Sunday, April 14, 2024

CÁ KHỔNG LỒ CỦA MEKONG BỊ ĐE DỌA BỞI ĐẬP VÀ VIỆC BIẾN ĐỔI ĐẤT NGẬP NƯỚC

(Mekong’s giant fish threatened by dams and wetland conversions)

Rebecca L. Root – Bình Yên Đông lược dịch

The Third Pole – April 4, 2024

 

Một người đàn ông sờ con cá đuối nước ngọt Mekong khổng lồ. [Ảnh: Chhut Chheana]

 

Cá lớn của Mekong, một số được sùng kính trong văn hóa địa phương, đối mặt với những hậu quả u ám nếu không có hành động cấp bách

Được khắc trên những đền đài cỗ của Angkor, cá hô là loại cá chép lớn nhất trên thế giới và là quốc ngư của Cambodia.  Mặc dù tình trạng sùng kính của nó, tuy nhiên, nó nằm trong 19% của loại cá sông Mekong đối mặt với tuyệt chủng.

Cá hô có thể biến mất cùng với các loại cá đặc thù khác đối với sông Mekong ngoại trừ những nhà lấy quyết định ngừng đánh giá thấp và bỏ qua cá Mekong, theo phúc trình Mekong’s Forgotten Fishes (Những Con cá Mekong bị Bỏ quên), được soạn thảo bởi một nhóm 25 tổ chức bảo tồn.  Phúc trình cảnh báo rằng việc mất mát đa dạng sinh học sẽ ảnh hưởng đáng kể đến văn hóa, cuộc sống và kinh tế của khu vực.

Phép kỳ diệu của Mekong

Mekong là nơi cư trú của gần 1.500 loại cá, ¼ của chúng không thể tìm thấy ở nơi khác trên thế giới.  Bắt nguồn ở Trung Hoa, sông chảy qua 6 quốc gia trước khi đến Biển Đông.

“Nó là một điểm nóng đa dạng sinh học của thế giới cho cá nước ngọt [và] đứng hàng thứ 3rd trên thế giới về đa dạng cá,” Kathy Hughes, tác giả của phúc trình và cầm đầu đa dạng sinh học nước ngọt Á Châu Thái Bình Dương của Quỹ Thiên nhiên Toàn Thế giới (WWF), một trong những tổ chứa đứng sau phúc trình.

 

Cá hô Mekong (Siamese Carp Catlocarpio Siamensis Black) là 1 trong 19% cá có rủi ro tuyệt chủng ở Mekong. [Ảnh: Ashley Swanson]

 

Mặc dù 19% của cá Mekong có rủi ro thì thấp hơn trung bình toàn cầu là 25%, Hughes cảnh báo rằng không đủ dữ kiện cho 38% nữa đề nghị rằng có thể có thêm nhiều loại cũng gặp nguy hiểm.  Hiện nay, 74 loại đã được xác nhận “có nguy cơ tuyệt chủng” và 18 loại được liệt kê “có nguy cơ tuyệt chủng cao” trong Sách Đỏ cùa Chủng loại bị Đe dọa của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

“38% thật sự đáng kể vì nó gấp ba trung bình toàn cầu cho dữ kiện không đầy đủ,” Hughes nói.  Loại thú thiếu dữ kiện được xếp loại bởi IUCN như không có sẵn tin tức thích hợp cho việc xác định tình trạng bảo tồn.  “Đó là một tiếng chuông báo động thật sự cho tôi rằng, thật sự nó không chỉ 19% chúng ta cần lo ngại cho, nó là 38%.”

Những con cá khổng lồ bị đe dọa

Được bao phủ bởi vãy màu sậm với cái môi trề nổi bật, cá hô gây ấn tượng có thể lớn đến 3 m chiều dài và nặng đến 300 kg.  Thế nhưng việc nhìn thấy đã càng ngày càng hiếm hoi, cho thấy một sự suy giảm quan trọng trong con số.  Chea Seila, quản đốc dự án và phối trí viên cho dự án Wonders of the Mekong (Những Kỳ quan của Mekong), là cơ quan tài trợ cho phúc trình, than thở về phát triển nầy: “Chúng không có đủ thời gian để lớn lên,” cô nói.

Ngoài cá hô, Mekong là nơi cư trú của những cá khổng lồ khác như cá đuối khổng lồ, cá tra dầu Mekong và cá basa khổng lồ, tất cả đều có nguy cơ tuyệt chủng cao.  “Sông phong phú đến nỗi nó tiến hóa những gã khổng lồ mà bạn không thể thấy ở nơi nào khác,” Hughes nói.

Sự giàu có sinh học nầy càng ngày càng bị đe dọa từ nhiều yếu tố khác nhau gồm có việc xây cất các đập thủy điện, biến đổi đất ngập nước cho nông nghiệp và nuôi cá, khai thác cát, sự hiện diện của chủng loại ngoại lai và thay đổi khí hậu.

Các đập, đặc biệt, tạo nên một đe dọa đáng kể cho cá, vì 160 loại di ngư dựa vào khả năng chảy tự do của sông.  “Khi chúng ta đặt 1 đập trên sông, nó chặt ½ dòng sông,” Hughes giải thích.  “Nó giữ lại phù sa ở phía sau đập, nó giữ lại nước, và nó cũng giữ lại chất dinh dưỡng.”

Ngoài ra, việc khai thác từ 35 đến 55 triệu m3 cát sông Mekong mỗi năm kết hợp những thách thức nầy, làm gián đoạn lề lối di chuyển của cá rất cần để sinh sản.

Khi có những thay đổi trong hệ sinh thái Mekong, phù sa và mực nước, “cá bối rối với lúc nào chúng phải di chuyển về thượng lưu hay hạ lưu,” Teerapong Pomun, giám đốc của Hiệp hội Viện Cộng đồng Mekong, giải thích.

Hệ quả của không hành động

Không có hành động tức khắc, sự toàn vẹn và sức chịu đựng của toàn thể hệ sinh thái lâm nguy, Hughes cảnh báo.  “Bạn không thể đặt một cái giá cho đa dạng sinh học, chức năng của hệ sinh thái, thủy sản hay khía cạnh văn hóa có thể bị mất.”

Mekong là nơi cư trú của nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới, chiếm 15% số cá nội địa toàn cầu và tạo ra trên 11 tỉ USD hàng năm trong năm 2015.  Trên 40 triệu người ở Trung Hoa, Myanmar, Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam dựa vào sông để có thu nhập và sinh tồn, không có hành động sẽ đưa đến những hậu quả thảm khốc cho các cộng đồng ở địa phương.

“Đây là một nền thủy sản không thể thay thế,” Hughes nói.

Nhiều cộng đồng dọc theo Mekong dựa vào cá thiên nhiên như nguồn chất đạm chánh của họ.  Giảm 50% của sự tụt xuống của thủy sản đánh bắt cá thiên nhiên sẽ cần một mức gia tăng lớn lao của những nguồn chất đạm thay thế, vối những hệ quả môi trường ngoại khổ.  Một kết quả tiềm tàng được trích có thể mang lại một mức tăng vọt 130% trong việc sản xuất thịt bò, đưa đến việc gia tăng 231% việc biến đổi đất cho việc sử dụng nông nghiệp.  Hơn nữa, phúc trình tiên đoán 8% gia tăng trong nhu cầu nước khu vực và thêm 45 triệu tấn khí nhà kiếng được phóng thích.

“Không quá trễ”

“Tin tốt đẹp là vẫn chưa quá trễ để phục hồi Mekong và mang cá của nó trở lại từ bờ vực,” Zeb Hogan, một nhà sinh học và giám đốc dự án Wonders of the Mekong, nói trong buổi công bố Mekong’s Forgotten Fishes.

Quan trọng đối với việc nầy là xây dựng trên chuyên môn, kiến thức và những giải pháp của các cộng đồng địa phương.  Các cộng đồng ở Lào và Thái Lan đã tạo nên một vài vùng bảo tồn cá, những nơi việc đánh cá bị cấm và nơi người địa phương thực hiện tuần tiểu cộng đồng để ngăn ngừa đánh cá bất hợp pháp.  Ở Cambodia và Việt Nam, bất hợp pháp để bắt cá hô, nhưng vì các loại cá hiếm vẫn được các nhà hàng Việt Nam ưa chuộng, sự cám dỗ vẫn còn.

 

Các nhà nghiên cứu thả cá trở lại Mekong. [Ảnh: FISHBIO]

 

Ở Cambodia, nhiều nỗ lực đang tiến hành để thả cá được nuôi, gồm có cá hô, trở lại hồ Tonle Sap.  Chánh phủ cũng ký vào Thách thức Nước ngọt quốc tế nhằm để phục hồi 300.000 km sông bị suy thoái và 350 triệu hectares đất ngập nước bị suy thoái trên toàn cầu vào năm 2030.

Nhưng, vẫn chưa đủ đang được làm trong qui mô với kích thước của vấn đề, Pomun nói.  Ông đang kêu gọi tăng cường hợp tác khu vực để phục hồi hệ sinh thái, nhấn mạnh đến sự cần thiết để làm việc với chánh quyền và cộng đồng địa phương để thực hiện có hiệu quả các giải pháp.

Việc ký kết Khuôn khổ Đa dạng sinh học Toàn cầu Kunming-Montreal bởi các quốc gia Mekong trong năm 2022. cam kết họ trong việc bảo vệ và phục hồi 30% vùng nước nội địa, đánh dấu một cột mốc hứa hẹn.  Tuy nhiên, phúc trình thúc giục những quóc gia đã ký kết đi xa thêm bằng cách thực hiện kế  hoạch phục hồi khẩn cấp xuyên biên giới cho đa dạng sinh học nước ngọt.  Kế hoạch nầy sẽ ưu tiên hóa việc bảo đảm dòng chảy tự nhiên của sông, cải thiện phẩm chất nước và chấm dứt khai thác tài nguyên không khả chấp.

Chừng nào những biện pháp như thế được thực hiện, tuy nhiên, cá hô và các loại cá khác vẫn còn gần với tuyệt chủng một cách nguy hiểm – vai trò từng quan trọng của chúng có tiềm năng giảm xuống tình trạng thần thoại.  Theo Hughes: “Đảo ngược nhiều thập niên suy thoái sẽ rất khó, nhưng có thể, nếu chúng ta hàng động một cách tập thể và cấp bách.”

 

No comments:

Post a Comment