30-3-2016
Hạn hán khiến hàng triệu người dân
vùng đồng bằng Sông Cửu Long đối mặt với đói nghèo. (Hình: Getty Images)
|
VIỆT
NAM – El Nino đã gây nhiều thiệt hại cho Đông Nam Á từ 2014 đến nay. Riêng tại
Việt Nam, bởi có Đảng CSVN chỉ lối, dẫn đường, El Nino trở thành một thảm nạn
chưa có hồi kết.
Tin
mới nhất từ Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn Việt Nam là hạn hán sẽ trở thành
“đặc biệt nguy hiểm” trong tháng tới ở cả đồng bằng sông Cửu Long, lẫn khu vực
phía Nam miền Trung (Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên), khu vực Tây
Nguyên (Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum).
Theo
đó, tình trạng hạn hán và nước biển xâm nhập đồng bằng sông Cửu Long vốn đã
trầm trọng sẽ còn trầm trọng hơn. Hạn hán đã là nguyên nhân khiến nước biển xâm
nhập sâu vào đất liền với mức độ gấp đôi bình thường. Đồng bằng sông Cửu Long
có 13 tỉnh, thành phố thì nay, cả 13 tỉnh, thành phố cùng bị nước mặn xâm nhập.
Trong tháng 4, tại đồng bằng sông Cửu Long sẽ có nhiều nơi, tuy cách bờ biển
hàng trăm cây số nhưng độ mặn trong nước vẫn vượt qua mức 4 gram/lít.
Đồng
bằng sông Cửu Long đã có khoảng 160,000 héc ta lúa chết khô, 800 triệu tấn lúa mất
trắng, ít nhất 1.5 triệu nông dân phải gánh chịu hậu quả này nhưng hậu quả chưa
ngừng ở đó. Sắp tới, theo dự đoán sẽ có khoảng 500,000 héc ta ruộng nữa không
thể trồng lúa vì thiếu nước, chưa kể càng ngày càng nhiều loại cây khác bị hư
hại do nước mặn. Nước quá mặn còn là nguyên nhân khiến nhiều loại thủy sản chết
hàng loạt. Sống giữa một vùng kênh rạch chằng chịt nhưng đang có hàng triệu
người khổ sở vì thiếu nước ăn uống, tắm giặt.
Ở
khu vực phía Nam miền Trung và khu vực Tây Nguyên, tình trạng hạn hán cũng hết
sức khốc liệt. Tại các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, lưu lượng nước
chỉ còn từ 10% đến 30% so với trung bình. Khoảng 25,000 héc ta ruộng vườn đã bị
bỏ hoang do thiếu nước. Khoảng 250,000 người bế tắc vì không biết sẽ sống như
thế nào. Tại khu vực Tây Nguyên, hạn hán khiến các loại cây lưu niên và ngắn
hạn chết khô trên diện rộng. Người ta ước đoán phải mất ít nhất bốn năm mới có
thể khôi phục lại những vườn cây lưu niên như cà phê ở Tây Nguyên. Tây Nguyên
cũng đang có hàng triệu người khốn khổ vì thiếu nước, tương lai mờ mịt do không
còn sinh kế.
Trước
thực trạng vừa kể, các viên chức có trách nhiệm ở Việt Nam bảo rằng, thảm nạn
đang hiện hữu tại đồng bằng sông Cửu Long là do hai nguyên nhân:
(1) Vì tác
động của El Nino (trời khô nóng nhiều ngày, ít mưa, lưu lượng nước trong vùng
giảm từ 30% đến 60%) kéo dài từ 2014 đến na.
(2) Do Trung Quốc trữ nước để
vận hành các công trình thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong, nước vốn đã thiếu
lại còn thiếu trầm trọng hơn và nước biển ồ ạt tràn vào thế chỗ.
El
Nino cũng được dùng làm lý do giải thích cho thảm nạn ở khu vực phía Nam miền
Trung và Tây Nguyên.
Một
số chuyên gia không đồng tình với lối giải thích đó. Họ nhắc lại những chuyện
đã từng xảy ra hồi thập niên 1990. Khi ấy đã có rất nhiều người phản đối kế
hoạch “cải tạo” bán đảo Cà Mau bằng chương trình “ngọt hóa,” cải tạo tứ giác
Long Xuyên, đắp đê ngăn mặn để tăng diện tích trồng lúa, tăng các vụ lúa được
trồng mỗi năm, đào kênh thoát lũ ra biển… Những phân tích, khuyến cáo về hậu
quả của các kế hoạch ấy đều bị vứt bỏ bởi chúng là “chủ trương lớn của Đảng,”
là “quyết tâm của cả hệ thống chính trị.”
“Dưới
sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng,” Việt Nam đã vay Ngân Hàng Thế Giới
1,400 tỷ đồng để thực hiện chương trình “Ngọt hóa bán đảo Cà Mau.” Đầu thập
niên 2000, chương trình này phá sản, đảng phải chấp nhận cho khu vực bán đảo Cà
Mau chuyển 450,000 hecta đất đã từng được đổ tiền “cải tạo” thành đất trồng
lúa, trở lại trạng thái tự nhiên, nông dân được phép nuôi tôm vì có thể kết hợp
đặc điểm tự nhiên, mỗi năm trong vùng có hai mùa nước mặn – ngọt.
Tuy
nhiên chương trình “Ngọt hóa bán đảo Cà Mau” không chỉ vứt đi 1,400 tỷ. Đến
nay, hệ thống cống ở các con sông trong chương trình này đã khiến nước không
thể lưu thông như trước khi có Đảng chỉ lối, dẫn đường. Tất cả sông rạch trong
vùng đều bị ô nhiễm trầm trọng, các loại thủy sản nước lợ liên tục chết hàng
loạt.
Cũng
“dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của đảng,” các chương trình cải tạo tứ
giác Long Xuyên, đắp đê ngăn mặn để tăng diện tích trồng lúa, tăng các vụ lúa
được trồng mỗi năm, đào kênh thoát lũ ra biển… giờ được các chuyên gia sử dụng
nhằm chứng minh, bởi đảng chỉ lối, dẫn đường thực hiện những chương trình, kế
hoạch vừa kể, mỗi năm, đồng bằng sông Cửu Long mất đi 4.7 tỷ mét khối nước lũ.
Lượng nước đủ để ngăn nước biển xâm nhập sâu và giảm thiểu tác hại của El Nino.
Đáng
ngại là theo một số chuyên gia, khả năng chống đỡ nước mặn xâm nhập của đồng
bằng sông Cửu Long càng ngày càng yếu. Với tốc độ nước mặn xâm nhập như thời
gian vừa qua và các tác động của biến đổi khi hậu, khoảng ba năm nữa, hoạt động
nông nghiệp ở toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long có thể cáo chung. Đất trồng lúa
không còn, lương thực mắc như vàng. Tham vọng “đưa Việt Nam dẫn đầu thế giới về
xuất cảng gạo” của đảng coi như vứt vào sọt rác.
Đảng
sẽ chịu trách nhiệm đến mức nào thì chưa ai biết nhưng tương lai của hàng chục
triệu con người sẽ ra sao thì ai cũng có thể hình dung.
Gần
đây, các chuyên gia còn nói thêm một chuyện, kể từ khi nhận ra không thể ngăn
chặn Trung Quốc xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong, Thái Lan
– một trong những quốc gia sẽ phải gánh chịu tác hại từ những con đập này như
Việt Nam, bắt đầu xây dựng hàng loạt hồ chứa nước và hệ thống kênh mương dẫn
nước để giảm thiệu tác hại. Khi đợt El Nino khởi đầu từ 2014 gieo rắc tác hại,
Thái Lan khởi động hệ thống vừa kể để đưa nước tới các khu vực thiếu nước như
vùng Đông Bắc của Thái Lan. Thiệt hại do El Nino dẫu không thể tránh nhưng nông
dân Thái không thệ thảm như nông dân Việt.
Các
chuyên gia lấy làm tiếc bởi tuy đã được cảnh báo từ lâu song Việt Nam không làm
gì cả. Tiếc như thế là oan cho đảng! Hai thập niên vừa qua, đảng cũng làm việc
không ngưng nghỉ. Nỗ lực của Đảng chỉ khác chính quyền Thái Lan ở chỗ, Đảng dốc
toàn lực để bảo vệ “sự ổn định chính trị,” duy trì “sự lãnh đạo toàn diện,
tuyệt đồi,” tiếp tục là “lực lượng chính trị duy nhất” có quyền “chỉ lối, dẫn
đường,” còn con đường đó đi đến đâu thì Đảng không bận tâm vì không phải chịu
trách nhiệm!
Tuần
trước, sau khi thị sát tình hình hạn hán tại khu vực phía Nam miền Trung và Tây
Nguyên, một viên phó thủ tướng Việt Nam tên là Nguyễn Xuân Phúc, tuyên bố, Đảng
đang xem xét đến khả năng yêu cầu các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên tạm ngưng
hoạt động để dành nước chống hạn.
Thời
điểm đó cũng là lần đầu tiên, Bộ Tài Nguyên-Môi Trường của Việt Nam không giải
thích rằng, hạn hán trầm trọng chỉ là do El Nino như trước. Một thứ trưởng của
Bộ Tài Nguyên-Môi Trường Việt Nam, chính thức thú nhận, tình hình hạn hán trầm
trọng ở khu vực phía Nam miền Trung và Tây Nguyên là hậu quả tất yếu của “phá
rừng và lãng phí nước.” Nhân vật này cho rằng cần phải thực hiện một cuộc tổng
điều tra về nguồn nước ở Tây Nguyên, đánh giá lại thực trạng để hoạch định
những giải pháp căn cơ mang tính bền vững.
Những
điều đó đồng nghĩa với việc có thể phải dẹp bỏ nhiều công trình thủy điện vốn
đã ngốn hàng trăm ngàn tỷ đổng và đã biến hàng trăm ngàn héc ta rừng thành bình
địa.
Cách
nay hàng chục năm, các chuyên gia về kinh tế, môi trường đã từng cảnh báo đảng
rằng, việc cho phép thực hiện ồ ạt hàng ngàn dự án thủy điện sẽ tạo ra thảm họa
cả về kinh tế, môi trường lẫn dân sinh, đồng thời sẽ khiến sông, suối ở toàn bộ
miền Trung chứ không riêng khu vực phía Nam miền Trung và Tây Nguyên cạn nước.
Đảng cũng không thèm bận tâm tới những khuyến cáo đó.
Cuối
cùng, mãi tới gần đây, chính đảng thú nhận, các công trình, dự án thủy điện đã
làm Tây Nguyên mất 80,000 héc ta đất, gây xáo trộn sinh hoạt, sinh kế của
26,000 gia đình, phần lớn là người thiểu số.
Năm
2014, đoàn đại biểu của Sài Gòn ở Quốc Hội Việt Nam lên tiếng chỉ trích kịch
liệt việc phát triển thủy điện theo phong trào. Phong trào này khiến Việt Nam
mất thêm hàng trăm ngàn héc ta rừng và khiến dân chúng sống ở khu vực hạ lưu
của các công trình thủy điện thường xuyên lo âu vì những rủi ro không thể dự
báo: Hạn hán nghiêm trọng trong mùa khô. Xả lũ vô tội vạ sau những trận bão lớn
trong mùa mưa làm chết thêm hàng trăm người, phá hủy nhiều khu dân cư, ruộng
vườn, khiến hậu quả thiên tai thêm trầm trọng.
Lúc
đó, đoàn đại biểu của Sài Gòn ở Quốc Hội Việt Nam từng đòi đảng phải truy cứu
trách nhiệm cá nhân trong chuyện cho phép thực hiện tràn lan các công trình
thủy điện. Tuy nhiên đảng không đáp ứng các đòi hỏi này vì đó cũng là “chủ
trương lớn của đảng.” (G.Đ)
Source:
https://anhbasam.wordpress.com/2016/03/31/7689-boi-dang-chi-loi-dan-duong/
No comments:
Post a Comment