Sunday, May 9, 2021

TRUNG HOA VÀ BÓNG MA CHIẾN TRANH NƯỚC Ở ĐÔNG NAM Á

 (China and the spectre of water wars in Southeast Asia)

Pichamon Yeophantong – Bình Yên Đông lược dịch

Unisersity of Nottingham – October 30, 2014

 

Nguồn: Nathan Nelson/Flickr

Vào cuối năm 2013, việc tranh cãi về các đập của Trung Hoa trên thượng lưu sông Mekong – được gọi là Lancang Jiang – một lần nữa lại bùng lên.  Bất tín nhiệm lan tràn nhanh chóng trong các cộng đồng ở hạ lưu Mekong khi mực nước đạt đỉnh trong tháng 12 gây ngập lụt nhiều nơi ở bắc Thái Lan và Lào.  Đối mặt với sự tấn công bất ngờ của cái gọi là ‘sóng thần sông Mekong’, nhiều gia đình sống ven sông Mekong trong các huyện Chiang Saen, Chiang Khan và Khong Chiem ở Thái Lan nhìn nước đục ngầu của sông cuốn trôi hoa màu, thuyền và với họ, cuộc sống – tất cả chỉ trong vài giờ.

Đối với người địa phương chưa bao giờ chứng kiến điều đó trước đây, chuỗi 7 đập thủy điện của Trung Hoa ở thượng lưu Lancang có lẽ là thủ phạm.

Xây đập lớn là một ưu tư chánh sách lâu năm của chánh phủ Trung Hoa và, đặc biệt hơn, của chánh quyền tỉnh Yunnan (Vân Nam).  Là ‘siêu cường ở thượng lưu’ trong khu vực, có ít nhất 19 con sông quốc tế chảy qua lãnh thổ Trung Hoa.  Chúng gồm có sông Lancang-Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua các hẽm núi sâu trong tỉnh Yunnan ở tây nam Trung Hoa và 5 quốc gia khu vực Mekong (Cambodia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam) trước khi đổ ra Biển Đông.

Lancang-Mekong được biết như một trong các hệ thống sông kém phát triển nhất trên thế giới.  Ở hạ lưu, sông Mekong -  thường được ví như ‘mạch máu’ của khu vực – kiêu hãnh với tính đa dạng có 1.700 chủng loại và là nơi cư trú của  khoảng 70 triệu người.

Ở thượng lưu, Lancang là con sông dài thứ 6th của Trung Hoa với dân số trong lưu vực khoảng 5 triệu người.  Sông được ước tính đóng góp 13% dòng chảy của Mekong (tuy nhiên, con số nầy có thể tranh cãi), và có tiềm năng thủy điện khoảng 30.000 MW.  Chuỗi đập Lancang của Trung Hoa ban đầu gồm có ít nhất 8 đập trên dòng chánh, khai thác khả năng thủy điện của sông để sản xuất 15.700 MW điện, tương đương với khoảng 70% khả năng của đập Three Gorges (Tam Hiệp) đầy tranh cãi.

Các kế hoạch ngăn đập trên Lancang đa dạng sinh thái để sản xuất điện - cung cấp điện năng cho dân số giàu có của Trung Hoa và các kỹ nghệ hiện đại – đã kéo dài việc bất đồng và chống đối đập, nhất là các cộng đồng ven sông ở hạ lưu.

Thảm họa như Lũ lụt Mekong 2008, làm ngập một phần thủ đô Vientiane của Lào và một vài tỉnh ở bắc Thái Lan, và hạn hán nghiệm trọng 2010 khiến cho tàu bè mắc cạn ở giữa sông, có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống địa phương dựa vào nước giàu chất dinh dưỡng của dòng chảy tự do và hệ sinh thái ven sông.  Mặc dù Trung Hoa và Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) liên tục bảo đảm rằng những dao động thất thường nầy trong Mekong là do điều kiện khí hậu bất thường, nó không hoàn toàn đánh tan những nghi ngờ phổ biến rằng các đập Lancang – đặc biệt là, việc đóng và mở các cửa xả của đập – đã góp phần vào tính nghiêm trọng của những hiện tượng nầy.

Các liên minh và tổ chức dân sự như liên minh Cứu Mekong (Save the Mekong) và TERRA (Towards Ecological Recovery and Regional Alliance) đã tích cực thách thức cơ sở ‘phát triển’ ở đàng sau viêc xây đập trong tỉnh Yunnan.  Ngoài việc nhấn mạnh đến sự thiếu minh bạch và tham gia của quần chúng trong tiến trình lấy quyết định của Trung Hoa, họ cũng cho thấy điện do các đập nầy sản xuất đã không đóng góp nhiều cho việc phát triển khu vực hay Trung Hoa.

Mặc dù thay đổi khí hậu, phát triển đô thị nhanh chóng và cai quản kém, cùng các yếu tố khác, đã góp phần vào nhận thức gia tăng về an toàn nước trong khu vực Mekong, việc bành trướng thủy điện đầy tham vọng của Trung Hoa bên trong và bên ngoài biên giới thường được xem là một trong những đe dọa nghiêm trọng nhất đến an ninh nước ở hạ lưu và, rộng lớn hơn, ổn định khu vực.  Thật vậy, có vẻ không dứt đối với các quan sát viên tiên đoán rằng sông Lancang-Mekong sẽ trở thành một nguồn xung đột khu vực chánh – nếu không phải là nơi của chiến tranh nước - trong những năm sắp tới.

Những lo sợ xung đột công khai như thế, tuy nhiên, không nhất thiết là gieo rắc sợ hãi.

Theo tôi, những vấn đề chia sẻ nước giữa Trung Hoa và các láng giềng ở hạ lưu không phải không tạo nên một thách thức đáng kể cho khu vực; chúng tạo nên thách thức và có lẽ sẽ là một chướng ngại cho các nỗ lực xây dựng tự tin trong lâu dài.  Nhưng chúng ta không nên gộp căng thẳng khu vực với xung đột thật sự, nhất là khi làm như thế có thể làm cho quan điểm tiền định che khuất cơ hội hợp tác.

Có thêm 3 lý do khác vì sao chiến tranh hay xung đột nước, vượt quá việc đối đầu ngoại giao  và ‘giả vờ’ các hoạt động xây đập của Trung Hoa bởi các chánh phủ Mekong và các nhà hoạt động dân sự, có lẽ không xảy ra với nguồn nước của Lancang-Mekong.  Thứ nhất, các nghiên cứu đã cho thấy nhiều thí dụ hợp tác trong lịch sử đã vượt quá xung đột trên các thủy lộ quốc tế, với rất ít bằng chứng để hỗ trợ cho khái niệm của chiến tranh nước.  Trong trường hợp của Lancang-Mekong, đào sâu sự tùy thuộc kinh tế lẫn nhau và ràng buộc chánh trị xã hội giữa các quốc gia lục địa ĐNA và láng giềng phía bắc đã giúp bảo đảm rằng việc chống đối mãnh liệt các đập của Trung Hoa trên Lancang phần lớn tập trung ở mức địa phương, với hầu hết các chánh phủ Mekong vẫn thận trọng trong việc chỉ trích công khai việc xây đập của Trung Hoa.  Chắc chắn, nếu căng thẳng leo thang đến xung đột hoàn toàn, các chánh phủ ở cả 2 phía sẽ mất mát đáng kể.

Thứ hai, bất chấp ý kiến về MRC và hiệu quả của nó như một tổ chức liên chánh phủ có trách nhiệm để quản ý tài nguyên trong hạ lưu vực Mekong, tổ chức đã đóng vai trò đáng để ý trong việc hòa giải ở mức liên chánh phủ giữa các bên.  Các quan sát viên, đương nhiên, đã thường than van rằng MRC đã thất bại trong việc thuyết phục Trung Hoa làm thành viên chánh thức (từ năm 1997, Trung Hoa là ‘một đối tác đối thoại’).  Nhưng ít ra nó dùng như một đường liên lạc để đối thoại.

Thứ ba, như tôi lập luận trong một bài viết gần đây trong Asian Survey (Khảo sát Á Châu), những bất an do chuỗi đập Lancang của Trung Hoa gây ra đã sinh ra một hệ thống ủng hộ xuyên quốc gia mới trong khu vực.  Trong lúc một người có thể nghĩ rằng xung đột đó có lẽ trỗi dậy từ các chiến dịch hiện hữu của ‘xã hội dân sự Mekong’, nó có vẻ là một cái ‘valve an toàn’ báo động Trung Hoa, Hydrolancang (Công ty Thủy điện Sông Lancang Huaneng) cũng như các chánh phủ Mekong về bất mãn ở địa phương trước khi tình hình trở thành xung đột thật sự.

Ở đây, các nhà hoạt động hệ thống – từ các nhóm hoạt động của người dân đến các NGOs xuyên quốc gia như International Rivers (Sông ngòi Quốc tế) và World Wide Fund for Nature (Quỹ Hoang dã Thế giới (WWF)) – đóng một vai trò quan trọng trong việc gây áp lực lên chánh phủ Trung Hoa và nhà xây đập chánh, Hydrolancang, để chịu trách nhiệm cho các hậu quả môi trường và xã hội của chuỗi đập ở Yunnan, và bằng cách làm như thế, để họ nhạy cảm với nhu cầu làm ‘láng giềng tốt’ và công ty có trách nhiệm.

Năm 2013 là Năm Quốc tế Hợp tác Nước của Liên Hiệp Quốc (LHQ).  Phù hợp với thông điệp của LHQ để biến nước thành một ‘công cụ của hòa bình’, nó bắt buộc các bên liên hệ trong vấn đề sông Lancang-Mekong – dù là chánh phủ Trung Hoa và Mekong, xã hội dân sự, hay cộng đồng địa phương – không chỉ chú trọng đến cái Trung Hoa đang làm sai, mà còn đến cái đang làm đúng.

Như là kết quả của áp lực của quần chúng ở hạ lưu, Thứ trưởng Ngoại giao Song Tao loan báo trong lễ khai mạc Thượng đỉnh MRC năm 2010 quyết định của Trung Hoa để hủy bỏ đập Mengsong (Mãnh Tống), đập cuối cùng của chuỗi đập, vì những lo ngại rằng đập sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến sự di chuyển của cá.  Một năm sau, một biên bản ghi nhớ được ký kết giữa Chương trình WWF-Trung Hoa và Hydrolancang để phát động một đánh giá HSAP (Hydropower Sustainability Assessment Protocol) – đầu tiên ở Trung Hoa – trên đập Jinghong (Cảnh Hồng) và sau đó đập Nuozhadu (Nọa Trát Độ).

Cùng nhau, những phát triển nầy mở ra con đường thay thế cho đối thoại và tham gia ‘từ dưới lên’ hơn, gồm có hợp tác Track-II với các đại học và viện nghiên cứu, có thể giúp đưa Trung Hoa đi lên trên đường biểu diển thành thạo-kinh nghiệm trước trách nhiệm của môt siêu cường khu vực ở thượng lưu.

Sơ lược về tác giả

Pichamon Yeophantong là giảng viên về Phát triển và Quan hệ Quốc tế ở Đại học New South Wales, Hội viên ASEAN-Canada Kỳ cựu ở Trung tâm Nghiên cứu An ninh Ngoại lệ, Đại học Kỹ thuật Nanyang, và Phụ tá Nghiên cứu của Chương trình Cai quản Kinh tế Toàn cầu, Đại học Oxford.

.

No comments:

Post a Comment