. Sông Srepok là dòng
sông lớn ở Darlac, với hai nhánh sông chính tại Darlac là sông Krong Ana và
Krong Kno:
- Krong Ana (sông Mẹ) chảy ở phía Đông-Nam tỉnh
Daklak, theo hướng Đông-Tây và có nhiều phụ lưu như Krong Bông, Krong Buk,
Krong Pak.
- Krong Knô (sông Bố) bắt nguồn từ phía TB cao
nguyên Lâm Viên chảy theo hướng ĐN-TB
Krong Nô là một nhánh của sông Srepok, một chi lưu lớn của
sông Mê Kông, dài 332km. Krong Nô bắt
nguồn từ phía Tây Bắc cao nguyên Lâm Viện chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc và
họp lại với nhánh thứ hai là Krong Ana thành sông Ea Krong (hay Dak Krông),
tạo nên nhiều đất phù sa phía Đ-N Ban Me Thuot.
Khi sông Srepok ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì hợp với sông Ea H'Leo (sông này có hai
chi lưu là Ia Drang và Ia Sup ở phía
Tây Pleiku, bắt nguồn từ dãy núi Chư Hron, chảy theo hướng Đông Tây) sau đó
chảy vào sông Mekong sát StungTreng ( tỉnh StungTreng, Kampuchia).. Trước khi
nhập vào, nó còn nhận nước từ sông Sesan. (Để mở một dấu ngoặc ở đây: chính tại
thung lũng Ia Drang này có một trận đánh rất lớn giữa lính Bắc Việt và Lục
quân Mỹ năm 1965, thường được nhắc nhở dưới danh xưng Plei Me) .
Tính từ chỗ hợp lưu của sông Krong Ana và sông Krong Nô tới StrungTreng, nó dài 406 km,
trong đó đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 126 km với nhiều thác
ghềnh như Dray Linh, Dray Sáp .., đoạn chảy trong lãnh thổ Campuchia dài khoảng
281 km.
Sông Srepok ở Ban Don (Viet
Nam)
5. Lưu vực vài dòng sông ở Tây Nguyên
Sau đây là diện tích lưu vực vài dòng sông thuộc lưu vực
sông Mekong, trích trong tài liêu Environment and Society in the Lower
Mekong Basin: A Landscaping Review của Institute for Development
Anthropology (99 Collier Street, P. O . Box 2207, Binghamton, New York
13902 USA)
Như vậy ta thấy diện tích lưu vực của sông Sesan/Srepok ở TN
quả thật rất lớn, so với nhiều dòng sông khác..Lưu vực sông Mekong ở Trung Quốc
không lớn vì dòng sông Mekong chảy trong các thung lũng chật hẹp nên mức độ ảnh
hưởng trên miền hạ lưu không nhiều như các dòng sông có lưu vực rộng lớn, trong đó lưu vực Sesan Srepok ở cao nguyên
Việt Nam là một .
6. Các điểm tích cực và tiêu cực các đập thủy điện
Các đập thuỷ điện giúp trữ được nhiều nước, giúp điều hoà
dòng chảy: gặp mùa nắng thiếu nước sinh hoạt ở miền hạ lưu thì có thể xả bớt
trữ lượng nước trong các đập để giúp tăng nước sinh hoạt cho dân và đẩy chất
mặn đi xa. Thực vậy, nếu mùa nắng kéo dài, chất mặn từ biển có thể bị đẩy sâu
vào nội địa làm đất nhiễm mặn khó trồng trọt được.
Các đập thủy điện, ngoài chức năng sản xuất điện, còn là nơi
giúp các sinh hoạt giải trí ngoài trời như chèo thuyền, đua thuyền, trượt nước,
cắm trại trên bờ v.v. Đó là những thủy đài hay bể chứa nước tưới nước khi có
hạn hán miền hạ lưu.Trong hồ đập có thể thả cá . Tuy nhiên phải kiểm soát nạn
đánh bắt cá bừa bãi với các hình thức tàn sát như dùng xung điện, lưới điện,
lưới vét, thuốc nổ v.v…
Tuy nhiên, ngoài các điểm lợi như trên, các đập thuỷ điện
cũng kéo theo những ẩn số. Những ẩn số có thể là vỡ đập, và cả việc xả
lũ đột ngột kết hợp với lũ thiên nhiên gây nên thảm họa cho các miền hạ
lưu. Khi thiết kế các con đập, người ta đã tính đến tất cả các tổ hợp nguy hiểm
nhất có thể xảy ra khi con đập đi vào vận hành. Nhưng trong điều kiện biến
đổi khí hậu, hiểm họa sẽ gia tăng khi các tiêu chuẩn thiết kế chưa tính
toán, đề cập đến yếu tố này.Các công trình thủy lợi chặn dòng trên các
dòng sông cũng góp phần làm cá sông bị ảnh hưởng nặng nề đến tập tính
sinh sản. Hàng trăm giống di ngư trên dòng sông sẽ bị thoái hóa và có hiểm
họa diệt chủng vì chu trình sống của chúng bị chặn đứng tại các con đập vì
không còn xuống được cuối nguồn để lớn lên và không về lại thượng nguồn để sinh
sản. Phù sa nguồn dinh dưỡng khi bị chặn lại tại những hồ chứa sẽ không
lưu chuyển về đồng bằng, gây thiệt hại đến năng suất nông nghiệp, do đó phải
cân bằng lại ruộng đồng với phân hoá học. Sự bồi đắp phù sa tại các cửa biển
miền hạ lưu cũng giảm đi.
7.
Quản trị lưu vực (watershed management)
Lưu vực là vùng lãnh thổ mà mọi lượng
nước mưa khi rơi xuống sẽ tập trung lại và thoát qua một cửa ra duy nhất. Trên
thực tế, lưu vực thường được đề cập đến là lưu vực sông. Nước là một tài
nguyên quan trọng trong mọi sinh hoạt từ y tế, kỹ nghệ, tác động đến mọi lãnh
vực như thủy điện, thủy vận, thủy lâm, thủy nông, thủy lợi, thủy văn .. Lưu vực
một dòng sông càng lớn thì tác động trên miền hạ lưu càng nhiều. Do đó do
đó phải quản trị đồng bộ (holistic management) trên mọi lãnh vực để giúp
bảo vệ thượng nguồn, điều hoà khi đập tích quá nhiều nước, thông báo cho các
vùng hạ lưu khi muốn xả nước. Chất thải nếu không được thanh lọc từ các khu kỹ
nghệ được xây dựng ngay bên bờ sông, cũng góp phần làm nguồn lợi thủy sản của
dòng sông bị ảnh hưởng. Quản trị lưu vực như chống xói mòn, bảo vệ đất
đai, trồng cây đa niên, bảo vệ rừng, tránh nạn làm rẫy v.v. sẽ giúp bảo vệ
nguồn nước cũng như tránh bồi đắp trầm tích trong các đập, kéo dài tuổi thọ các
đập nước cũng như giảm nhẹ các ảnh hưởng tiêu cực miền hạ lưu như sụp lở
bờ sông, lượng phù sa bồi đắp giảm đi, mùa nước nổi ngắn đi khiến nước ít vào
ruộng đồng để thau chua, rửa mặn v.v..
Quản trị lưu vực đòi hỏi phối hợp giữa nhiều ngành như thủy
lâm, nông nghiệp, điện lực, mục đích giảm bớt xói mòn nếu không đất sẽ trôi lắng
xuống hồ nên phải nạo vét thường xuyên. Tập quán nương rẫy du canh của
người sắc tộc làm tăng xói mòn nên cần khuyến khích họ trồng những cây cho lợi
tức cao hơn với năng suất bền vững hơn như cây cà phê, cây trà, cây ăn trái dễ
xuất cảng . Cao Nguyên chỉ cần trồng lúa ở đồng bằng Lạc Thiện ở Darlac cũng đủ
nuôi sống toàn thể dân ở Cao Nguyên.
Thái
Công Tụng.
***
Những bài viết của GS. Thái Công Tụng - Google Drive's LymHa:
***
No comments:
Post a Comment