Sunday, March 13, 2022

ABBY SAEIFF VỀ CÁI CHẾT TỪ TỪ CỦA HỒ TONLE SAP Ở CAMBODIA

 (Abby Seiff on the Slow Death of Cambodia’s Tonle Sap Lake)

Sebastian Strangio – Bình Yên Đông lược dịch

The Diplomat – March 1, 2022

 

Một bé trai chèo thuyền qua một làng ở mé hồ Tonle Sap. [Ảnh: Depositphotos]

 

Trong nhiều thế kỷ, Biển Hồ đã nuôi dưỡng người Cambodia và quyến rũ các quan sát viên ngoại quốc – nhưng những ngày của nó có thể được tính bằng số.

 

Biến Hồ của Cambodia – Tonle Sap – đang lâm nguy.  Hồ và cư dân của nó đối mặt với ảnh hưởng hội tụ của thay đổi khí hậu toàn cầu, các đập thủy điện ở thượng lưu, và việc đánh cá trái phép được tiếp tay bởi tham những của chánh phủ.  Tất cả đã cùng nhau đe dọa nhịp lũ nuôi dưỡng của hồ, mà trong nhiều thế kỷ đã duy trì nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới và cung cấp cho người Cambodia nguồn chất đạm chánh yếu.

Trong một quyển sách mới, Troubling the Water: A Dying Lake and a Vanishing World in Cambodia (Nước Lâm nguy: Một Hồ đang Chết và một Thế giới đang Biến mất ở Cambodia),” dựa trên nhiều năm tường trình chung quanh Tonle Sap, nhà văn và phóng viên Abby Seiff xem xét “cơn giông tuyệt hảo” của những thách thức đối mặt với hồ và những người sống trên và chung quanh hồ nước.  Cô nói với The Diplomat về hệ sinh thái đặc thù của Biển Hồ và liệu có hy vọng nào cho sư sống còn lâu dài của nó.

Trong nhiều thế kỷ, những mô tả chi tiết về Tonle Sap đã lấp đầy những phúc trình và tạp chí sáng tác bởi du khách ngoại quốc đến Cambodia.  Cô có thể mô tả cái đã gây sự chú ý nầy?  Đặc thù của “Biển Hồ” ở Cambodia là gì?

Khi anh nhìn lại những mô tả lịch sử ở bên ngoài nầy – dù chúng ta đang nói về phái viên Zhou Daguan của Trung Hoa trong thập niên 1290s, hay học giả George Groslier của Pháp trong thập niên 1920s – có một cảm nhận kinh sợ thực sự không đổi về kích thước tuyệt đối của hồ và số cá.  Tôi nghĩ trong quyển sách tôi dùng chữ ‘nín thở,’ và đó là cái vẻ của nhiều bài tường thuật nầy.  Dù cho những du khách nầy đang đi đến hồ bằng đường bộ hay bằng thuyền, qua sông Tonle Sap, có lúc không tránh khỏi khi hồ mở ra trước họ và nó như biển: to lớn tuyệt đối.

Và rồi dĩ nhiên khía cạnh thứ hai là thủy sản.  Họ đang nói về cá lớn như cá voi, và cá nhiều đến độ người ta chỉ cần đi đến bờ hồ và xúc bữa ăn chiều bằng một cái rỗ gai.  Có quá nhiều chủng loại để gọi tên, không chỉ cá mà còn chim và cá sấu và rùa và vân vân.  Và rồi, đương nhiên, hiện ra lờ mờ trên tất cả các thứ nầy là “di chuyển kép” của hồ, như nhà thám hiểm thực dân Thiếu úy Jules Marcel Brossard de Corbingy nhận định.  Hồ phình ra và thu hẹp lại theo mùa và họ chứng kiến sự di chuyển xảy ra với điều đó: bờ bị tràn, cây cối ngập dưới nước; toàn thể các làng nổi đi theo nước.  Ai không kinh ngạc với tất cả điều nầy?

Sách của cô đi vào nhiều chi tiết về tầm quan trọng của Tonle Sap đối với những người sống trên và chung quanh nước của nó.  Cô có thể nới rộng một chút về tầm quan trọng xã hội và kinh tế của hồ?  Bao nhiêu người dựa vào sự phình ra và thu hẹp của nước trong Tonle Sap?

Tôi đã chật vật để tìm dữ kiện đáng tin cậy về bao nhiêu người, một cách chính xác, sống trên và chung quanh hồ và có sinh kế nhờ hồ.  Những con số ở ngoài đó thay đổi từ 1 đến 4 triệu người, đến “nhiều triệu.”  Vì thế, không may, tôi nghĩ rất khó để chắc chắn về câu hỏi nầy.  Cái rõ ràng, nhưng mà, là một phần đáng kể của dân số của Cambodia (16,7 triệu) trực tiếp dựa vào hồ, và một phần lớn hơn dựa gián tiếp.  Chúng ta phải nhớ rằng, hồ đóng một vai trò quan trọng không chỉ với cá mà còn với lúa.  Một phần lớn lúa của quốc gia được trồng trên đồng lụt Tonle Sap, và nông dân chung quanh hồ đang báo cáo năng suất tụt giảm mạnh vì mực nước thấp.

Và rồi chúng ta đang thấy sụt giảm trong năng suất cá nước ngọt nữa.  Những người dựa vào hồ gián tiếp thì không, chưa, thấy ảnh hưởng phần lớn vì các trại nuôi cá (đến với các vấn đề của chúng, nhưng nay đang sản xuất khoảng số cá đánh được – khoảng ½ triệu tấn một năm).  Nhưng những người dựa vào hồ trực tiếp đang đối mặt với tàn phá tuyệt đối.  Họ là những người thuộc người nghèo và dễ tổn thương nhất – nhất là những người sống trên các làng nổi – và nay nhiều người báo cáo rằng họ không thể bắt đủ cá để nuôi gia đình, đó là không kể đến bán và có một số thu nhập.  Vì thế điều nầy rất không ổn định và đưa đến mức nợ nần cao, người trẻ di chuyển để tìm việc rất nhiều, và tất cả ảnh hưởng đánh trực tiếp đến với nghèo khó cực đoan.


Mô tả của cô về hồ và cư dân của nó là cảnh đi qua với một cảm nhận u sầu, vì sự kiện xã hội tuổi già và những âm vận sinh thái đang bị xáo trộn bởi thay đổi khí hậu, tham nhũng và việc phát triển thủy điện ở thượng lưu.  Ngắn gọn, những thay đổi nầy ảnh hưởng hồ và những người ở trên đó như thế nào?

 

Đối với những người sống trên hồ, nó chỉ có vẻ như cơn giông tuyệt hảo.  Tôi nghĩ nó như là một vấn đề địa phương, khu vực và toàn cầu.  Có một loạt năm hạn hán cực đoan, liên tục, khiến cho mực nước sông Mekong thấp hơn và, vì thế, mực nước hồ Tonle Sap thấp hơn.  Rồi chúng ta cũng có các đập thủy điện trên dòng chánh Mekong và các phụ lưu, ảnh hưởng đến việc di chuyển của cá và dòng phù sa giàu dinh dưỡng – nhưng cũng thay đổi thế nào và khi nào nước chảy xuống hạ lưu.  Cuối cùng, dân số gia tăng khá nhanh trên và chung quanh hồ, tạo thêm áp lực lên thủy sản.  Có rất nhiều việc đánh cá trái phép đang xảy ra – đại qui mô, nhưng cũng có tiểu qui mô với ngư dân tuyệt vọng cảm thấy như họ không có sư chọn lựa mà chỉ dùng các phương pháp trái phép (chẳng hạn như lưới mắt nhỏ) vì ngược lại họ không thể bắt được gì.

Cái gì điều nầy có nghĩa đối với ngư dân là họ đang bắt được ít cá, cá nhỏ, và ít chủng loại hơn.  Tôi đã nói đến các mô tả lịch sử trên đây, nhưng cái gây ấn tượng là anh không phải đi trở lại gần với những loại mô tả đó.  Nhiều người tôi nói chuyện với trong tuổi 30 nhớ lại cá rất nhiều trong tuổi thơ của họ.  Và những người lớn tuổi hơn một chút, người dân trong tuổi 50 hay 60, nói về việc có quá nhiều cá đến độ chúng nhảy vào thuyền, hay có thể được vớt bằng cái chén.

Giống như hầu hết hạ lưu vực Mekong, Tonle Sap đã bị đánh mạnh bởi thay đổi khí hậu, nhưng ngoài phạm vi khí hậu rộng lớn hơn, làm thế nào để chánh phủ Cambodia tiếp cận với Tonle Sap?  Các chánh sách của họ có thừa nhận vai trò sinh thái, kinh tế và văn hóa quan trọng của hồ?  Số phận của hồ như thế nào với quỹ đạo phát triển của Cambodia?

Câu hỏi đáng giá 1 triệu đô la!  Đây là một câu hỏi phức tạp để trả lời.  Trên 1 cấp, vâng, dĩ nhiên chánh phủ công nhận vai trò quan trọng của hồ.  Nó hầu như là niềm hãnh diện và vui mừng của quốc gia.  Vào cuối thập niên 1990s, hồ và vùng chung quanh được chọn lựa là khu dự trữ sinh quyển UNESCO, với các nơi cư trú của chim, các khu Ramsar, và nhiều vùng bảo tồn khác nhau bên trong ranh giới đó.  Vì phạm vi của việc phá rừng ở chung quanh hồ, một số nầy có lẽ “quá ít, quá trễ” (như WWF nhận định), nhưng chắc chắn có một dấu hiệu quan trọng và trong một số nơi – nhất là ở Prek Toal – chắc chắn giúp duy trì các chủng loại có nguy cơ tuyệt chủng.

Vấn đề lớn hơn là, như với nhiều vùng được bảo vệ ở Cambodia, liệu các chánh sách trên giấy tờ được thực hiện trong thế giới hiện thực.  Vì thế, hết lần nầy đến lần khác với hồ, chúng ta chỉ thấy một tình trạng nơi các luật lệ hoàn hảo không luôn luôn được thi hành hoàn hảo.  Các NGOs và cư dân báo cáo vô số việc đánh cá trái phép đại qui mô, nhưng có vẻ như hầu hết việc thi hành nhắm vào ngư dân.  Có một phúc trình rất hay trong VOD gần đây về phá rừng tập thể trong vùng đất ngập nước được bảo vệ ở chung quanh hồ - được thực hiện bởi giới chức địa phương cho nông dân thuê.  Trong tháng 12, Thủ tướng Hun Sen ra lệnh tịch thu đất và tái trồng rừng,  Vì thế, điều đó đang xảy ra rất nhanh với ACU điều tra những viên chức đó.  Và đương nhiên đó là một hành động lớn và rất quan trọng và đáng được ca ngợi.  Nhưng điều nầy đã xảy ra từ năm nầy sang năm khác khá công khai.  Nó không phải là cái người ta có thể dấu.  Và nay, vào cuối ngày, nó sẽ là những người nhỏ nầy – trong trường hợp nầy là nông dân đã bỏ tiền vào đất và hạt giống và vân vân – đang trả giá.

Về cái chúng ta thấy đang xảy ra trên Tonle Sap, nó không khác với cái chúng ta thấy ở Prey Lang hay bất cứ vùng được bảo vệ khác.  Nó là tài nguyên giàu có và nếu người dân thấy cách để làm tiền, họ sẽ làm.  Nếu chúng ta nói về quỹ đạo phát triển, tôi nghĩ ngoại trừ những vị trí nầy thật sự được bảo vệ, ngoại trừ người dân dễ tổn thương dựa vào chúng được hỗ trợ đầy đủ; ngoại trừ có một nỗ lực chống tham nhũng mạnh mẽ, nó có vẻ như tình trạng không thể được cải thiện bao nhiêu.

Giữa chuỗi thách thức nầy, có lý do nào để lạc quan cho tương lai của Tonle Sap?

Có lẽ khó để lạc quan, nhưng tôi không biết có hoàn toàn tuyệt vọng hay không.  Những thứ như trừng trị rừng ngập nước là một bước.  Ở mức vĩ mô hơn, giá của điện mặt trời đang giảm nhanh có nghĩa chánh phủ có thể nghĩ nhiều về ưu tiên hơn thủy điện.  Cambodia đã trì hoãn các đập trên dòng chánh – có lẽ cũng sẽ làm với các đâp trên phụ lưu.  Trung Hoa đối thoại thường xuyên và công khai với các quốc gia hạ lưu Mekong và đã có dấu hiệu cởi mở để sử dụng các hồ chứa để giúp giảm nhẹ hạn hán ở hạ lưu.  Đồng thời, tình trạng vi mô, thủy sản trực tiếp dựa vào cá – nó có vẻ tồi tệ từ năm nầy sang năm khác và nếu không có một số nỗ lực quan trọng để giúp chúng, rất khó để quá lạc quan cho chúng.

No comments:

Post a Comment