Monday, April 29, 2024

“CHÚNG TÔI TÌM THẤY 700 CHỦNG LOẠI KHÁC NHAU”: CON SỐ LỚN KHÁC THƯỜNG CỦA ĐỜI SỐNG HOANG DÃ ĐƯỢC KHÁM PHÁ TRONG RỪNG ĐƯỚC Ở CAMBODIA

(‘We found 700 different species’: astonishing array of wildlife discovered in Cambodia mangroves)

Robin McKie – Bình Yên Đông lược dịch

The Guardian – 14 April 2024

 

Rái cá có lông mũi và mèo bắt cá trong số những sinh vật đa dạng gây sửng sốt cư trú trong những nơi cư trú bị đe dọa

 

Một trong những khảo sát đa dạng sinh học tổng thể nhất chưa từng được thực hiện trong rừng đước vừa khám phá rằng một số lớn đời sống hoang dã chọn rừng đước làm nơi cư trú trong những nơi bị đe dọa then chốt nầy.

Hàng trăm chủng loại – từ dơi đến chim và cá đến côn trùng – được xác nhận trong nghiên cứu nơi cư trú Peam Krasop và khu bảo tồn Ramsar Koh Kapik kế cận ở Cambodia.  Rái cá có lông mũi, rái cà lông mướt, chồn hương đốm lớn, khỉ đuôi dài và mèo bắt cá, cũng như nhiều loại dơi, nằm trong số cư dân được ghi nhận trong cuộc khảo sát, được tài trợ bởi nhóm bảo tồn Fauna and Flora International (Động Thực vật Quốc tế).  Nhiều đời sống hoang dã khác nhau đã gây choáng váng các nhà sinh học.

Rái cá lông mướt trong rừng đước. [Ảnh: FCEE]

 

“Chúng tôi tìm thấy 700 chủng loại khác nhau trong những rừng đước nầy nhưng chúng tôi nghi rằng chúng tôi chưa làm trầy bề mặt,” Stefanie Rog, trưởng nhóm khảo sát, tác giả của phúc trình được công bố hôm Chủ nhật nói.  “Nếu chúng tôi có thể nhìn vào vùng sâu hơn chúng tôi có thể tìm được gấp 10 lần hơn thế, tôi chắc chắn.”

 


Rừng đước có dạng những dãy đất có cây lộn xộn trên bờ biển trong vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới.  Chúng quan trọng vì chúng gồm có cây đã thích ứng để lớn trong nước mặn hay lợ mà hầu hết cây khác không thể sống được.  Tuy nhiên, trong vài thập niên qua, hành tinh đã mất khoảng 40% rừng đước, thường bị đốn xuống để làm nơi giải trí bãi biển hay nông nghiệp.

Nhưng đước đóng những vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ đất và cư dân của nó.  Vùng nước của chúng cung cấp nơi nuôi dưỡng cho cá có tầm quan trọng thương mại, thí dụ.  “Chúng tôi tìm thấy cá nhồng (barracuda) con, cá hồng (snapper) và cá mú (grouper) trong vùng nước ở đây,” Rog nói.  “Chúng quan trọng rõ ràng là những nơi sinh sản của cá và cung cấp cho cộng đồng địa phương thực phẩm cũng như cung cấp cá cho thủy sản thương mại.”

Rừng đước cũng bảo vệ vùng đất nội địa chống sóng thần và giông tố, thu hút carbon có hiệu quả hơn nhiều các loại rừng khác, và có tác dụng như nơi trú ngụ cho nhiều loại thú vật choáng người, như nghiên cứu mới khám phá qua sử dụng rộng rãi bẫy máy hình, lưới, cá và côn trùng ước tính, và khảo sát “cắt ngang” – những nghiên cứu được thực hiện dọc theo một đường thẳng cắt ngang khung cảnh.

 

Một con khỉ đuôi dài ở công viên quốc gia Tanjung Puting. [Ảnh: Juan Pablo Moreira]

 

Một thí dụ then chốt của những chủng loại khác thường được tìm thấy trong rừng đước ở Cambodia là mèo bắt cá, Prionailurus viverrimus.  Lớn hơn mèo nuôi trong nhà một chút, nó có thân hình mạnh mẽ với chân ngắn và mình chắc nịt, và – không giống như hầu hết mèo – nó rất thích bơi.  Móng trước của nó đặc biệt có màng chân như vịt và vuốt của nó nhô ra, giúp cho nó cá khả năng bắt mồi, phần lớn là cá và chuột, mà nó đuổi theo trong khi rình mồi trong rễ cây đước.  “Rất hiếm khi thấy một con mèo bắt cá và chúng tôi chỉ phát hiện chúng trong rừng qua hình ảnh từ các bẫy máy hình của chúng tôi,” Rog nói.

“Rừng đước là nơi mà rễ cây và bùn và chúng rất khó cho con người đi vào, đó là lý do chúng cung cấp nơi trú ngụ quý giá cho những thú vật dễ tổn thương nầy.”

Một con thú hiếm hơn, rái cá có lông mũi, cũng được ghi hình bởi bẫy máy ảnh trong một số vùng cũ nhất của rừng đước.  Lutra sumatrana dùng lông chung quanh mũi để khám phá con mồi, gồm có loài giáp xác, động vật thân mềm, và các sinh vật khác.

 

Rừng đước Peam Krasop: nhóm khảo sát tìm thấy 700 chủng loại gồm có 74 loại cá trong vùng nước ven biển. [Ảnh: Steph Baker]

 

Nó là rái cá hiếm nhất Á Châu và ở trên bở vực tuyệt chủng – và rằng đó là vấn đề lo ngại thật sự, Rog nói.  “Rừng đước dựa vào tất cả mối liên hệ liên kết giữa chủng loại và nếu bạn bắt đầu lấy đi một số chủng loại đó, thì dần dần bạn sẽ mất chức năng của rừng.”

Cuộc khảo sát – cũng được hỗ trợ bởi Fishing Cat Ecological Enterprise (Kinh doanh Sinh thái Mèo Bắt Cá), một nhóm bảo tồn – khám phá 74 chủng loại cá sống trong vùng nước của rừng đước, cũng như 150 loại chim, trong số đó có 15 được liệt kê gần bị đe dọa hay có nguy cơ tuyệt chủng trong sách đỏ của International Union for Conservation Nature (IUCN) (Liên hiệp Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế).

Các nhà khoa học nói rằng đước đóng một vai trò then chốt trong việc bảo tồn những hệ sinh thái vì chúng có tác dụng như những chướng ngại vật 2 chiều giữa đất và biển.  Chùng làm chậm sạt lở vào biển và bảo vệ các cộng đồng ven biển tránh ngập lụt và giông tố.

“Nhưng nó cho nhiều hơn thế,” Rog nói thêm.  “Rừng đước xinh đẹp, phong phú, bí mật, và thu hoạch quá nhiều đời sống.”

“Chúng có rất nhiều thứ hơn là một hệ sinh thái cung cấp một dịch vụ thu hút carbon hay bảo vệ bờ biển.  Chúng thật sự xinh đẹp vì những phẩm chất đặc biệt của chúng.  Đối với tôi, không có cảm nhận nào tốt hơn khi ở trong rừng bí mật và đặc thù nầy, biết rằng vẫn còn rất nhiều để khám phá – rằng có một thế giới khác đang chờ để khám phá thêm.”

No comments:

Post a Comment