(Why Isn’t the Drought Crisis Driving Regional Cooperation in the Mekong Basin?)
Brian Eyler – Bình Yên Đông lược dịch
Journal of Greater Mekong Studies – February 2020
Khí hậu của khu vực sông Mekong được đánh dấu bởi một mùa khô
cực đoan, thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, và một mùa mưa thật ẩm ướt từ
tháng 5 đến tháng 10. Trong mùa mưa hàng
năm, một nhịp nước to lớn tràn qua lưu vực, bổ sung nó với đời sống. Nó làm ngập các bờ sông của dòng chánh và các
phụ lưu, bồi lắng phù sa rất cần thiết để hỗ trợ cho việc sản xuất nông nghiệp
trong mùa khô của các cộng đồng ở ven sông ở Thái Lan và Lào. Xa hơn về phía hạ lưu, nước chảy qua các đồng
lụt rộng lớn ở Cambodia và Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam (ĐBSCL), tạo nên
điều kiện phì nhiêu cho việc sản xuất lúa và các sản phẩm nông nghiệp khác cũng
như cung cấp cá để bắt.
Nhưng năm 2019 là một trong số những năm khô nhất trong lịch
sử và đánh dấu một bước ngoặc trong hệ sinh thái hùng vĩ của Mekong. Báo cáo từ các trạm theo dõi, các cộng đồng
địa phương và truyền thông tất cả đều chỉ đến một cuộc khủng hoảng hạn hán trên
qui mô chưa từng thấy có lẽ sẽ kéo dài đến tháng 6 năm 2020. Các quốc gia hạ lưu Mekong Lào, Việt Nam,
Cambodia và Thái Lan tính cho đến nay đã thất bại để tổ chức và phát động một
đáp ứng khu vực hữu hiệu và được phối hợp cho khủng hoảng. Hơn nữa, những khủng hoảng tương tự được mong
đợi trong tương lai vì sự tấn công nhanh chóng của thay đổi khí hậu.
Những điều kiện hạn hán bắt đầu xuất hiện trong tháng 5 và 6
năm 2019 khi mưa mùa hàng năm không đến do hiện tượng thời tiết El Nino. Đến tháng 7, các cộng đồng dọc theo Mekong đã
đăng nhiều hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy đáy sông khô cạn trên biên giới
Thái-Lào và nhiều đàn di ngư chết vì bị mắc kẹt trong các vũng nước cô lập vì
mực nước sông xuống thấp. Các trạm bơm
thường chuyển nươc từ dòng chánh Mekong đến lưu vực Mun-Chi, một phụ lưu vực
của Mekong ở Thái Lan, không thể hoạt động được nữa vì mực nước sông xuống quá
thấp.
Sông Mekong ở Nong Khai,
Thái Lan khô cạn trong năm 2019. [Ảnh: cvdvn]
Cũng trong tháng 7, các tổ chức xã hội dân sự cáo buộc rằng
cả đập Jinghong (Cảnh Hồng), đập của Trung Hoa nằm dưới cùng trên Mekong, và
đập Xayaburi mới vừa hoàn tất ở Lào đã thực hiện nhiều thử nghiệm trong tháng 6
khiến cho mực nước trong sông tụt xuống thình lình. Các nhà điều hành của cả 2 đập đều chối việc
cáo buộc. Mặc dù thế, dữ kiện từ trang
mạng của Ủy hội Sông Mekong (MRC) và hình ảnh vệ tinh cộng tác với các cáo buộc
của các nhóm xã hội dân sự rằng các đập quả thật làm cho điều kiện hạn hán thêm
tồi tệ bằng cách thay đổi chế độ chảy.
Đập Xayaburi trên sông
Mekong ở Lào. [Ảnh: theaseanpost]
Trung Hoa điều hành 11 đập trên khúc sông ở thượng lưu
Mekong, trong khi Lào có 64 [1]. Những
đập nầy đã góp phấn tập thể vào điều kiện hạn hán trên sông, mặc dù không biết
đến mức độ nào vì thiếu nghiên cứu. Tất
cả cá đập dọc theo Mekong thay đổi dòng chảy tự nhiên của hệ thống sông – một
số nhiều hơn số khác – và tất cả các đập ngăn chận phù sa và đường di chuyển
của cá.
Vào đầu tháng 8, hầu hết chánh sách và thảo luận của truyền
thông chú trọng đến những nơi bị ảnh hưởng dọc theo biên giới Thái-Lào, với ít
ỏi chú ý đến những ảnh hưởng ở hạ lưu đối với hồ Tonle Sap ở Cambodia và ĐBSCL. Mỗi năm, nhịp mưa mùa làm cho sông tháo nước
của Tonle Sap, hồ lớn nhất ở Đông Nam Á (ĐNA), đảo ngược dòng chảy. “Kỳ diệu của Mekong” nầy đưa 70 lần số nước
trở lại hồ so với khối lượng trong mùa khô và làm cho đồng lụt của hồ nới rộng
gấp 5 lần. Dòng chảy đảo ngược vận
chuyển một khối lượng không được biết của phù sa, trứng cá, ấu trùng và cá con
vào đáy hồ và đồng lụt và tạo nên sự bùng nổ của đời sống. Khoa học ở phía sau sự trộn lẫn tự nhiên tạo
nên tính hào phóng của Tonle Sap rất phức tạp, nhưng các ngư dân ở ven bớ hồ
sống trong những nhà sàn cao đến 10 m từ mặt đất làm việc theo kinh nghiệm đơn
giản: ngập lụt càng cao và càng dài, số cá bắt được hàng năm của họ càng lớn
[2].
Khi mưa mùa rút xuống, sông lại tháo nước từ Tonle Sap trở
lại dòng chánh Mekong và cá rời khỏi hồ.
Một số đi đến cửa sông và được thu hoach ở Việt Nam, nhưng hầu hết đi về
phía thượng lưu để trở lại nơi sinh sản của chúng. Một số di chuyển hàng ngàn km, và những ngư
dân đánh cá dọc theo sông Mekong lợi dụng việc di chuyển tập thể nầy. Ở Cambodia, có đến 500.000 tấn cá được bắt,
khiến cho nó là sự bắt cá lớn nhất duy nhất trên thế giới cho một hồ nước
ngọt. Cá bắt được cung cấp cho người
Cambodia 60-70% chất đạm ăn vào. Nói
chung, có 2,6 triệu tấn cá được bắt hàng năm trên khắp lưu vực Mekong, cũng là một kỷ lục thế giới
cho một hệ thống sông. Sự nới rộng và
thu hẹp của hồ Tonle Sap là cái làm cho Mekong hùng vĩ và khác biệt với tất cả
các hệ thống sông khác trên thế giới.
Việc đảo ngược của sông Tonle Sap thường xảy ra trong tháng 6
hay đầu tháng 7. Nhưng trong năm 2019
điều nầy đến trễ vào cuối tháng 8, trễ khoảng 2 tháng, được châm ngòi bởi một
trận bão quan trọng đã đổ trên 40 cm nước mưa ở hạ Lào và đông bắc Thái Lan,
gây ngập lụt nghiêm trọng cho những nơi đó.
Khi nước lũ ở thượng lưu rút xuống vào tháng 10, mực nước trong dòng
chánh Mekong tụt xuống và làm cho sông Tonle Sap trở lại dòng chảy bình thường
của nó. Việc nới rộng của Tonle Sap kéo
dài chỉ có 6 tuần so với thời gian bình thường là 5 tháng.
Các phương tiện truyền thông quốc tế tường trình về những
điều kiện hạn hán tổng quát trong suốt mùa hè, nhưng chỉ có vài chú ý đến mối
đe dọa rằng việc thiếu ngập lụt gây ra cho Tonle Sap. Rồi vào cuối tháng 9, một bài báo trên New Yok Times báo cáo về mực nước thấp
của hồ [3]. Vào đầu tháng 11, một bài
trên trang mạng của National Public Radio
(Đài Phát thanh Quốc gia) của Mỹ báo cáo rằng số cá đánh được theo bờ hồ
vào lúc nầy trong năm giảm 90% [4]. Mặc
dù có những dấu hiệu báo động, lưu ý chánh thức duy nhất về khủng hoảng tiềm
tàng đến từ Tin Ponlok, tổng thư ký của Hội đồng Phát triển Khả chấp Quốc gia
Cambodia. Ông công khai thừa nhận thay
đổi khí hậu sẽ làm chậm việc tăng trưởng của Cambodia trong những thập niên sắp
tới và làm hoãn việc chuyển sang tình trạng thu nhập trên trung bình của quốc
gia [5].
Cho đến khi mức được mong đợi trở lại trong tháng 5 năm 2020,
tất cả dữ kiện và bằng chứng rời rạc trong Mekong đề nghị một cuộc khủng hoảng
lương thực và nước sắp xảy ra. Nếu không
có xả nước từ thượng lưu, mực nước sông từ Tam giác Vàng đến ĐBSCL có lẽ sẽ
thấp chưa từng có, và kỷ lục thấp của số cá bắt được có lẽ sẽ theo sau. Các vùng nông nghiệp ở ĐBSCL cách bờ biển
hàng trăm km sẽ bị thủy triều nước mặn gia tăng xâm nhập 2 lần một ngày. Vậy mà – không ai gióng chuông báo động.
Các bên liên hệ khu vực cần hành động để huy động các giải
pháp ữu hiệu ở cấp xuyên biên giới để giảm nhẹ hay làm nhẹ bớt các điều kiện
hiện nay và trong tương lai. Không có
năm trước nào giống như năm nay, nhưng các chuyên viên thay đổi khí hậu tiên
đoán những năm trong tương lai sẽ tương tự như vậy. Chắc chắn, ảnh hưởng thời tiết El Nino xảy ra
bất chấp thay đổi khí hậu. Nhưng lề lối
thời tiết El Nino và khởi đầu chậm của ảnh hưởng thay đổi khí hậu có điểm tương
đồng: cả 2 đều có thể tiên đoán trước.
Như là kết quả, hành động sớm, nhất là ở cấp khu vực trong Mekong, có
thể làm giảm rủi ro và tính dễ bị tổn thương.
Các đối tác phát triển then chốt chẳng hạn như Hoa Kỳ và Australia có kỹ
thuật tiên đoán để vẽ bản đồ ảnh hưởng của El Nino 6 đến 8 tháng trước khi
chúng bắt đầu. Nếu các quốc gia Mekong
thiếu vốn và khả năng nhân sự để đầu tư trong các hệ thống tiên đoán thời tiết,
thì bình thường hóa việc hợp tác với các đối tác phát triển trong mục đích nầy
sẽ cải thiện lớn lao việc đáp ứng và giảm rủi ro liên quan đến những tháng hạn
hán trước khi ảnh hưởng bắt đầu tấn công.
Những bài học từ 2019 phải được dùng để làm nổi bật một “bình
thường mới” của lề lối mưa trong lưu vực.
Mặc dù ảnh hưởng El Nino không nhất thiết liên quan đến ảnh hưởng ban
đầu của thay đổi khí hậu, lề lối mưa mùa bất thường trong năm nay phản chiếu
cách trong đó thay đổi được tiên đoán sẽ ảnh hưởng lề lối của mưa mùa ở Mekong
trong tương lai.
Các nhà khoa học Trung Hoa từ lâu đã tiên đoán rằng một khí
hậu ấm lên sẽ trì hoãn mùa mưa hàng năm đến 1 tháng, và cũng sẽ chấm dứt sớm
hơn 1 tháng. Trong những ảnh hưởng đa
dạng được gây ra, sông Mekong sẽ có mực nước thấp hơn trong thời gian dài hơn
trong suốt năm. Giông tố mưa mùa mạnh mẽ
cũng gây nên lũ lụt nhanh hơn và sâu hơn cho nhiều nơi ẩm ướt hơn của Mekong (đông
bắc Lào và cao nguyên miến Trung được chia sẻ bởi Lào, Cambodia và Việt Nam). Vì thế, các quốc gia Mekong riêng rẽ và các
tổ chức khu vực nên nghiên cứu lề lối khí hậu 2019 như một cái mốc cho cái sẽ
đến. Vào giai đoạn nầy, ảnh hưởng của
thay đổi khí hậu có vẻ không thể tránh khỏi.
Các nỗ lực cứu trợ phải chú trọng đến việc làm giảm tính dễ bị tổn
thương và rủi ro, trong khi thích ứng với một bình thường mới.
Ở mức độ nào đó, khu vực đã đáp ứng. Vào tháng 11 năm 2019, Hội đồng Bộ trưởng của
MRC đồng ý một kế hoạch quản lý hạn hán mới cho 2020-2025. Nó dành 13 triêu USD cho 5 lãnh vực được đánh
giá như “hoạt động kém”: theo dõi chỉ số hạn hán; tiên đoán hạn hán và cảnh báo
sớm; xây dựng khả năng trong việc quy hoạch và đánh giá hạn hán; các biện pháp
giảm nhẹ; và các hệ thống chia sẻ tin tức [6].
Số tiền nầy không đủ để huy động việc đáp ứng hữu hiệu trong
1 năm cho 1 quốc gia trong khu vực chứ chưa nói đến đáp ứng trong 5 năm cho 4
quốc gia bị ảnh hưởng trong lưu vực Mekong.
Các đối tác phát triển sẽ khôn ngoan để chuyển tài nguyên đến những lãnh
vực hoạt động nầy. Quan trọng hơn, các
quốc gia Mekong cần những nỗ lực phối hợp tốt hơn giữa họ và ít lệ thuộc hơn
vào các đối tác phát triển, kể cả Trung Hoa, nếu họ muốn thực hiện việc thích
ứng và sức chịu đựng gia tăng đối với rủi ro khí hậu. Hơn nữa, khu vực cần cứu xét các tình trạng
khẩn cấp chẳng hạn như hạn hán toàn lưu vực bằng cách thiết lập các cơ chế đáp
ứng khẩn cấp tự động. Tôi có 3 đề nghị
trong lãnh vực nầy:
1.
Các quốc gia Mekong phải nhanh chóng kết hợp các nguồn sản xuất điện thay
thế chẳng hạn như mặt trời, gió và sinh khối vào hỗn hợp điện quốc gia; kết hợp
các giải pháp năng lượng hữu hiệu để giảm nhu cầu; và đặt và diều hành khôn
ngoan các đập được xem là cần thiết trong lương lai.
Duy trì một hệ thống sông Mekong được nối liền và chảy là một hành động
khu vực hiệu quả nhất và có hiệu quả kinh tế nhiều nhất để thích ứng với thay
đổi khí hậu. Các đập được đặt không đúng
chỗ đang làm giảm sự nối kết và khả năng sản xuất của đồng lụt của sông. Các đập và thay đổi khí hậu được kết hợp tạo
nên rủi ro gia tăng, nhất là cho 30 triệu người sống trong các cộng đồng ven
sông dễ bị tổn thương, chẳng hạn như các làng đánh cá Tonle Sap, và những nơi
định cư ở ĐBSCL. Năng lượng tái tạo
không phải thủy điện nay đang đứng vững thương mại trong khu vực Mekong với tất
cả các quốc gia, ngoại trừ Lào, nhanh chóng mang những kỹ thuật nầy vào hỗn hơp
điện của họ. Vì Lào tiếp tục xây thêm
đập, họ có thể đi sau khu vực và toàn cầu trong việc chuyển sang tái tạo không
phải thủy điện. Điều nầy có thể khóa cả
Lào và khu vực vào một tương lai môi trường và thương mại rủi ro hơn. Với mực nước giảm xuống trong tương lai trong
hệ thống Mekong, các đập sẽ hoạt động ở mức hiệu năng thấp hơn dự kiến và ảnh
hưởng đến thu nhập và hoàn trả đầu tư.
Sự cần thiết của các đập trong tương lai có thể được giảm nếu các nhà
tiêu thụ điện chánh, chẳng hạn như Thái Lan và Việt Nam, kết hợp các chiến lược
giảm nhu cầu điện. Việc làm giảm nhu cầu
có thể được thực hiện dễ dàng bằng cách thiết lập các chiến lược phát triển đô
thị không ngoan và phân tán các hệ thống điện (lưới điện thông minh), trong khi
giảm khoảng dự trữ điện cao không cần thiết.
Đối với đập phải được xây vì không có giải pháp thay thế, những đập nầy
phải được đặt ở những nơi làm giảm ảnh hưởng tai hại. Điều nầy bao gồm việc tránh xây đập trên các
phụ lưu chưa ngăn đập của Mekong và các đập mới trên dòng chánh, và giữ cho các
đập càng xa càng tốt vùng thủy sản Tonle Sap.
2.
Thương lượng các thỏa thuận chia sẻ nước xuyên biên giới liên quan đến
hạn hán để sử dụng trong lúc khẩn cấp. Trong lúc han
hán, khúc sông của Trung Hoa cung cấp 40-50% tổng số dòng chảy ở hạ lưu. Hiện nay, hầu hết tiềm năng thủy điện của 11
đập do Trung Hoa điều hành bị lãng phí vì sự nối kết lưới điện kém ở Trung Hoa,
đề nghị rằng 47 tỉ m3 nước được chứa có thể được dùng cho các mục
đích khác. MRC nên công bố các đường đỏ
khu vực cho tính có sẵn của nước và rồi theo đuổi các thỏa thuận chia sẻ nước
liên quan đến hạn hán với Trung Hoa.
Trong Hoa đã hành động trên căn bản khi
cần (ad hoc) để cứu hạn trong năm 2016 và 2019. Tuy nhiên việc xả nước được giữ vững giúp cho
hệ thống sông trở lại bình thường đến một mức độ nào đó sẽ làm nhiều hơn để làm
giảm rủi ro ở hạ lưu vực. Nếu Trung Hoa
không đống ý với các đường lối chia sẻ nước như thế, thì đó là phận sự của các
quốc gia hạ lưu Mekong để sử dụng nước họ phải cung cấp cứu hạn. 66 đập của Lào, một hỗn hợp của các đập dòng
chảy và trữ nước, có thể được dùng để cung cấp nước được phối hợp và xả phù sa
để mang lợi cho các cộng đồng ở hạ lưu.
Điều tương tự cũng đúng cho đập Hạ Sesan 2 ở Cambodia, 16 đập Mekong của
Việt Nam trên cao nguyên miền Trung, và 9 đập của Thái Lan trong các tỉnh đông
bắc. Việc phối hợp như thế đòi hỏi một
thỏa thuận chia sẻ nước khu vực có thể được thương lượng qua các cơ chế của
MRC. Quan trọng hơn, một số thỏa thuận
mua điện sẽ cần được thay đổi hay tạm ngưng cho đến khi tình trạng khẩn cấp
giảm xuống.
3.
MRC nên tuyên bố Tonle Sap như một phần của dòng chánh Mekong. Mặc dù nó đóng một vai trò quan trọng trong tính khả chấp của
Mekong và chịu trách nhiệm cho hầu hết 2,6 triệu tấn cá nước ngọt bắt được hàng
năm, hệ sinh thái Tonle Sap ít nhận được sự chú ý so với những nơi khác của lưu
vực. Một vài người sống trong các quốc
gia Mekong ở ngoài Cambodia biết hay hiểu những đóng góp quan trọng của nó đối
với sức khỏe của toàn thể hệ thống sông.
Để làm tăng việc ưu tiên hóa của Tonle Sap như là một tài nguyên quan
trọng, MRC nên chánh thức công nhận cả sông và hồ Tonle Sap như một phần của dòng
chánh Mekong. Như tất cả các phần hạ lưu
khác, Tonle Sap nhận tài nguyên do nước mang trong dạng phù sa và cá từ thượng
lưu. Một khác biệt đáng kể duy nhất từ
ĐBSCL là nội dung của hồ Tonle Sap không chảy ra biển, ngoại trừ trong mùa khô
trong lúc hồ thu hẹp lai. Nếu việc ưu
tiên hóa đó được thực hiện, thì sức khỏe của Tonle Sap sẽ được cứu xét trong
tất cả các tiến trình duyệt xét kỹ thuật của MRC và các chương trình khác đòi
hỏi bởi Thỏa ước Mekong 1995, chỉ bao gồm phát triển trên dòng chánh. Điều nầy sẽ khuyến khích chánh phủ Cambodia
và các đối tác phát triển cải thiện việc bảo vệ sinh thái của hồ và khuyến
khích các biện pháp cứu hạn được chấp thuận bởi các quốc gia Mekong khác. Việc ưu tiên hóa như thế có lẽ sẽ tăng cường
việc bảo vệ đồng lụt của Tonle Sap và đưa đến các tiến trình bảo tồn cá hữu
hiệu hơn.
Những đề nghị trên không có nghĩa là toàn diện. Nhưng nếu được thực hiện, 4 quốc gia hạ lưu
Mekong, cùng với Trung Hoa, có thể tiến đến việc đáp ứng hữu hiệu và phối hợp
chặt chẽ hơn với những khủng hoảng sắp xảy ra.
Những hành động như thế cũng sẽ làm giảm sự lệ thuộc vào người cho ngoại
quốc vì họ cũng cần chú trọng đến các khủng hoảng liên quan đến khí hậu của
chính họ trong tương lai. Quan trọng
hơn, những hành động nầy sẽ giúp các bên liên hệ trong khu vực để điều chỉnh và
thích ứng với một “bình thường mới” – trong đó các điều kiện của 2019 sẽ trở
nên thường xuyên hơn trong những thập niên sắp tới.
Tài liệu
tham khảo
1 Stimson
Center Mekong Infrastructure Tracker, November 30, 2019
2 To better
understand the complexity of the Tonle Sap’s ecosystem processes, see chapter 9
of my book, Brian Elyer, Last Days of the Mighty Mekong (London: Zed Books,
2019) pp?
3 Abby Seiff,
“At a Cambodian Lake, a Climate Crisis Unfolds,” The New York Times, September
30, 2019. https://www.nytimes.com/2019/09/30/opinion/tonle-sap-cambodia-climate.html
4 Michael
Sullivan, “The Lake that Feeds the Mekong Basin Is Facing a Shortage of Fish,”
National Public Radio, November 9. 2019. https://www.npr.org/sections/goatsandsoda/2019/11/09/777539946/the-lake-that-feeds-the-mekong-basin-is-facing-a-shortage-of-fish
5 Sok Chan,
“Climate change to delay Kingdom’s ascent to middle-income economy,” Khmer
Times, October 7. 2019. https://www.khmertimeskh.com/648301/climate-change-to-delay-kingdoms-ascent-to-middle-income-econo
6 Mekong River
Commission, “MRC ministerial council approves a drought management strategy,
other policies, boosting Mekong countries’ ability to prepare for future
disaster,” November 26, 2019. http://www.mrcmekong.org/news-and-events/news/mrc-ministerial-council-approves-a-drought-management-stra
No comments:
Post a Comment