Friday, May 31, 2024

Người Trung Quốc nói gì về kênh đào Phù Nam Techo?


Nguồn: Baijiahao, Baidu, ngày 16/04 và 17/04/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

23/5/2024


Tháng 5 năm ngoái, Campuchia đã đề nghị Trung Quốc tài trợ cho Dự án kênh đào Phù Nam Techo của nước này. Dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng này có mức chi phí 1,7 tỷ USD và có tổng chiều dài 180 km. Mục đích chính của nó là cải thiện giao thông vận tải ở khu vực thủ đô Phnom Penh. Kênh đào này bắt đầu từ sông Basak (sông Hậu), một nhánh của sông Mê Kông, và kết thúc ở tỉnh Kampot ở phía Nam Campuchia. Nó đi qua bốn tỉnh của Campuchia gồm Kandal, Takeo, Kampot và Kep, qua đó đem lại lợi ích cho khoảng 1,6 triệu người.

Sông Mê Kông là con sông lớn nhất ở Đông Nam Á. Mặc dù sông Mê Kông chảy qua Campuchia nhưng nó không đóng vai trò lớn trong giao thông vận tải và hậu cần kinh tế của nước này, bởi tất cả các cửa ra của hạ lưu sông đều nằm ở Việt Nam. Tuy giáp biển nhưng Campuchia không có con sông lớn nào dẫn thẳng ra biển. 33% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Campuchia phải đi qua hạ lưu sông Mê Kông ở Việt Nam, điều này buộc họ phải chi trả cho Việt Nam một khoản phí quá cảnh tương đối lớn. Hơn nữa, chi phí vận chuyển và lệ phí thông quan của nước này cũng cao hơn Việt Nam gấp mấy lần. Bởi vậy, Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến Campuchia và có thể nói rằng ở một mức độ nào đó, Việt Nam nắm trong tay huyết mạch kinh tế của Campuchia.

Do đó, Dự án kênh đào Phù Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Campuchia. Việc xây dựng kênh đào sẽ kết nối trực tiếp thủ đô Phnom Penh với cửa biển ở phía Nam Campuchia. Theo kế hoạch, dự án này cho phép hai tàu chở hàng 3.000 tấn đi qua cùng một lúc. Điều này không chỉ nâng cao hiệu quả vận chuyển của cảng Phnom Penh và làm giảm chi phí hậu cần mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các khu vực dọc tuyến. Sau khi dự án này hoàn thành, tỷ lệ hàng hóa xuất nhập khẩu của Campuchia phải đi qua ngõ sông Mê Kông của Việt Nam sẽ giảm xuống 10%, điều này sẽ giúp giảm bớt ảnh hưởng của Việt Nam đối với Campuchia. Ngoài ra, Chính phủ Campuchia cũng có kế hoạch thành lập các đặc khu kinh tế xung quanh kênh đào để tạo thêm cơ hội việc làm và nâng cao mức độ đô thị hóa.

Dự án kênh đào Phù Nam Techo được coi là sáng kiến chiến lược quan trọng của Chính phủ Campuchia. Kể từ khi con trai Hun Sen là Hun Manet lên nắm quyền Thủ tướng, dự án này càng được chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Một trong những lý do khiến Hun Sen xúc tiến dự án kênh đào Techo trước khi rời nhiệm kỳ là bởi ông hy vọng nó sẽ củng cố địa vị chính trị của con trai mình ở Campuchia. Điều đáng nói, cái tên “Phù Nam Techo” do chính Hun Sen đặt, nó tượng trưng cho vinh quang lịch sử và sức mạnh quốc gia của Campuchia.

Thông tin từ Internet cho thấy, “Techo” thực chất là phiên âm của một từ có nghĩa là “đô đốc quân sự cấp cao nhất canh giữ một phương” trong tiếng Khmer, tương tự như “Đại thống đốc” thời Trung Quốc cổ đại. Danh từ này có thể bắt nguồn từ hai vị danh tướng sống dưới thời Oudong của Khmer cổ vào thế kỷ 17 – Techo Meas và môn đệ của mình là Techo Yot. Họ đã có những đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ lãnh thổ Khmer và chống thù trong giặc ngoài. Hai vị danh tướng này có danh tiếng lẫy lừng trong lịch sử Campuchia và đến nay vẫn có thể chiêm ngưỡng bức tượng đồng được người dân Campuchia dựng lên để tôn vinh họ tại Bến tàu Sisowath ở Phnom Penh.

Cái tên “Phù Nam” cũng khá quen thuộc trong thư tịch cổ Trung Quốc, nó được nhắc đến lần đầu tiên để chỉ một vương quốc cổ nằm ở bán đảo Đông Dương vào thời cổ đại. Lãnh thổ của vương quốc này trải dài ở một số khu vực của Campuchia, Lào, Việt Nam và Thái Lan ngày nay.

Ý nghĩa lịch sử của hai từ “Techo” và “Phù Nam” cho thấy, Hun Sen không đặt tên cho dự án kênh đào này một cách ngẫu hứng. Ở một góc độ nào đó, ý nghĩa của hai từ này cũng thể hiện chức năng quan trọng của kênh đào Phù Nam Techo đối với Campuchia: Đảm bảo an toàn giao thông ở Phnom Penh, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực phía Nam và giúp Campuchia khôi phục lại ánh hào quang trong quá khứ.

Hun Sen lựa chọn giao quyền điều hành kênh đào Techo cho công ty Trung Quốc, với mong muốn quyền điều hành sẽ được trao trả cho chính phủ và người dân Campuchia sau 40 đến 50 năm nữa. Hành động này có nghĩa rằng, Campuchia sẽ được hưởng lợi từ nó, chứ không phụ thuộc vào khoản vay của Trung Quốc.

Mặt khác, dự án này cũng có ý nghĩa rất lớn đối với Trung Quốc. Sau khi dự án hoàn thành, Trung Quốc có thể đi thẳng từ sông Lancang tới sông Mê Kông để đến Thái Lan và Malaysia mà không cần qua Việt Nam, đồng nghĩa với việc vùng nội địa ở Tây Nam Trung Quốc sẽ có thêm một cửa ngõ trực tiếp đi ra biển, điều này cũng giúp bảo vệ sự an toàn của tàu buôn Trung Quốc trên tuyến đường thủy Malacca, đồng thời tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại giữa Trung Quốc với Thái Lan, Malaysia và các nước ASEAN khác.

Campuchia không có đủ tiềm lực kinh tế nên đã tìm đến Trung Quốc, phía Trung Quốc đồng ý vì đó là vấn đề đôi bên cùng có lợi. Người Campuchia tin rằng, dự án này sẽ khiến Campuchia không còn phải phụ thuộc vào kẻ khác nữa, “kẻ khác” ở đây là Việt Nam. Ngay sau khi được công bố, dự án kênh đào giữa Trung Quốc và Campuchia đã vấp phải sự hoài nghi từ mọi phía. Người Việt Nam không mấy lạc quan về điều này, bởi sự vận hành của kênh đào Phù Nam sẽ làm giảm cơ hội vận chuyển hàng hóa từ Phnom Penh và khiến họ mất đi một lượng lớn phí quá cảnh. Phía Việt Nam đã đề xuất phương án xây đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Phnom Penh nhưng Campuchia không đồng ý. Bên cạnh đó, Mỹ đã phóng đại rằng Trung Quốc sẽ triển khai căn cứ quân sự ở Campuchia và cũng đang cố gắng gieo rắc mối bất hòa giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Thông tin về việc Trung Quốc muốn triển khai căn cứ quân sự ở Campuchia đã kích thích sự nhạy cảm của Việt Nam. Nước này đã đồng thời yêu cầu cả Trung Quốc và Campuchia cung cấp toàn bộ thông tin xây dựng của dự án, qua đó đánh giá xem liệu nó có gây thiệt hại cho hệ sinh thái sông Mê Kông hay không, và Việt Nam sẽ chỉ tán thành nếu dự án đáp ứng được các tiêu chuẩn.

Phải nói rằng đây là một yêu cầu vô lý. Sự hợp tác giữa Trung Quốc và Campuchia không liên quan đến nước thứ ba, và hai nước này không có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin xây dựng. Mặc dù gần đây, Việt Nam thường xuyên đến thăm Trung Quốc và tìm kiếm sự giúp đỡ từ Trung Quốc trong việc xây dựng các dự án đường sắt cao tốc, nhưng Việt Nam và Mỹ cũng có mối quan hệ thân thiết, Mỹ vẫn luôn lôi kéo Việt Nam và các nước ASEAN để tranh giành ảnh hưởng của Trung Quốc đối với ASEAN. Bộ Thương mại Mỹ đang thảo luận về việc công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam và tăng cường hợp tác với Việt Nam. Vì vậy, khó có thể khẳng định liệu trong tương lai Việt Nam có bị lôi kéo vào cuộc chiến bởi những khoản lợi nhuận của Mỹ hay không.

Mới đây, hai tàu chiến Trung Quốc đã tới Campuchia để tham gia cuộc tập trận chung “Rồng vàng 2024” diễn ra vào từ giữa đến cuối tháng 5. Đây là cuộc tập trận chung thứ sáu giữa hai nước, nó đương nhiên không nhắm mục tiêu vào một quốc gia cụ thể nào, nhưng ngoài việc tăng cường sự hợp tác sâu sắc hơn giữa hai nước, đây cũng được coi là một cú phản kích đối với những yêu cầu từ phía Việt Nam.

Ngay từ tháng 12 năm ngoái, hai tàu Type 056A của Trung Quốc đã tới Campuchia để tham gia cuộc tập trận chung Trung Quốc-Campuchia. Tuy nhiên vào thời điểm đó, hai tàu Type 056A này không về nước mà vẫn neo đậu tại căn cứ hải quân Campuchia. Lần này, Trung Quốc tiếp tục cử đi hai tàu chiến, nâng số chiến hạm có mặt tại Campuchia lên con số bốn, đây là lực lượng hải quân đáng kể ở Đông Nam Á.

Sự tham gia của tàu chiến Trung Quốc trong cuộc tập trận quân sự chung Trung Quốc-Campuchia lần này không chỉ tăng cường hợp tác quân sự giữa hai nước, mà còn truyền đi thông điệp tới thế giới bên ngoài và đánh động một vài quốc gia. Dự án kênh đào này là một sự hợp tác đôi bên cùng có lợi, giúp tăng cường mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN, thế giới bên ngoài không thể ngăn cản dự án này.

SOURCE:

https://nghiencuuquocte.org/2024/05/23/nguoi-trung-quoc-noi-gi-ve-kenh-dao-phu-nam-techo/ 


 

Ngăn lũ tràn sang Việt Nam, kênh đào Phù Nam Techo khiến miền Tây mất dần mùa nước nổi?

 Tác giả: Huyền Trân

BBC News Tiếng Việt

30 tháng 5 2024

 

Chụp lại hình ảnh,Bộ Ngoại giao Việt Nam đã liên tục lên tiếng chính thức về dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia, gần nhất là vào ngày 23/5

 

Phó Thủ tướng Campuchia Sun Chanthol đề cập khả năng ngăn lũ tràn sang Việt Nam như một ưu điểm của kênh Phù Nam Techo. Trong khi đó, lũ lại đóng vai trò quan trọng đối với Đồng bằng sông Cửu Long.

Phó Thủ tướng Campuchia Sun Chanthol nói với người đồng cấp Việt Nam Lê Minh Khái bên lề Hội nghị Tương lai châu Á ở Tokyo, Nhật Bản hôm 23/5 rằng kênh đào Phù Nam Techo sẽ giảm lũ ở 5 tỉnh Campuchia và ngăn nước lũ tràn sang Việt Nam.

Ông Lê Minh Khái trong cuộc gặp này cũng đề nghị Campuchia cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và Ủy hội sông Mekong Quốc tế (MRC) trong việc chia sẻ thông tin về dự án.

Ông Sun Chanthol còn nêu hai điểm đáng chú ý khác về kênh Phù Nam Techo bao gồm:

Ba điểm khóa nước ở các tỉnh Kandal, Takeo và Kep đảm bảo nước mặn không xâm nhập.

Lượng nước hiện tại chảy từ sông Mekong ra biển là 8.000 mét khối/giây, sông Bassac là 1.400 mét khối/giây trong khi kênh đào Phù Nam Techo chỉ có sử dụng 5 mét khối/giây, khoảng 0,053%.

 

Chụp lại hình ảnh, Đồng bằng sông Cửu Long đã trải qua thời gian hạn mặn khắc nghiệt. Ảnh một khu vườn tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng bị khô héo vì thiếu nước vào ngày 26/4/2024.

Không còn mùa nước nổi?

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vùng hạ lưu cuối cùng của sông Mekong trước khi đổ ra Biển Đông, có hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Các tháng cuối của hai mùa này thường xảy ra tình trạng lũ lụt và khô hạn.

Mùa nước nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra từ tháng 8 đến tháng 11 hằng năm.

Lũ lụt đóng vai trò quan trọng trong nên sinh thái của vùng châu thổ, mang lại tài nguyên nước, đất, sinh vật...

Trong hơn hai thập niên qua, quy luật khí tượng và thủy văn lưu vực sông Mekong nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng đã bị đảo lộn nghiêm trọng vì hiện tượng thời tiết cực đoan.

Một nghiên cứu hồi năm 2020 của PGS TS Lê Anh Tuấn, Giảng viên Đại học Cần Thơ, có nội dung cho rằng trong hai thập niên qua, xu thế giảm số năm có lũ lớn và gia tăng số năm lũ nhỏ, đồng thời đường ranh mặn đang vào sâu hơn ở khu vực ven biển.

Nguy cơ hạn hán, xâm mặn, sạt lở, sụt lún ở ĐBSCL cũng đã làm nóng nghị trường trong kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15 vào ngày 29/5.

 

Chụp lại hình ảnh, Một người nông dân đứng trước cánh đồng khô cằn ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng vào ngày 26/4/2024.

 

PGS TS Vũ Thanh Ca, Giảng viên cao cấp Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, ngày 28/5 bình luận với BBC News Tiếng Việt rằng trong bối cảnh Đồng bằng sông Cửu Long đang thiếu lũ, việc kênh đào Phù Nam Techo gây giảm lũ "là một tác động bất lợi". Trên thực tế, trong nhiều năm gần đây, Việt Nam và nhiều chuyên gia quốc tế đã luôn coi lũ sông Mekong (nước nổi) là nguồn tài nguyên.

Ông bình luận với BBC News Tiếng Việt:

"Điều Phó Thủ tướng Sun Chanthol nói là có cơ sở, vì khi đào kênh người ta sẽ đắp bờ kênh cao lên. Bờ này cũng có thể được nâng cấp thành đường giao thông. Ngoài ra, do giao thông trở nên thuận tiện nên hai bên bờ kênh sẽ xuất hiện các khu dân cư. Kết quả là bờ kênh và các khu dân cư được bảo vệ bằng đê bao hoặc có nền đất cao sẽ ngăn lũ chảy tràn về Việt Nam."

Ông cũng nêu vai trò của nước lũ đối với Đồng bằng sông Cửu Long:

"Nước tràn bờ vào ruộng sẽ thau chua rửa mặn, cung cấp nguồn phù sa, tôm cá, làm sạch ruộng đồng, kênh mương. Nói cách khác, nước nổi cung cấp sự sống cho đồng bằng châu thổ. Tuy nhiên, các đập thủy điện thượng nguồn đã ngăn nguồn nước lũ về đồng bằng, làm dân miền Tây có khá nhiều năm phải mỏi mòn chờ mùa nước nổi."

"Như vậy, trong bối cảnh đồng bằng đang thiếu lũ, việc kênh đào Phù Nam Techo gây giảm lũ là tác động bất lợi."

PGS TS Lê Anh Tuấn bình luận trên Facebook của ông vào ngày 26/5 với nội dung chính: Việc xem lũ lụt ở miền Nam là một thiên tai như ở miền Bắc hay miền Trung là một đánh giá sai lầm.

"Phải khẳng định lũ lụt mang lại sự giàu có bền vững nói chung của đồng bằng, kể cả vùng biển chung quanh. Lũ lụt mùa mưa cao giúp mùa khô bớt thiếu nước ngọt và giảm bớt diện tích bị nhiễm mặn. Các nhà địa lý ở nước ngoài gọi vùng châu thổ sông Cửu Long là 'flood plain', nghĩa là 'đồng lũ'.

Không có hoặc kém đi lượng lũ lụt, đồng bằng sẽ rơi xuống tình trạng tan rã, nghèo kiệt và bất ổn. Không phải vô cớ mà nhiều nông dân than thở với những từ mới như 'đói lũ', 'khát lũ', 'lũ nghèo', 'lũ kiệt'… trong mấy năm gần đây.

Vậy mà phía Campuchia nói với quan chức Việt Nam rằng kênh đào Funan Techo sẽ ngăn lũ tràn sang Việt Nam như là một ưu điểm, thì tôi mường tượng một viễn cảnh bất an, rủi ro và tổn thất cao cho người dân vùng châu thổ sông Cửu Long trong các năm sau."

PGS TS Lê Anh Tuấn nói với BBC News Tiếng Việt hôm 30/5 rằng lưu lượng nước từ sông Mekong đổ ra biển là khoảng 8.000 mét khối/giây là con số trung bình của cả năm, nghĩa là trung bình cả mùa mưa lũ và mùa khô.

"Dùng con số trung bình này để lập luận là không hợp lý, mà phải lấy con số mùa khô mới có ý nghĩa tác động vì người dân cần nước cho mùa khô để sử dụng canh tác, cấp nước… hơn là mùa mưa," ông nêu ý kiến.

Từ Hoa Kỳ hôm 28/5, Kỹ sư Phạm Phan Long, nhà sáng lập và hoạt động cho tổ chức phi chính phủ Viet Ecology Foundation, nói ông không rõ Phó Thủ tướng Việt Nam Lê Minh Khái có nói với người đồng cấp Campuchia là Việt Nam không chống lũ mà thay vào đó nên chào đón lũ để có mùa nước nổi hay không, cũng như Campuchia chào đón lũ với lễ hội hằng năm ở Biển Hồ.

Kênh Phù Nam Techo đổ ra biển chỉ khoảng 5 mét khối/giây?

 


Phó Thủ tướng Campuchia nói kênh đào có 3 cửa cống ở các tỉnh Kandal, Takeo và Kep, giúp ngăn nước mặn xâm nhập.

PGS TS Vũ Thanh Ca đồng ý với nhận định này và cho rằng các điểm khóa nước (hay còn gọi là âu tàu) sẽ có tác dụng điều tiết dòng chảy, mực nước, tạo độ sâu cần thiết phục vụ giao thông vận tải và ngăn xâm nhập mặn tại khu vực giáp biển của Campuchia.

Thạc sĩ Kỷ Quang Vinh, cựu Chánh văn phòng Công tác biến đổi khí hậu (Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ), hôm 28/5 nhận định với BBC rằng việc ngăn mặn nếu có, chỉ chủ yếu cho phía Campuchia, còn phía Việt Nam thì tác động ngăn mặn sẽ không rõ vì ông không thấy số liệu cụ thể nào.

Sông Mekong dài hơn 4.000 km, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng ở độ cao trên 4.000 m, chảy qua tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, đi dần xuống bắc Thái Lan, qua vùng trung và hạ Lào, đến miền bắc Campuchia thì nhận thêm nguồn nước tả ngạn từ vùng Tây Nguyên của Việt Nam đổ xuống, dòng chảy trao đổi với dòng Tonle Sap phía hữu ngạn và cuối cùng đi vào địa phận ĐBSCL của Việt Nam qua hai dòng sông Tiền và sông Hậu trước khi đổ ra Biển Đông.

Sông Mekong sau khi đi qua thủ đô Phnom Penh của Campuchia thì tách ra làm hai nhánh, là Bassac River (sông Hậu) và Trans-Bassac River (sông Tiền) rồi chảy vào Việt Nam, trước khi đổ ra Biển Đông.

Về thông tin Phó Thủ tướng Chanthol nói lưu lượng nước hiện nay từ sông Mekong đổ ra biển là khoảng 8.000 mét khối/giây, sông Bassac là 1.400 mét khối/giây trong khi kênh Phù Nam chỉ là 5 mét khối/giây để trấn khả năng dòng chảy sông Mekong bị hao hụt là không đáng kể, ông Kỷ Quang Vinh đã đặt ra các câu hỏi:

"Không biết ông Chanthol nói lưu lượng sông Mekong đổ ra biển là 8.000 mét khối/giây là mùa nào và ở đâu. Vì tùy thời điểm trong năm và ở chi lưu nào mà lưu lượng nước đổ ra biển sẽ thay đổi rất nhiều."

PGS TS Vũ Thanh Ca đánh giá theo số liệu quan trắc nhiều năm trên sông Mekong thì lưu lượng nước trên hai dòng chính của sông Mekong biến động rất mạnh trong năm.

"Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, vào mùa nước nổi, lưu lượng nước trên hệ thống sông rất lớn, hiện nay khoảng trên 24.000 mét khối/giây. Vào mùa khô, lưu lượng nước khoảng 5.000 mét khối/giây."

"Về lưu lượng nước trên kênh Phù Nam Techo, số liệu được công bố của Campuchia cho thấy lưu lượng mà kênh lấy từ sông chỉ khoảng 5 mét khối/giây. Tuy nhiên, đây chỉ là lưu lượng nước phục vụ giao thông. Tôi cho rằng ngoài phục vụ mục đích giao thông, con kênh này có thể sẽ được sử dụng để phục vụ mục đích tưới tiêu và các hoạt động kinh tế khác. Vì vậy, lưu lượng thực mà kênh lấy từ hai dòng chính của sông Mekong cần được tính lại cho phù hợp."

Việt Nam vẫn chờ thông tin từ Campuchia?

 

 Chụp lại hình ảnh,Lũ lụt vốn đã đóng vai trò quan trọng, góp phần tạo nên sự trù phú của Đồng bằng sông Cửu Long

PGS TS Vũ Thanh Ca nêu ý kiến việc đào kênh và sử dụng nước là nhu cầu chính đáng của Campuchia.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh để hạn chế thấp nhất các tác động môi trường, đặc biệt đối với Đồng bằng sông Cửu Long, thì "Việt Nam và Campuchia cần có những trao đổi, cung cấp đầy đủ nhất các số liệu để đánh giá một cách chính xác nhất các tác động môi trường nhằm xây dựng chính sách ứng phó phù hợp, phù hợp với Hiệp định Mekong năm 1995 và quan hệ tốt đẹp giữa hai nước".

Cựu Thủ tướng Hun Sen, Chủ tịch Thượng viện Campuchia, gần đây đã lên tiếng thúc giục đẩy nhanh tiến độ khởi công siêu dự án này.

"Tôi đề nghị tân thủ tướng và chính phủ không chờ đợi quá lâu. Nếu có thể động thổ sớm thì hãy thực hiện bởi vì sẽ có thêm nhiều phản ứng. Chúng ta cần suy nghĩ cho nền kinh tế của chúng ta. Chúng ta cần suy nghĩ cho nền độc lập của chúng ta."

Cho đến nay, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã bốn lần lên tiếng chính thức về dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia, gần nhất là vào ngày 23/5, nhấn mạnh quốc gia láng giềng cần cung cấp thêm thông tin để đánh giá đầy đủ về dự án.

Tuy nhiên, Campuchia vẫn chưa gửi thêm tài liệu cho phía Việt Nam để có đánh giá đầy đủ về các tác động môi trường cho dự án trị giá 1,7 tỷ USD này, đồng thời ông Hun Sen bác bỏ thông tin cho rằng kênh Phù Nam Techo thuộc sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Năng lượng, Nước và Tính Bền vững của Trung tâm Stimson, đánh giá với BBC News Tiếng Việt vào ngày 10/5 như sau:

"Các nhà lãnh đạo Campuchia vẫn tiếp tục ca ngợi lợi ích thủy lợi của kênh đào này. Cách duy nhất để sử dụng kênh đào này có ý nghĩa cho tưới tiêu là lấy nước từ các kênh của con sông Mekong vào mùa khô. Cách sử dụng nước như thế này có một tác động đáng kể đối với nhu cầu tưới tiêu của Đồng bằng sông Cửu Long."

"Việc sử dụng nước trong mùa khô của Campuchia từ dòng chảy chính của sông Mekong phải tuân theo tiến trình tham vấn và đồng thuận với các nước Thái Lan, Lào và Việt Nam được xác định trong Hiệp định sông Mekong năm 1995."

Vào năm 1995, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam đã ký Hiệp định về hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mekong (Hiệp định Mekong năm 1995) sau gần 4 năm đàm phán (1991 - 1994), thành lập Ủy hội sông Mekong Quốc tế (MRC).

Ra đời năm 2003, Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận (PNPCA) là một trong 5 bộ quy tắc mang tính thủ tục của MRC.

"Tôi không nghĩ là chúng tôi có quyền ngăn chặn một dự án, bởi vì Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận [PNPCA] là nhằm để tránh, giảm thiểu tác động của dự án được đề xuất, và về hợp tác [chia sẻ thông tin và đối thoại], không phải về chuyện phủ quyết," ông Sophearin Chea, trưởng bộ phận quy hoạch lưu vực sông Mekong của MRC, nói với BBC News Tiếng Việt vào ngày 5/5.

Ngăn lũ tràn sang Việt Nam, kênh đào Phù Nam Techo khiến miền Tây mất dần mùa nước nổi? - BBC News Tiếng Việt

 

Monday, May 27, 2024

Mekong Dam Monitor (Update for May 27 - June 2, 2024)

 

Mekong Dam Monitor

Sharing Data. Empowering People
  In partnership with        

Update for May 27- June 2

Notable changes on the Mekong in the last week. Visit the Monitor home for more, including Burmese, 中文, Khmer, ພາສາລາວ, ไทย, and Tiếng Việt translation.

SPOTLIGHT

2024 Dry Season Releases Were the Lowest in Three Years

Last week marked the end of the 2024 dry season. If you’ve been following our reporting over the last six months, you’ll know that river levels have been much lower than previous years due to relatively low dam releases of water for hydropower production. The chart below shows just how much lower total dam releases were throughout the basin this year compared to the previous two dry seasons. Most of the difference is coming from China, where hydropower production was much more muted than previous years due to a drought in 2023 and where a new mainstream dam has almost completely filled its reservoir during the dry season. As a result, parts of the river closest to China were running at relatively closer to normal levels. Dam releases from the large dams in central Laos exceeded China’s, and releases from dams in other parts of the Mekong were about the same as previous years. The operations of China’s 12 dams have a significant impact on the downstream, but that impact is lessened when they release less water as they did in 2024.

IMAGE OF THE WEEK

Nuozhadu Reservoir Continues to Rise

The largest dam in the Mekong, Nuozhadu, continues to restrict Mekong flow as it fills unseasonably early. Since late April, its reservoir has increased more than 15 meters, restricting more than 4 billion cubic meters of water. The reservoir has exceeded its maximum 2023 level and is approaching 2022 levels. Early June is a critical time for the river to be rising downstream. Now that Nuozhadu has filled somewhat adequately, it would be most useful for the Nuozhadu dam operator to moderate or limit further filling until later in the wet season to allow important downstream ecological processes to initiate.
 
Nuozhadu Reservoir Continues to Rise

Where is the water?

Like clockwork, the start of the wet season saw a huge net flow restriction of 2.27 billion cubic meters last week. The most significant restrictions came from Huangdeng (PRC, 175 million cubic meters) and Nuozhadu (PRC, 2.19 billion cubic meters). Major restrictions like these are extremely damaging to early wet season ecological processes.
Reservoir Series Over Time

River Levels

In the Golden Triangle along the Thai-Lao border, river levels are lower than normal. Downstream from Vientiane, river levels are at normal or slightly higher than normal levels for this time of year.
Chiang Saen Gauge
Stung Treng Gauge

Weather & Wetness

A major snow melt event in China increased the river’s natural flow, but most of this was restricted behind China’s Tuoba and Nuozhadu dams. A drought pattern is emerging once again throughout much of the Mekong with some extreme wetness observed in the lower 3S Basin and Cambodia’s Cardamom Mountains. Vietnam’s delta remains wetter than normal for this time of the year, largely due to irrigation.

Upcoming Webinar

 June 10 from 9 - 10:30 PM ET | June 11 from 8:00-9:30 AM Asia/Bangkok
The Mekong’s wet season is underway after a dry season marked by extremely high temperatures and some of the lowest river levels observed in recent years. A new dam (Tuoba) is filling its reservoir, and Nuozhadu the largest reservoir in the Mekong is filling unseasonably early! How did all of this plus regular water releases from dams for hydropower generation across the basin impact the Mekong? How might the 2024 wet season play out in terms of potential La Nina impacts and the operations of over 100 dams?

Join the Mekong Dam Monitor team and outside experts for a discussion about what the data shows about the previous dry season and forecasting about how dam operations and weather will impact the hydrology and ecology of the river this coming wet season. Simultaneous translation will be available for 6 local Mekong languages (Burmese, Khmer, Lao, Thai, Vietnamese, Chinese).  RSVP today!

Sunday, May 26, 2024

KINH ĐÀO TRỊ GIÁ 1,7 TỈ USD ĐƯỢC TRUNG HOA HẬU THUẪN CỦA CAMBODIA GÂY KHÓ CHỊU. ĐÂY LÀ CÁCH NÓ CÓ THỂ XOA DỊU NHỮNG LO NGẠI

(Cambodia’s US$1.7 billion China-backed canal sparked unease. Here’s how it can soothe concerns)

Pou Sothirak and Him Raksmey – Bình Yên Đông lược dịch

South China Morning Post – 18 May 2024

·                    Dự án kinh đào Funan Techo dài 180 km có tiềm năng thay đổi lớn lao nền kinh tế của Cambodia bằng cách cung cấp cho quốc gia đường nối đất liền-biển đầu tiên

·                    Nhưng Việt Nam, và những láng giềng Mekong khác, cần bảo đảm về những hệ quả kinh tế-xã hội, môi trường và an ninh của dự án

Nhiệt tình tự phát của quần chúng đã gia tăng khi Cambodia phát động dự án kinh đào Funan Techo dài 180 km mà những người ủng hộ nói sẽ thúc đẩy quốc gia đến một nền kinh tế hiện đại và phát triển mạnh mẽ.  Nhưng những người hoài nghi đã nêu lên những lo ngại đối với những ảnh hưởng có thể có của kế hoạch đối với vùng khác, lập luận rằng nó có thể gây nguy hại cho sức khỏe của sông Mekong vô cùng quan trọng và châm ngòi cho những căng thẳng địa chánh trị.

Dự án vành đai và con đường trị giá 1,7 tỉ USD dự trù được xây trong 4 năm tới qua một thỏa thuận xây-điều hành-chuyển giao (BOT).  Chánh phủ Cambodia đã ký trong tháng 10 với Tổ hợp quốc doanh Cầu Đường Trung Hoa.

Những người ủng hộ dự án ca ngợi kinh đào như một nỗ lực tiên phong và sáng tạo sẽ thiết lập một đường nối biển-đất liền chưa từng có cho Cambodia – nâng cao hoạt động thương mại, và mang lợi ích đến cho nông dân và nhà sản xuất ở trong nước, bằng cách giúp cho việc vận chuyển cạnh tranh hơn của hàng hóa được sản xuất ở địa phương với các thị trường bên ngoài.

Tuy nhiên, những người chống đối lo ngại rằng hệ quả an ninh của kinh, và một than phiền về việc thiếu minh bạch trong việc giải quyết những ảnh hưởng kinh tế-xã hội và môi trường ở bên cạnh,  Họ lập luận rằng việc tham vấn và cộng tác không đầy đủ khiến cho các cộng đồng địa phương không thể chuẩn bị để đối phó với những hậu quả tiềm tàng của dự án một khi nó được xây.

Các nhà làm chánh sách cần bảo đảm rằng những lợi ích kinh tế của kinh không đến bằng cái giá của bất cứ hệ quả không có lý do xác đáng đối với xã hội, môi trường và sự ổn định của Cambodia và khu vực rộng hơn.  Để cải thiện xác suất của điều nầy trở thành trường hợp, nhiều bài học nên được học từ những nghiên cứu trường hợp thành công khác; những than phiền ở trong nước nên được giải quyết một cách thích đáng; và tất cả các bên liên hệ nên được tham gia trong tiến trình lấy quyết định để giảm nhẹ tiềm năng của kết quả tiêu cực.

 

Thuyền di chuyển dọc theo một con kinh ở Siem Reap.  Kinh Funan Techo để thiết lập một đường nối từ đất liền chưa từng có với các hải cảng Sihanoukville và Kampot. [Ảnh: South China Morning Post]

 

Đối với một dự án nhạy cảm chánh trị và rủi ro kinh tế như thế nhất định thu hút sự xoi mói của quần chúng, những giải thích kỹ thuật rõ ràng và dữ kiện khoa học bắt buộc sẽ được đòi hỏi để giải quyết bất cứ lo ngại môi trường và xã hội, và cho thấy một cách thuyết phục rằng cả chánh phủ và công ty đầu tư thành thật và trước sau như một trong nỗ lực của họ để giảm nhẹ những rủi ro tiềm tàng.

Tất cả những siêu dự án – được định nghĩa ở đây như những dự án có ngân sách vượt quá 1 tỉ USD thì gây tranh cãi và phức tạp cố hữu và khó khăn nổi tiếng để thành hiện thực, thường kết thúc với thất bại.  Kích thước lớn của chúng khiến chúng khó đoán trước và nhất là dễ gặp rủi ro.  Khi được làm đúng, một siêu dự án có thể xúc tác sự tăng trưởng kinh tế lớn lao.  Nhưng những dự án không thành công có thể đẩy lủi sự phát triển của 1 quốc gia trong nhiều năm và tạo nên những nhức đầu quan trọng cho nhiều chánh phủ.  Do đó, chánh phủ Cambodia cần phải học hỏi  từ các siêu dự án khác để gia tăng cơ hội thành công của kinh Funan Techo.

Những yếu tố không thể thấy trước có thể làm cho nhiều dự án thất bại có khuynh hướng nổi lên sớm, chẳng hạn như biện minh kém, không thẳng hàng giữa các bên liên hệ, quy hoạch không đầy đủ, không có khả năng tiếp cận hay sử dụng những khả năng cần thiết.  Chi phí của dự án thường được ước tính thấp, trong khi những lợi ích được tiên đoán được ước tính cao hơn.

Chìa khóa là trước hết phát triển tỉ mỉ và những phân tích vô tư những chi phí và lợi ích thật sự, và rồi cứu xét thích hợp những hành động sửa chữa để giải quyết bất cứ vấn đề nào nổi lên trong giai đoạn xây cất dự án.

Kinh đáo Panama và đường sắt cao tốc Beijing-Shanghai (Bắc Kinh-Thượng Hải) cung cấp những thí dụ của những siêu dự án thành công đã sử dụng nhửng lối thực hành kỹ nghệ, những phân tích chi phí lợi ích, và đánh giá ảnh hưởng xã hội và môi trường tốt nhất.

 

Xe lửa đầu đạn trên tuyến đường sắt cao tốc Beijing-Shanghai, một thí dụ của một siêu dự án thành công. [Ảnh: Xinhua]

 

Dự án kinh đào Funan Techo nên có những biện pháp để tránh những thất bại và tiên liệu để đối phó với những thách thức.  Điều nầy gồm có chuẩn bị dự án kỹ lưỡng để xác định mô hình đầu tư tối ưu, với tài trợ từ thành phần tư nhân được hướng đến việc triển khai một bộ tiêu chuẩn môi trường và xã hội đa dạng để bảo đảm kết quả có phẩm chất cao và tăng tốc việc chuyển giao hạ tầng cơ sở.

Một toán quản lý hỗn hợp nhiều lớp và có khả năng nên được thiết lập gồm có đại diện từ chánh phủ, nhà đầu tư và các chuyên viên kỹ thuật độc lập để bảo đảm việc cai quản dự án có hiệu quả, xác định và giảm nhẹ rủi ro, và thực hiện duyệt xét thành thích.  Một toán như thế có thể thực hành những biện pháp chống lại có hiệu quả để giải quyết những ảnh hưởng lan tràn tiềm tàng và những cái giá bên ngoài tiêu cực, chẳng hạn như xáo trông kinh tế xã hội và môi trường, và làm dịu những lo ngại giữa các quốc gia hạ lưu Mekong.  Đường lối cộng tác nầy có thể giúp bảo đảm cho kinh được hoàn tất đúng thời hạn theo những tiêu chuẩn phẩm chất được đòi hỏi.

Mặc dù có sự ủng hộ kinh đào rộng rãi của quần chúng, với khoảng 1,6 triệu người sống dọc theo hành trình được đề nghị, chánh phủ phải giải quyết bất cứ than phiền ở trong nước và bảo đảm việc lo lắng thích đáng cho các cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng.  Các giới chức loan báo hồi gần đây các kế hoạch để thảo luận việc bồi thường hợp lý với những chủ nhân tài sản tư nhân dọc theo hành trình, dựa trên giá thị trường thích hợp.

Việc giải quyết những than phiền ở trong nước cũng có thể được thực hiện tốt nhất qua một ủy ban liên bộ theo những nguyên tắc trách nhiệm xã hội của tổ hợp.  Ủy ban nầy sẽ giám sát các khía cạnh quản lý của việc xây cất kinh và cách điều hành, giúp cho nhà thầu có trách nhiệm với các bên liên hệ và quần chúng.  Bồi thường thích đáng và trợ giúp định cư phải được cung cấp để bảo đảm cho cư dân duy trì cuộc sống thích đáng.  Ngoài ra, đầu cơ và tịch thu đất bên trong vùng kinh nên được cấm, và một dường dây nóng quốc gia được thiết lập cho cư dân đệ nạp bất cứ than phiền hay lo ngại.

Đối với Cambodia, kinh đào hợp lý vì nó giúp lấp khoảng trống hạ tầng cơ sở và sẽ thiết lập một thủy đạo đầu tiên nối liền nội địa với các hải cảng.

Bằng cách giải quyết những than phiền ở trong nước một cách công bằng và tận lực, chánh phủ và nhà thầu của dự án có thể được quần chúng tin cậy.  Điều nầy, ngược lại, sẽ cải thiện hình ảnh và sự tin tưởng chung cho chánh phủ và nhà thầu, làm vững chắc sự ủng hộ dự án kinh đáo Funan Techo.

Cambodia có chủ quyền để xây kinh, nhưng cải thiện việc cộng tác với những bên liên hệ thích hợp có thể giúp làm giảm rủi ro, gia tăng minh bạch, tạo sự tin cậy và hiểu biết, và gặt hái mối liên hệ tích cực.  Tham vấn minh bạch với tất cả thành viên của Ủy hội Sông Mekong (MRC) để tháo luận những lo ngại kéo dài sẽ khuyến khích sự hiểu biết tốt hơn và truyền sự tin cậy lớn hơn trong dự án.

Ủy ban Mekong Quốc gia Việt Nam vừa bày tỏ những lo ngại của họ về những ảnh hưởng xuyên biên giới tiềm tàng ở vùng hạ lưu, kể cả trong Đồng bằng sông Cửu Long, và yêu cầu thêm tin tức về kinh đào.

Cambodia có thể tạo thêm tin cậy qua tính hợp lý môi trường và sinh thái của dự án kinh đáo Funan Techo bằng cách công bố những chi tiết kỹ thuật thích hợp như một phần của nghiên cứu khả thi được chia sẻ với MRC.  Điều nầy sẽ cho thấy cam kết của quốc gia là một láng giềng tốt, trong khi cũng cho phép MRC cung cấp những nhập kiện kỹ thuật và đề nghị có thể giúp giải quyết bất cứ vấn đề xuyên biên giới tiềm tàng.  Sự minh bạch như thế sẽ làm cho dự án tiến hành một cách trôi chảy, không có hiểu lầm hay ngờ vực.

 

Đánh cá trên sông Hậu, một phần của Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam.  Ủy ban Mekong Quốc gia Việt Nam đã bày tỏ những lo ngại về những ảnh hưởng xuyên biên giới tiềm tàng của kinh đào Funan Techo. [Ảnh: Bloomberg]

 

Cộng tác chặt chẽ với MRC sẽ giúp Cambodia xác định sớm những rủi ro tiềm tàng và bảo đảm rằng tất cả các bên có quan tâm, nhất là láng giềng Việt Nam, được thông tin thích hợp, và quyền lợi của họ được giải quyết.  Đường lối cộng tác nầy đại diện cho hình huống thắng-thắng cho tất cả các bên liên hệ.

Chánh phủ Cambodia đáng được ca ngợi vì đã phát động dự án quan trọng chiến lược nầy.  Nhưng để nâng cao thêm tinh thần phát triển quốc gia của mình, kinh đào Funan Techo nên tìm cách noi gương những bài học và lối thực hành hay nhất từ những siêu dự án khác trên thế giới – và bảo vệ chống lại những rủi ro tiềm tàng có thể cản trở việc thực hiện.  Quan trọng vô cùng, chánh phủ phải sẵn sàng để giải quyết bất cứ than phiền của địa phương và cải thiện những đường liên lạc và tham vấn với tất cả các bên liên hệ.