(The Battery of Southeast Asia: Challenges to Buildig a Regional Transmission Grid)
Jessica C. Teets, Anujin Byambasaikhan, Yui Sze Kam and Wei
Liang – Bình Yên Đông lược dịch
Foreign Policy Research Institute – 9 April 2024
Ảnh: Simon Dannhauer
KẾT QUẢ SAU CÙNG
·
Lào PDR dự trù trở thành “Bình điện
của Đông Nam Á” bằng cách xuất cảng thủy điện sang các quốc gia láng giềng qua
một lưới điện khu vực được thiết kế để đạt mục tiêu phóng thích 0 ròng của
ASEAN.
·
Hậu quả sinh thái của thủy điện chẳng
hạn như hạn hán và ngăn chận phù sa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến một hệ thống
lưới điện khu vực lệ thuộc vào thủy điện.
·
Để cho hệ thống lưới điện có hiệu
quả, các quốc gia Đông Nam Á phải làm dễ dàng việc kết hợp năng lượng tái tạo
ra ngoài thủy điện và tích cực khuyến khích hợp tác xuyên biên giới với Trung
Hoa.
Sông Mekong hùng vĩ, nguồn sống cho hàng triệu người trên
khắp Đông Nam Á (ĐNA), nay đối mặt với đe dọa sống còn. Một kế hoạch khu vực đầy tham vọng được phát
triển bởi ASEAN (Hiệp hội các Quốc gia ĐNA) kết hợp Lào PDR như “Bình điện của
Á Châu” để sản xuất thủy điện xuất cảng khắp khu vực. Tuy nhiên, dự án kỹ thuật lớn lao nầy có thể
châm ngòi cho những hậu quả sinh thái nghiêm trọng, làm gián đoạn dòng chảy phù
sa vô cùng quan trọng, tàn phá thủy sản thiên nhiên nuôi dưỡng trên 60 triệu
người, và gia tăng rủi ro hạn hán, lũ lụt và xâm nhập của nước mặn đe dọa đến
chén cơm toàn cầu ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Các quốc gia ĐNA đối mặt với áp lực nặng nề để phát triển
năng lượng tái tạo khi họ cân bằng tăng trưởng kinh tế với các mục tiêu phóng
thích 0 ròng (NZE) vào năm 2050 trong Thỏa ước Paris. Mặc dù ASEAN đã xác định thủy điện xuất cảng
từ Lào qua một lưới điện khu vực kết hợp như một cách để cân bằng tăng trưởng
với việc giảm phóng thích, chiến lược nầy bỏ qua những ảnh hưởng môi trường
đáng kể của các đập lớn. Để thật sự thực
hiện an ninh năng lượng khả chấp, ASEAN phải làm dễ dàng một sự pha trộn năng
lượng tái tạo đa dạng ngoài sự lệ thuộc vào thủy điện và khuyến khích hợp tác
xuyên biên giới – nhất là đối với sức mạnh của Trung Hoa ở thượng lưu – qua
những cơ chế cai quản khu vực được tăng cường.
Mặt khác, Hoa Kỳ có quyền lợi chiến lược trong việc thúc đẩy một sự
chuyển tiếp năng lượng hợp lý trong khu vực vô cùng quan trọng toàn cầu nầy qua
gia tăng đầu tư và xây dựng khả năng kỹ thuật.
XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP
Nối bình điện của ĐNA
với người tiêu thụ
Để đáp ứng với sự cần thiết để tuân thủ cam kết khí hậu của
họ, Trung tâm Năng lượng ASEAN đã chấp thuận những mục tiêu khu vực để chuyển
năng lượng và giảm phóng thích qua việc thực hiện chia sẻ 23% mục tiêu năng
lượng tái tạo (RE) trong tổng số nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu của
ASEAN. Thí dụ, ở COP28 ở Dubai trong
tháng 12 năm 2023, Malaysia cam kết giảm 45% mức phóng thích khí nhà kiếng
(GHG) và Singapore cam kết để đạt mục tiêu NZE vào năm 2050. Tuy nhiên, nhiều quốc gia trong số nầy không
có khả năng năng lượng mặt trời và gió cần thiết để đáp ứng nhu cầu năng lượng,
và vì thế Kế hoạch Hành động Hợp tác Năng lượng của ASEAN (APAEC) phác họa một
chiến lược hợp tác khu vực để chuyển tiếp năng lượng.
Được thành lập lúc ban đầu vào cuối thập niên 1990s, Lưới
Điện ASEAN (APG) hiện được khuyến khích như một cách để tiếp tục tăng trưởng
kinh tế trong khi tiến đến các mục tiêu NZE.
ASEAN gọi kế hoạch của lưới điện kết hợp là một “giải pháp kỳ diệu để
bảo đảm việc tiếp cận với điện tin cậy cho cư dân của mình”, những cũng quan
trọng để lưu ý những hậu quả môi trường nghiêm trọng và những vấn đề xuyên biên
giới đáng kể, vì kế hoạch xúc tác cho tầm nhìn của Lào PDR để làm “Bình điện
của Á Châu” bằng cách nối việc sản xuất thủy điện gia tăng với một lưới điện
khu vực đầu tiên với Thái Lan, Malaysia, và rồi đến Singapore và Indonesia.
Phát triển chiến lược “Bình điện của ĐNA” của Lào PDR, trước
tiên được đề nghị bởi chánh phủ Lào trong đầu thập niên 2000s, được dựa trên
tình huống Tối ưu hóa Giá Thấp nhất (Least-Cost Optimization (LCO)) trong Triễn
vọng Năng lượng ASEAN như một biện pháp để cung cấp điện ổn định, rẻ và nhiều
cho các quốc gia láng giềng để thực hiện phát triển kinh tế của mình cũng như
mục tiêu NZE của khu vực. Dạng sau cùng
của APG sẽ bao gồm 10 thành viên của ASEAN chia thành 3 hệ thống phụ: (1) Hệ
thống Tây Thượng, nằm trong Phân vùng Phụ cận Mekong (GMS), sẽ gồm có Cambodia,
Lào PDR, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam, (2) Hệ thống Tây Hạ sẽ bao gồm Thái
Lan, Indonesia (Sumatra và Batam), bán đảo Maylasia và Singapore, và (3) Hệ
thống Đông sẽ gồm có Brunei, Malaysia (Sabah và Sarawak), Indonesia (West
Kalimantan), và Philippines. Vào lúc
nầy, hầu hết việc phát triển nằm ở Hệ thống Tây Hạ chấm dứt ở Singapore để xây
cất một lưới điện khu vực, được gọi là Dự án Kết hợp Điện Lào PDR-Thái
Lan-Malaysia-Singapore (LTMS-PIP). Dự án
nầy, bắt đầu được đề nghị vào tháng 11 năm 2020, chánh thức khởi công ngày 23
tháng 6 năm 2022.
Hiện nay, Lào PDR đang khổ sở vì lạm phát và nợ công cao nhưng được mong đợi sẽ ‘tốt nghiệp’ tình trạng quốc gia kém phát triển trong năm 2026. Ngày nay, khoảng 80% điện sản xuất ở Lào được bán cho láng giếng Thái Lan và Việt Nam, chiếm 30% trị giá xuất cảng của quốc gia. Lào bắt đầu xuất cảng điện sang Singapore trong năm 2022 và hoàn tất việc xây hạ tầng cơ sở truyến điện đến Cambodia trong năm 2023. Hầu hết năng lượng được xuất cảng thay vì được dùng ở trong nước, chiếm trên ½ tổng số điện tiêu thụ ở Lào và 77% tổng số điện sản xuất trong năm 2019. Với kinh tế của Lào lệ thuộc vào việc xuất cảng nguồn điện, việc trở thành quốc gia xuất cảng chánh của năng lượng tái tạo trong khu vực sẽ có lợi cho cả Lào PDR lẫn khu vực rộng lớn hơn. Điều nầy vô cùng quan trọng đối với triễn vọng năng lượng cùa toàn khu vực ASEAN.
Những thách thức sinh
thái
Những mục tiêu then chốt của chương trình “Lưới Điện ASEAN”
trong APAEC là “để nới rộng mậu dịch điện đa phưng khu vực, tăng cường sức chịu
đựng và hiện đại hóa, và khuyến khích kết hợp năng lượng tái tạo và sạch.” Tuy nhiên, nhiều người thách thức với những
tuyên bố nói rằng năng lượng nhập cảng từ Lào là sạch và tái tạo. Việc xây cất các đập lớn làm giảm dòng phù sa
vô cùng quan trọng khiến sạt lở bờ sông, suy giảm phẩm chất đất nông nghiệp, và
hủy hoại thủy sản thiên nhiên mà nhiều cộng đồng Mekong dựa vào như một nguồn
chất đạm then chốt. Như được nhấn mạnh
bởi Trung tâm Stimson, lưu vực Mekong sản xuất 2,6 triệu tấn cá nước ngọt hàng
năm hỗ trợ cho ẩm thực và cuộc sống của trên 60 triệu người sống trong lưu vực. Ngoài ra, các cơ sở thủy điện làm gián đoạn
chu kỳ nước cao-thấp bình thường, vì thế châm ngòi cho hạn hán và lũ lụt cũng
như gia tăng xâm nhập của nước mặn vào đồng bằng và giảm năng suất lúa. Điều nầy quan trọng ngoài khu vực vì lúa sản
suất ở ĐBSCL – thường được xem là “chén cơm” của Việt Nam – nuôi sống cả nước
và làm cho Việt Nam trở thành quốc gia xuất cảng gạo lớn thứ 3rd
trên thế giới. Phát triển thêm thủy điện
có lẽ sẽ gia tăng nghèo đói và suy dinh dưỡng, cũng như đòi hỏi sửa chữa tốn
kém như ổn định bờ sông cho các quốc gia trong lưu vực Mekong.
Vì thủy điện là một dạng năng lượng sạch ổn định nhất và rẻ nhất, nó vẫn là nguồn năng lượng tái tạo chiếm ưu thế trong Triễn vọng Năng lượng ASEAN thứ 7th 2020-2050, và trong APAEC (thay đổi từ 19% đến 37,5%) mặc dù những ảnh hưởng tiêu cực tiềm tàng của nó.
Những thách thức xuyên
biên giới:
Ngoài những thách thức sinh thái, việc xây cất APG đối mặt
với nhiều vấn đề xuyên biên giới. Nối
kết điện trước hết sẽ được phát triển dựa trên những điều khoản xuyên biên giới
song phương, rồi nới rộng đến một căn bản phân vùng trước khi gia tăng thành
cấu trúc điện khu vực kết hợp. Những
thách thức chánh đối với APG là việc phát triển một khuôn khổ pháp lý và đầu tư
tài chánh chung. Các quốc gia ĐNA phải
giải quyết những thách thức nầy để hướng dẫn các dự án APG có thể giúp giải
quyết những tuyên bố lãnh thổ chồng chéo bằng cách sử dụng mậu dịch năng lượng
xuyên biên giới. Điều nầy có thể được
thiết lập qua một tổ chức quốc tế hiện hữu như Ủy hội Kinh Xã Á Châu Thái Bình
Dương của Liên Hiệp Quốc (UNESCAP). Hoặc
là, ASEAN có thể thành lập một tổ chức hay hiệp ước năng lượng mới chú trọng
đặc biệt đến việc hài hóa chánh sách và quy định chung quanh APG.
Những khó khăn trong việc kiếm được đầu tư tài chánh đặt them
nhiều vấn đề để tiêu chuẩn hóa những lưới năng lượng quốc gia trên khắp ĐNA. Mỗi quốc gia có mức phát triển kinh tế thay
đổi, có nghĩa là khả năng của họ để xây một lưới điện khác biệt. Lưới điện của Việt Nam, thí dụ, không có khả
năng đòi hỏi để truyền có hiệu quả năng lượng được sản xuất ở trong nước của
Việt Nam, Theo quản đốc của một công ty
dụng cụ thủy điện Trung Hoa ở Hà Nội, hiệu năng của lưới điện bị hạn chế thêm
vì không thể truyền hay dự trữ thêm năng lượng mặt trời và gió, có nghĩa là
việc sản xuất năng lượng của Việt Nam chủ yếu dựa vào than đá và thủy điện. Thí dụ, trong mùa hè năm 2023, Bắc Việt Nam
trải qua một loạt cắt điện, tập trung chung quanh các khu kỹ nghệ. Những vụ cắt điện nầy làm nổi bật sự cần
thiết của Việt Nam để nhập cảng thêm năng lượng để đáp ứng với nhu cầu gia tăng
của thành phần chế tạo, theo Tiến sĩ (TS) Nguyễn Linh Dân, một cựu thành viên
của Văn phòng Quốc gia của Asian Researh Clean EDGE (Nghiên cứu EDGE Sạch Á
Châu).
Trươc khi có thể tham gia vào việc xây cất một lưới điện khu
vực, Đảng Cộng sản Việt Nam (CPV) trước hết phải cải thiện hệ thống lưới điện ở
trong nước. Tuy nhiên, CPV không có ngân
quỹ ở trong nước hay khả năng thu hút đầu tư ngoại quốc cần thiết để thực hiện
những thay đổi có qui mô rộng lớn nầy.
Những thành viên khác chẳng hạn như Thái Lan đối mặt với ít vấn đề hơn
về vấn đề nầy vì nền kinh tế đã trải qua tăng trưởng đều đặn và, từ cuộc phỏng
vấn với Hội đồng Đầu tư Thái Lan, đầu tư ngoại quốc vào thành phần năng lượng
sạch tương đối mạnh.
Bất bình dẳng kinh tế đã đóng góp thêm vào sự bất cân xứng
điện tổng quát bên trong ASEAN vì các nền kinh tế lớn hơn và phát triển hơn có
khuynh hướng thống trị nhiều hơn bên trong tổ chức so với những láng giềng nhỏ
hơ. Đại điện không bằng nhau của quyến
lợi quốc gia bên trong ASEAN đem lại kết quả trong việc thiếu hỗ trợ cho các
nền kinh tế nhỏ hơn trong khu vực, với mỗi quốc gia thường bảo đảm việc tài trợ
hay tài nguyên cần thiết để cải thiện những lưới quốc gia của mình. Để cho APG thực hiện thành công nhất, khu vực
phải đối phó với những nền kinh tế không đồng đều hiện nay giữa các quốc gia tham
gia và tìm sự cộng tác lớn hơn giữa các thành viên của ASEAN.
Sự vắng mặt của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC), một sức mạnh khu vực quan trọng, đặt ra một chướng ngại đáng kể cho những nỗ lực của ASEAN để thiết lập một hệ thống lưới điện khu vực. Chiếm hầu hết phần thượng lưu dọc theo sông Mekong, Trung Hoa là một đối tác kinh tế cần thiết của các thành viên ASEAN nhưng không phải là thành viên của ASEAN. Mặc dù Trung Hoa là nhà đầu tư chánh trong thành phần thủy điện ở Lào PDR và Cambodia và hỗ trợ kế hoạch “Bình điện của Á Châu” của ASEAN, ASEAN không thể gắn chặt Trung Hoa với bất cứ thỏa thuận lâu dài về đầu tư năng lượng bên trong Mekong. Ngoài ra, ASEAN không thể quản lý việc làm thế nào Trung Hoa quản lý việc điều hành đập của họ ở thựng lưu, ảnh hưởng tiêu cực các quốc gia duyên hà hạ lưu Mekong. Trung Hoa kiểm soát có hiệu quả sông Mekong có nghĩa là ngay cả nếu ASEAN có thể hợp tác trong việc xây cất một lưới điện khu vực, các thành viên ASEAN sẽ vẫn bị lệ thuộc vào chánh sách năng lượng của Trung Hoa. Để một kế hoạch năng lượng sạch ổn định được thực hiên, ASEAN phải cân bằng ảnh hưởng của Trung Hoa trng khu vực bằng cách tăng cường các quy định của những tổ chức khu vực hiện hữu chẳng hạn như Ủy hội Sông Mekong (MRC). MRC là một tổ chức liên chánh phủ được thiết lập để quản lý nguồn nước chung giữa các thành viên Cambodia, Lào PDR, Thái Lan và Việt Nam và phát triển khả chấp sông Mekong, trong khi Hợp tác Lancang-Mekong (LMC) là một tổ chức nhằm khuyến khích liên lạc giữa các quốc gia duyên hà, kể cả Trung Hoa, dọc theo sông Lancang và Mekong. Hơn nữa, thành viên ASEAN có thể chọn để theo đuổi cộng tác song phương với chánh phủ Trung Hoa để tối đa hóa những lợi ích được đề nghị trong việc tổ chức một hệ thống lưới điện khu vực.
Những hệ quả chánh sách
của lưới truyền điện khu vực
Những kế hoạch đầy tham vọng để đề cử những quốc gia giàu
thủy điện như Lào và Cambodia như những quốc gia xuất cảng điện tái tạo ròng
trong các quốc gia ĐNA để đáp ứng nhu cầu năng lượng qua một thị trường khu vực
kết hợp dựa nặng nề vào việc phát triển thủy điện được nới rộng trên khắp lưu
vực sông Mekong. Chiến lược nầy cho phép
ASEAN khai thác khả năng và sự tin cậy của thủy điện so với những giải pháp
năng lượng sạch thay thế không liên tục như mặt trời và gió vẫn còn mắc tiền để
gia tăng kích thước bên trong mỗi quốc gia thành viên.
Nhưng những hậu quả của việc ngăn đập và chuyển nước rộng rãi
trên Mekong tiếp tục ảnh hưởng đến sinh thái và các cộng đồng dựa vào đánh cá
và nông nghiệp ở hạ lưu. Mặc dù nhiều
quốc gia thành viên ASEAN đã ghi nhận những lời kêu gọi để giảm nhẹ ảnh hưởng
môi trường, họ chưa đầu tư có ý nghĩa vào việc phát triển các kỹ thuật mới để
sản xuất nguồn cung cấp năng lượng carbon thấp cũng sẽ cải thiện cuộc sống của
dân số ở nông thôn.
Thay vì chỉ đầu tư vào kế hoạch “Bình điện của Á Châu” như
một giải pháp kỳ diệu, các quốc gia ĐNA nên thăm dò một sự pha trộn của tái
tạo. Thí dụ, sau khi đánh giá trị giá
bên ngoài tiêu cực của tất cả nguồn năng lượng tái tạo, TS Apisom Intralawan
thấy rằng thêm những hàng điện mặt trời nổi trên các dự án thủy điện hiện hữu
sản xuất năng lượng nhiều nhất và có giá rẻ nhất. Những kỹ thuật mới khác cũng có thể giúp
khuếch đại việc sản xuất điện gió và mặt trời như đầu tư vào việc sản xuất
hydrogen xanh và phát triển những bình điện có khả năng dự trữ tốt hơn. Tình huống Phóng thích 0 Ròng vào năm 2050 dự
trù việc sử dụng lớn lao những nguồn tái tạo khác nhau như PV [quang điện] mặt
trời và điện gió. Và điều đó đòi hỏi một sự gia tăng lớn trong dự trữ qui mô
lưới, nhất là các bình điện. Những thứ
nầy sẽ cần để giải quyết những biến đổi theo giờ và theo mùa trong xuất kiện
điện tái tạo trong khi giữ cho các lưới điện được ổn định và tin cậy khi đối
mặt với nhu cầu gia tăng. Đầu tư vào
những kỹ thuật mới nầy sẽ tạo nên phát triển kinh tế và gia tăng tính khả chấp
của năng lượng tái tạo trong khu vực.
Hoa Kỳ nên đóng môt vai trò quan trọng trong việc tài trợ các dự án tái
tạo không phải thủy điện qua USAID và bằng cách khuyến khích các đồng minh khu
vực của mình và các công ty tư nhân trong nước để đầu tư.
Ngoài ra, các quốc gia ĐNA phải thương thảo việc hợp tác
xuyên biên giới giữa họ và với láng giềng ở thượng lưu, Trung Hoa. Cuối cùng, thiếu sự tham gia của Trung Hoa
ngăn cản các quốc gia duyên hà khác để trui rèn một sự nhất trí về quyền lợi hỗ
tương lâu dài về việc làm thế nào để chia sẽ công bằng những lợi ích và gánh
nặng của việc phát triển lưu vực sông Mekong.
Với việc kiểm soát tài sản đập ở thượng lưu, Beijing (Bắc Kinh) có ảnh
hưởng tối hậu đối với năng lượng và dòng chảy xuyên biên giới mà các quốc gia
ĐNA hy vọng sử dụng và kết hợp. Cho đến
khi nào ASEAN có thể mang Trung Hoa vào những thỏa thuận quan trọng để bảo đảm
trách nhiệm qua đêm của việc điều hành đập ở thượng lưu trong tương lai, lo sợ
sẽ kéo dài đối với những chánh sách gián đoạn hay hạn chế thình lình việc xả
nước xuống hạ lưu.
Hoa Kỳ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc làm dễ
dáng việc đối thoại qua cơ chế MRC và LMC.
Đây là những diễn đàn khu vực then chốt để chia sẻ tin tức và liên lạc
giữa các quốc gia thượng và hạ lưu liên quan đến việc điều hành đập và ảnh
hưởng xuyên biên giới của chúng. Hoa Kỳ
ủng hộ việc tăng cường khả năng kỹ thuật của những tổ chức nầy và tập họp sức
mạnh có thể giúp thành viên ASEAN thương thảo việc quản lý khả chấp nguồn nước
với Trung Hoa. Điều nầy có thể làm dễ
dàng hơn việc chia sẻ dữ kiện minh bạch vè lượng mưa, dòng chảy sông và mức của
hồ chứa để quản lý tốt hơn hạn hán, lũ lụt, và rủi ro của nguồn cung cấp năng
lượng trên khắp lưu vực.
Nhìn đến trước, tiến bộ tiến đến một lưới điện khu vực kết
hợp ở ĐNA có thể dao động vì khả năng kỹ thuật và tài chánh thay đổi của các
quốc gia. Những nền kinh tế nhỏ hơn có
thể dựa vào đầu tư hạ tầng cơ sở từ những lạnh đạo khu vực như Thái Lan và
Singapore. Mặc dù có chống đối một vài
dự án đập có thể tạo ra những thách thức, những ưu tiên phát triển được nhà
nước thúc đẩy có lẽ sẽ thịnh hành. Về
địa chánh trị, mối liên hệ giữa ASEAN và Trung Hoa sẽ ảnh hưởng đến khả năng
của khối để bảo đảm việc tiếp cận nguồn nước khả chấp. Hòa giải những căng thẳng giữa các chiến lược
phát triển quốc gia và an ninh năng lượng khu vực sẽ là một tiến trình đang
diễn ra, với sự chú trọng đến thủy điện ban đầu nhưng dần dần chuyển sang tái
tạo không phải thủy điện. Một đường lối
tổng thể liên quan đến hợp tác khu vực, sáng tạo, đầu tư kỹ thuật, và sự hiểu
biết của quần chúng rất quan trọng cho những sáng kiến khí hậu của ASEAN, cùng
với sự tham gia xây dựng với Trung Hoa để bảo đảm tương lai của năng lượng khả
chấp.
No comments:
Post a Comment