(US claims China’s
‘manipulation’ of Mekong is ‘urgent challenge’ for Southeast Asia)
Bhavan Jaipragas – Bình Yên Đông lược dịch
Một ngư dân trên sông Mekong .
[Ảnh: Reuters]
·
Nhận xét của nhà ngoại giao lão thành
David Stilwell của Hoa Kỳ là bằng chứng mới nhất cho thấy dòng sông đã trở
thành mặt trận mới trong sự kình địch giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa
·
Mỹ trích dẫn một nghiên cứu cáo buộc
các đập của Trung Hoa gây hạn hán tàn phá hạ lưu; Trung Hoa trích dẫn một
nghiên cứu nói các đập của họ làm giảm hạn hán
Hôm Thứ Năm, một nhà ngoại giao lão thành của Hoa Kỳ nói rằng
việc “kiểm soát” dòng chảy của Trung Hoa trong sông Mekong – hiện đang ở mức
thấp nhất kỷ lục – là một thách thức trước mắt đối với Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations (ASEAN)), báo hiệu vấn đề có
thể được đưa vào nghị trình trong một diễn đàn khu vực vào tuần tới.
Nhận định của David Stilwell, phụ tá ngoại trưởng về Đông Á
và Thái Bình Dương, là bằng chứng mới nhất cho thấy dòng sông dài 4.350 km mà
60 triệu người Đông Nam Á (ĐNA) dựa vào đã trở thành một mặt trận mới trong sự
kình địch giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa.
Trong lúc sự chú ý đến vấn đề lên đến cao điểm, Thủ tướng Li
Keqiang (Lý Khắc Cường) hồi cuối tháng 8 nói với một diễn đàn bao gồm 5 quốc
gia ĐNA ở hạ lưu do Trung Hoa cầm đầu rằng Beijing (Bắc Kinh) sẽ bắt đầu chia
sẻ dữ kiện thủy học quanh năm của sông, có tên là Lancang trên lục địa Trung Hoa.
Stilwell, trong một cuộc hội thảo trên mạng do Viện Hòa bình
Hoa Kỳ (United States Institute of Peace) và Trường Chánh sách Công cộng Lee
Kuan Yew (Lee Kuan Yew School of Public Policy) của Singapore đồng tổ chức, nói
rằng vấn đề dòng chảy là một trong những “chiều hướng đáng lo ngại” trong khu
vực Mekong.
Nhà ngoại giao David Stilwell của Hoa Kỳ. [Ảnh: Reuters]
“Một thách thức cấp bách đặc biệt là việc kiểm soát dòng chảy
sông Mekong [của Trung Hoa] cho lợi ích của họ
với cái giá to lớn cho các quốc gia ở hạ lưu,” ông Stilwell nói.
Ông trích dẫn một phúc trình gần đây “chứng minh [rằng Trung
Hoa] đã kiểm soát dòng chảy dọc theo sông Mekong
trong 25 năm, làm gián đoạn to lớn dòng chảy tự nhiên, trùng hợp với việc xây
cất và điều hành các đập chánh yếu”.
Mặc dù Stilwell không nêu tên phúc trình, Beijing
và Washington trong những tháng gần đây đã đấu
khẩu về các nghiên cứu kình chống về tình trạng của dòng chảy của sông trong 5
quốc gia ĐNA ở hạ lưu: Lào , Myanmar , Thái Lan ,
Cambodia và Việt Nam .
Eyes on Earth ở Hoa Kỳ, trong tháng 4, kết luận rằng các đập
của Trung Hoa đã giữ lại 47 tỉ m3 nước.
Phúc trình đó được ủy thác bởi Hợp tác Hạ tầng Cơ sở Khả chấp
(Sustainable Infrastructure Partnership) do Liên Hiệp Quốc bảo trợ và Sáng kiến
Hạ lưu Mekong (Lower Mekong Initiative) – một
nhóm gồm có 5 quốc gia ĐNA ở hạ lưu và Hoa Kỳ.
Một nghiên cứu địch thủ, một sự phối hợp giữa Đại học
Tsinghua (Thanh Hoa) và Viện Thủy lợi (Institute of Water Resources) Trung Hoa,
lập luận ngược lại, nói các đập của Trung Hoa giảm nhẹ tình trạng hạn hán trong
vùng Mekong. Nó nói rằng các đập xả nước
được trữ trong mùa mưa khi dòng chảy xuống thấp. Mực nước trong sông xuống đến mức thấp kỷ lục
liên tiếp trong 2 năm.
Stilwell nói cuộc khủng hoảng “tàn phá mùa màng [và] đe dọa
an ninh nguồn nước và lương thực trên khắp khu vực”.
Ông nói: “Những việc nầy có tiềm năng lớn lao cho bất ổn tràn
lan. Hoa Kỳ đang cộng tác với các quốc
gia Mekong, Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) và các đối tác
quốc tế để bảo đảm rằng lời kêu gọi cho sự minh bạch dữ kiện nước từ [Trung
Hoa] được trả lời.”
Nhà ngoại giao, cùng với Ngoại trưởng Michael Pompeo đã chi
tiết hóa chánh sách cứng rắn đối với Trung Hoa của Washington trong nhiều diễn đàn công khai
trong những tháng gần đây, cũng nhận định về ASEAN.
Sông Mekong trên biên giới Thái-Lào. [Ảnh: International
Rivers]
Ngoại trưởng của 10 nước và các đối tác toàn cầu như Pompeo,
Wang Yi (Vương Nghị) của Trung Hoa, Sergey Lavroy của Nga và S. Jaishankar của
Ấn Độ sẽ gặp nhau vào tuần tới khi tham dự các phiên họp qua mạng, bao gồm Diễn
đàn Khu vực ASEAN (ASEAN Regional Forum (ARF)) thường niên.
Các phiên họp nầy được dời lại từ đầu tháng 8 vì quốc gia tổ
chức là Việt Nam – chủ tịch ASEAN năm nay – hy vọng có thể tổ chức các phiên
họp như thông lệ.
Nhưng nay họ phải tiến hành qua mạng.
ARF là một sự kiện quan trọng nhất trong lịch trình thường
niên của ASEAN, sau hội nghị thượng đỉnh được tổ chức 2 lần trong năm.
Trong một tuyên bố hôm Thứ Tư, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói song
song với các phiên họp liên quan đến ASEAN, Pompeo sẽ đồng khai mạc Phiên họp
Bộ trưởng Hợp tác Mekong- Hoa Kỳ (Mekong-US Partnership Ministerial Meeting)
với 5 quốc gia ở hạ lưu.
Stilwell nói ông hy vọng các quốc gia ASEAN – một số đang
tranh chấp với Trung Hoa trên Biển Đông – sẽ tiếp tục sử dụng “tiếng nói tập
thể mạnh mẽ” để đạt được quyền lợi của họ.
Được hỏi trong phần vấn đáp ngắn về nhận thức của các quốc
gia ASEAN ngày càng bị bắt buộc phải chọn phe trong sự kình địch giữa Hoa Kỳ và
Trung Hoa, Stilwell nói ông không biết tại sao câu chuyện như thế vẫn kéo dài.
“Tôi không nhớ bất cứ tác động qua lại của tôi chưa bao gời
sắp đặt một sự lựa chọn,” nhà ngoại giao, một cựu chuẩn tướng Không lực Hoa Kỳ
đã đãm nhận chức vụ hồi tháng 6 năm ngoái, cho biết.
Ông úp mở đánh vào Trung Hoa, cho rằng Beijing đã chứng tỏ uy quyền với các láng
giềng yếu hơn thay vì đối xử với họ như những đối tác bình đẳng.
“Có sự lựa chọn ở đó, và sự lựa chọn là ủng hộ những luật lệ
và quy tắc và tiếp tục với chúng, hay chọn giải pháp khác có thể đúng hơn,”
Stilwell nói.
Ông nói với người điều khiển, cựu viên chức quốc phòng Hoa Kỳ
Drew Thompson ở Singapore ,
rằng ông hy vọng các quốc gia ASEAN đang bị áp lực để đứng với một siêu cường
“đang lắc lư”.
Thay vào đó, ông nói ông hy vọng để “trình bày hợp lý hơn về
những sự lựa chọn đó”.
Sơ lược về tác giả
Bhavan Jaipragas là phóng viên Á Châu
của South China Morning Post, phụ trách tin mới nhất, chánh trị, ngoại giao,
mậu dịch và chiều hướng kinh tế vĩ mô ĐNA.
Công việc của ông với văn phòng Á Châu của Post cũng chú trọng đến tác
động qua lại đa dạng của khu vực với Hoa Kỳ và Trung Hoa. Là một công dân Singapore, Bhavan trước đây
làm việc cho Agence France-Press.
.
No comments:
Post a Comment