Monday, May 6, 2024

MRC GIẢI THÍCH TRÁCH NHIỆM CỦA VƯƠNG QUỐC ĐỐI VỚI DỰ ÁN KINH ĐÀO FUNAN TECHO

 (MRC explain Kingdom’s responsibilities for Funan Techo Canal project)

Niem Chheng – Bình Yên Đông lược dịch

The Phnom Penh Post – 4 May 2024

 

Một biểu đồ cho thấy đường đi của kinh, cũng như ảnh hưởng môi trường tối thiểu được mong đợi của nó. [Ảnh: Niem Chheng]

 

Mặc dù có sự ủng hộ át hẳn cho dự án Kinh đào Funan Techo, nhiều lo ngại vẫn còn trong một số nhà bình luận việt Nam.

Với điều nầy trong trí, The Post đã gởi một loạt câu hỏi đến Ủy hội Sông Mekong (MRC) – tổ chức liên chánh phủ để phối hợp đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia Hạ Lưu vực sông Mekong – để xác nhận những ràng buộc pháp lý của Cambodia, nếu có, và tìm hiểu làm thế nào MRC làm việc để phối hợp thành công dự án hạ tầng cơ sở đầy tham vọng.

MRC đã nhận được những than phiền chánh thức từ bất cứ thành viên nào của MRC?

Văn phòng MRC nhận được một thông báo từ Cambodia qua văn phòng Ủy ban Mekong Quốc gia Cambodia (CNMC) trong tháng 8 năm ngoái, cho MRC biết ý định của Cambodia để xây cất kinh đào.  Khi nhận được thông báo, Văn phòng chuyển nó đến các quốc gia thành viên khác.

Theo sau việc nhận thông báo, Việt Nam, qua văn phòng Mekong Quốc gia Việt Nam (VNMC), đã gởi yêu cầu được có thêm tin tức và dữ kiện.  Họ bày tỏ lo ngại của một số bên liên hệ trong những văn thư chánh thức, được gởi trong tháng 9 năm 2023 và tháng 3 năm 2024.  Trong các văn thư, văn phòng VNMC nhấn mạnh những lo ngại về những ảnh hưởng xuyên biên giới tiềm tàng của dự án đối với vùng hạ lưu kể cả Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam (ĐBSCL).

Văn phòng MRC đã gởi những bức thơ đến Cambodia để tìm thêm tin tức kỹ thuât chi tiết về dự án, kể cả bản sao của nghiên cứu khả thi và các phúc trình liên hệ khác.  Khi nhận được chúng, MRC sẽ chia sẻ với với các quốc gia thành viên khác.

Tính đến nay, văn phòng vẫn còn theo đuổi thêm với Cambodia.

Bản chất của những lo ngại được đưa đến MRC?

Những lo ngại liên quan đến những ảnh hưởng xuyên biên giới tiềm tàng của dự án đối với vùng hạ lưu, kể cà ĐBSCL, qua văn phòng VNMC đã yêu cầu văn phòng MRC làm việc chặt chẽ với CNMC để thu thập tin tức kỹ thuật chi tiết về dự án, kể cà nghiên cứu khả thi và các phúc trình liên hệ khác.

Cambodia đã đệ trình những gì về dự án cho đến nay?

Cambodia đã đệ nạp một thông báo, cho biết rằng mục đích của dự án là để vận chuyển đường thủy nội địa và nối kết thủy vận.  Nó lưu ý các kế hoạch để xây một thủy đạo dài 180 km để có thể tiếp nhận các tàu chở hàng có trọng tải chết (DWT) 1.000 Tấn.  Kinh đào sẽ có 3 âu tàu để duy trì mực nước để đi lại và 11 cầu dọc theo chiều dài của nó.

Thông báo cho biết rằng “sẽ không có ảnh hưởng đáng kể đối vơi dòng chảy hàng ngày và khối lượng dòng chảy hàng năm của hệ thống sông Mekong.  Việc xây cất và điều hành của 3 âu tàu sẽ làm dễ dàng việc kiểm soát và quản lý có khả năng và hiệu quả dòng chảy trong kinh.  Ngoài những ảnh hưởng môi trường và xã hội của dự án sẽ ở mức rất tối thiểu trong khi xây cất lẫn điều hành và sẽ được kiểm soát.”

Văn phòng MRC đang duyệt xét nội bộ thông báo và đã tiếp xúc với các viên chức cao cấp của Cambodia và các quốc gia lo ngại.  Vì tin tức chúng tôi nhận được rất ít, văn phòng đã yêu cầu thêm tin tức chi tiết về dự án từ Cambodia và chờ để nhận.

Khi văn phòng nhận được thêm tin tức, văn phòng sẽ xem xét kỹ lưỡng, và sẵn sàng để cung cấp thêm hỗ trợ kỹ thuật và làm dễ dàng việc đối thoại giữa các quốc gia thành viên.

Khi Lào, Myanmar và Việt Nam xây cất những dự án lớn, như một đập thủy điện hay kinh đào nối với Mekong, họ có thông báo với MRC?

Myanmar không phải là thành viên của MRC và do đó không bị chi phối bởi những Thủ tục Thông báo, Tham vấn Trước, và Thỏa thuận (PNPCA).

Tất cả các dự án hạ tầng cơ sở trong các quốc gia thành viên (Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam) đòi hỏi phải thông báo với MRC qua văn phòng của nó.  PNPCA gồm có 3 thủ tục khác nhau: Thông báo, Tham vấn Trước và Thỏa thuận Riêng.

Thông báo được áp dụng cho các dự án trên phụ lưu, được định nghĩa như điều khoản thời gian của tin tức của một thành viên liên quan đến việc sử dụng nước được đề nghị, không cần tham vấn.

Thí dụ, trong tháng 8 năm 2022, Lào thông báo với văn phòng MRC và các quốc gia thành viên về dự án thủy điện Sekong A.  Nằm trên 1 phụ lưu bên trong Lào, dự án tránh tiến trình tham vấn thường lệ đòi hỏi cho những dự án trên dòng chánh.  Mặc dù không cần tham gia thêm hay phản hồi vì tình trạng phụ lưu của nó, thông báo bảo đảm tính minh bạch và hợp tác khu vực bằng cách cho phép các quốc gia duyên hà được thông báo về những phát triển có thể ảnh hưởng đến nguồn nước chung.

Ngoài ra, ngay cả dự án Sekong A nằm trên phụ lưu, Lào đã biểu lộ tinh thần hợp tác bằng cách cứu xét những lo ngại của Cambodia và Việt Nam và những bên liên hệ khác, đưa đến quyết định để áp dụng Đánh giá Ảnh hưởng Môi trường Xuyên biên giới (Transboundary Environmental Impact Assessment (TbEIA).

Tham vấn Trước được áp dụng cho các dự án trên dòng chánh sử dụng nước trong mùa mưa lẫn mùa khô và cho những dự án sử dụng nước trong mùa mưa từ dòng chánh Mekong đến một lưu vực khác.

Hiện nay, có 6 dự án trên dòng chánh ở Lào PDR đã được đệ trình để Tham vấn Trước.  Thủ tục được định nghĩa không những cung cấp dữ kiện và tin tức nhưng cũng thảo luận và lượng định ảnh hưởng của việc sử dụng được đề nghị.  Không có quyền phủ quyết việc sử dụng hay quyền đơn phương sử dụng nước bởi bất cứ thành viên nào mà không cứu xét đến quyền của quốc gia khác. Nó thuộc về chấp nhận việc sử dụng được đề nghị để làm cho nó hợp lý và công bằng hơn.

Lấy dự án thủy điện Don Sahong làm thí dụ.  Lào chọn tiến hành với tiến trình Tham vấn Trước mặc dù tiến trình Thông báo lúc đầu của họ, cứu xét đến những yêu cầu của Cambodia và Việt Nam.

Tham vấn Trước bắt dầu trong tháng 7 năm 2014 khi một thông báo chánh thức được gởi đến các quốc gia thành viên khác, qua văn phòng của MRC, về ý định của họ để dự án trải qua tham vấn trước.

Với nhũng tài liệu được đệ nạp, văn phòng phối hợp một cuộc duyệt xét kỹ thuật của dự án và làm dễ dàng các thảo luận, bày tỏ những lo ngại được nêu lên bởi các quốc gia láng giềng và các chuyên viên môi trường.  Nỗ lực cộng tác nầy nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hợp tác để bảo đám phát triển có trách nhiệm các dự án thủy điện, đưa đến kết quả tích cực cho môi trường và các cộng đồng láng giềng.

Thỏa thuận Riêng được áp dụng cho các dự án chuyển nước từ dòng chánh của Mekong đến một lưu vực khác trong mùa khô,  Những dự án như thế phải được đồng ý bởi các quốc gia thành viên.  Cho đến nay, chưa có dự án nào được đệ nạp dưới Thỏa ước Riêng nầy.

Có bất cứ điều khoản nào đòi hõi mỗi quốc gia thành viên MRC phải chia sẻ [tin tức] trước khi bắt đầu dự án?

Tất cả các dự án nằm trong PNPCA được yêu cầu đệ nạp cho MRC trước khi thực hiện dự án.  Thông báo phải được đệ nạp trước 1 tháng, để cho phép tiến hành nội bộ và phân phối đến các thành viên khác.  Những dự án thuộc Tham vấn Trước phải được đệ nạp ít nhất 7 tháng trước, để cho phép 1 tháng tiến hành nội bộ và phân phối đến các thành viên và một thời gian tham vấn dài 6 tháng của tài liệu được đệ nạp.

Như được nói trong Chương 4.1.2 của PNPCA, yêu cầu Thông báo và các thủ tục sẽ được áp dụng đối với những sử dụng được đề nghị sau đây: (a) sử dụng trong lưu vực và rẽ nước liên lưu vực trên các phụ lưu, kể cả Tonle Sap; và (b) sử dụng liên lưu vực trong mùa mưa trên dòng chánh.

No comments:

Post a Comment