(Opinion: How to unlock clean energy in South and Southeast Asia)
Shatanu Srivastava – Bình Yên Đông lược dịch
The Third Pole – March 25, 2024
Các turbines gió ở gần
Jaisalmer, Ấn Độ ở bìa sa mạc Thar. [Ảnh Jeremy Sutton-Hibbert]
Các chánh phủ trong khu vực phải sửa
lại những khuôn khổ kiểm soát mù mờ của họ để sử dụng các mô hình tài chánh
sáng tạo, nhà phân tích Shantanu Srivastava nói
Cả Nam và Đông Nam Á (ĐNA) đều cung cấp những cơ hội đáng kể
cho hành động khí hậu toàn cầu, với nhiều chánh phủ đặt tham vọng vào các mục
tiêu 0 ròng. Tiềm năng phát triển thủy
điện, điện mặt trời và điện gió có thừa.
Để đạt được những mục tiêu nầy, việc sử dụng năng lượng tái
tạo, nhất là điện gió và mặt trời, phải gia tăng 5 lần vào năm 2030. Đầu tư Á Châu trong năng lượng tái tạo đã gia
tăng lũy tiến kể từ năm 2004, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 23%,
đạt đến 345 tỉ USD trong năm 2022, phần lớn thức đẩy bởi Trung Hoa, chiếm đến
80%.
Mặc dù sự đa dạng của
vùng trong hạ tầng cơ sở, phát triển kỹ nghệ và tài nguyên tài chánh, có nhiều
bài học cần được học từ những nỗ lực gây quỹ tư nhân và công cộng thành công ở
trong nước lẫn quốc tế.
Tài trợ ở
trong nước
Đầu tư hạ tầng cơ sở trong các nền kinh tế Nam và ĐNA có
truyền thống dựa vào tài trợ công cộng ở trong nước. Tuy nhiên, các hệ thống tài chánh phần lớn là
ngân hàng trong khu vực cho thấy có ít ham muốn để tài trợ các dự án năng lượng
tái tạo, thường được xem là rất rủi ro để đầu tư. Hơn nữa, bản chất ngắn hạn của tài chánh ngân
hàng khiến cho nó không thích hợp với các dự án năng lượng lâu dài.
Các nền kinh tế Nam và ĐNA cũng chật vật với không gian tài
chánh có giới hạn, với mức nợ nần cao tương đối với thu nhập thuế. Thí dụ, Bangladesh có một tỉ số thuế đối với
GDP chỉ có 8,5% trong tài khóa 2012-22, thấp hơn tỉ lệ được Ngân hàng Thế giới
đề nghị là trên 15% để duy trì tăng trưởng.
Để so sánh, tỉ số trung bình của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển
(OECD) đại diện cho 38 nền kinh tế lớn nhất, là 34% trong năm 2022.
Nếu những ngân hàng công ở trong nước xem các dự án tái tạo
có rủi ro cao, cũng như các nhà đầu tư tư nhân, vì thế các dự án tái tạo tìm sự
giúp đỡ của những diễn viên có thể làm tốt hơn với rủi ro, thường là chánh
phủ. Nhưng ở Myanmar, các nhà phát triển
năng lượng tái tạo đối mặt với những chướng ngại trong việc hỗ trợ của chánh
phủ, chẳng hạn như bảo đảm chủ quyền hay thỏa thuận chia sẻ rủi ro, cần thiết
cho việc bảo đảm đầu tư của họ. Ngoài
ra, các thị trường vốn ở trong nước chưa phát triển hạn chế cơ hội cho những
doanh nghiệp địa phương để gây quỹ qua giấy nợ, làm tồi tệ thêm những thách
thức trài trợ.
Những thách
thức tài chánh quốc tế trong các nền kinh tế ít phát triển nhất ở Á Châu
Tài trợ song phương hay đa phương là những nguồn vốn ngoại
quốc quan trọng để tài trợ hạ tầng cơ sở trong các nền kinh tế ít phát triển
nhất ở Á Châu. Thí dụ, Ngân hàng Phát
triển Á Châu (ADB) tài trợ cho nhà máy điện mặt trời đầu tiên của Cambodia,
trong khi những dự án quan trọng ở Lào, kể cả nhà máy điện gió lớn nhất của khu
vực, cũng nhận trợ giúp từ ADB, cũng như Ngân hàng Thế giới (WB). Tương tự, Nepal đã có nhiều cố gắng trong
năng lượng tái tạo với những dự án cũng được hỗ trợ bởi WB và các dự án được
ADB hỗ trợ. Tuy nhiên, tùy thuộc nặng nề
vào sự hỗ trợ đa phương đã đưa đến nợ nần bên ngoài cao và những thị trường tài
chánh chưa phát triển ở trong nước.
Tài chánh tư nhân quốc tế cũng đóng một vai trò đáng kể, nhất
là ở Lào, nơi đa số các dự án hạ tầng cơ sở được thực hiện bởi các thực thể
quốc tế. Tuy nhiên, đầu tư tư nhân hải
ngoại vẫn thận trọng trong việc đầu tư trong các thị trường Á Châu mới nổi lên
do việc chuyển chánh sách tiềm tàng và những khuôn khổ kiểm soát không tin cậy.
Những tiến trình chấp thuận mất thì giờ, các thủ tục mù mờ và
trĩ hoãn, chẳng hạn như đã xảy ra ở Lào và Bangladesh, làm cản trở đầu tư. Cũng thế, việc thực hiện bị trì hoãn của thuế
khuyến khích năng lượng tái tạo (feed-in-tariff) ở Việt Nam đã làm chậm các dự
án năng lượng tái tạo. Những thách thức
cũng kéo dài trong việc bảo đảm rằng các nhà máy năng lượng tái tạo có khả năng
chuyển giao điện. Ở Myanamr, một lưới
điện hạn chế và lỗi thời, dựa vào những đường dây 230 kV nhỏ hơn, đưa đến mất
mát đáng kể với những khoảng đường xa.
Các kế hoạch cho đường dây 500 kV nối Yangon và Mandalay đã có tiến bộ
hạn chế vì địa thế lồi lõm và hạ tầng cơ sở lưới điện không thích hợp.
Nâng cao thị
trường năng lượng tái tạo ở Nam và ĐNA
Hai quốc gia, Ấn Độ và Malaysia, nổi bật về tổ chức tiêu
chuẩn hóa và đấu giá năng lượng tái tạo minh bạch. Những sáng kiến nầy đã nâng cao sự tin tưởng
đầu tư qua gia tăng minh bạch và chánh sách trước sau như một, thu hút
vốn. Ngược lại với điều nầy là loan báo
của Indonesia về một kế hoạch thuế dựa trên đấu giá cạnh tranh, đã đối mặt với
những trở ngại vì tính phức tạp của việc kiểm soát và những thay đổi pháp lý
thường xuyên, nhất là trong việc sản xuất năng lượng mặt trời quang điện. Và ở Myanmar và Bangladesh, thiếu các tiến
trình cạnh tranh hay thỏa thuận mua điện tiêu chuẩn hóa (PPAs) cho năng lượng
tái tạo, làm nãn lòng đầu tư ngoại quốc, thích minh bạch và tính có thể đoán
trước.
Một tiến trình mua bán được thiết kế hoàn hảo có thể giảm rủi
ro cho những nhà đầu tư vào hạ tầng cơ sở năng lượng tái tạo. Thí dụ, Ấn Độ đã thành công trong việc thu
hút các nhà đầu tư trong thành phần điện mặt trời bằng cách thúc đẩy Tổ hợp
Năng lượng Mặt trời Ấn Độ (Solar Energy Corporation of India (SECI)), như một
trung gian với mức tín dụng cao hơn các hội đồng điện cấp nhà nước. Sự hiện diện của SECI như người bảo đảm nâng
cao sự tin tưởng của nhà đầu tư trong khả năng trả nợ, do đó hạ thấp rủi ro đầu
tư. Mô hình mua bán tập trung nầy tùy
theo mức tín dụng vững chắc của thực thể, một trở ngại đối mặt bởi các công ty
phân phối của nhà nước như Perusahaan Negara ở Indonesia và Hội đồng Phát triển
Điện lực Bangladesh. Tài chánh giới hạn,
họ không thể làm tròn vai trò trung gian mà SECI ở Ấn Độ đã làm.
Một cách khác để nới rộng thị trường cho điện tái tạo là cho
phép những khách hàng kỹ nghệ và thương mại lớn mua điện trực tiếp từ các nhà
máy điện, đi vòng qua các trung gian của nhà nước. Philippines và Malaysia đã chấp thuận đường
lối nầy, khuyến khích việc phát triển các nhà máy năng lượng tái tạo của kỹ
nghệ tư nhân. Tuy nhiên, Việt Nam hiện
đang thiếu những khuyến khích như thế.
Vẫn còn
nhiều việc để làm, nhưng thành tựu nằm trong tầm tay
Ưu thế của thành phần ngân hàng ở Nam và ĐNA nhấn mạnh đến
tầm quan trọng của việc đề cập cấu trúc của ngân hàng để tài trợ có hiệu quả
các dự án năng lượng tái tạo.
Một đường lối là thiết lập những nhà chuyên cho vay, như các
Công ty Tài chánh Không phải Ngân hàng (NBFCs) chuyên về lãnh vực then
chốt. NBFCs chú trọng đến thành phần
điện đóng một vai trò đáng kể, với 6 NBFCs quan trọng nơi rộng 1.500 tỉ INR (18
tỉ USD) trong việc tài trợ cho thành phần tái tạo trong năm 2023. Quan trọng nhất, những người chuyên cho vay
nầy có thể cung cấp nơ dài hạn hơn các ngân hàng, giải quyết một đòi hỏi then
chốt của thành phần hạ tầng cơ sở.
Bangladesh cũng có Công ty Phát triển Hạ tầng cơ sở (IDCOL), một tổ chức
tài chánh không phải ngân hàng quốc doanh để tài trợ cho các dự án năng lượng
tái tạo. Ngân hàng NMB của Nepal đã đi
một bước xa hơn và đã bảo đảm một khoản nợ xanh 25 triệu USD từ Tổ hợp Tài
chánh Quốc tế (IFC).
Để có ảnh hưởng lớn hơn. các chánh phủ cần vận dụng tài chánh
công để khuyến khích đầu tư vốn tư nhân, thường có hoàn trả cao hơn đơn giản
dùng tài trợ công để xây hạ tầng cơ sở.
Thành công của Kế hoạch Tài chánh Kỹ thuật Xanh (GTFS) của
Malaysia – cung cấp trợ cấp cho vay cho các dự án tái tạo – là một bài
học. Từ năm 2010 đến 2017, 28 tổ chức
tài chánh hỗ trợ 319 kế hoạch qua GTFS, trị giá tổng cộng 1,6 tỉ USD, với kết
quả là hoàn tất các dự án sản xuất 532,9 MWh điện mỗi năm. Vào tháng 3 năm 2019, Bộ Tài chánh chấp thuận
một kế hoạch cập nhất, GTFS 2.0, cung cấp trợ cấp tiền lời 2% mỗi năm cho 7 năm
đầu cho các nhà phát triển dự án, với chánh phủ cung cấp bảo đảm 60% tài chánh của
dự án.
Khi nhu cầu của năng lượng tái tạo tiếp tục thúc đẩy sáng tạo
trong khu vực, những thí dụ như thế sẽ trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, những câu chuyện thành công đã có
đủ cho nhiều quốc gia học hỏi và hành động để tài trợ cho tương lai tái tạo của
họ một cách không chậm trễ.
No comments:
Post a Comment