Sunday, March 27, 2022

CHÁNH TRỊ HÓA CÁC ĐẬP THỦY ĐIỆN TRONG LƯU VỰC LANCANG-MEKONG: NHẬN XÉT VỀ NHỮNG THÁCH THỨC MÔI TRƯỜNG HIỆN ĐẠI

(Politicization of the Hydropower Dams in the Lancang-Mekong Basin: A Review of Contemporary Environmental Challenges)

Richard Grünwald, Wenling Wang and Yan Feng – Bình Yên Đông lược dịch

Energies – 24 February 2022

 

Đập Xiaowan trên sông Lancang (Mekong) ở Trung Hoa. [Ảnh: WorldAtlas]

 

Tóm lược

Tính đến nay, các đập thủy điện gây ra một số diễn dịch về ảnh hưởng của chúng đối với sông Lancang-Mekong.  Mặc dù hầu hết nghiên cứu phân tích các khía cạnh tiêu cực của việc phát triển thủy điện đối với sinh kế của người dân và môi trường ở địa phương, trong lịch sử, thành phần thủy điện là một trong những thành phần kinh tế tiêu biểu nhất làm dễ dàng việc hợp tác nước xuyên biên giới trong nhiều thập niên.  Bằng cách sử dụng phân tích đàm luận xây dựng và đường lối sinh thái chánh trị phê phán, bài viết trình bày (1) phác họa những đàm luận môi trường hiện tại đối với việc phát triển thủy điện Lancang-Mekong và (2) thăm dò việc chánh trị hóa các đập trên dòng chánh của Trung Hoa.  Dữ kiện được thu thập dựa trên việc phân tích nội dung nhiều cấp của những nguồn thích hợp và kiểm chứng kép (double-checked) với Kho Dữ kiện Hợp tác và Xung đột Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation and Conflict Database (LMCCD)) theo dõi trên 4.000 sự kiện liên quan đến nước giữa 6 quốc gia duyên hà từ năm 1990 đến 2021.  Dữ kiện của chúng tôi cho thấy (i) có một khác biệt hoàn toàn trong các cốt chuyện tích cực và tiêu cực đối với việc phát triển thủy điện nhanh chóng, (ii) ảnh hưởng của các đập trên dòng chánh thường được thảo luận hơn các đập trên các phụ lưu, (iii) các hệ quả của các đập thủy điện thường được diễn dịch trên các dữ kiện nghiên cứu không truyền thống thay vì các nghiên cứu được công nhận rộng rãi, và (iv) phát triển tranh luận mâu thuẫn qua truyền thông đại chúng và xã hội góp phần chánh trị hóa nhiều hơn các quan điểm của nhiều bên liên hệ trong đối thoại nghiên cứu có trách nhiệm.

1. Phần giới thiệu

Việc phát triển thủy điện trong Lưu vực Lancang-Mekong đã thu hút sự chú ý đáng kể của truyền thông trong nhiều thập niên.  Từ thập niên 1950s, khi việc cộng tác chặt chẽ hơn giữa 4 quốc gia duyên hà (Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam) được thiết lập, Lưu vực Lancang-Mekong được xem là một con sông quốc tế chưa được sử dụng và không có chánh trị cao [1,2].  Trong việc đối đầu chánh trị giữa Hoa Kỳ và Liên bang Sô Viết [3,4], có những cách hạn chế để khuyến khích hòa bình giữa các quốc gia đưa các quốc gia Đông Nam Á (ĐNA) ra khỏi nghèo khó.  Ngoài việc cung cấp viện trợ phát triển và trợ giúp khác [5-7], việc phát triển thủy điện dần dần trở thành một giải pháp được chấp nhận chánh trị và đứng vững kinh tế để bảo đảm một số loại hợp tác thực tế và lâu dài có thể tồn tại ngay với những khủng khiếp của thời Chiến tranh Lạnh.  Để tái lập sự thành công của việc phát triển thủy điện, nhiều cơ chế hợp tác nước (Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)), Đại Phân vùng Mekong (Greater Mekong Sub-region (GMS)), Hợp tác Phát triển Lưu vực Mekong của ASEAN (ASEAN Mekong Basin Development Cooperation (AMBDC)), vân vân) đã được phát động kể từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt để đi theo di sản của hợp tác nước hiếm có.  Tuy nhiên, việc hỗ trợ công khai như thế để tiến hành phát triển lưu vực không được kèm theo bởi các nguyên tắc cai quản nước tốt [8-10] và cứu xét sâu rộng những thay đổi thủy khí tượng phức tạp.

Mặc dù nhiều nghiên cứu thủy học [11-13] và các nhà khoa học quốc tế [14-16] liên tục cảnh báo các hậu quả tiêu cực khác nhau liên quan đến việc phát triển thủy điện nhanh chóng, hầu hết sự chú ý nhắm vào các đập trên dòng chánh của Trung Hoa [17-19] và một vài dự án nước gây tranh cãi trong các quốc gia ở hạ lưu, nhất là đập Hạ Sesan II, Xayaburi, Xepian-Xenamnoy và Thác Yali [20-23].  Việc chánh trị hóa lớn nhất của các đập thủy điện có lẽ trỗi dậy sau tháng 4 năm 2020, khi một nhóm 2 nhà nghiên cứu công bố một nghiên cứu về ảnh hưởng tiêu cực của các hồ chứa trên dòng chánh ở thượng lưu đối với dòng chảy tự nhiên [24].  Cái gọi là Nghiên cứu của Eyes on Earth (Nghiên cứu EoE) nhận được sự chú ý khác thường vì hợp pháp hóa những cốt chuyện chống đập [25,26] và được chấp nhận rộng rãi bởi quá nhiều bên liên hệ đa phương mặc dù bị chỉ trích mạnh mẽ vì đơn giản hóa và diễn dịch sai lạc những điều được tìm thấy của nghiên cứu [27-30].  Mặt khác, bằng cách leo thang áp lực về chia sẻ dữ kiện nước, 2 sáng kiến theo dõi thủy học đề cập đến những thay đổi thủy học của Lancang-Mekong đã được giới thiệu [31,32].  Ngược với nhận xét truyền thống nơi cả Diễn đàn Tin tức và Hợp tác Nước Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Water Cooperation and Information Platform (LMWCIP)) và Theo dõi Đập Mekong (Mekong Dam Monitor (MDM)) được thúc đẩy bởi việc chánh trị hóa của Nghiên cứu EoE, chúng tôi tin rằng thay đổi thái độ trong việc hợp tác nước xuyên biên giới hiện nay chưa được thi hành vì thiếu nhập kiện nghiên cứu có phẩm chất cao và sự tham gia nông cạn của các bên liên hệ đa phương ở hạ lưu trong tiến trình thương thảo.

Như nhận xét tài liệu của chúng tôi cho thấy, nhận thức về các đập thủy điện thay đổi theo thời gian.  Trong lịch sử, các đập thủy điện được xem là biểu hiệu của niềm hãnh diện quốc gia và một kiểu mẫu của tiến bộ kỹ thuật tối đa hóa lợi ích từ môi trường địa phương [33-35].  Với kỹ thuật mới và khả năng có thể có của kỹ thuật, thành phần thủy điện trải qua một biến chuyển từ từ đến các đập đa dụng lớn lao đối phó với tất cả những thách thức nước có thể thấy.  Hơn nữa, ngoài đầu tư khổng lồ từ người cho ngoại quốc và các tổ chức tài chánh khác, việc phát triển thủy điện nhanh chóng được hậu thuẫn bởi “Tinh thần Mekong” và một dụng cụ ý thức hệ để làm dễ dàng việc hợp tác nước khu vực bằng mọi giá [36,37].  Việc phổ biến hóa phát triển thủy điện tiếp tục cho đến đầu thập niên 1990s.  Kể từ đó, nhận thức lạc quan đối với thành phần thủy điện đạt đến cao điểm và được xem một cách rộng rãi như một nguồn năng lượng rẻ, sạch và tái tạo khuyến khích phát triển tổng thể lưu vực [38,39].  Tuy nhiên, việc chánh trị hóa các đập thủy điện như thế được bù lại bởi việc bình định chỉ trích không mong muốn [40,41] và che dấu hầu hết dữ kiện thủy học đối với các dự án nước [39,42].  Mặc dù ý tưởng ban đầu là khuyến khích hợp tác nước xuyên biên giới bằng mọi cách và gạt ra ngoài lề tất cả phong trào dân sự không mong muốn ngăn cản con đường tiến đến thịnh vượng chung, tính hợp pháp lâu dài của các đập thủy điện trong một môi trường không minh bạch tạo nên một không gian rất dễ cho tham những và góp phần cho bất định nghiên cứu lớn hơn cho những dự án nầy.  Nhiều đập được xây dựa trên các nghiên cứu thủy học nông cạn và các đánh giá ảnh hưởng gây tranh cãi để biện minh cho việc phát triển thủy điện [43-45], kể cả những dự án không khả thi về kinh tế, không nhạy cảm xã hội hay rắc rối môi trường [46,47].

Bằng cách sử dụng phân tích đàm luận xây dựng và đường lối sinh thái chánh trị phê phán, bài viết trình bày (1) phác họa những đàm luận môi trường hiện tại đối với việc phát triển thủy điện Lancang-Mekong và (2) thăm dò việc chánh trị hóa các đập trên dòng chánh của Trung Hoa.  Bài viết được chia thành nhiều phần.  Sự nối kết giữa sinh thái chánh trị phê phán và chánh trị hóa các đập thủy điện được giải thích trong Phần 2.  Nguồn dữ kiện và phương pháp nghiên cứu được trình bày trong Phần 3.  Kết quả nghiên cứu từ việc duyệt xét các tài liệu được trình bày trong Phần 4.  Trong Phần 5, chúng tôi thảo luận những điều đươc tìm thấy của nghiên cứu và đưa ra một số kết luận về các lề lối đàm luận hiện nay.

2. Sinh thái chánh trị phê phán và chánh trị hóa các đập thủy điện

Sinh thái chánh trị được phát triển vào cuối thập niên 1960s như một đường lối lý thuyết liên ngành phân tích tác động phức tạp giữa con người và thiên nhiên [48,49].  Không giống như các lý thuyết môi trường truyền thống xem xét mức độ sử sụng tài nguyên thiên nhiên làm dễ dàng việc phát triển khả chấp con người, sinh thái chánh trị điều tra làm thế nào để xây dựng các bên liên hệ đa phương, gieo rắc và biện minh những lập luận khác nhau trong tiến trình thương thảo [21,50-52].  Mặc dù hầu hết sự chú ý nhắm vào các diễn văn chánh thức trong đó các nhà làm chánh sách đối đầu, diễn dịch và hợp pháp hóa các lối thực hành mong muốn [53-55], việc kiểm soát tài nguyên thiên nhiên phần lớn được thúc đẩy bởi các yếu tố có thể thấy thay vì các khía cạnh sinh thái sinh lý [56].  Trái ngược với kinh tế chánh trị và địa chánh trị, sinh thái chánh trị cứu xét bất cứ thách thức nào như một cửa cơ hội để tái xét mẫu nghiên cứu rập khuôn bằng cách tiến hành đối thoại nghiên cứu đối với các vấn đề môi trường ngoại lệ [57-59].  Để xem xét sự bất cân xứng giữa các phiên bản khác nhau của sự thật và làm sáng tỏ khuynh hướng để bác bỏ những diễn dịch trái ngược [60,61], chúng tôi nghiên cứu những quan điểm khoa học và phi khoa học trái ngược liên quan đế việc phát triển thủy điện Lancang-Mekong.  So với các sông quốc tế ở Trung Đông và Trung Á, nơi việc phát triển thủy điện thường liên quan đến xung đột khan hiếm nước [2,62], các tranh chấp Lancang-Mekong thường được châm ngòi bằng cách nới rộng cái bánh lợi ích từ việc chia sẻ nước và không phù hợp quyền lợi quốc gia giữa các hệ thống chánh trị khác nhau [63,64].

2.1. Các chiến lược chánh trị hóa

Bằng cách rút ra từ các lý thuyết đóng khuôn không mạch lạc và thủy chánh trị phê phán [65-69], một vài cơ chế có thể được xác định mô phỏng kết quả thực sự trong tác động nước xuyên biên giới.  Như được trình bày trong Hình 1, các nhà khoa học và phi khoa học có một số chọn lựa về cách để ảnh hưởng việc phát triển thủy điện.  Thứ nhất, có những cơ chế cưỡng bức, có thể được mô tả như một bộ phận phụ của các hành động đòi hỏi sức mạnh và các dạng khác của đe dọa.  Không giống như chiến tranh nước địa phương hay những hành động khác nhau của khủng bố nước [62,70], sức mạnh cưỡng bức được thi hành theo tiêu chuẩn qua việc áp đặt cấm vận kinh tế, áp dụng cấm vận mậu dịch khác nhau hay dùng sức mạnh quân sự để ngăn chận các điểm địa chiến lược.  Nhưng, trong Lưu vực Lancang-Mekong, loại cơ chế nầy phần lớn được cho thấy bởi những hành động không tham gia đa phương hay đe dọa đối thủ bằng cách áp dụng các hành động trả đủa [37,71,72].  Thứ hai, các cơ chế thúc đẩy đại diện nhóm hoạt động giới hạn ảnh hưởng của các bên liên hệ đa phương khác.  Trong khi các chánh phủ ở hạ lưu dùng cơ chế nầy để nhân rộng lợi ích có thể thấy từ người cho ngoại quốc, các sức mạnh địa phương huy động ngân quỹ của họ và tái phân phối việc tài trợ phát triển để hình thành các đồng minh mạnh hơn và bảo đảm cân bằng sức mạnh trong khu vực [39,65].  Thứ ba, có những cơ chế biến đổi để tái khuôn khổ kiến thức nước hiện tại và tái diễn dịch các vấn đề nước tranh cãi.  Thay đổi thái độ như thế bị ảnh hưởng truyền thống bằng cách nâng cao sự hiểu biết của quần chúng về các dự án nước gây tranh cãi, đồng thời tạo nên kiến thức nước với xã hội dân sự và cải thiện việc tiếp xúc và phạm vi của việc chia sẻ dữ kiện thủy học qua viễn thám [25,68,73].  Tuy nhiên, vì khả năng không bằng nhau của các chánh phủ duyên hà để tạo  nên khiến thức nước, một sự lệ thuộc nặng nề vào bộ dữ kiện của thành phần thứ ba và hài hòa quyền lợi quốc gia theo Tinh thần Mekong của hợp tác nước [39,74], tranh luận thực sự đối với việc phát triển thủy điện khả chấp chỉ nới rộng con số bên liên hệ đa phương và tổ chức hóa nhãn hiệu chánh trị thay vì khuyến khích các diễn viên phát động cải cách cơ cầu.  Vì thế, bất chấp đụng chạm của quan điểm nghiên cứu giữa các nhà nghiên cứu để làm cho khoa học tốt hơn (tranh luận) và con số gia tăng của các diễn đàn thông tin để giải quyết quyền lợi của bên liên hệ đa phương (tuân thủ), cái bánh lớn ra của bất định nghiên cứu lập lại cốt chuyện nước hiện tại và làm vững chắc hiện trạng giữa các nhà khoa học và phi khoa học.

Hình 1.

Sức mạnh của đàm luận về các đập thủy điện – các cơ chế then chốt và nhập kiện

 

2.2. Chánh trị hóa khoa học

Trong kỷ nguyên hậu sự thật, đường ranh giữa khoa học và chánh trị thỉnh thoảng có thể rất mờ.  Mặc dù đặt nềm tin vào các giải pháp chuyên môn là một trong những chiến lược có thể đứng vững để làm thế nào phi chánh trị hóa đàm luận nghiên cứu và đề cập đến những đáp ứng chánh trị không vừa ý [75-77], cả khoa học hóa chánh trị và chánh trị hóa khoa học không tốt cũng không xấu [78-80].  Cái thay đổi là cách mà các bên liên hệ đa phương diễn dịch tầm nhìn của họ và thương thảo với các diễn viên khác.  Đối với các nhà khoa học, nó là “khoa học không có chánh trị” [81] bảo đảm tính độc quyền của cộng đồng học thuật và lót đường cho những triển vọng nghiên cứu không giới hạn [82].  Đối với những người phi khoa học, nó đòi hỏi thời gian, chi phí được dự đoán, và tính đơn giản của các kết luận khoa học thì quan trọng hơn để quyết định liệu nên tiếp tục với một số lề lối quản trị nước hay không [25,83].  Đây cũng là trường hợp của các đập thủy điện Lancang-Mekong.  Như được trình bày trong Hình 2, hầu hết các đập thủy điện ở thượng lưu nằm trong Thượng Lưu vực Lancang-Mekong gây lo ngại về tính khả chấp của sông.  Những lời đồn đoán như thế có thể được nhận thấy khi có hạn hán nghiêm trọng khác thường (2004,2015,2016) và lũ lụt thình lình (2008,2014) đánh phá các quốc gia ở hạ lưu [26,83,85].  Mặc dù sự kiện là nhiều học giả tin rằng những bất an nước nầy phần lớn do lý do thủy khí tượng hơn là các dự án nhân tạo [86-88], gọi các đập thủy điện của Trung Hoa là thủ phạm chánh đã khuếch đại các rủi ro môi trường là một thành kiến rất phổ biến trong những năm gần đây.  Bất cứ lúc nào cả nhà khoa học và những người phi khoa học áp dụng cốt chuyện nầy để làm nổi bật tính vị lợi của Trung Hoa [89,90] và những ý định địa chiến lược khác ở ĐNA [71,91], cốt chuyện nầy thường được sử dụng thường hơn để chuyển một số trách nhiệm khác nhau cho quản lý sông hỗn hợp và nhân rộng lo sợ các quốc gia ở thượng lưu [16,17,21].

Cho đến năm 2016, nhiều quan sát viên ngoại quốc cho rằng chánh phủ Trung Hoa hầu như không muốn tham gia vào bất cứ sáng kiến nào đòi hỏi thêm các quy định cho việc phát triển thủy điện ở thượng lưu [15,37,39].  Sự thay đổi thái độ từ từ của chánh phủ Trung Hoa trong việc can dự vào việc cai quản nước xuyên biên giới có vẻ xảy ra sau khi thiết lập Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)) vào đầu năm 2016.  Chánh phủ Trung Hoa không những cam kết khuyến khích phát triển lưu vực hỗn hợp và chia sẻ thêm tin tức về việc điều hành nước mà còn xả thêm nước từ các đập ở thượng lưu để giảm nhẹ hạn hán theo mùa [93,94].  Tiến bộ khác liên quan đến việc chánh trị hóa gia tăng của các đập thủy điện của Trung Hoa cũng có thể được thấy trong việc làm dễ dàng việc cộng tác nghiên cứu chặt chẽ hơn với MRC từ cuối năm 2019 [95,96] và tăng cường đối thoại chánh sách-nghiên cứu đề cập đến những bất an nước hiện tại [97,98].  Dù sao, mặc dù có những khuyết điểm liên lạc kéo dài, thành kiến lịch sử, và các khía cạnh khác đục khoét sự tin cậy giữa các bên liên hệ đa phương, thay đổi phẩm và lượng của nguồn nước chung thì đi ngoài khả năng của các đập trên dòng chánh của Trung Hoa [30,87,99].

 

Hình 2. Các đập thủy điện hiện hữu vả dự trù trong Lưu vực Lancang-Mekong [11,12,92]

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

2.3. Khoa học hóa chánh trị

Trên danh nghĩa của khoa học, nhiều bên liên hệ đa phương để nghị các giải pháp khác nhau để bảo đảm việc phát triển thủy điện khả chấp.  Cho đến nay, có quá nhiều bên liên hệ có vẻ ưa chuộng việc phát triển thủy điện tiểu qui mô [100], cải thiện việc điều hành thủy điện hiện có bằng cách thực hiện cải tổ kỹ thuật khác nhau [101-103] và nâng cao việc xây dựng khả năng của những người đều hành đập [21,104].  Những dạng thỏa mãn khác là minh bạch tốt hơn của dữ kiện thủy học điều hành [2,22,34], thực hiện thêm các đánh giá môi trường-xã hội cho các đập trên phụ lưu [11,12] hay cải thiện đối thoại nghiên cứu nhiều đường qua cai quản nước tốt [105,106].  Dù sao, khoa học hóa chánh trị có thể không nhất thiết có nghĩa là cứu tế các nhà khoa học.  Thay vào đó, nó có thể tạo nên môi trường bình thường hóa sự bất bình đẳng sức mạnh giữa các bên liên hệ đa phương và hợp pháo hóa kiến thức được ưa chuộng [107].  Thật vậy, các nhà khoa học không phải là nhà hòa giải trung lập hay các diễn viên có đặc quyền vì giá trị và quyền lợi của họ bị ảnh hưởng nặng nề bởi kiến thức chuyên môn của họ [108,109].  Một khái niệm sai lầm tương tự là niềm tin mạnh mẽ trong việc tổ chức hóa và mù quáng pháp lý của việc hợp tác nước [2,105,110], nơi không phải bất cứ cơ chế thỏa thuận hay hợp tác có khả năng để làm dễ dàng thêm đối thoại nghiên cứu [69,72,111].

Hình 3.

Sơ đồ khái niệm làm nổi bật ảnh hưởng hệ thống của việc phát triển thủy điện.

 

Nhưng, thay vì thảo luận chi tiết tầm quan trọng, khả năng và trách nhiệm của các bên liên hệ đa phương thích hợp liên quan trong tiến trình lấy quyết định [23,39,44], chúng tôi thiết kế một sơ đồ khái niệm giải thích những khia cạnh then chốt ảnh hưởng đến việc thay đổi thái độ đối với việc phát triển thủy điện (Hình 3).  Trước hết, có những động lực sinh lý, kinh tế và chánh trị khuyến khích đối thoại các bên liên hệ đa phương và cho thấy nếu khả thi để xây hay không xây một dự án nước nào đó [65].  Thứ hai, có những nhập kiện từ các nhà khoa học và những người phi khoa học quyết định số phận của dự án thủy điện được đề nghị.  Trong khi thương thảo, các bên liên hệ đa phương bày tỏ những nguyện vọng khác nhau, hình thành các nhu cầu khác nhau và cho thấy những nhu cầu để bảo vệ quyền lợi của họ [33].  Mặc dù sức mạnh vật chất, mặc cả và ý thức hệ giữa các bên liên hệ đa phương thay đổi đáng kể [112], thành tích của diễn viên và dạng thông tin biện minh khi nào tỉ số giữa lợi ích trông thấy và chi phí tiềm tàng được chấp thuận chánh trị.  Thứ ba, bất kể quyết định của các nhà làm chánh sách và lộ trình dự trù để xây đập, bất cứ dự án hạ tầng cơ sở nước có thể được tái thiết kế, trì hoãn và hủy bỏ theo sự cần thiết thực sự và nhu cầu của các bên liên hệ đa phương.  Tuy nhiên, khi các đập thủy điện được hoàn tất, khả năng bỏ hoang các dự án thủy điện có thể rắc rối về mặt chánh trị, kinh tế và sinh thái, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển, có thể không đủ sức để hủy các hợp đồng hiện hữu [39,71,102,103].

3. Phương pháp và dữ kiện

Bài viết sử dụng phân tích đàm luận xây dựng để điều tra các lề lối lập luận đối với các vấn đề liên quan đến nước [113,114].  So sánh với phân tích cảm tính, càng ngày càng phổ biến trong thủy học-xã hội [115,116], phân tích đàm luận xây dựng thích hợp hơn để thăm dò thành tích của các bên liên hệ đa phương bằng cách tái cứu xét niềm tin, giá trị và các khía cạnh sau tích cực khác của họ [117].  Hơn nữa, khi nào các đập thủy điện được diễn dịch tích cực hay tiêu cực, một bối cảnh toàn bộ làm sáng tỏ những phiên bản khác nhau của thực tế giúp tháo rời cốt chuyện nước hiện hữu và tái định nghĩa các hành hộng liên kết trong tác động của nước-con người.  Dữ kiện cho nghiên cứu nầy được lấy từ Bộ Dữ kiện Hợp tác và Xung đốt Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation and Conflict Database (LMCCD) theo dõi những sự kiện liên quan đến nước khác nhau giữa 6 quốc gia duyên hà trong 31 năm qua (1990-2021).  Không như các kho dữ kiện nước khác (thí dụ, Kho Dữ kiện Xung đột Nước theo Năm, Kho Dữ kiện Tranh chấp Nước Quốc tế), LMCCD gồm trên 4.000 nguồn với trọn bài có thể tham khảo tự do.  Điều nầy giúp chúng tôi xem xét tổng quát lệch lạc của những suy diễn được chấp nhận rộng rãi đối với các đập thủy điện Lancang-Mekong và điều chỉnh nhập kiện của các bên liên hệ đa phương trong 2 năm vừa qua khi chánh trị hóa của các đập thủy điện tái xuất hiện.

Như được trình bày trong Bảng 1, chúng tôi phác họa vài thông số và đặt những từ quan trọng (keywords) để rút tin tức căn bản về những đường phát triển hiện nay và trong quá khứ trong việc phát triển thủy điện Lancang-Mekong.  Vì đa số của các bộ dữ kiện LMCCD được thu thập qua phân tích nhiều cấp các tài liệu chánh thức và thứ cấp trong các vấn đề nước riêng biệt [25,118] và đã được hiệu chỉnh (thí dụ, loại trừ bản kép, không thể kiểm chứng, mật và nguồn không được công bố), bằng cách dùng phương pháp tich cực truyền thống (thí dụ, so sánh các tài liệu tham khảo thường xuyên nhất và con số chữ được lặp lại) có khả năng tạo nên một số thiên vị trong kết luận nghiên cứu của chúng tôi.  Vì thế, chúng tôi lọc trước các bộ dữ kiện LMCCD trước tháng 4 năm 2020 và chọn 1.020 nguồn tài liệu liên quan đến chánh trị hóa các đập thủy điện của Trung Hoa trong 18 tháng qua (tháng 4 năm 2020 đến tháng 9 năm 2021).  Để nâng cao mục đích và đào sâu suy diễn hiện đại, chúng tôi thêm một vài từ quan trọng liên quan đến việc phát triển thủy điện và các tài liệu tham khảo thích hợp khác phân cực đối thoại nghiên cứu hiện nay.  Mặt khác, cần thêm nhiều nghiên cứu để công nhận “những sự kiện kín” (thí dụ, thảo luận nhóm, hội thảo công tác, các phiên họp khu vực với các bên liên hệ đa phương) và các sự kiện vi mô (thí dụ, chống đối ở địa phương, thỉnh nguyện thơ, đơn kiện) để lấp các khoảng trống tin tức.

Bảng 1. Danh sách các thông số và từ quan trọng để rút dữ kiện từ LMCCD.

 

Để bảo đảm sự đồng nhất của tin tức, đa số dữ kiện được lấy từ các nguồn tiếng Anh thay vì ngôn ngữ khu vực.  Một ngoại lệ duy nhất là một vài diễn văn chánh thức tiếng Trung Hoa và một vài nguồn phụ được trích dẫn nhiều lần và được dịch trong nhiều báo chí nhà nước và công cộng.  Ngoài ra, chúng tôi gồm các tài liệu tham khảo từ các trương mục chánh thức của MDM trên Twitter và Facebook, được dùng thường xuyên để tăng tốc việc thông báo nước và đơn giản hóa tiếng lóng nghiên cứu cho cử tọa rộng lớn hơn.  Mặc dù những nhập kiện của truyền thông xã hội nầy có thể được xem kém thích hợp hơn so với các nguồn tài liệu khác, chúng tôi ghi nhận một số khác biệt khó thấy và những điều trái quy luật với nội dung được chia sẻ qua các trang mạng chánh thức của MDM.  Như được lưu ý ở trên, mục đích của phân tích đàm luận xây dựng và sinh thái chánh trị phê phán không để phân biệt giữa các cáo buộc phổ biến và không phổ biến [6] nhưng để làm nổi bật nhũng suy diễn dòng chính hiện đại và cho thấy làm thế nào chánh trị hóa các đập thủy điện ảnh hưởng đối thoại nghiên cứu có trách nhiệm.  Để lấp khoảng trống tin tức về các lề lối đàm luận hiện nay khuyến khích việc thương thảo về các đập Lancang-Mekong, chúng tôi chia các cốt chuyện thành 3 nhóm theo loại diễn viên.  Trước hết, có những nhập kiện chánh sách được lấy từ diễn văn chánh thức để theo dõi những thay đổi thực sự trong khẩu hiệu chánh trị của các đại diện nhà nước.  Thứ hai, có những nhập kiện nghiên cứu đại diện bởi những đánh giá nghiên cứu khác nhau từ các nhà khoa học liên ngành và các chuyên viên khác để thăm dò đa số của quan điểm nghiên cứu về phát triển thủy điện.  Thứ ba, có những nhập kiện truyền thông gồm có các bài báo chia sẻ ý kiến chuyên viên và các lo ngại khác từ xã hội dân sự để xem xét nhận định của quần chúng về những tranh chấp nước hiện tại.  Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu để có khái niệm tốt hơn chánh trị hóa khoa học nước [110] và thái độ của các bên liên hệ đa phương đối với việc phát triển thủy điện [22,40,81,120].

4. Kết quả

4.1. Nhận xét tổng quát về cốt chuyện nước hiện đại

Dữ kiện của chúng tôi cho thấy rằng có một số cốt chuyện tích cực và tiêu cực liên quan với việc phát triển thủy điện (Bảng 2).  Tính đến nay, hầu hết người ủng hộ nhấn mạnh đến những tích cực của việc điều tiết ngắn hạn [88,99,121] và lợi ích dài hạn từ việc tối ưu hóa việc sử dụng nguồn nước chung trên căn bản tập thể [38,112,122,123].  Tùy theo việc điều hành thủy điện, vị trí và điều kiện thiên nhiên, nhiều đập thủy điện đa dụng có thể làm dễ dàng thủy vận, cải thiện hiệu năng của việc sản xuất năng lượng và cung cấp những lợi ích trông thấy cho các quốc gia duyên hà [124-127].  Các lợi ích trực tiếp khác có thể từ bồi thường khác nhau cho các cộng đồng tái định cư [127,128] đến việc xả nước thường xuyên từ các hồ chứa nước, nâng cao việc sản xuất nông nghiệp [129,130] và giảm chi phí của hạn hán nghiêm trọng [90,131].  Gián tiếp, việc phát triển thủy điện thường đi kèm bởi áp lực nặng nề đối với kỹ thuật và sáng tạo kỹ thuật [11,12,46,118], đào sâu việc quản lý nước xuyên biên giới hỗn hợp [21,37,132] và cải thiện tính minh bạch của dữ kiện thủy học điều hành [31,133,134].  Những lợi ích gián tiếp khác của việc phát triển thủy điện gồm có giảm chi phí điện sản xuất, khuyến khích tính ổn định của lưới năng lượng, nâng cao an toàn kỹ thuật, làm dễ dàng mậu dịch xuyên biên giới với việc sản xuất năng lượng và đưa điện đến những vùng xa xôi [21,135,136].  Ngoài ra, hoạt động hành lang mạnh mẽ cho việc phát triển thủy điện tiếp tục phát triển việc thảo luận về các nguồn năng lượng thay thế khác [137,138] và thúc đẩy cả các nhà làm chánh sách và các bên liên hệ đa phương tái cứu xét các dự án nước đại qui mô không khả thi kinh tế hay gây tranh cãi khác [20,21,139], kể cả Dự án Cải thiện Lòng lạch Không Thủy vận (Non-Navigational Channel Improvement Project), được hủy bỏ trong tháng 2 năm 2020 [140,141].

Tuy nhiên, những lợi ích kiểm soát như thế không luôn luôn được bảo vệ.  Thật vậy, những quy định nước thường xuyên có thể làm giảm lưu lượng chảy vào của lưu vực sông, làm giảm đa dạng sinh học của các chủng loại động vật và cây cối, và góp phần làm sạt lở đất, nhất là ở Cambodia và Việt Nam, bị ảnh hưởng nhiều nhất [14,19,21,142,143].  Những thách thức trực tiếp khác liên kết với hiện tượng thủy đỉnh [88,99,144,145] gồm có dao động nước thình lình [44,146,147], thay đổi màu nước, và làm suy thoái sức khỏe của hệ sinh thái do bùng nổ rong tảo [148,149] và tăng tốc các tiến trình môi trường cộng dồn khác [152-154].  Vì có nhiều hậu quả tiêu cực xảy ra như một phó phẩm của việc nhân rộng các lợi ích [155-157] và bảo đảm việc phát triển thủy điện trong môi trường địa phương [40,71,158], các dự án nước đại qui mô thu hút sự chú ý đáng kể của truyền thông và một số suy diễn ra ngoài dữ kiện [24,25,159,160].


Bảng 2. Tóm lược các hậu quả chánh của các đập thủy điện Lancang-Mekong

 

Có lẽ hầu hết lãnh vực đáng kể nhất của sự hiểu biết của quần chúng nâng cao chi phí gián tiếp của các đập thủy điện và khả năng của các bên liên hệ đa phương để bảo đảm phát triển thủy điện khả chấp.  Mặc dù có nhiều giải pháp kỹ thuật, chẳng hạn như các turbines thủy điện thân thiện với cá, các dự án phục hồi cá khác nhau và áp dụng đường cá đi, đã được áp dụng để giảm nhẹ chi phí môi trường của các đập thủy điện, hiệu quả của chúng liên tục bị nghi vấn vì đa dạng sinh học phong phú ở dưới nước và không đủ thử nghiệm [121,122,161].  Những khó khăn tương tự có thể được thấy trong một số trường hợp bồi thường không thỏa đáng cho các cộng đồng tái định cư, thiếu ràng buộc pháp lý của các cơ chế hợp tác nước khu vực, an toàn không chắc chắn của hồ chứa nước hay khuyết điểm liên lạc kéo dài giữa các bên liên hệ đa phương [21,22,37,70].  Ngoài việc quản lý nước sai lạc, nhiều quan sát viên xem sự vắng mặt của tái kích thước hay hủy bỏ các đập hiện hữu [12,13], trách nhiệm pháp lý yếu kém của các diễn viên ngoài nhà nước [23,71,111], các giải pháp lấy nước và tiến trình nghiên cứu chậm chạp như những điểm nóng của các tranh chấp nước mới có thể châm ngòi thêm căng thẳng chánh trị giữa các bên liên hệ đa phương [25].  Vì thế, xem xét những tiến bộ hiện nay trong việc bảo đảm phát triển thủy điện khả chấp, ý muốn chánh trị và đối thoại nghiên cứu có trách nhiệm sẽ là chìa khóa để khởi đầu những thay đổi thái độ cấu trúc đối với thành phần thủy điện.

4.2. Chánh trị hóa các đập thủy điện của Trung Hoa

Vào tháng 4 năm 2020, Eyes on Earth với sự cộng tác của LMI và các đối tác khác công bố một nghiên cứu thủy học phân tích ảnh hưởng thực sự của các đập thủy điện ở thượng lưu đối với dòng chảy tự nhiên [24].  Các tác giả kết luận rằng, kể từ năm 2017, các đập Miaowei (Miêu Vĩ) (1.400 MW), Huangdeng (Hoàng Đăng) (1.900 MW), Dahuaqiao (900 MW), Lidi (400 MW) và Wunonglong (Ô Mộng Long) (990 MW) bắt đầu kết hợp sự thay đổi dòng chảy tự nhiên, được dự đoán kết hợp mùa khô vào đầu năm 2019 [24].  Mặc dù chánh trị hóa của các kết luận của nghiên cứu EoE nâng cao những lo ngại thích đáng và được dùng làm căn bản cho MDM [32], vẫn không có nhất trí cho những điều được tìm thấy dựa trên quan sát của Nghiên cứu EoE.  Nhưng, ngoài việc thiếu tiến trình duyệt xét nhóm, loại trừ các phụ lưu trên tả ngạn, gạt ra ngoài các điều kiện thủy khí tượng phức tạp và diễn dịch sai lạc dữ kiện thủy học của MRC [27,28,30], Nghiên cứu EoE đã trở thành chủ đề của một số nhận xét mâu thuẫn phân cực cả các cộng đồng khoa học và phi khoa học mãi cho đến nay [25,26].  Sau khi cứu xét 1.020 nguồn tài liệu trong 18 tháng qua (tháng 4 [năm 2019] đến tháng 9 năm 2020), chúng tôi phác họa một vài lề lối cường điệu chánh trị hóa các đập trên dòng chánh ở Trung Hoa.

4.2.1. Nhập kiện chánh sách

Như được trình bày trong Bảng 3, hầu hết nhập kiện của nhà làm chánh sách liên quan đến chánh trị hóa các đập trên dòng chánh ở Trung Hoa được làm bởi các giới chức Trung Hoa và Hoa Kỳ thay vì các chánh phủ ở hạ lưu.  Thật vậy, vì cả 2 siêu cưởng vào cuối năm 2020 đã đề cập đến việc chánh trị hóa các đập thủy điện qua các diễn đàn theo dõi thủy học được thêm [31,32], đối thoại về các ảnh hưởng thực sự của các đập thủy điện phần lớn nhắm để biện minh hay bác bỏ các kết luận của Nghiên cứu EoE.  Việc chuyển từ đề cập đến các lo ngại vừa phải và các nỗ lực chung để đào sâu việc hợp tác nước hiện tại được nhanh chóng thay thế bằng việc leo thang cáo buộc chánh trị và các cáo buộc khác ngoài lãnh vực nước [162-169].  Cường điệu chánh trị của Hoa Kỳ đã trở nên hung hăng hơn và chứa đầy uyển ngữ khác nhau để châm ngòi cho đáp ứng đầy cảm tính từ xã hội dân sự và các phong trào chống đập [25].  Cùng với tính nhạy cảm của quần chúng đối với bất cứ thay đổi nào đối với dòng chảy, gạt ra ngoài lề những hệ quả tiêu cực dài hạn của các đập thủy điện và thiếu kiểm soát có hệ thống viêc phát triển thủy điện, đáp ứng của giới chức Hoa Kỳ dao động từ cường điệu tấn công và phòng thủ.  Đáng ngạc nhiên, đàm luận chánh thức của giới chức Hoa Kỳ thường đặt các kết luận của Nghiên cứu EoE vào bối cảnh địa chánh trị và với việc tham khảo Hợp tác Mekong-US (MUP) mới được thiết lập, nhập kiện chánh sách của giới chức lệ thuộc mãnh mẽ vào nhập kiện của Eyes on Earth [171,172] và Stimson Center [173] mà không cứu xét các đáp ứng nghiên cứu phê bình [27-29].

Bảng 3. Danh sách của nhập kiện các nhà làm chánh sách không/chánh trị hóa

các đập trên dòng chánh của Trung Hoa*.

 

Ngược lại, đáp ứng của giới chức Trung Hoa đối với Nghiên cứu EoE lúc đầu bảo thủ hơn vì những tiến bộ được dự trù của hợp tác nước xuyên biên giới [92-94] và sự hiện diện của một số đánh giá dựa trên khoa học của MRC, gồm có phúc trình đáp ứng Nghiên cứu EoE [30].  Đối với giới chức Trung Hoa, Nghiên cứu EoE được xem như một “vấn đề-giải pháp” khác trong đó dù có bao nhiêu nỗ lực được dành để giải quyết những lo ngại nầy, kết quả thực sự của tiến bộ như thế rất không chắc chắn.  Từ việc gạt ra ngoài lề các ảnh hưởng tích cực của việc xả nước từ đập thủy điện Jinghong (Cảnh Hồng) vào tháng 3 năm 2016, thêm dữ kiện thủy học được chia sẻ để tuân thủ cam kết không được điều hành bởi các quốc gia ở hạ lưu để cho thấy những dạng khác nhau của bất mãn với những hành động của Trung Hoa bất chấp những yêu cầu ban đầu được thỏa mản hay không [39,88].

Tuy nhiên, ngay sau khi truyền thông quần chúng la ó mạnh mẽ và suy diễn gia tăng đối với các đập trên dòng chánh của Trung Hoa xuất hiện [25], các đại diện nhà nước Trung Hoa liên tục khuyến cáo chánh phủ Hoa Kỳ nên bám vào sự kiện và trích dẩn các điều được tìm thấy của Nghiên cứu EoE với cẩn trọng [167,169].  Tuy nhiên, vì khuyết điểm của loạt liên lạc của LMWCIP, nhất là về hiện tượng màu nước không được nghiên cứu đầy đủ [174-176] và kế hoạch thông báo chưa được phát triển đầy đủ đối với việc điều hành nước ở thượng lưu [177,178], các giới chức Trung Hoa không thể chú ý thêm đến các vấn đề nước xuyên biên giới cho đến giữa năm 2021 do kết quả của đại dịch coronavirus đang diễn ra [179,180].  Tuy thế, so với chiến dịch phichánh trị hóa của Hoa Kỳ hỗ trợ các phiên họp khoa học-công khai khác nhau và các sáng kiến khác có sự tham gia của các diễn viên ngoài nhà nước trong tiến trình lấy quyết định [181-183], các giới chức nhà nước Trung Hoa có vẻ đặt niềm tin trong việc tiến hành cộng tác với các đối tác khu vực và tăng cường các điều tra nghiên cứu hỗn hợp, nhất là với MRC [184,185].  Do đó, mặc dù cả giới chức Hoa Kỳ và Trung Hoa bày tỏ ý muốn làm dễ dàng việc cộng tác nước khu vực chặt chẽ hơn và nâng cao đối thoại vẫn còn rời rạc cao và được thúc đẩy bởi tuyên bố ngầm mà không có giải pháp rõ ràng.  Mặc dù một số quan sát viên có thể cứu xét trận chiến cường điệu không ngừng đối với các kết luận của Nghiên cứu EoE và lan truyền bất tin cậy chánh trị đến các cốt chuyện nghiên cứu không ưa chuộng như dạo đầu của việc ấn định bầu ảnh hưởng giữa LMWCIP và MDM, việc can dự nông cạn từ các chánh phủ ở hạ lưu có lẽ gây ra bởi sự cân bằng sức mạnh trong khu vực và giữ khoảng cách với các hành động trả thù tiềm tàng [71,91].

4.2.2 Nhập kiện nghiên cứu

Như Bảng 4 cho thấy, phi chánh trị hóa đối thoại nghiên cứu đối với các đập trên dòng chánh ở Trung Hoa phần lớn được thúc đẩy bởi các nhà khoa học quốc tế và các tổ chức nghiên cứu khác [27,28,30,186,187].  Ngoài Eyes on Earth, sự hiểu biết của quần chúng đáng kể nhất về ảnh hưởng tai hại của việc phát triển thủy điện trên sông đã thu hút những nhận xét khoa học khác nhau ở Hoa Kỳ.  Cho đến nay, hầu hết nhập kiện nghiên cứu ở Hoa Kỳ được chia sẻ qua nhiều buổi phỏng vấn [188-190].  Phần còn lại của nhập kiện từ Hoa Kỳ được lặp lại qua truyền thông xã hội của MDM (thí dụ, Facebook và Twitter) và môt số diễn đàn khoa học-công khai [191-193].  Ngoài ra, vì không có bài nghiên cứu ảnh hưởng cao được công bố để hỗ trợ kết luận của Nghiên cứu Eoe [25], điều hành hóa duy nhất của các điều đươc tìm thấy trong Nghiên cứu của EoE có thể thấy ở MDM.  So với LMWCIP, cung cấp 3 loan báo liên quan đến dao động nước tạm thời như kết quả của việc bảo trì thủy điện được dự trù [194-196], MDM đệ trình 20 cảnh báo và công bố hàng chục nhận xét qua các trang mạng chánh thức của họ.  Theo sau một cập nhật quan trọng của MDM trong tháng 6 năm 2021 liên quan đến thiên vị trong các bộ dữ kiện [172] và cải thiện hoạt động của MDM bằng cách khuyến khích khoa học công dân [197,198], MDM chứng minh là một dụng cụ tiến bộ trong việc khuyến khích việc theo dõi thủy học tổng thể.  Điều nầy cung cấp một bước cần thiết đến việc thay đổi tư duy nghiên cứu của Hoa Kỳ đối với các đập của Trung Hoa ở thượng lưu.  Tuy nhiên, vì MDM là một diễn đàn nghiên cứu biệt lập không có trách nhiệm pháp lý và sử dụng phần lớn phương pháp viễn thám và xã hội dân sự ở hạ lưu để lấp các khoảng trống tin tức [199], nhập kiện nghiên cứu phẩm chất cao và ý muốn để giải quyết những khuyết điểm hiện tại vẫn còn nông cạn [26].  Một thách thức khác được thấy trong việc sử dụng truyền thông xã hội, nơi các trương mục Twitter và Facebook của MDM có khuynh hướng cung cấp những nhận xét nhanh chóng tình hình hiện tại và các thông báo khác với cái giá của các nhập kiện nghiên cứu phẩm chất cao.  Việc đơn giản hóa như thế của nội dung nghiên cứu của MDM và sử dụng tiếng lóng ngoài khoa học thỉnh thoảng đưa đến phóng đại và tạo nên những suy diễn khác nhau ra ngoài dữ kiện thực sự [26,27].


Bảng 4. Danh sách nhập kiện chánh trị hóa và phi chánh trị hóa các đập

trên dòng chánh ở Trung Hoa*.

 

Bằng cách duyệt xét phản hồi nghiên cứu của Trung Hoa, chúng tôi thấy rằng các nhà nghiên cứu Trung Hoa hiếm khi chia sẻ quan điểm khoa học của họ đối với các đập trên dòng chánh của Trung Hoa qua truyền thông công cộng hay nhà nước [200-202].  Tuy thế, một nghiên cứu đặc biệt nêu sự chú ý vì bác bỏ gián tiếp các kết luận của Nghiên cứu EoE và nhấn mạnh đến các ảnh hưởng tích cực của các đập trên dòng chánh của Trung Hoa đối với sông [66].  Mặc dù vẫn không có nhất trí nghiên cứu đối với cốt chuyện nước nầy, có thể thấy một số lớn nghiên cứu lấp các khoảng trống trong các ảnh hưởng môi trường cộng dồn ở thượng lưu và những thách thức liên quan đến nước khác [88,203-206].  Đáng ngạc nhiên, mặc dù những người chống đối Nghiên cứu EoE thường gạt ra ngoài lề các nhà nghiên cứu của Trung Hoa, các quan điểm nghiên cứu phê bình từ cộng đồng quốc tế cũng bị bỏ qua [26].  Có lẽ vai trò quan trọng nhất của MRC trong việc phi chánh trị hóa các đập trên dòng chánh của Trung Hoa là trách nhiệm cung cấp những đánh giá nghiên cứu phẩm chất cao và các thông báo liên quan đến nước khác [207].  Hơn nữa, không giống như các tổ chức nghiên cứu điều hành bên trong và bên ngoài lưu vực để làm dễ dàng đối thoại nghiên cứu có trách nhiệm, MRC đã trải qua nhiều áp lực chánh trị và những hành động trả đủa khác nhau từ các bên liên hệ đa phương vì không cho thấy một thái độ phê bình đối với việc phát triển thủy điện [90,208-210].  Tuy nhiên, vì nhiều nhà làm chánh sách Hoa Kỳ và các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ khác bắt đầu dùng các diễn đàn nghiên cứu khác nhau như một khí cụ chánh trị để biện minh cho những cốt chuyện chống đập [162,165,185,211], đối thoại khoa học nước Lancang-Mekong đã dần dần trở thành một đấu trường của các cốt chuyện nước trái ngược.

4.2.3. Nhập kiện truyền thông

Nhóm cuối cùng được phân tích khuyến khích tranh luận về các đập trên dòng chánh ở Trung Hoa có thể được thấy trong xã hội dân sự và các cá nhân khác phát triển ý tưởng của họ trong truyền thông công cộng.  Như dược trình bày trong Bảng 5, chúng tôi chia nhập kiện theo nguồn, ngày và nội dung được chia sẻ để cho thấy rõ hơn chiều hướng tổng quát trong việc chánh trị hóa phát triển thủy điện.  Trong khi truyền thông Trung Hoa và ngoại quốc rất tích cực trong việc diễn dịch các đặc tính tích cực và tiêu cực của việc phát triển thủy điện, các bài viết trong truyền thông ở hạ lưu phần lớn được thúc đẩy bởi truyền thông Thái và Việt Nam.  Đáng ngạc nhiên, không như Nghiên cứu EoE, phần lớn được vang đội trong các đường dây chánh thức và nghiên cứu, hầu hết truyền thông công cộng trích nhận xét của Trung tâm Stimson, đã phát triển những điều được tìm thấy trong Nghiên cứu EoE ra ngoài dữ kiện và đặt các kết luận của Nghiên cứu EoE vào bối cảnh chánh trị rộng lớn hơn [26,27,186].  Chiều hướng nầy cũng được theo bằng cách nối phát triển thủy điện với các vấn đề không phải nước và không liên quan đến lưu vực [71,90,91].  Sự chú ý đáng kể nhất có lẽ để biện minh hay bác bỏ các kết luận của Nghiên cứu EoE cũng như để giáng cấp thành quả của LMWCIP-MDM.  Các chủ đề phổ biến gồm có, cùng với những chủ đề khác, phản ánh việc phát triển thủy điện thiếu kiểm soát và làm nổi bật một số giải pháp đòi hỏi cải tổ chánh trị có hệ thống và ý muốn hỗ tương của các đại diện chánh trị.  Tuy nhiên, tương tự như nhập kiện chánh sách-nghiên cứu giới hạn, truyền thông ở hạ lưu hiếm khi đưa ra các chủ đề mới và thường nhận xét trên các bài viết đã được công bố bởi truyền thông ngoại quốc.  Mặt khác, truyền thông công cộng ở hạ lưu thường có quyết tâm để tìm các giải pháp khả thi để bảo đảm an ninh nước của họ bất kể nguồn của thay đổi thủy khí tượng và thường đặt những thay đổi thủy học vào bối cảnh văn hóa-xã hội rộng lớn hơn.  Đáng ngạc nhiên, mặc dù nhận thức của quần chúng và hy vọng được xã hội ấp ủ để giảm nhẹ đáng kể những thay đổi thủy khí tượng, không có chống đối tập thể, thỉnh nguyện thơ hay kiện tụng về các đập trên dòng chánh của Trung Hoa theo sau việc công bố Nghiên cứu EoE.

Bảng 5. Danh sách nhập kiện xã hội dân sự và nhập kiện khác thảo luận về các đập trên dòng chánh của Trung Hoa*.

 

Bằng cách rút ra thời gian chánh trị hóa và phi chánh trị hóa các đập trên dòng chánh ở Trung Hoa, con số nhập kiện truyền thông cao nhất nổi lên ngay sau khi công bố Nghiên cứu EoE vào tháng 4 năm 2020 [25] và trước khi thành lập MUP trong tháng 8-9 năm 2020 [170], khi các nhà làm chánh sách Hoa Kỳ tái cứu xét sự can thiệp của họ ở ĐNA.  Cột mốc khác là tháng 1-3 năm 2021, khi các quốc gia ở hạ lưu đối mặt với hạn hán nghiêm trọng kéo dài và thiếu tin tức về việc điều hành nước ở thượng lưu [174-176].  Sự sụt giảm của nhập kiện truyền thông phần lớn có thể được thấy trong mùa mưa, khi các quốc gia ở hạ lưu tương đối có nhiều nước.  Tuy nhiên, bằng cách so sánh nhập kiện truyền thông với các trương mục truyền thông xã hội Facebook và Twitter của MDM, chúng tôi thấy một số nội dung ra ngoài các trang mạng chánh thức của MDM.  Nội dung thêm như thế gồm có những suy diễn về các đập trên phụ lưu Lancang và ảnh hưởng tiềm tàng của các đập ở thượng lưu đối với việc làm ngập tổ chim di cư, cũng như biện minh cho những thiên vị trong các bộ dữ kiện hiện hữu không phản ánh các kết luận của Nghiên cứu EoE [26].  Dù sao, ngoài việc “biện minh” các bộ dữ kiện của MDM theo một vài phóng viên sống trong các quốc gia ở hạ lưu và chia sẻ nội dung làm nổi bật thành quả tích cực của MDM [27], điểm đáng kể nhất của nội dung truyền thông xã hội của MDM là việc lạm dụng #, ngôn ngữ được đơn giản hóa và trộn lẫn nội dung chánh thức với quan điểm cá nhân của người điều hành.  Mặc dù thay đổi trong thông tin đó có thể nâng cao sự hiểu biết của quần chúng về những thay đổi thủy học của Lancang-Mekong, sự lệch lạc trong nội dung của MDM và hạ thấp tiêu chuẩn thông tin thường đưa đến thảo luận về dữ kiện, mà hậu quả lả hạ thấp phẩm chất của nội dung truyền thông xã hội của MDM.

5. Thảo luận

5.1. Sức mạnh của biểu tượng

Đến nay, phát triển thủy điện có một vai trò hết sức biểu tượng trong việc nhân rộng các lợi ích và đào sâu những thách thức nước được khuếch đại bởi những khía cạnh thủy khí tượng khác nhau.  Vì đa số các bên liên hệ đa phương kêu gọi cải thiện độ chính xác của các mô hình thủy học tiên đoán và minh bạch hơn của dữ kiện thủy học, có một số khía cạnh cần được bàn thảo thêm.  Như được nói ở trên, có sự bất cân xứng nhận thức khổng lồ giữa các bên liên hệ đa phương.  Đối với các nhà làm chánh sách, các đập thủy điện là một khí cụ chánh trị giúp cho nghị trình của họ và nới rộng cái bánh lợi ích khác nhau giữa các bên liên hệ đa phương.  Khi lợi ích thực sự vượt quá tiêu cực, các nhà làm chánh sách thường dễ thương thảo về phát triển thủy điện khả chấp và tái cứu xét các ưu tiên trong lãnh vực công.  Mặc dù điểm tới hạn của việc thay đổi thái độ như thế được châm ngòi trong lịch sử bởi những thay đổi thủy khí tượng bất thình lình [26,84,85], thiếu dữ kiện thủy học dài hạn về việc điều hành nước ở thượng lưu và việc tham gia hạn chế của Trung Hoa trong việc cai quản nước xuyên biên giới góp phần vào bất tín hỗ tương và một số thiên vị thông tin.  Trong vòng 2 thập niên vừa qua, truyền thông đã chú ý đến các đập thủy điện trên dòng chánh, nhất là các đập ở Trung Hoa, nơi có hầu hết các dự án nước nầy.  Sau một loạt nghiên cứu thủy học tổng thể để nghiên cứu các hệ quả phức tạp của các đập trên dòng chánh đối với sông [11-13], nhiều quan sát viên xác định các nhà làm chánh sách ở thượng lưu và các công ty kinh doanh khác nhau là nguồn của vấn đề [21,71].  Mặc dù việc chỉ trích đường lối chánh sách nước của Trung Hoa thay đổi từ việc không muốn trở thành thành viên chánh thức của MRC [37,142,212], thông báo chậm trễ và hiếm tham vấn [87,99] đến việc giới hạn chia sẻ thêm dữ kiện thủy học [42], động lực chánh của việc chia sẻ dữ kiện thủy học giữa các chánh phủ ở thượng lưu và hạ lưu được thúc đẩy bởi nguyên tắc trao đổi [105] và ý muốn của Trung Hoa để giữ liên hệ láng giềng tốt [39,53,68].  Nhưng, mặc dù sự kiện là chánh phủ Trung Hoa bắt đầu chia sẻ dữ kiện thủy học ở thượng lưu từ LMWCIP trong tháng 11 năm 2020 [31], khích lệ nào để chánh phủ Trung Hoa trả thêm chi phí và cung cấp thêm dữ kiện thủy học chi tiết nếu những dữ kiện nầy không được xem là điều hành bởi các chánh phủ ở hạ lưu hay các bên liên hệ đa phương khác?

5.2. Than phiền về giải pháp

Các quốc gia ở hạ lưu không phải không có sức mạnh [37,213] và có đủ khả năng để điều tiết việc phát triển lưu vực [20,22,137-139], có nghĩa là mức độ chia sẻ dữ kiện thủy học không là một vấn đề.  Vấn đề thực sự là sự tham gia không đầy đủ của các bên liên hệ đa phương ở hạ lưu trong việc quản lý xuyên biên giới hỗn hợp và thiếu tư duy tích cực để bảo đảm việc phát triển thủy điện khả chấp.  Sau tháng 4 năm 2020, khi Nghiên cứu EoE và nhận xét của Trung tâm Stimson tái chánh trị hóa các đập trên dòng chánh của Trung Hoa [24,173], đối thoại về ảnh hưởng thực sự của các đập thủy điện đi từ cốt chuyện “vấn đề-giải pháp” đến “vấn đề-nạn nhân” [26].  Mặc dù động lực chánh để các nhà khoa học Hoa Kỳ cùng với Eyes on Earth là để lấp các khoảng trống tin tức và hiểu rõ hơn ảnh hưởng khuếch đại của các đập trên dòng chánh của Trung Hoa đối với sông, phát triển những lập luận qua truyền thông công cộng và các đường nghiên cứu không truyền thống khác cung cấp một kết quả nghiên cứu có phẩm chất cao rất nông cạn.  Ngoài ra, vì MDM không bao gồm các nhà nghiên cứu từ các quốc gia duyên hà, không dùng dữ kiện thủy học ở thượng lưu của Trung Hoa hay tham vấn các bộ dữ kiện của họ với LMWCIP [199], tham gia vào băng Hoa Kỳ để lặp lại kiến thức của Hoa Kỳ, và có được lợi ích khác từ việc chuyển giao trách nhiệm cai quản nước xuyên biên giới cho chánh phủ Hoa Kỳ có thể gây rắc rối.  Dù sao, mặc dù sự kiện là các nỗ lực của MDM phần lớn nhắm để làm dễ dàng đối thoại quần chúng-khoa học và cải thiện bộ dữ kiện của MDM để bù lại nhập kiện chánh thức của các quốc gia ở hạ lưu, có nhiều không gian để cải thiện trong việc phi chánh trị hóa khoa học nước, nhất là về LMWCIP.  Cho đến nay, hầu hết thông báo nước của Trung Hoa được cung cấp 1 ngày sau khi có những thay đổi thình lình hay 6 ngày thay vì 14 ngày trước, như được yêu cầu bởi các quốc gia ở hạ lưu và những người cho ngoại quốc [175,211].  Một tiến bộ tiềm tàng khác có thể được xác định trong việc đồng bộ các phương pháp khác nhau và đề cập đến sự không đồng nhất của dữ kiện [174,214] để đẩy nhanh hệ thống cảnh báo sớm đến các quốc gia ở hạ lưu.  Hơn nữa, vì cung cấp thêm dữ kiện thủy học chi tiết không rẻ, cùng với hình ảnh vệ tinh với các thủ tục thủy học tiêu chuẩn có thể giảm tích cực chi phí thực sự và khuyến khích thêm nghiên cứu công nhận ảnh hưởng môi trường cộng dồn, nhất là về thay đổi khí hậu, các đập trên phụ lưu và hiện đại hóa nông nghiệp.

6. Kết luận

Để kết luận, bất cứ lúc nào các đập thủy điện được diễn dịch tốt hay xấu, các giải pháp khả thi để vượt qua những thách thức hiện nay trong Lưu vực Lancang-Mekong được chia sẻ ưu tiên giữa các bên liên hệ đa phương.  Hơn nữa, mặc dù sự kiện là các đập trên dòng chánh ở thượng lưu được cứu xét rộng rãi là một nguồn năng lượng tái tạo với lợi ích kinh tế không đáng kể và cái giá xã hội-môi trường cao cho các quốc gia ở hạ lưu [16,17,21,71,91], bỏ hoang hay phá hủy các đập thủy điện không phải là một chọn lựa có thể đứng vững.  Thay vào đó, các bên liên hệ đa phương nên tái cứu xét tường tận cái họ muốn và cái họ cần trước khi san bằng nhu cầu của họ từ các quốc gia ở thượng lưu.  Trong vòng trên 2 thập niên, các đập trên dòng chánh của Trung Hoa đã thu hút sự chú ý đáng kể của truyền thông.  Nhưng, ngoài việc chia sẻ tin tức sai lạc trên truyền thông xã hội [137,138] và làm giảm giá trị các hành động của Trung Hoa ra ngoài bối cảnh nước [24,29], nhiều bên liên hệ đa phương có thể hợp pháp hóa quyền lợi của họ và từ chối quan điểm của người khác không phù hợp với niềm tin trước của họ [26,27].  Mặc dù mỗi bên liên hệ đa phương có quyền có ý kiến của mình, bác bỏ các cốt chuyện nước “không ưa thích” mà không có bằng chứng vững chắc và nhất trí nghiên cứu rộng rãi có thể kéo dài không cần thiết xung đột ý tưởng và thắt chặt những định kiến tai hại.  Vì Eyes on Earth và MDM không có thẩm quyền hay dữ kiện thủy học điều hành để người ta có thể xác định ảnh hưởng thực sự của các đập trên dòng chánh của Trung Hoa, tham vấn thêm với LMWCIP và MRC cần phải có để đồng nhất nhập kiện nghiên cứu và phối hợp các con đường phát triển trong tương lai cho thành phần thủy điện khả chấp.  Hơn nữa, bằng cách thu hẹp đối thoại nghiên cứu, tẩy chay các quan điểm nghiên cứu không mong muốn và xa lánh khoa học nước qua truyền thông công cộng và xã hội, nỗ lực có hệ thống hơn cần được thực hiện bằng cách cung cấp nhập kiện nghiên cứu phẩm chất cao, kiểm soát những cường điệu trên các trang mạng chánh thức và cải thiện việc tham gia của các bên liên hệ đa phương ở hạ lưu trong việc quản lý nước xuyên biên giới.

 

Tác giả hỗ trợ: R.G. thiết kế và giám sát việc nghiên cứu; W.W. tham gia trong việc thu thập và kiểm chứng dữ kiện và góp phần vào việc viết bài; Y.F. cung cấp giám sát trong việc soạn bản thảo gốc và giúp điều hành dự án.  Tất cả các tác giả đã đọc và đồng ý phiên bản công bố.

Tài trợ: Nghiên cứu nầy được tài trợ bởi Chương trình Nghiên cứu Căn bản Yunnan (trợ cấp số 202101A070185) và Hiệp hội Khoa học Tự nhiên Trung Hoa (trợ cấp số 41701626).

Cảm tạ: Các tác giả cảm ơn chủ bút và 3 người duyệt xét nhóm đã có những nhận xét có giá trị cải thiện phẩm chất của nghiên cứu được trình bày.  Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn Đại học Yunnan đã hỗ trợ điều hành trong suốt cuộc điều tra và Carl Lark với ý chí tích cực trong đại dịch coronavirus.

Tài liệu tham khảo

1.         Bakker, K. The politics of hydropower: Developing Mekong. Political Geogr. 1999, 18, 209–232. [CrossRef]

2.         Wolf, A.T.; Yoffe, S.B.; Giordano, M. International Waters: Identifying basin at risk. Water Policy 2003, 5, 29–60. [CrossRef]

3.         Hewison, K. Bankers and Bureaucrats: Capital and the Role of the State in Thailand; Yale University of South East Asia Studies: New Haven, CT, USA, 1989.

4.         Hori, H. The Mekong: Environment and Development; United Nations University Press: Tokyo, Japan, 2000.

5.         Glassman, J. Interpreting the economic crisis in Thailand: Lessons learned and lessons obscured. In Radicalising Thailand: New Political Perspectives; Ungaporn, J.G., Ed.; Chulalongkorn University: Bangkok, Thailand, 2003; pp. 75–119.

6.         Hensengerth, O. Regionalism in China-Vietnam Relations. Institution-Building in the Greater Mekong Subregion; Routledge: Oxon, UK, 2010.

7.         Brady, C. Southeast Asia: The Mekong River. In Resource Politics: Freshwater and Regional Relations; Thomas, C., Howlett, D., Eds.; Open University Press: Buckingham, UK, 1993; pp. 86–109.

8.         Stewart, M.A.; Coclanis, P.A. Water and Power. Environmental Governance and Strategies for Sustainable in the Lower Mekong Basin; Springer: Cham, Switzerland, 2019.

9.         Sneddon, C. Water, governance and hegemony. In Contemporary Water Governance in the Global South: Scarcity, Marketization and Participation; Harris, L., Goldin, J., Sneddon, C., Eds.; Routledge: New York, NY, USA, 2013; pp. 13–24.

10.       Sneddon, C.; Fox, C. Power, development and institutional change. Participatory governance in the Lower Mekong basin. World Dev. 2008, 35, 2161–2181. [CrossRef]

11.       Mekong River Commission. The Council Study. The Study on the Sustainable Management and Development of the Mekong River Basin Including Impacts of Mainstream Hydropower Projects; Mekong River Commission Secretariat: Vientiane, Laos, 2017.

12.       International Center for Environmental Management. MRC Strategic Environment Assessment (SEA) of Hydropower on the Mekong Mainstream; Final Report; Mekong River Commission: Hanoi, Vietnam, 2010.

13.       Mekong River Commission. Modelling the Cumulative Barrier and Passage Effects of Mainstream Hydropower Dams on Migratory Fish Populations in the Lower Mekong Basin: Meeting the Needs, Keeping the Balance; Mekong River Commission Secretariat: Vientiane, Laos, 2009.

14.       Binh, D.V.; Kantoush, S.A.; Saber, M.; Mai, N.P.; Maskey, S.; Phong, D.T.; Sumi, T. Long-term alternations of flow regimes of the Mekong River and adaptation strategies for the Vietnamese Mekong Delta. J. Hydrogeol. Reg. Stud. 2020, 32, 100742.

15.       Hirsch, P. The shifting regional geopolitics of Mekong dams. Political Geogr. 2016, 51, 53–74. [CrossRef]

16.       Biba, S. China’s Continuous Dam-building on the Mekong River. J. Contemp. Asia 2012, 42, 603–628. [CrossRef]

17.       Biba, S. From securitization moves to positive outcomes: The case of the spring 2010 Mekong crisis. Secur. Dialogue 2016, 47, 420–439. [CrossRef]

18.       Gunn, G.; McCartan, B. Chinese Dams and the Great Mekong Floods of 2008. Asia Pac. J. 2008, 6, 1–6.

19.       Kummu, M.; Varis, O. Sediment-related impacts due to upstream reservoir trapping, the Lower Mekong River. Geomorphology 2007, 85, 275–293. [CrossRef]

20.       Baird, I.G.; Silvano, R.A.M.; Parlee, B.; Poesch, M.; Maclean, B.; Napoleon, A.; Lepine, M.; Hallwass, G. The Downstream Impacts of hydropower Dams and Indigenous and Local Knowledge: Examples from the Peace-Athabasca, Mekong, and Amazon. Environ. Manag. 2021, 67, 682–696. [CrossRef]

21.       Matthews, N.; Geheb, K. Hydropower Development in the Mekong Region: Political, Socio-Economic and Environmental Perspectives; Routledge: New York, NY, USA, 2015.

22.       Mirumachi, N. Transboundary Water Politics in the Developing World; Routledge: New York, NY, USA, 2015.

23.       Hafner, A. Negotiating for Water Resources. Bridging Transboundary River Basins; Earthscan: New York, NY, USA, 2016.

24.       Basist, A.; Williams, C. Monitoring the Quantity of Water Flowing through the Upper Mekong Basin Under Natural (Unimpeded) Conditions; Sustainable Infrastructure Partnership: Bangkok, Thailand, 2020.

25.       Grünwald, R.; Feng, Y.; Wang, W. Politicization of science in the Lancang-Mekong Basin: The Eyes on Earth Study. Int. J. Water Resour. Dev. 2021, 1–27. [CrossRef]

26.       Grünwald, R. Lancang-Mekong Cooperation: Overcoming the Trust Deficit on the Mekong. ISEAS 2021, 89, 1–16.

27.       Ketelsen, T.; Sawdon, J.; Räsärenen, T. Monitoring the Quantity of Water Flowing through the Upper Mekong Basin under Natural (Unimpeded) Conditions; Rapid Review; AMPERES: Perth, Australia, 2020.

28.       Kallio, M.; Fallon, A. Are China’s Dams on the Mekong Causing Downstream Drought? The Importance of Scientific Debate; Faculty of Political Science at Chulalongkorn University: Bangkok, Thailand, 2020.

29.       Keovilignavong, O.; Nguyen, T.H.; Hirsch, P. Reviewing the causes of Mekong drought before and during 2019–20. Int. J. Water Resour. Dev. 2021, 1–21. [CrossRef]

30.       Mekong River Commission. Understanding the Mekong River’s Hydrological Conditions: A Brief Commentary Note on the “Monitoring the Quantity of Water Flowing through the Upper Mekong Basin under Natural (Unimpeded) Conditions” Study by Alan Basist and Claude Williams (2020); Mekong River Commission Secretariat: Vientiane, Laos, 2020.

31.       Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China. Available online: https://www.fmprc.gov.cn/eng/wjb_663304/zzjg_663340/yzs_663350/xwlb_663352/202012/t20201203_508916.html  (accessed on 31 December 2021).

32. Stimson Center. Available online: https://www.stimson.org/event/launch_of_the_mekong_dam_monitor/  (accessed on 31 December 2021).

33.       Molle, F.; Mollinga, P.P.; Wester, P. Hydraulic Bureaucracies and the Hydraulic Mission: Flows of Water, Flows of Power. Water Altern. 2009, 3, 328–349.

34.       Menga, F.; Mirumachi, N. Fostering Tajik Hydraulic Development: Examining the Role of Soft Power in the Case of the Rogun Dam. Water Altern. 2016, 9, 373–388.

35.       Menga, F. Building a nation through a dam: The case of Rogun in Tajikistan. Natl. Pap. 2015, 43, 479–494. [CrossRef]

36.       Sneddon, C.; Fox, C. Rethinking transboundary waters: A critical hydropolitics of the Mekong basin. Political Geogr. 2006, 25, 181–202. [CrossRef]

37.       Backer, E.B. The Mekong River Commission: Does it Work, and How Does the Mekong Basin’s Geography Influence Its Effectiveness? J. Curr. Southeast Asian Aff. 2007, 26, 32–56.

38.       Mayeda, A.M.; Boyd, A.D. Factors influencing public perceptions of hydropower projects: A systematic literature review. Renew. Sustain. Energy Rev. 2020, 121, 1–21. [CrossRef]

39.       Grünwald, R. Role of the Water Security in the International Relations: The Mekong River Basin Case Study. Ph.D. Thesis, Metropolitan University of Prague, Prague, Czech Republic, 4 July 2018.

40.       Thu, H.N.; Wehn, U. Data sharing in international transboundary context: The Vietnamese perspective on data sharing in the Lower Mekong Basin. J. Hydrol. 2016, 536, 351–364. [CrossRef]

41.       Cronin, R.P.; Hamlin, T. Mekong Tipping Point: Hydropower Dams, Human Security and Regional Stability; The Henry L. Stimson Center: Washington, DC, USA, 2010.

42.       Gleick, P.H. Water and Conflict: Freshwater Resources and International Security. Int. Secur. 1993, 18, 79–112. [CrossRef]

43.       Null, S.E.; Farshid, A.; Goodrum, G.; Gray, C.A.; Lohani, S.; Morrisett, C.N.; Prudencio, L.; Sor, R. Meta-Analysis of Environmental Tradeoffs of Hydropower Dams in the Sekong, Sesan, and Srepok (3S) Rivers of the Lower Mekong Basin. Water 2020, 13, 63. [CrossRef]

44.       Molle, F.; Foran, T.; Käkonen, M. Contested Waterscapes in the Mekong Region: Hydropower, Livelihoods and Governance; Earthscan: London, UK, 2009.

45.       Wyatt, A.B.; Baird, I.G. Transboundary Impact Assessment in the Sesan River Basin: The Case of the Yali Falls Dam. Int. J. Water Resour. Dev. 2007, 23, 427–442. [CrossRef]

46.       World Commission on Dams. Pak Mun Dam-Mekong River Basin, Thailand; Secretariat of the World Commission on Dams: Cape Town, South Africa, 2000.

47.       Jenkins, D. The Lower Mekong Scheme. Asia Surv. 1968, 8, 456–464. [CrossRef]

48.       Wolf, E. Ownership and Political Ecology. Anthropol. Q. 1972, 45, 201–205. [CrossRef]

49.       Enzensberger, H. A critique of political ecology. New Left Rev. 1974, 84, 3–31.

50.       Watts, M.; Peet, R. (Eds.) Liberating Political Ecology. In Liberation Ecologies: Environment, Development, Social Movements; Routledge: London, UK, 2004.

51.       Cronon, W. Uncommon Ground: Toward Reinventing Nature; Norton: New York, NY, USA, 1996.

52.       Leach, M.; Mearns, R. The Lie of the Land: Challenging Received Wisdom on the African Environment; James Currey: Oxford, UK, 1996.

53.       Grünwald, R.; Andˇelová, P. Hydroillusion: Transboundary Water Disputes from Point of View of Critical Political Ecology; Metropolitan University of Prague Press: Prague, Czech Republic, 2016.

54.       Peet, R.; Robbins, P.; Watts, M. Global Political Ecology; Routledge: London, UK, 2011.

55.       Scott, P.A.; Sullivan, S. Political Ecology: Science, Myth and Power; Routledge: London, UK, 2000.

56.       Bassett, T.J.; Zimmerer, K.S. Cultural ecology. In Geography in America at the Dawn of the Twenty-First Century; Gaile, G., Willmott, C., Eds.; Oxford University Press: Oxford, UK, 2004.

57.       Perreault, T.; Bridge, G.; McCarthy, J. The Routledge Handbook of Political Ecology; Routledge: London, UK, 2015.

58.       Walker, P.A. Political ecology: Where is the politics? Prog. Hum. Geogr. 2007, 29, 363–369. [CrossRef]

59.       Forsyth, T. Critical Political Ecology: The Politics of Environmental Science; Routledge: New York, NY, USA, 2003.

60.       Khan, T.H.; MacEachen, E. Foucaldian Discourse Analysis: Moving Beyond a Social Constructivist Analytic. Int. J. Qual. Methods 2021, 20, 16094069211018009. [CrossRef]

61.       Derrida, J. Of Grammatology; Johns Hopkins University Press: Baltimore, MD, USA, 1997.

62.       Gleditsch, N.P.; Furlong, K.; Hegre, H.; Lacina, B.; Owen, T. Conflicts over shared rivers: Resource scarcity or fuzzy boundaries? Political Geogr. 2006, 25, 361–382. [CrossRef]

63.       Bakker, M. Transboundary river floods: Examining countries, international river basins and continents. Water Policy 2009, 11, 269–288. [CrossRef]

64.       De Soysa, I. Paradise is a Bazaar? Greed, Creed, and Governance in Civil War, 1989–1999. J. Peace Res. 2002, 39, 395–416. [CrossRef]

65.       Zeitoun, M.; Cascão, A.; Warner, J.; Mirumachi, N.; Matthews, N.; Menga, F.; Farnum, R. Transboundary water interaction III: Contest and compliance. Int. Environ. Agreem. Politics Law Econ. 2017, 17, 271–294. [CrossRef]

66.       Wegerich, K.; Warner, J.F. The Politics of Water: A Survey; Routledge: New York, NY, USA, 2010.

67.       Jägerskog, A. The power of the “sanctioned discourse”—A crucial factor in determining water policy. Water Policy 2003, 47, 161–166. [CrossRef]

68.       Conker, A. An Enhanced Notion of Power for Inter-State and Transnational Hydropolitics: An Analysis of Turkish-Syrian Water Relations and the Ilısu Dam Conflict between the Opponents and Proponents of the Dam. Ph.D. Thesis, University of East Anglia, East Anglia, UK, June 2014.

69.       Zeitoun, M.; Warner, J.F. Hydro-hegemony—A Framework for analysis of trans-boundary water conflicts. Water Policy 2006, 8, 435–460. [CrossRef]

70.       Gleick, P.H. Water and terrorism. Water Policy 2006, 8, 481–503. [CrossRef]

71. Motta, S.; Matthews, N. Rewards and risks of Chinese hydropower in the Mekong River Basin (GMS). In Chinese Hydropower Development in Africa and Asia. Challenges and Opportunities for Sustainable Global Dam-Building; Siciliano, G., Urban, F., Eds.; Routledge: New York, NY, USA, 2017.

72.       Warner, J.; Zawahri, N. Hegemony and asymmetry: Multiple-chessboard games on transboundary rivers. Int. Environ. Agreem. Policies Law Econ. 2012, 12, 215–229. [CrossRef]

73.       Gleick, P.; Heberger, M.; Donnelly, K. Zombie Water Projects. In The World’s Water; Gleick, P.H., Ed.; Island Press: Washington, DC, USA, 2014; pp. 123–146.

74.       Chheang, V. Lancang-Mekong Cooperation: A Cambodian Perspective. ISEAS 2018, 70, 1–9.

75.       Cuttita, P. Repoliticization through Search and Rescue? Humanitarian NGOs and Migration Management in the Mediterranean. Geopolitics 2018, 23, 632–660. [CrossRef]

76.       Atkins, E. Disputing the ‘National Interest’: The Depoliticization and Repoliticization of the Belo Monte Dam, Brazil. Water 2019, 11, 103. [CrossRef]

77.       Jessop, B. Repoliticising depoliticization: Theoretical preliminaries on some responses to the American fiscal and Eurozone debt crises. Policy Politics 2014, 42, 207–223. [CrossRef]

78.       Albrecht, F. Natural hazards as political events: Framing and politicization of floods in the United Kingdom. Environ. Hazards 2021, 1–19. [CrossRef]

79.       Eden, S. Public participation in environmental policy: Considering scientific, counter-scientific and non-scientific. Public Underst. Sci. 1996, 5, 183–204. [CrossRef]

80.       Beck, U. Risk Society: Towards a New Modernity; Sage: London, UK, 1992.

81.       Savenije, H.H.G.; Hoekstra, A.Y.; Van der Zaag, P. Evolving Water Science in the Anthropocene. Hydrol. Earth Syst. Sci. 2014, 18, 319–332. [CrossRef]

82.       Baron, N. A Guide to Making Your Science Matter. Escape from the Ivory Tower; Island Press: Washington, DC, USA, 2010.

83.       Bouleau, G. Politicization of Ecological Issues. From Environmental Forms to Environmental Motives; ISTE: London, UK, 2019.

84.       Campbell, I.C. Development Scenarios and Mekong River Flows. In The Mekong—Biophysical Environment of an International River Basin; Champbell, I.C., Ed.; Elsevier Press: Burlington, UK, 2009; pp. 389–402.

85.       Campbell, I.C.; Manusthirapom, C. Technical Report on Rainfall and Discharge in the Lower Mekong Basin in 2003–2004; Mekong River Commission Secretariat: Vientiane, Laos, 2009.

86.       Mekong River Commission. Flood Situation Report, August 2008; Technical Paper, No. 21; Mekong River Commission Secretariat: Vientiane, Laos, 2008.

87.       Mekong River Commission. Hydrological Conditions in the Lower Mekong River Basin in January–July 2020; Mekong River Commission Secretariat: Vientiane, Laos, 2020.

88.       Tian, F.; Liu, H.; Hou, S.; Li, K.; Lu, H.; Ni, G.; Mu, X.; Bai, Y. Drought Characteristics of Lancang-Mekong River Basin and the Impacts of Reservoir Regulation on Streamflow; Tsinghua University: Beijing, China, 2020.

89.       Zhang, H. Sino-Indian water disputes: The coming water wars? WIREs Water 2016, 3, 155–166. [CrossRef]

90.       Grünwald, R. Lancang Mekong Cooperation: Present and Future of the Mekong River Basin. J. Political Sci. 2020, 23, 69–97. [CrossRef]

91.       Siciliano, G.; Urban, F.; Tan-Mullins, M.; Pichdara, L.; Kim, S. The Political Ecology of Chinese Large Hydropower Dams in Cambodia: Implications, Challenges and Lessons Learnt from the Kamchay Dam. Water 2016, 8, 405. [CrossRef]

92.       Zwahlen, R. (Ed.) Mekong Basin. In Assessing the Environmental Impacts of Hydropower Projects; Springer: Cham, Switzerland, 2022; pp. 489–512.

93.       Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China. Available online: https://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/wjdt_6653 85/2649_665393/201603/t20160323_679441.html (accessed on 31 December 2021).

94.       Mekong River Commission. Available online: http://www.mrcmekong.org/news-and-events/news/chinas-emergency-water-supply-increased-mekongs-water-level-says-an-mrc-china-joint-study/ (accessed on 31 December 2021).

95.       Mekong River Commission. Available online: http://www.mrcmekong.org/news-and-events/news/mrc-secretariat-lmc-water-center-ink-first-mou-for-better-upper-lower-mekong-management/ (accessed on 31 December 2021).

96.       Ministry of Water Resources of People’s Republic of China. Available online: http://www.mwr.gov.cn/english/Medianews/20 2112/t20211220_1556112.html (accessed on 31 December 2021).

97.       Mekong River Commission. Minutes of Twenty-Fourth Dialogue Meeting of the MRC Joint Committee; Mekong River Commission Secretariat: Vientiane, Laos, 2020. 98. Sumernet. Available online: https://www.sumernet.org/story/lancang-mekong-research-and-policy-forums-on-27-28-oct (accessed on 31 December 2021).

99.       Mekong River Commission. Hydrological Impacts of the Lancang Hydropower Cascade on Downstream Extreme Events; Mekong River Commission Secretariat: Vientiane, Laos, 2019.

100.    Venus, T.E.; Hinzmann, M.; Bakken, T.H.; Gerdes, H.; Godinho, F.N.; Hansen, B.; Pinheiro, A.; Sauer, J. The public’s perception of run-of-the-river hydropower across Europe. Energy Policy 2020, 140, 111422. [CrossRef]

101.    Yang, R.R. The leading role of Yunnan hydropower in national “West to East Electricity Transmission Strategy”. Yunnan Water Power 2001, 17, 1–5.

102.    Daojiong, Z. Hydropower development in China. In Hydropower Development in the Mekong Region: Political, Socio-Economic and Environmental Perspectives; Matthews, N., Geheb, K., Eds.; Routledge: New York, NY, USA, 2015; pp. 32–82.

103.    Santalco, A. How and when China will exceed its renewable energy deployment targets. Energy Policy 2012, 51, 653–661. [CrossRef]

104.    Boelens, R.; Getches, D.; Guevaragil, A. Out of the Mainstream. Water Rights, Politics and Identity; Earthscan: London, UK, 2010.

105.    Zhong, Y.; Tian, F.; Hu, H.; Grey, D.; Gilmont, M. Rivers and reciprocity: Perceptions and policy on international watercourses. Water Policy 2016, 18, 803–825. [CrossRef]

106.    Jiménez, A.; Saikia, P.; Giné, R.; Avello, P.; Leten, J.; Lymer, B.L.; Schneider, K.; Ward, R. Unpacking Water Governance: A Framework for Practitioners. Water 2020, 12, 827. [CrossRef]

107.    Quark, A.A. Scientized politics and global governance in the cotton trade: Evaluating divergent theories of scientization. Rev. Int. Political Econ. 2012, 19, 895–917. [CrossRef]

108.    Pardini, R.; Bertuol-Garcia, D.; Araújo, B.D.; Mesquita, J.P.; Murer, B.M.; Pônzio, M.C.; Ribeiro, F.S.; Rossi, M.L.; Prado, P.I. COVID-19 pandemic as a learning path for grounding conservation policies in science. Perspect. Ecol. Conserv. 2021, 19, 109–114. [CrossRef]

109.    Wade, J. Duelling experts in mediation and negotiation: How to respond when eager expensive entrenched expert egos escalate enmity. Confl. Resolut. Q. 2004, 21, 419–436. [CrossRef]

110.    Feng, Y.; Wang, W.; Suman, S.; Yu, S.; He, D. Water Cooperation Priorities in the Lancang-Mekong River Basin Based on Cooperative Events Since the Mekong River Commission Established. Chin. Geogr. Sci. 2019, 20, 58–69. [CrossRef]

111.    Grünwald, R.; Feng, Y.; Wang, W. Reconceptualization of the Transboundary Water Interaction Nexus (TWINS): Approaches, opportunities and challenges. Water Int. 2020, 45, 458–478. [CrossRef]

112.    Cascão, A.; Zeitoun, M. Power, hegemony and critical hydro-politics. In Trans-Boundary Water Management: Principles and Practice; Earle, A., Jagerskög, A., Öjendal, J., Eds.; Routledge: New York, NY, USA, 2010; pp. 27–42.

113.    Fox, C.A.; Sneddon, C.S. Political Borders, Epistemological Boundaries, and Contested Knowledges: Constructing Dams and Narratives in the Mekong River Basin. Water 2019, 11, 413. [CrossRef]

114.    Gerlak, A.K.; Schmeier, S. Climate Change and Transboundary Waters: A Study of Discourse in the Mekong River Commission. J. Environ. Dev. 2014, 23, 358–386. [CrossRef]

115.    Wei, J.; Wei, Y.; Tian, F.; Nott, N.; De Witt, C.; Guo, L.; Lu, Y. News media coverage of conflict and cooperation dynamics of water events in the Lancang-Mekong River basin. Hydrol. Earth Syst. Sci. 2021, 25, 1603–1615. [CrossRef]

116.    Ching, L. Social networks and perceptions of power in the Mekong. Water Altern. 2020, 13, 393–417.

117.    Waitt, G. Doing Discourse Analysis. In Qualitative Research Methods in Human Geography; Hay, I., Ed.; Oxford University Press: London, UK, 2005; pp. 163–191.

118.    Grünwald, R.; Wang, W.; Feng, Y. Modified Transboundary Water Interaction Nexus (TWINS): Xayaburi Dam Case Study. Water 2020, 12, 710. [CrossRef]

119.    Evers, M.; Höllermann, B.; Almoradie, A.D.S.; Santos, G.G.; Taft, L. The Pluralistic Water Research Concept: A New Human-Water System Research Approach. Water 2017, 9, 933. [CrossRef]

120.    Hamilton, S.H.; Fu, B.; Guillaume, J.H.A.; Badham, J.; Elsawah, S.; Gober, P.; Hunt, R.J.; Iwanaga, T.; Jakeman, A.J.; Ames, D.P.; et al. A framework for characterizing and evaluating the effectiveness of environmental modelling. Environ. Model. Softw. 2019, 118, 83–98. [CrossRef]

121.    Han, P.; Mea, S.; An, H.P. Understanding Quality Energy-Related Infrastructure Development in the Mekong Subregion: Key Drivers and Policy Implications. ERIA Discuss. Pap. Ser. 2021, 363, 1–42.

122.    Brochmann, M.; Hensel, P.R. The Effectiveness of Negotiations over International River Claims. Int. Stud. Q. 2011, 55, 859–882. [CrossRef]

123.    Heikkila, T.; Gerlak, A.K.; Bell, A.; Schmeier, S. Adaptation in a transboundary river basin: Linking stressors and adaptive capacity within the Mekong River Commission. Environ. Sci. Policy 2013, 25, 73–82. [CrossRef]

124.    Campbell, I.; Barlow, C. Hydropower Development and the Loss of Fisheries in the Mekong River Basin. Front. Environ. Sci. 2020, 8, 110. [CrossRef]

125.    Lu, X.X.; Siew, R.Y. Water discharge and sediment flux changes in the Lower Mekong River. Hydrol. Earth Syst. Sci. 2005, 2, 2287–2325.

126.    Fu, K.; He, D. Analysis and prediction of sediment trapping efficiencies of the reservoirs in the mainstream of the Lancang River. Chin. Sci. Bull. 2007, 52, 134–140. [CrossRef]

127.    Schultz, C.; Skinner, J. Hydropower benefit-sharing and resettlement: A conceptual review. Energy Res. Soc. Sci. 2022, 83, 102342. [CrossRef]

128.    Nguyen, H.T.; Pham, T.; Bruyn, L.L. Impact of Hydroelectric Dam Development and Resettlement on the Natural and Social Capital of Rural Livelihoods in Bo Hon Village in Central Vietnam. Sustainability 2017, 9, 1422. [CrossRef]

129.    Meng, Y.; Liu, J.; Wang, Z.; Mao, G.; Wang, K.; Yang, H. Undermined co-benefits of hydropower and irrigation under climate change. Resour. Conserv. Recycl. 2021, 167, 105375. [CrossRef]

130.    Zeng, R.; Cai, X.; Ringler, C.; Zhu, T. Hydropower versus irrigation—An analysis of global patterns. Environ. Res. Lett. 2017, 12, 034006. [CrossRef]

131.    Wang, W.; Lu, H.; Leung, L.R.; Li, H.Y.; Zhao, J.; Tian, F.; Yang, K.; Sothea, K. Dam Construction in Lancang-Mekong River Basin Could Mitigate Future Flood Risk From Warming-Induced Intensified Rainfall. Geophys. Res. Lett. 2017, 44, 10378–10386. [CrossRef]

132.    Yasuda, Y. Rules, Norms and NGO Advocacy Strategies. Hydropower Development on the Mekong River; Routledge: Oxon, UK, 2015.

133.    Stimson Center. Available online: https://www.stimson.org/2020/new-mekong-dam-monitor-brings-unprecedented-transparency-to-base-wide-dam-operations/ (accessed on 31 December 2021).

134.    Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China. Available online: https://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/wjb_6633 04/zzjg_663340/yzs_663350/gjlb_663354/2747_663498/2749_663502/202002/t20200222_519234.html (accessed on 31 December 2021).

135.    Al Amin, M.A. Hydropower Resources as Target of Terrorism: Case Study of Selected Water Bodies in Northern Nigeria. Int. J. Eng. Sci. 2013, 11, 52–61.

136.    Matthews, N. Water grabbing in the Mekong basin—An analysis of the winners and losers of Thailand’s hydropower development in Lao PDR. Water Altern. 2012, 5, 392–411.

137.    Siala, K.; Chowdhury, A.K.; Dang, T.D.; Galelli, S. Solar energy and regional coordination as a feasible alternative to large hydropower in Southeast Asia. Nat. Commun. 2021, 12, 4159. [CrossRef] [PubMed]

138.    Vo, T.T.E.; Ko, H.; Huh, J.; Park, N. Overview of Possibilities of Solar Floating Photovoltaic Systems in the OffShore Industry. Energies 2021, 14, 6988. [CrossRef]

139.    Yeophantong, P. China and the Politics of Hydropower Development: Governing Water and Contesting Responsibilities in the Mekong River Basin; GEG Working Paper, No. 2013/81; University of Oxford, Global Economic Governance Programme (GEG): Oxford, UK, 2013.

140.    Mekong River Commission. Available online: https://www.mrcmekong.org/news-and-events/op-ed/oped-improving-navigation-channels-while-protecting-the-environment/  (accessed on 31 December 2021).

141.    Lim, S. The Mekong Subregion’s Growth Paradigm and Commitments to reduce inequalities. J. Greater Mekong Stud. 2020, 4, 17–30.

142.    Kuenzer, C.; Campbell, I.; Roch, M.; Leinenkugel, P.; Tuan, V.T.; Dech, S. Understanding the impact of hydropower developments in the context of upstream-downstream relations in the Mekong river basin. Sustain. Sci. 2012, 8, 565–584. [CrossRef]

143.    Kummu, M.; Sarkkula, A.J. Impact of the Mekong River flow alteration on the Tonle Sap flood pulse. AMBIO 2008, 37, 185–192. [CrossRef]

144.    Mekong River Commission. Available online: https://www.facebook.com/mrcmekong/posts/4520804041275027   (accessed on 31 December 2021).

145.    Mekong River Commission. Available online: http://www.mrcmekong.org/news-and-events/news/water-flow-from-chinas-jinghong-station-to-fluctuate-but-no-major-impact-is-expected/  (accessed on 31 December 2021).

146.    Tran, D.D.; Halsema, G.; Hellegers, P.J.G.J.; Hoang, L.P.; Ludwig, F. Long-term sustainability of the Vietnamese Mekong Delta in question: An economic assessment of water management alternatives. Agric. Water Manag. 2019, 223, 112. [CrossRef]

147.    Hirsch, P. The changing political dynamics of dam building on the Mekong. Water Altern. 2010, 3, 312–323.

148.    Phung, D.; Huy, T.N.; Tran, N.N.; Tran, D.N.; Doan, V.Q.; Nghiem, S.; Nguyen, N.H.; Nguyen, T.H.; Benneti, T. Hydropower dams, river drought and health effects: A detection and attribution study in the lower Mekong Delta Region. Clim. Risk Manag. 2021, 32, 100280. [CrossRef]

149.    Soukhaphon, A.; Baird, I.G.; Hogan, Z.S. The Impacts of Hydropower Dams in the Mekong River Basin: A Review. Water 2021, 13, 265. [CrossRef]

150.    Shi, W.; Chen, Q.; Zhang, J.; Chen, C.; Chen, Y.; Ji, Y.; Yu, J.; Van Dam, B. Spatial Patterns of Diffusive Methane Emissions across Sediment Deposited Riparian Zones in Hydropower Reservoirs. JGR Biogeosci. 2021, 126, e2020JG005945. [CrossRef]

151.    Liu, H.; Yang, Z.; Xu, F.; Zhang, X.; Bai, Y.; Mu, X.; Hu, H. Drought in Lancang-Mekong River Basin and the impact of upstream reservoirs. J. China Inst. Water Resour. Hydropower Res. 2020, 18, 479–485.

152.    Ziv, G.; Baran, E.; Nam, S.; Rodríguez-Iturbe, I.; Levin, S.A. Trading-off fish biodiversity, food security and hydropower in the Mekong River Basin. Proc. Natl. Acad. Sci. USA 2012, 109, 5609–5614. [CrossRef]

153.    Baran, E.; Larinier, M.; Ziv, G.; Marmulla, G. Review of the Fish and Fisheries Aspects in the Feasibility Study and the Environmental Impact Assessment of the Proposed Xayaburi Dam on the Mekong Mainstream; WWF Greater Mekong: Bangkok, Thailand, 2011.

154.    Bonnema, M.; Hossain, F.; Nijssen, B.; Holtgrieve, G. Hydropower’s hidden transformation of rivers in the Mekong. Environ. Res. Lett. 2020, 15, 110. [CrossRef]

155.    Zhang, Y.; Hao, Z.; Xu, C.Y.; Lai, X. Response of melt water and rainfall runoff to climate change and their roles in controlling streamflow changes of the two upstream basins over the Tibetan Plateau. Hydrol. Res. 2020, 51, 272–289. [CrossRef]

156.    Trung, L.D.; Duc, N.A.; Nguyen, L.T.; Thai, T.H.; Khan, A.; Rautenstrauch, K.; Schmidt, C. Assessing cumulative impacts of the proposed Lower Mekong Basin hydropower cascade on the Mekong River floodplains and Delta—Overview of integrated modelling methods and results. J. Hydrol. 2018, 581, 122511. [CrossRef]

157.    Lu, X.X.; Li, S.; Kummu, M.; Padawangi, R.; Wang, J.J. Observed changes in the water flow at Chiang Saen in the Lower Mekong: Impacts of Chinese dams? Quat. Int. 2014, 336, 145–157. [CrossRef]

158.    Siciliano, G.; Urban, F.; Kim, S.; Lonn, P.D. Hydropower, social priorities and the rural-urban development divide: The case of large dams in Cambodia. Energy Policy 2015, 86, 73–285. [CrossRef]

159.    Embassy of the People’s Republic of China in the Kingdom of Thailand. Available online: http://www.chinaembassy.or.th/eng/ztbd/t1384905.htm (accessed on 31 December 2021).

160. Embassy of the People’s Republic of China in the Kingdom of Thailand. Available online: http://www.chinaembassy.or.th/eng/sgxw/t1678896.htm   (accessed on 31 December 2021).

161.    Silva, A.T.; Lucas, M.C.; Castro-Santos, T.; Katopodis, C.; Baumgartner, L.J.; Thiem, J.D.; Aarestrup, K.; Pompeu, P.S.; O’Brien, G.C.; Braun, D.C.; et al. The future of fish passage science, engineering, and practice. Fish Fish. 2017, 19, 340–362. [CrossRef]

162.    U.S. Department of State. Available online: https://2017-2021.state.gov/special-briefing-with-david-r-stilwell-assistant-secretary-of-state-for-the-bureau-of-east-asian-and-pacific-affairs/index.html (accessed on 31 December 2021).

163.    U.S. Department of State. Available online: https://2017-2021.state.gov/the-united-states-and-asean-are-partnering-to-defeat-covid-19-build-long-term-resilience-and-support-economic-recovery/index.html (accessed on 31 December 2021).

164.    U.S. Department of State. Available online: https://www.state.gov/supporting-a-healthy-sustainable-mekong-river   (accessed on 31 December 2021).

165.    U.S. Embassy in Thailand. Available online: https://th.usembassy.gov/remarks-david-stilwell-assistant-secretary-at-indo-pacific-conference-on-strengthening-transboundary-river-governance/ (accessed on 31 December 2021).

166.    Stillwell, D.R. The Mekong-U.S. Partnership: Why the Mekong Region Matters to the United States, ASEAN, and the Indo-Pacific. J. Greater Mekong Stud. 2020, 4, 11–15.

167.    Embassy of the People’s Republic of China in the Kingdom of Cambodia. Available online: http://kh.china-embassy.org/eng/fyrth_3/t1813183.htm (accessed on 31 December 2021).

168.    Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China. Available online: https://www.fmprc.gov.cn/eng/xwfw_665399/s2510_665401/2511_665403/202012/t20201214_693532.html (accessed on 31 December 2021).

169.    Embassy of the People’s Republic of China in the United States of America. Available online: http://www.china-embassy.org/eng/fyrth/t1772006.htm  (accessed on 31 December 2021).  

170.    U.S. Mission to ASEAN. Available online: https://asean.usmission.gov/secretary-pompeo-to-participate-in-virtual-u-s-asean-eas-arf-mekong-u-s-partnership-foreign-ministers-meetings-september-9-11/ (accessed on 31 December 2021).

171.    Basist, A.; Williams, C. Mekong River Wetness Anomalies in the 2019 Monsoon Season; Eyes on Earth: Alexander, NC, USA, 2020.

172.    Basist, A.; Williams, C. EOE Report on the Improvement of the Wetness Index in Discharge Models along the Upper Mekong River; Eyes on Earth: Alexander, NC, USA, 2021.

173.    Stimson Center. Available online: https://www.stimson.org/2020/new-evidence-how-china-turned-off-the-mekong-tap/ (accessed on 31 December 2021).

174.    Lancang-Mekong Water Cooperation Information Platform. Available online: http://www.lmcwater.org.cn/dynamic_news/202103/t20210316_164074.html  (accessed on 31 December 2021).

175.    Mekong River Commission. Mekong Drops to “Worrying” Levels, Some Sections Turning Blue-Green. Available online: https://www.mrcmekong.org/news-and-events/news/pr002-12022021/ (accessed on 31 December 2021).

176.    Mekong River Commission. Near-Real Time Hydrometeorological Monitoring. Available online: https://monitoring.mrcmekong.org/  (accessed on 31 December 2021).

177.    Planet. Available online: https://www.planet.com/stories/mekong-mainstream-at-chiang-saen-thailand-golden-t-XlhhVOaGg (accessed on 31 December 2021).

178.    Lancang-Mekong Water Resources Cooperation. Available online: www.lmcwater.org.cn/water_information/regulation_information/202008/t20200824_162706.html (accessed on 31 December 2021).

179.    Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China. Available online: https://www.fmprc.gov.cn/ce/cegh/eng/fyrth/t1838011.htm   (accessed on 31 December 2021).

180.    Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China. Available online: https://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/wjdt_665385/2649_665393/202106/t20210609_9170566.html (accessed on 31 December 2021).

181.    U.S. Department of State. Available online: https://www.state.gov/remarks-at-the-mekong-u-s-partnership-track-1-5-policy-dialogue-opening-plenary/ (accessed on 31 December 2021).

182.    Earth Journalism Network. Available online: https://earthjournalism.net/opportunities/expired-opportunities/Mekong-Data-Journalism-Fellowship-2021- (accessed on 31 December 2021).

183.    East-West Center. Available online: https://www.eastwestcenter.org/system/tdf/private/riverconference_report_2020_final_web.pdf?file=1&type=node&id=39486 (accessed on 31 December 2021).

184.    State Council of the People’s Republic of China. Available online: http://english.www.gov.cn/premier/news/202109/09/content_WS6139fd94c6d0df57f98dff08.html (accessed on 31 December 2021).

185.    Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China. Foreign Ministry Spokesperson Hua Chunying’s Regular Press Conference on 23 March 2021. Available online: https://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/xwfw_665399/s2510_665401/2511_665403 /202103/t20210324_9170711.html (accessed on 31 December 2021).

186.    Center for Social Development Studies. Available online: https://www.csds-chula.org/activityandevents/2020/7/30/event-resources-the-mekong-runs-dry-governance-in-transition-a-close-look-at-current-rules-and-geopolitics-at-play (accessed on 31 December 2021).

187.    Center for Social Development Studies. Available online: https://www.csds-chula.org/activityandevents/2020/8/7/event-resources-low-flows-drought-data-and-geopolitics-on-the-mekong-lancang-bangkok-6-august-2020 (accessed on 31 December 2021).

188.    Tuoi Tre News. Available online: https://tuoitrenews.vn/news/society/20200530/chinese-dams-withhold-water-worsen-2019 -drought-in-mekong-delta-researchers/54823.html (accessed on 31 December 2021).

189.    Cambodianess. Available online: https://cambodianess.com/article/more-transparency-and-cooperation-needed-for-the-mekong-river-to-survive (accessed on 31 December 2021).

190.    Foreign Policy. Available online: https://foreignpolicy.com/2020/04/22/science-shows-chinese-dams-devastating-mekong-river/ (accessed on 31 December 2021).

191.    Bangkok Post. Available online: https://www.bangkokpost.com/opinion/opinion/1960339/the-struggle-for-the-soul-of-the-mekong-river (accessed on 31 December 2021).

192. Stimson Center. Available online: https://www.stimson.org/2020/discussing-chinas-dams-on-the-mekong (accessed on 31 December 2021).

193.    Foreign Correspondents’ Club of Thailand. Available online: https://www.fccthai.com/events/mekong-update-new-evidence-of-chinas-dam-impacts-and-why-it-matters/ (accessed on 31 December 2021).

194.    Lancang-Mekong Water Cooperation Information Platform. Available online: http://www.lmcwater.org.cn/dynamic_news/20 2009/t20200915_163112.html (accessed on 31 December 2021).

195.    Lancang-Mekong Water Cooperation Information Platform. Available online: www.lmcwater.org.cn/water_information/regulation_information/202101/t20210105_163831.html (accessed on 31 December 2021).

196.    Lancang-Mekong Water Cooperation Information Platform. Available online: http://www.lmcwater.org.cn/water_information/regulation_information/202108/t20210802_164635.html (accessed on 31 December 2021).

197.    Stimson Center. Available online: https://www.stimson.org/2021/mekong-dam-monitor-alerts-and-advisories/ (accessed on 31 December 2021).  

198.    U.S. Embassy & Consulate in Thailand. Available online: https://th.usembassy.gov/the-mekong-u-s-partnership-heroes-series-building-a-bright-future-for-the-mekong/ (accessed on 31 December 2021).

199.    Stimson Center. Available online: https://www.stimson.org/project/mekong-dam-monitor/ (accessed on 31 December 2021).

200.    China Daily. Available online: http://www.chinadailyasia.com/article/141177 (accessed on 31 December 2021).

201.    Lancang-Mekong Water Cooperation Information Platform. Ministry of Water Resources of China: Water Resources Cooperation as a Bright Spot of the Lancang-Mekong Cooperation. Available online: http://www.lmcwater.org.cn/dynamic_news/202009/t2 0200915_163125.html  (accessed on 31 December 2021).

202.    Lancang-Mekong Water Cooperation Information Platform. Interview with Chinese Official about Hydropower Issues on the Lancang-Mekong River. Available online: http://www.lmcwater.org.cn/dynamic_news/202101/t20210107_163840.html  (accessed on 31 December 2021).

203.    Hou, S.; Tian, F.; Lu, Y.; Ni, G.; Lu, H.; Liu, H.; Wei, J. Flood control effect of joint operation of reservoirs in Lancang-Mekong River basin (澜沧江-湄公河流域水库联合调度防洪作用). Adv. Water Sci. 2021, 32, 68–78.

204.    Li, Y.; Wang, J.; Tang, X.; Luo, X.; Tan, X.; Wang, G. Characteristics of Runoff Variation and Seasonal Pattern of Lancang-Mekong River in the Context of Environment Change (变化环境下澜沧江-湄公河流域径流演变及年内分配特征). Res. Soil Water Conserv. 2021, 28, 141–148.

205.    Sun, Z.; Chen, Z.; Deng, Z.; Dai, Y.; Xu, D. Relation between sediment mass flux and volume runoff under natural condition of Lancang River (澜沧江自然条件下输沙质量通量与体积径流量的关系). J. Zhejiang Univ. 2019, 53, 932–939.

206.    Lu, Y.; Tian, F.; Guo, L.; Borzì, I.; Patil, R.; Wei, J.; Liu, D.; Wei, Y.; Yu, D.J.; Sivapalan, M. Socio-hydrologic modelling of the dynamics of cooperation in the transboundary Lancang-Mekong River. Hydrol. Earth Syst. Sci. 2021, 25, 1883–1903. [CrossRef]

207.    Mekong River Commission. Procedures for Data and Information Exchange and Sharing; Mekong River Commission Secretariat: Vientiane, Laos, 2001.

208.    Guo, G. Environmental Security and the Lancang-Mekong River Basin: Conflicting Interests of Stakeholders in China. FESS Issue Brief 2007, 8, 1–12.

209.    Mekong River Commission. Available online: https://www.mrcmekong.org/news-and-events/op-ed/op-ed-low-river-levels-caused-by-extreme-low-rainfall/ (accessed on 31 December 2021).

210.    Mekong River Commission. Available online: https://www.mrcmekong.org/news-and-events/news/the-effects-of-chinese-dams-on-water-flows-in-the-lower-mekong-basin/  (accessed on 31 December 2021).

211.    Lee Kuan Yew School of Public Policy. Available online: https://lkyspp.nus.edu.sg/cag/events/details/asean-faces-the-future-what-to-expect-from-the-27th-asean-regional-forum (accessed on 31 December 2021).

212.    Tomas-Vilamayor, S.; Avagayan, M.; Firlus, M.; Helbing, G.; Kabakova, M. Hydropower vs. fisheries conservation: A test of institutional design principles for common pool resource management in the lower Mekong basin social-ecological system. Ecol. Soc. 2016, 21, 324–352. [CrossRef]

213.    Daoudy, M. Asymmetric Power: Negotiating Water in the Euphrates and Tigris. Int. Negot. 2009, 14, 361–391. [CrossRef]

214.    Mekong Institute. Available online: http://fad.onwr.go.th/file/mlc/03_MLC%20WP2_Datasharing_ANNEX%20J.pdf (accessed on 31 December 2021).

 

 

 

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment