Sunday, April 14, 2024

VIỆT NAM LO NGẠI RẰNG DỰ ÁN KINH ĐÀO Ở CAMBODIA CÓ TIỀM NĂNG LÀ CỬA NGÕ CHO CÁC LỰC LƯỢNG CỦA TRUNG HOA

(Vietnamese concerned that canal project in Cambodia could be potential gateway for Chinese forces)

Tan Hui Yee – Bình Yên Đông lược dịch

The Straits Times – April 5, 2024

 

Ông Chey Saman, xã trưởng Somrong Thom trong tỉnh Kandal nơi kinh đào sẽ đi qua, đang đi cạnh sông Mekong. [Ảnh: Lim Yaohui]

 

KANDAL, Cambodia – Kế hoạch của Cambodia để xây một con kinh thủy vận trị giá 1,7 tỉ USD (2,3 tỉ SD) nối cảng của thủ độ Phnom Penh với bờ biển của quốc gia đã gây lo ngại ở Việt Nam về sự hiện diện lớn hơn của quân đội Trung Hoa mà nó có thể cho phép.

Dự án kinh đào Funan Techo dài 180 km, chấm dứt trong tỉnh Kep ở ven biển của Cambodia gần biên giới Việt Nam, được dự trù phát triển bởi công ty quốc doanh China Road and Bridge Corporation (Công ty Cầu Đường Trung Hoa) qua một thỏa thuận xây-điều hành-chuyển giao (BOT).

Điều nầy sẽ cho phép công ty điều hành kinh khoảng 50 năm để bù lại cho việc tài trợ xây cất.  Công việc được dự trù bắt đầu trong năm 2024 và hoàn tất trong năm 2028.

Giới chức Cambodia đã ca ngợi làm thế nào kinh đào sẽ cho phép hàng nhập cảng và xuất cảng của Cambodia không phải đi qua các cảng của Việt Nam.

Thủ tướng Hun Manet đã nói nó sẽ tạo công ăn việc làm cho khoảng 1,6 triệu người sống dọc theo đường được đề nghị mà không cộng thêm vào nợ bên ngoài của quốc gia.

Nhưng các nhà nghiên cứu của một viện được nhà nước hậu thuẫn của Việt Nam đã cảnh báo rằng kinh đào là một dự án “sử dụng kép”, có nghĩa là trong khi khuyến khích phát triển kinh tế-xã hội cũng có thể làm dễ dàng sự hiện diện quân sự của Trung Hoa sâu trong lãnh thổ Cambodia ở gần mông của Việt Nam.

“Các âu tàu trên kinh Funan Techo có thể tạo nên những chiều sâu cần thiết cho những tàu quân sự để đi từ vịnh Thái Lan, hay từ Căn cứ Hải quân Ream, và đi sâu vào Cambodia và đến gần biên giới (Cambodia-Việt Nam), một bài viết của ông Dinh Thien và ông Thanh Minh, 2 nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Viễn Đông trong Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, cho biết.

Bài viết trong tạp chí tháng 3 năm 2024 được công bố trên trang mạng của Viện Hàn lâm Công an Chánh trị Nhân dân hôm 18 tháng 3.

“Kinh đào Funan Techo không đơn giản là một dự án kinh tế-xả hội mà còn có một giá trị quân sự quan trọng, có thể có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình quốc phòng và an ninh của toàn khu vực,” 2 nhà nghiên cứu nói.

Căn cứ Hải quân Ream của Cambodia hiện được nâng cấp với rự trợ giúp của Trung Hoa.

Phnom Penh đã bác bỏ những cáo buộc rằng quốc  gia nầy đã cho phép hải quân Trung Hoa sử dụng căn cứ để bù lại cho việc trợ giúp, mặc dù các tàu chiến của Trung Hoa đã được thấy ở Ream gần đây hồi tháng 3.

Việt Nam và Trung Hoa có những tuyên bố lãnh thổ chồng chéo ở Biển Đông.

Những lo ngại được nêu lên trong bài viết trong tháng 3 là những lo ngại mới nhất được trích bởi các nhà học thuật Việt Nam cho đến nay đã chú trọng đến ảnh hưởng môi trường có thể có của dự án kinh đào.

Mặc dù những ý kiến chánh thức của Hà Nội về việc nầy đã bớt đi, truyền thông Cambodia báo cáo rằng ông Hun Manet cố gắng làm dịu bớt những lo ngại của Thủ tường Phạm Minh Chính của Việt Nam về kinh đào trong chuyến viếng thăm chánh thức Hà Nội trong tháng 12 năm 2023.

Nối Phnom Penh với biển

Kinh đào Funan Techo dài 180 km sắp đến ở Cambodia sẽ đi qua 4 tỉnh và nối cảng Phnom Penh với tỉnh Kep ở ven biển.



Theo một tài liệu trong tháng 8 năm 2023 được gởi bởi Ủy ban Mekong Quốc gia Cambodia đến tổ chức liên chánh phủ Ủy hội Sông Mekong (MRC) – trong đó Thái Lan, Việt Nam và Lào cũng tham gia – kinh đào Funan Techo sẽ có chiều sâu ít nhất là 4,7 m và rộng 50 m ở đáy.

Tài liệu cho biết thêm rằng bất cứ ảnh hưởng từ kinh đào phần lớn là tạm thời và hạn chế trong thời gian xây cất.

Bài viết trong tháng 3 của các nhà nghiên cứu Việt Nam, tuy nhiên, đề nghị rằng kinh đào có thể làm giảm số lượng nước chảy vào Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam (ĐBSCL).

Ông Brian Eyler, giám đốc Chương tình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson ở Hoa Kỳ, người nghiên cứu chặt chẽ hệ thống sông Mekong, đề nghị rằng Kinh đào Funan Techo cuối cùng sẽ có tác dụng như một con đê sẽ ngăn nước chảy đến những nơi quan trọng của ĐBSCL ở miền nam Việt Nam.

Điều nầy là vì dòng nước của Mekong có thể rộng đến 50 km khi nó chảy xuống hạ lưu trong mùa mưa trong những tháng cuối năm, ông nói với The Straits Times. [Lời người dịch: Không biết ông Eyler dựa vào đâu để nói dòng nước của Mekong có thể rộng đến 50 km. Trên thực tế, sông Mekong có thể tràn bờ xa hơn 50 km trong mùa lũ.]

“Cái mà kinh sẽ làm, là cắt ngang bờ lũ lớn đó,” ông nói.

“Kinh đào sẽ có tác dụng như đập.  Nước thường chảy xuống hạ lưu sẽ đụng con kinh và bắt đầu chảy ra biển theo chiều ngang bởi trọng lực và độ dốc của đất… Điều đó sẽ tạo nên một vùng khô ở phía nam của kinh và một vùng ướt hơn ở phía bắc.”

Khi được ST hỏi vế ảnh hưởng môi trường của dự án kinh đào, Bộ trưởng Công chánh và Giao thông của Cambodia từ chối cho ý kiến.

Mặc dù công việc trên kinh đào được dự trù bắt đầu trong năm 2024, nhiều người địa phương sống dọc theo đường kinh được đề nghị vẫn ở trong bóng tối về việc làm thế nào nó sẽ được thực hiện.

Ông Chey Saman, xã trưởng Somrong Thom trong tỉnh Kandal, nơi con kinh sẽ đi qua, nói với ST: “Dân làng luôn luôn hỏi tôi về dự án, nó sẽ lớn bao nhiêu, và ảnh hưởng của nó đối với đất của họ như thế nào.”

“Họ muốn trị giá công bằng cho đất của họ.  Ho tiếp tục hỏi tôi, nhưng tôi không có bất cứ câu trả lời nào cho họ.”

Nhưng, ông vẫn là một người ủng hộ nhiêt tình cho phát triển.

“Hiện nay, nông dân ở đây không có cách để bán những sản phẩm của họ ở thị trường toàn cầu, họ chỉ có thể làm thế hiện nay bằng cách để cho hàng hóa của họ đi qua Việt Nam và Thái Lan.  Vì thế họ được giá thấp cho hoa màu của họ.”

“Kinh đào nầy sẽ cho phép xuất cảng trực tiếp và gia tăng giá xuất cảng, giúp cải thiện cuộc sống.”

Trong khi đó, giáo viên về hưu Yin Yinthy lo ngại liệu bà sẽ phải dời nhà và nông trại ở gần suối Preak Ta Ek, một phần khác trong tỉnh Kandal nơi kinh đào sẽ được xây.

Người đàn bà 65 tuổi trồng bắp để sống với chồng trên miếng đất rộng 1,2 hectares gần suối, trong khi nhà của họ nằm trong vòng 50 m của kinh.

“Tôi biết về Kinh đào Funan Techo qua Facebook,” bà nói, thất vọng vì không có viên chức nào trong láng giềng của bà có thể trả lời những câu hỏi của bà về dự án.

“Tôi không rõ tin tức chánh thức đến đâu.  Tôi luôn nghĩ về việc liệu nó sẽ ảnh hưởng đến nhà của tôi, đất canh tác của tôi – và liệu sẽ có bồi thường, và liệu nó sẽ đủ cho tôi để có một chỗ mới.”

No comments:

Post a Comment