(Flow facilitator)
Zhai Kun and Deng Han – Bình Yên Đông lược dịch
China Daily – September 1, 2020
Diễn đàn chia sẻ tin tức sẽ đánh dấu
mốc tiến bộ trong việc hợp tác nguồn nước
giữa Trung Hoa và các quốc gia sông
Mekong.
Thủ tướng Trung Hoa Li Keqiang (Lý Khắc Cường) và lãnh đạo
các quốc gia Lào, Cambodia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam tham dự Phiên họp
Thượng đỉnh Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)) lần thứ 3rd
qua mạng và công bố Tuyên ngôn Vientiane vào ngày 24 tháng 8. Trung Hoa hứa chia sẻ dữ kiện thủy học sông
Lancang trọn năm với các quốc gia Mekong và thiết lập Diễn đàn Chia sẻ Tin tức
Hợp tác Nguồn Nước Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Water Resources Cooperation
Information Sharing Platform (LMWRCISP)), tiêu biểu cho biện pháp mới nhất của
Trung Hoa để cung cấp dữ kiện thủy học của mọi người cho các quốc gia Mekong và
giúp họ đối phó với hạn hán xảy ra thường xuyên hơn trong những năm gần đây.
Kề từ khi thành lập, LMC luôn luôn ưu tiên việc hợp tác về
nguồn nước. Là quốc gia ở thượng lưu,
Trung Hoa cung cấp 16% nước cho các quốc gia ở hạ lưu trong mùa mưa, và con số
nầy lên đến 24% trong lúc hạn hán. Đối
với các quốc gia Mekong chịu ảnh hưởng của khí hậu mưa mùa nhiệt đới, nước từ
tuyết tan trên cao nguyên Qinghai-Tibet (Thanh Hải-Tây Tạng) là khí cụ để đối
phó với hạn hán. Thông thường, các quốc
gia ở thượng lưu có thể sử dụng nước sông một cách độc lập, là nguyên nhân của
việc thiếu động lực để hợp tác nguồn nước toàn lưu vực.
Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Hoa luôn luôn đóng một vai trò
tích cực trong việc hợp tác nguồn nước Lancang-Mekong và giúp việc phát triển
các quốc gia Mekong bằng cách cung cấp nguồn nước của mọi người.
Điều nầy bắt đầu trong năm 1996 khi Trung Hoa và Cambodia trở
thành đối tác đối thoại của Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)),
khởi đầu tiến trình hợp tác nguồn nước được hậu thuẫn của 6 quốc gia. Năm 2002, Trung Hoa và MRC ký văn kiện đầu
tiên về việc chia sẻ dữ kiện thủy học, qua đó Trung Hoa cam kết cung cấp cho
MRC lưu lượng và lượng mưa hàng ngày trong thượng lưu vực trong mùa mưa để giúp
họ cải thiện các hệ thống báo lụt và quản lý nước, và do đó, giảm thiệt hại về
nhân mạng và tài sản. Năm 2008 và 2013,
2 văn kiện tiếp theo được ký kết. Vào
năm 2013, Trung Hoa tiếp tục việc chia sẽ dữ kiện với MRC, gia tăng tần suất
của việc trao đổi tin tức và nới rộng thời gian chia sẻ dữ kiện 30 ngày, từ 1
tháng 6 đến 31 tháng 10. Theo thỏa thuận
trước đó, Trung Hoa chia sẻ dữ kiện thủy học từ 15 tháng 6 đến 15 tháng 10 mỗi
năm. Tính đến nay, đã có 23 đối thoại
hợp tác giữa Trung Hoa và MRC, và Trung Hoa đã cung cấp dữ kiện thủy học trong
mùa lũ miễn phí cho MRC trong 17 năm liên tiếp, đóng góp tích cực vào việc ngừa
lụt, kiểm soát hạn hán và giảm nhẹ tai họa trong khu vực thượng lưu.
Với LMWRISP, LMC tạo một diễn đàn mới để Trung Hoa có thể
cung cấp nguồn nước của mọi người đến các quốc gia Mekong. Trung Hoa dốc sức để ưu tiên hóa việc hợp tác
nguồn nước và thiết lập Trung tâm Hợp tác Nguồn Nước Lancang-Mekong
(Lancang-Mekong Water Resources Cooperation Center (LMWRCC)) cùng với 5 quốc
gia khác. Phiên họp Bộ trưởng về LMWRCC
được tổ chức và chấp thuận danh sách các dự án LMC được đề nghị. Trong tháng 12 năm 2019, LMWRCC mời Văn phòng
MRC làm quan sát viên của nhóm công tác hỗn hợp và 2 phía đã ký một biên bản
ghi nhớ. Hơn thế, Trung Hoa cũng hứa sử
dụng 200 triệu USD từ quỹ hợp tác Nam-Nam (South-South cooperation) nhằm mục
đích bảo đảm việc tài trợ cho việc hợp tác nguồn nước bên trong lưu vực.
Thời tiết cực đoan trong khu vực Mekong đã trở nên thường
xuyên hơn trong những năm gần đây do thay đổi khí hậu. Hạn hán theo mùa càng ngày càng gây nhiều
thiệt hại, đe dọa việc phát triển khả chấp và hạnh phúc của người dân trong khu
vực. Để giúp các quốc gia Mekong đối phó
tốt hơn, Trung Hoa hứa tại thượng đỉnh MRC 2010 sẽ gia tăng dòng chảy ra khỏi
Trung Hoa trong mùa khô. Khi miền nam Việt
Nam bị hạn hán nặng nề nhất thế kỷ năm 2016, Trung Hoa vượt qua khó khăn vì
tình trạng thiếu nước của mình và khởi động việc phân phối nước khẩn cấp trong
chuỗi đập Lancang để xả nước xuống hạ lưu.
Năm 2019, mực nước sông Mekong xuống đến mức thấp kỷ lục do hạn hán, gây
thiệt hại kinh tế lớn lao cho Thái Lan và các quốc gia hạ lưu khác. Trong bối cảnh nầy, một lần nữa Trung Hoa xả
nước từ các đập ở thượng lưu để giúp họ chống hạn.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh LMC lần thứ 3rd mới đây,
Thủ tướng Li đã long trọng hứa cung cấp kịp thời cập nhật về dòng chảy ở thượng
lưu và chia sẻ trọn năm dữ kiện thủy học ở thượng lưu, có nghĩa là dữ kiện được
chia sẻ không chỉ trong mùa mưa mà còn trong mùa khô. Dữ kiện cho mọi người như thế của Trung Hoa
tiêu biểu một mốc tiến bộ trong việc hợp tác nguồn nước Mekong và sẽ nâng nó
lên một mức độ mới.
Tin tức thủy học chính xác và đáng tin cậy sẽ giúp các quốc
gia Mekong có những quyết định tốt hơn trong việc ngăn ngừa lũ lụt và hạn hán,
khuyến khích kiến trúc hợp tác được phối hợp nhịp nhàng và hỗ tương giữa các cơ
quan quản lý tài nguyên thiên nhiên của Trung Hoa, MRC và các quốc gia ở hạ
lưu, và như vậy nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nước trong lúc hạn hán.
LMWRCISP sẽ làm tăng thêm các nghiên cứu hỗn hợp về khoa học
và điều thủy sông Mekong, giúp khám phá các phương pháp mới trong việc hợp tác
nguồn nước, giảm thiểu sự hiểu lầm vì tin tức không cân xứng và nâng cao sự tín
nhiệm lẫn nhau giữa 6 quốc gia. Lời hứa
của ông Li đáp lại sự mong đợi của các quốc gia Mekong về vai trò to lớn hơn
của Trung Hoa trong việc hợp tác nguồn nước và chứng tỏ sứ mạng và trách nhiệm
của Trung Hoa như một quốc gia ở thượng lưu.
“Đề nghị của Trung Hoa” về việc quản lý nguồn nước trong khu vực Mekong
sẽ đặt một nền móng vững chắc cho việc hợp tác nguồn nước toàn lưu vực trong
tương lai.
LMC được thúc đẩy bởi dòng sông và sẽ nẩy nở vì dòng
sông. Hành động cho mọi người của Trung
Hoa sẽ đưa việc hợp tác nguồn nước trong khu vực Mekong vào con đường cao tốc,
giúp các quốc gia liên hệ thực hiện Kế hoạch Hành động 5 Năm về LMWRC (2018-22)
và nâng cao khả năng quản lý lưu vực kết hợp và quản lý nguồn nước. Cùng lúc, sự tín nhiệm và hiểu biết hỗ tương
được nuôi dưỡng trong khi hợp tác nguồn nước giữa Trung Hoa và các quốc gia
Mekong chắc chắn sẽ nới rộng đến các lãnh vực hợp tác khác và làm cho sự phối
hợp trong khu vực vững chắc hơn, như vậy giúp các quốc gia Mekong thực hiện
nghị trình phát triển khả chấp 2030 của Liên Hiệp Quốc.
Sơ lược về tác giả
Zhai Kun là giáo sư của Trường Nghiên
cứu Quốc tế và phó khoa trưởng Viện Nghiên cứu Khu vực của Đại học Peking. Deng Han là một tiến sĩ của Trường Nghiên cứu
Quốc tế của Đại học Peking. Các tác giả
gởi bài nầy cho China Watch, một cơ quan nghiên cứu được China Daily hỗ
trợ. Quan điểm không nhất thiết phản ánh
quan điểm của China Daily.
.
No comments:
Post a Comment