(Thailand’s energy shift demands open markets, more renewables)
Kongpob Areerat – Bình Yên Đông lược dịch
Mekong Eye – 13 May 2024
Hình bóng của những
quạt gió trên đồi dọc theo đường từ bắc Thái Lan đến Bangkok
Thái Lan nhắm đến 70% năng lượng không hóa thạch trong PDP mới của họ, nhưng những chiến lược mâu thuẫn và quan liêu có thể cản trở việc thực hiện
BANGKOK, THÁI LAN – Kế hoạch Phát triển Điện (PDP) mới được
mong đợi của Thái Lan sẽ được kết thúc trong quý 2 năm nay, nhằm mục đích gia
tăng năng lượng tái tạo từ 2024 đế 2037.
Prasert Sinsukprasert, thư ký thường trục của Bộ Năng lượng,
vừa nói với các phóng viên rằng PDP mới phù hợp với mục tiêu thay đổi khí hậu
của Thái Lan để thực hiện trung tính carbon vào măm 2050. Kế hoạch khuyến khích những nguồn năng lượng
thay thế cho nhiên liệu hóa thạch – với một tỉ số được đề nghị 70% đến 30%.
PDP là một phần của kế hoạch Năng lượng Quốc gia (NEP) – bản
vẽ cho việc quản lý năng lượng từ năm 2023 đến 2037. Nó gồm có 5 kế hoạch: kế hoạch phát triển
điện, kế hoạch phát triển năng lượng thay thế, kế hoạch hiệu năng năng lượng,
và kế hoạch dầu dầu và khí đốt.
Song song, một bộ phận của chánh phủ có trách nhiệm đang làm
lại NEP để làm 50% điện ở Thái Lan từ những nguồn năng lượng tái tạo vào năm
2037. NEP mới sẽ cho Thái Lan những
nguồn năng lượng mới như nhiên liệu hydrogen và những lò phản ứng nguyên tử
nhỏ.
Ngoài ra, PDP mới sẽ nâng cao chánh sách của quốc gia để loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch như các nhà máy điện than đá và khí đốt.
Khung
cảnh năng lượng của Thái Lan
PDP mới – hay ngay cả NEP – chứng nhận cho cố gắng của Thái
Lan để có năng lượng được điều chỉnh lại.
Thái Lan đã luôn luôn dựa vào nhiên liệu hóa thạch – phần lớn là than đá
và khí đốt. Trong những năm qua, chánh
phủ đã định mức tối đa việc tiêu thụ than.
Dù vậy, quốc gia vẫn lệ thuộc nặng nề vào khí đốt. Hiện nay, 2/3 điện được sản xuất bởi các nhà
máy điện chạy bằng khí đốt, theo tin tức từ Văn phòng Quy hoạch và Chánh sách
Năng lượng (EPPO).
Khoảng 17% điện đến từ các nhà máy diện than trong khi 12%
được nhập cảng từ các nhà máy thủy điện hay các nhà máy điện than ở các quốc
gia láng giềng chẳng hạn như Lào và Myanmar.
10% điện khác được sản xuất từ dầu nặng (bunker oil) giá rẻ và 10% khác
từ năng lượng tái tạo – phần lớn là các nhà máy điện mặt trời.
Về mặt khí đốt thiên nhiên, chánh phủ đã cố gắng để giảm việc
sử dụng khí đốt không cân xứng. Trong
quá khứ, khí đốt thiên nhiên là một sự lựa chọn hợp lý vì dự trữ của Thái Lan
trong vịnh Thái Lan rất dồi dào.
Sau đó, quốc gia phải dùng khí đốt thiên nhiên được nhập cảng
để chạy các nhà máy điện sau khi đã cạn dự trữ.
Từ năm 2019, việc nhập cảng khí hóa lỏng (LNG) của Thái Lan đã tăng vọt
127%.
Chánh phủ Thái đã xác nhận cam kết của mình để bảo đảm rằng
năng lượng tái tạo chiếm ít nhất 50% khả năng sản xuất điện mới vào năm 2050.
Theo Chiến lược Phát triển Phóng thích Khí Nhà kiếng Thấp Dài
hạn (LT-LEDS), tỉ lệ của điện tái tạo được tiên đoán sẽ tăng 60% vào năm 2040
và đến 74% vào năm 2050, phù hợp với mục đích thực hiện trung tính carbon của
quốc gia.
Ngoài việc chuyển sang nhiên liệu xanh và sạch, kế hoạch thay
đổi năng lượng cũng khuyến khích việc sử dụng những sáng kiến mới chẳng hạn như
giữ và chứa carbon dioxide (CCS) ở các nhà máy điện nhiên liệu hóa thạch và
turbines khí đốt có thể dùng một hỗn hợp của khí đốt thiên nhiên và hydrogen
xanh không có carbon.
Kế hoạch mới cũng giới thiệu việc bù trừ carbon qua Sử dụng Đất, Thay đổi Sử dụng Đất, và Lâm nghiệp (LULUCF), là bù trừ việc phóng thích carbon bằng cách trồng cây và cách sử dụng đất thân thiện với thay đổi khí hậu.
Việc
chuyển đổi năng lượng hợp lý và sạch
PDP mới của Thái Lan và những kế hoạch năng lượng liên hệ cho
thấy rõ cam kết của quốc gia trong việc giảm phóng thích. Câu hỏi lớn là liệu những mục tiêu cao ngất
như thế được thực hiện, và liệu quốc gia có thể vượt qua những kế hoạch hành
động mâu thuẫn và quan liêu.
Mặc dù PDP mới kêu gọi việc ‘từ bỏ dần’ các nhà máy điện dòng
chánh, Cơ quan Phát Điện Thái Lan (EGAT) vẫn ký những thỏa thuận để mua điện từ
các nhà máy điện khí đốt giữa sự chấp thuận đang xảy ra của việc xây cất nhà
máy điện khí đốt mới.
Những nhà máy nầy, với đời sống trung bình 20-25 năm, sẽ đưa
quốc gia đến sự lệ thuộc vào khí đốt thiên nhiên – và khí đốt nhập cảng trong
nhiều thập niên.
Những thỏa thuận hiện nay không những đặt quốc gia vào rủi ro
cùa dao động giá khí đốt thiên nhiên.
Chúng cũng ảnh hưởng đến giới tiêu thụ.
Mỗi thỏa thuận mua điện mà EGAT ký với những nhà sản xuất
điện gồm có giá “sẵn sàng trả” (Availability Payment (AP)), được chuyển cho
giới tiêu thụ qua hóa đơn điện của họ và việc tăng thêm giá điện ngoài ảnh
hưởng của việc tăng giá LNG. Vì thế khi
giá khí đốt tăng, hóa đơn điện của người tiêu thụ cũng tăng.
JustPow – gồm có Data Hatch, Epigram, Greenpeace Thailand,
JET in Thailand, và Rocket Media Lab, cũng muốn EGAT ngửng ký những thỏa thuận
mua điện được sản xuất từ những nhà máy nhiên liệu hóa thạch mới hay các đập
thủy điện lớn trong các quốc gia láng giềng.
Nhóm lập luận rằng dự trữ năng lượng của quốc gia đã dư thừa.
Nhóm cũng muốn chánh phủ tái cấu trúc giá điện khí đốt bằng
cách để cho thành phần năng lượng đánh giá việc sử dụng dự trữ khí đốt từ vịnh
Thái Lan hiện được tiêu thụ hầu hết bởi kỹ nghệ hóa dầu.
Họ lập luận rằng kỹ nghệ không nên được đối xử ưu đãi hơn giơi tiêu thụ bình thường Thái trong việc đánh giá khí đốt rẻ hơn từ Thái Lan và láng giềng Myanmar.
Sáng tạo
Tiết kiệm năng lượng cũng là con đường đến zero ròng. Nhưng không may, chánh phủ Thái Lan chưa công
nhận biện pháp khôn ngoan nầy một cách nghiêm chỉnh.
Sarinee Achavanuntakul, nhà nghiên cứu cầm đầu của Fair
Finance Thailand, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ưu tiên hóa hiệu năng năng
lượng.
“Trong hầu hết mọi quốc gia, nếu chúng ta nhìn vào cách họ
quản lý năng lượng của họ và cái họ ưu tiên nhất, nhiều quốc gia sẽ nói họ ưu
tiên hiệu năng năng lượng,” Sarinee nói.
“Vì về mặt kinh tế, nó được chứng minh mà không cần đòi hỏi
thêm dữ kiện rằng có hiệu quả kinh tế nhất.
Nếu chúng ta có thể gia tăng hiệu năng năng lượng, nó có nghĩa là chúng
ta không cần xây thêm nhà máy điện mới hay gia tăng khả năng sản xuất.
Hơn nữa, chánh quyền nên thực hiện một hệ thống đo đạc ròng
để khuyến khích sự bành trướng của năng lượng sạch.
Hệ thống nầy sẽ giúp những gia đình bì trừ giá điện của họ
bằng cách dùng điện sản xuất từ mái nhà của họ, ngược lại với hệ thống ‘tính
tiền ròng’ hiện nay nơi các gia đình bán điện dư thừa cho chánh phủ nhận giá
thấp hơn giá họ phải trả.
Chariya Senpong, cầm đầu chiến dịch chuyển năng lượng của
Greenpeace Thailand, nói EGAT cần mua năng lượng tái tạo. Greenpeace ước tính rằng năng lượng tái tạo ở
Thái Lan có thể sản xuất 35.000 MW
“Nhưng chánh phủ chỉ mua 100 MW một năm, đi ngược với tiềm
năng đó. Tôi không thể đưa đến việc
chuyển tiếp năng lượng với mức đó,” cô nói.
Về mặt dẫn điện, chánh sách của chánh phủ hiện nay không hỗ
trợ việc tiếp cận thị trường.
Tiếp cận với những lưới và hệ thống dẫn điện được kiểm soát
bởi EGAT, chỉ bán điện cho 2 cơ sở quốc doanh và một vài công ty tư nhân. Thái Lan nên chuyển đến một hệ thống điện tự
do hơn, nơi nhà sản xuất điện tham gia vào việc đấu giá để bán điện cho giới
bán lẻ ở mức thị trường bán sỉ.
Những nhà bán lẻ, gồm có những doanh nghiệp quốc doanh như Cơ
quan Điện Đô thị vá Cơ quan Điện Tỉnh, cùng với những nhà bán lẻ và những nhà
sản xuất điện gia đình, có thể cạnh tranh để bán điện đến giới tiêu thụ.
Dàn xếp nầy cung cấp cho giới tiêu thụ tính uyển chuyển để
chọn người cung cấp điện cho họ. hoặc qua một diễn đàn mậu dịch hay trực tiếp,
mà không cần trung gian.
Tách xa khỏi những nhà máy điện khí đốt tạo nên nhiều thách
thức vì sự thịnh hành hiện nay trong thành phần năng lượng ở Thái Lan.
Chánh phủ có thể giúp cho việc chuyển đổi nầy bằng cách thiết
lập một kế hoạch rõ ràng để thu hoạch những nguồn năng lượng tái tạo và bằng
cách khuyến khích cạnh tranh công bằng trong thị trường năng lượng. Điều nầy sẽ bảo đảm rằng Thái Lan sẽ vẫn cạnh
tranh giữa việc thúc đẩy toàn cầu đến nền kinh tế carbon thấp.
No comments:
Post a Comment