(Hydropower Dams Have Had ‘Profound’ Impact on Mekong River, Monitor Claims)
Sebastian Strangio – Bình Yên Đông lược dịch
The Diplomat – March 8, 2022
[Ảnh: Depositphotos]
Một năm dữ kiện của Theo dõi Đập Mekong cho thấy tầm ảnh hưởng
đối với con sông dài nhất Đông Nam Á.
Các dự án thủy điện, kể cả loạt siêu đập ở Trung Hoa, đã có ảnh hưởng đáng kể đến trung lưu của sông Mekong, làm cho tình trạng hạn hán thêm tồi tệ và thay đổi dòng chảy của sông tận gốc rễ, theo một nhóm nghiên cứu ở Hoa Kỳ.
Điều được tìm thấy ở trong một phúc trình đánh giá năm đầu tiên của dữ kiện của Theo dõi Đập Mekong (Mekong Dam Monitor (MDM)), do Trung tâm Stimson ở Washington, DC và công ty nghiên cứu Eyes on Earth của Mỹ điều hành.
“Dữ kiện cho thấy các đập đã làm hạn hán trong mùa mưa thêm tồi tệ và ở một số nơi đã thay đổi không thể sửa đổi dòng chảy tự nhiên của con sông phong phú nhất ở Đông Nam Á,” phúc trình cho biết, dựa trên sự kết hợp các quan sát của MDM và dữ kiện của Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)).
MDM, được chánh thức phát động trong tháng 12 năm 2020 và được tài trợ một phần bởi Bộ Ngoại giao Hoa kỳ, sủ dụng viễn thám và dữ kiện từ các vệ tinh xuyên mây để theo dõi mực nước dọc theo sông Mekong, kéo dài 4.359 km từ cao nguyên băng đá Tây Tạng đến Biển Đông.
Trong những năm gần đây, ½ phần dưới của Mekong, chảy qua Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam, đã trải qua một số đợt hạn hán nặng nề khiến cho mực nước xuống đến mức thấp kỷ lục. (Như phúc trình MDM ghi nhận, năm 2020 là năm khô nhất kỷ lục.) Các nhà môi trường và các cộng đồng ven sông cũng quan sát sự lên xuống thất thường của mực nước càng ngày càng tăng.
Một phần trách nhiệm là các dự án thủy điện Mekong, nhất là chuỗi 11 đập lớn trên thượng lưu sông trong tỉnh Yunnan (Vân Nam), Trung Hoa, đã hoạt động từ từ trong 2 thập niên qua. Vào tháng 4 năm 2020, Eyes on Earth công bố một nghiên cứu nói rằng các hồ chứa của Trung Hoa đã giữ lại quá nhiều nước mưa mùa trong suốt 6 tháng giữa năm 2019, làm cho tình trạng hạn hán ở hạ lưu tồi tệ đáng kể.
Dữ kiện năm đầu tiên của MDM có vẻ xác nhận rằng mặc dù các đập ở thượng lưu có thể không phải là nguyên nhân chánh của các vấn đề của sông, gồm có hiện tượng thời tiết El Nino và ảnh hưởng rộng lớn hơn của thay đổi khí hậu, chúng đã khuếch đại lớn lao các ảnh hưởng. Phúc trình nói rằng “thiếu mưa nghiêm trọng” là động cơ cốt lõi của hạn hán và dòng chảy thấp trong sông từ năm 2019 đến 2021. Nhưng nói thêm rằng “việc hạn chế của đập trong thời kỳ nầy ảnh hưởng đáng kể lưu lượng trong mùa mưa và làm cho tình hình hạn hán trên khắp lưu vực thêm tồi tệ,” nơi có khoảng 66 triệu người dựa vào Mekong và tài nguyên của nó.
“Ở một số nơi trong lưu vực Mekong, việc giữ nước và xả nước không tự nhiên từ các đập đã thay đổi hoàn toàn dòng chảy tự nhiên của sông,” phúc trình cho biết. Nó chỉ ra rằng mặc dù lượng nước được giữ lại bởi một số đập của Trung Hoa vẫn không đổi, trong những năm hạn hán, nó chiếm một tỉ lệ lớn hơn dòng chảy tổng cộng của sông, và vì thế có ảnh hưởng lớn lao.
Các ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng ở phần trên của hạ lưu Mekong ở phía bắc của Vientiane, thủ đô của Lào. Trên khúc sông nầy, “các tiến trình sinh thái… và tập tục xã hội dựa trên các tiến trình nầy có lẽ đã thay đổi không thể sửa đổi.” Phúc trình thêm rằng ở những nơi khác của sông, “tình hình phức tạp hơn.”
Kể từ khi được đưa lên mạng vào cuối năm 2020, MDM đã cung cấp những cái nhìn có giá trị về những thay đổi nhân tạo, nhất là các đập, đang ảnh hưởng lề lối sinh thái cổ xưa trên sông Mekong, cũng như cung cấp cảnh báo trước cho các quốc gia ở hạ lưu về những thay đổi của dòng chảy. Nhưng như phúc trình ghi nhận, chánh phủ Trung Hoa “chưa chia sẻ đầy đủ dữ kiện điều hành chuỗi đập của họ.” Mặc dù Beijing (Bắc Kinh) đã hứa thông báo với các quốc gia ở hạ lưu việc xả nước từ đập và những sự kiện xáo trộn khác, chúng thường đến quá trễ để có thể sử dụng.
Với khủng hoảng nghiêm trọng đang đối mặt Mekong, phúc trình MDM kết luận rằng cách tốt nhất để đi tới là một thỏa thuận chia sẻ nước quốc tế, bảo đảm một lưu lượng căn bản từ các đập ở thượng lưu trong những lúc hạn hán và vì thế sẽ “giảm nhẹ khủng hoảng trong tương lai,” cũng như bất tin cậy mà việc khai thác ở đầu nguồn cùa Trung Hoa đã cỗ vũ hạ lưu. Người ta chỉ có thể hy vọng rằng chánh phủ Trung Hoa sẽ thấy lợi ích hỗ tương mà một thỏa thuận như thế sẽ mang lại.
No comments:
Post a Comment