Sunday, May 26, 2024

KINH ĐÀO TRỊ GIÁ 1,7 TỈ USD ĐƯỢC TRUNG HOA HẬU THUẪN CỦA CAMBODIA GÂY KHÓ CHỊU. ĐÂY LÀ CÁCH NÓ CÓ THỂ XOA DỊU NHỮNG LO NGẠI

(Cambodia’s US$1.7 billion China-backed canal sparked unease. Here’s how it can soothe concerns)

Pou Sothirak and Him Raksmey – Bình Yên Đông lược dịch

South China Morning Post – 18 May 2024

·                    Dự án kinh đào Funan Techo dài 180 km có tiềm năng thay đổi lớn lao nền kinh tế của Cambodia bằng cách cung cấp cho quốc gia đường nối đất liền-biển đầu tiên

·                    Nhưng Việt Nam, và những láng giềng Mekong khác, cần bảo đảm về những hệ quả kinh tế-xã hội, môi trường và an ninh của dự án

Nhiệt tình tự phát của quần chúng đã gia tăng khi Cambodia phát động dự án kinh đào Funan Techo dài 180 km mà những người ủng hộ nói sẽ thúc đẩy quốc gia đến một nền kinh tế hiện đại và phát triển mạnh mẽ.  Nhưng những người hoài nghi đã nêu lên những lo ngại đối với những ảnh hưởng có thể có của kế hoạch đối với vùng khác, lập luận rằng nó có thể gây nguy hại cho sức khỏe của sông Mekong vô cùng quan trọng và châm ngòi cho những căng thẳng địa chánh trị.

Dự án vành đai và con đường trị giá 1,7 tỉ USD dự trù được xây trong 4 năm tới qua một thỏa thuận xây-điều hành-chuyển giao (BOT).  Chánh phủ Cambodia đã ký trong tháng 10 với Tổ hợp quốc doanh Cầu Đường Trung Hoa.

Những người ủng hộ dự án ca ngợi kinh đào như một nỗ lực tiên phong và sáng tạo sẽ thiết lập một đường nối biển-đất liền chưa từng có cho Cambodia – nâng cao hoạt động thương mại, và mang lợi ích đến cho nông dân và nhà sản xuất ở trong nước, bằng cách giúp cho việc vận chuyển cạnh tranh hơn của hàng hóa được sản xuất ở địa phương với các thị trường bên ngoài.

Tuy nhiên, những người chống đối lo ngại rằng hệ quả an ninh của kinh, và một than phiền về việc thiếu minh bạch trong việc giải quyết những ảnh hưởng kinh tế-xã hội và môi trường ở bên cạnh,  Họ lập luận rằng việc tham vấn và cộng tác không đầy đủ khiến cho các cộng đồng địa phương không thể chuẩn bị để đối phó với những hậu quả tiềm tàng của dự án một khi nó được xây.

Các nhà làm chánh sách cần bảo đảm rằng những lợi ích kinh tế của kinh không đến bằng cái giá của bất cứ hệ quả không có lý do xác đáng đối với xã hội, môi trường và sự ổn định của Cambodia và khu vực rộng hơn.  Để cải thiện xác suất của điều nầy trở thành trường hợp, nhiều bài học nên được học từ những nghiên cứu trường hợp thành công khác; những than phiền ở trong nước nên được giải quyết một cách thích đáng; và tất cả các bên liên hệ nên được tham gia trong tiến trình lấy quyết định để giảm nhẹ tiềm năng của kết quả tiêu cực.

 

Thuyền di chuyển dọc theo một con kinh ở Siem Reap.  Kinh Funan Techo để thiết lập một đường nối từ đất liền chưa từng có với các hải cảng Sihanoukville và Kampot. [Ảnh: South China Morning Post]

 

Đối với một dự án nhạy cảm chánh trị và rủi ro kinh tế như thế nhất định thu hút sự xoi mói của quần chúng, những giải thích kỹ thuật rõ ràng và dữ kiện khoa học bắt buộc sẽ được đòi hỏi để giải quyết bất cứ lo ngại môi trường và xã hội, và cho thấy một cách thuyết phục rằng cả chánh phủ và công ty đầu tư thành thật và trước sau như một trong nỗ lực của họ để giảm nhẹ những rủi ro tiềm tàng.

Tất cả những siêu dự án – được định nghĩa ở đây như những dự án có ngân sách vượt quá 1 tỉ USD thì gây tranh cãi và phức tạp cố hữu và khó khăn nổi tiếng để thành hiện thực, thường kết thúc với thất bại.  Kích thước lớn của chúng khiến chúng khó đoán trước và nhất là dễ gặp rủi ro.  Khi được làm đúng, một siêu dự án có thể xúc tác sự tăng trưởng kinh tế lớn lao.  Nhưng những dự án không thành công có thể đẩy lủi sự phát triển của 1 quốc gia trong nhiều năm và tạo nên những nhức đầu quan trọng cho nhiều chánh phủ.  Do đó, chánh phủ Cambodia cần phải học hỏi  từ các siêu dự án khác để gia tăng cơ hội thành công của kinh Funan Techo.

Những yếu tố không thể thấy trước có thể làm cho nhiều dự án thất bại có khuynh hướng nổi lên sớm, chẳng hạn như biện minh kém, không thẳng hàng giữa các bên liên hệ, quy hoạch không đầy đủ, không có khả năng tiếp cận hay sử dụng những khả năng cần thiết.  Chi phí của dự án thường được ước tính thấp, trong khi những lợi ích được tiên đoán được ước tính cao hơn.

Chìa khóa là trước hết phát triển tỉ mỉ và những phân tích vô tư những chi phí và lợi ích thật sự, và rồi cứu xét thích hợp những hành động sửa chữa để giải quyết bất cứ vấn đề nào nổi lên trong giai đoạn xây cất dự án.

Kinh đáo Panama và đường sắt cao tốc Beijing-Shanghai (Bắc Kinh-Thượng Hải) cung cấp những thí dụ của những siêu dự án thành công đã sử dụng nhửng lối thực hành kỹ nghệ, những phân tích chi phí lợi ích, và đánh giá ảnh hưởng xã hội và môi trường tốt nhất.

 

Xe lửa đầu đạn trên tuyến đường sắt cao tốc Beijing-Shanghai, một thí dụ của một siêu dự án thành công. [Ảnh: Xinhua]

 

Dự án kinh đào Funan Techo nên có những biện pháp để tránh những thất bại và tiên liệu để đối phó với những thách thức.  Điều nầy gồm có chuẩn bị dự án kỹ lưỡng để xác định mô hình đầu tư tối ưu, với tài trợ từ thành phần tư nhân được hướng đến việc triển khai một bộ tiêu chuẩn môi trường và xã hội đa dạng để bảo đảm kết quả có phẩm chất cao và tăng tốc việc chuyển giao hạ tầng cơ sở.

Một toán quản lý hỗn hợp nhiều lớp và có khả năng nên được thiết lập gồm có đại diện từ chánh phủ, nhà đầu tư và các chuyên viên kỹ thuật độc lập để bảo đảm việc cai quản dự án có hiệu quả, xác định và giảm nhẹ rủi ro, và thực hiện duyệt xét thành thích.  Một toán như thế có thể thực hành những biện pháp chống lại có hiệu quả để giải quyết những ảnh hưởng lan tràn tiềm tàng và những cái giá bên ngoài tiêu cực, chẳng hạn như xáo trông kinh tế xã hội và môi trường, và làm dịu những lo ngại giữa các quốc gia hạ lưu Mekong.  Đường lối cộng tác nầy có thể giúp bảo đảm cho kinh được hoàn tất đúng thời hạn theo những tiêu chuẩn phẩm chất được đòi hỏi.

Mặc dù có sự ủng hộ kinh đào rộng rãi của quần chúng, với khoảng 1,6 triệu người sống dọc theo hành trình được đề nghị, chánh phủ phải giải quyết bất cứ than phiền ở trong nước và bảo đảm việc lo lắng thích đáng cho các cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng.  Các giới chức loan báo hồi gần đây các kế hoạch để thảo luận việc bồi thường hợp lý với những chủ nhân tài sản tư nhân dọc theo hành trình, dựa trên giá thị trường thích hợp.

Việc giải quyết những than phiền ở trong nước cũng có thể được thực hiện tốt nhất qua một ủy ban liên bộ theo những nguyên tắc trách nhiệm xã hội của tổ hợp.  Ủy ban nầy sẽ giám sát các khía cạnh quản lý của việc xây cất kinh và cách điều hành, giúp cho nhà thầu có trách nhiệm với các bên liên hệ và quần chúng.  Bồi thường thích đáng và trợ giúp định cư phải được cung cấp để bảo đảm cho cư dân duy trì cuộc sống thích đáng.  Ngoài ra, đầu cơ và tịch thu đất bên trong vùng kinh nên được cấm, và một dường dây nóng quốc gia được thiết lập cho cư dân đệ nạp bất cứ than phiền hay lo ngại.

Đối với Cambodia, kinh đào hợp lý vì nó giúp lấp khoảng trống hạ tầng cơ sở và sẽ thiết lập một thủy đạo đầu tiên nối liền nội địa với các hải cảng.

Bằng cách giải quyết những than phiền ở trong nước một cách công bằng và tận lực, chánh phủ và nhà thầu của dự án có thể được quần chúng tin cậy.  Điều nầy, ngược lại, sẽ cải thiện hình ảnh và sự tin tưởng chung cho chánh phủ và nhà thầu, làm vững chắc sự ủng hộ dự án kinh đáo Funan Techo.

Cambodia có chủ quyền để xây kinh, nhưng cải thiện việc cộng tác với những bên liên hệ thích hợp có thể giúp làm giảm rủi ro, gia tăng minh bạch, tạo sự tin cậy và hiểu biết, và gặt hái mối liên hệ tích cực.  Tham vấn minh bạch với tất cả thành viên của Ủy hội Sông Mekong (MRC) để tháo luận những lo ngại kéo dài sẽ khuyến khích sự hiểu biết tốt hơn và truyền sự tin cậy lớn hơn trong dự án.

Ủy ban Mekong Quốc gia Việt Nam vừa bày tỏ những lo ngại của họ về những ảnh hưởng xuyên biên giới tiềm tàng ở vùng hạ lưu, kể cả trong Đồng bằng sông Cửu Long, và yêu cầu thêm tin tức về kinh đào.

Cambodia có thể tạo thêm tin cậy qua tính hợp lý môi trường và sinh thái của dự án kinh đáo Funan Techo bằng cách công bố những chi tiết kỹ thuật thích hợp như một phần của nghiên cứu khả thi được chia sẻ với MRC.  Điều nầy sẽ cho thấy cam kết của quốc gia là một láng giềng tốt, trong khi cũng cho phép MRC cung cấp những nhập kiện kỹ thuật và đề nghị có thể giúp giải quyết bất cứ vấn đề xuyên biên giới tiềm tàng.  Sự minh bạch như thế sẽ làm cho dự án tiến hành một cách trôi chảy, không có hiểu lầm hay ngờ vực.

 

Đánh cá trên sông Hậu, một phần của Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam.  Ủy ban Mekong Quốc gia Việt Nam đã bày tỏ những lo ngại về những ảnh hưởng xuyên biên giới tiềm tàng của kinh đào Funan Techo. [Ảnh: Bloomberg]

 

Cộng tác chặt chẽ với MRC sẽ giúp Cambodia xác định sớm những rủi ro tiềm tàng và bảo đảm rằng tất cả các bên có quan tâm, nhất là láng giềng Việt Nam, được thông tin thích hợp, và quyền lợi của họ được giải quyết.  Đường lối cộng tác nầy đại diện cho hình huống thắng-thắng cho tất cả các bên liên hệ.

Chánh phủ Cambodia đáng được ca ngợi vì đã phát động dự án quan trọng chiến lược nầy.  Nhưng để nâng cao thêm tinh thần phát triển quốc gia của mình, kinh đào Funan Techo nên tìm cách noi gương những bài học và lối thực hành hay nhất từ những siêu dự án khác trên thế giới – và bảo vệ chống lại những rủi ro tiềm tàng có thể cản trở việc thực hiện.  Quan trọng vô cùng, chánh phủ phải sẵn sàng để giải quyết bất cứ than phiền của địa phương và cải thiện những đường liên lạc và tham vấn với tất cả các bên liên hệ.

No comments:

Post a Comment