(Major Asian Rivers of the Plateau of Tibet: The Basics)
Stewart Gordon – Bình Yên Đông lược dịch
Environmental Challenges and Asia – Winter 2010
Sông Brahmaputra trên cao nguyên Tây Tạng. [Ảnh: Imagechina]
Trong những thời kỳ địa chất tương đối gần đây, dưới 40 triệu năm trước, tiểu lục địa Ấn Độ đụng vào vĩ thạch quyển (tectonic plate) Eurasia. Khi vĩ thạch quyển Nam Á Châu di chuyển bên dưới vĩ thạch quyển Eurasia, nó nâng Himalayas và cao nguyên Tây Tạng lên, và gập thành những dãy núi ở phía đông của cao nguyên Tây Tạng. Vĩ thạch quyển Ấn Độ vẫn còn hội tụ với vĩ thách quyển Eurasia với vận tốc hàng năm trên ¾ inches một chút, làm biến dạng và nâng cao dãy Himalayas. Mức độ nầy nhanh hơn sự tăng trưởng của móng tay.
Cao nguyên Tây Tạng và những dãy núi chung quanh rất hiếm được xem như một vùng sinh thái vì các nghiên cứu, nhất là các nghiên cứu về sông, thường dành riêng cho quốc gia [1]. Là một vùng sinh thái, chướng ngại lớn lao của Himalayas và những dãy núi nới rộng và phía đông chia khu vực thành 2 phần sinh thái. Triền phía nam nhận mưa trên triền núi thấp hơn và tuyết trên đỉnh núi. Mưa và tuyết nầy tao nên các sông chảy về phía đông, nam, và tây của dãy núi. Tuy nhiên, Himalayas cũng hình thành một chướng ngại lớn lao cho mây chứa đầy độ ẩm. Phía bắc của Himalayas là bóng mưa kéo dài từ Tây Tạng qua sa mạc Takla Makan và Gobi. Trên 1 ngàn năm, bóng mưa càng ngày càng trở nên khô hơn.
Mười hai con sông quan trọng bắt nguồn từ cao nguyên được nâng cao nầy. Chúng cung cấp nước ngọt cho khoảng gần ½ dân số hiện nay. Bắt đầu ở Trung Hoa và đi theo chiều kim đồng hồ chung quanh Á Châu, những con sông nầy gồm có Yellow (Hoàng), Yangtze (Dương Tử), Red (Hồng), Mekong, Salween, Irrawaddy, Brahmaputra, Ganges, Helmand, Amu Darya và Sir Darya. Mười con sông dài hơn 1.000 miles (1.600 km).
Yangtze – 3.965 miles
Yellow – 3.395 miles
Mekong – 2.750 miles
Indus – 1.975 miles
Syr Darya – 1.913 miles
Salween – 1.901 miles
Brahmaputra – 1.765 miles
Amu Darya – 1.630 miles
Ganges – 1.560 miles
Irrawaddy – 1.335 miles
Một vài con sông có diện tích lưu vực lớn nhất trên trái đất.
Ganges và Brahmaputra – 668.000 square miles
Yangtze – 454.000 square miles
Yellow – 378.000 square miles
Indus – 371.000 square miles
Mekong – 313.000 squre miles [2]
Sinh thái căn bản của những sông nầy được cai quản bởi nhịp
mưa mùa hàng năm. Gió thổi ra biển thịnh
hành từ tháng 1 đến tháng 5 thường đem lại thời tiết khô khan [3]. Gió từ biển thổi vào từ tháng 6 đến tháng 10
mang mây có nhiều độ ẩm và mưa. Lề lối
nầy rõ rệt trên khắp toàn thể chu vi phía nam của lục địa Á Châu – từ bờ biển
phía tây Ấn Độ (chung quanh Maynmar), Malaysia và Việt Nam, và bờ biển Trung
Hoa, đến Triều Tiên. Mưa mùa trước hết
rơi xuống những khúc sông ở hạ lưu sông, rồi mưa di chuyển vào đất liền và đi
lên cao nguyên. Khi không khí đầy độ ẩm
dâng lên, trước hết độ ẩm rơi ở chân núi và đến từng dãy núi liên tiếp, như mưa
hay tuyết.
Bản đồ được thực hiện bởi Willa Davis bằng cách dùng Mountain
High Maps Continental Edition [Nguồn 1995 Digital Wisdom]
Ảnh hưởng của gió mùa giảm mạnh cho những sông bắt nguốn từ phía tây của cao nguyên Tây Tạng. Đơn giản vì còn ít độ ẩm trong gió mùa còn lại vào lúc mây trút mưa trên khắp tiểu lục địa Ấn Độ. Khi ra khỏi vùng tuyết bị nén ở trên núi, Syr Darya và Amu Darya nhận thêm một ít mưa; vùng hạ lưu nhận được dưới 4 inches nước mưa mỗi năm. Indus nhận được thêm một số nước từ chân núi Himalayas, nhận được khoảng 8 inches nước mưa trong mùa gió mùa, nhưng ở xa hơn về phía hạ lưu đồng bằng Pakistan trên căn bản là khô, chỉ nhận được khoảng 4 inches nước mưa mỗi năm.
Đi về phía đông, sông Ganges nhận được nước đáng kể ở hạ lưu trong mùa mưa, trong khi đồng bằng thấp hơn của Ganges nhận trên 200 inches nước mưa trong mùa mưa, và dòng chảy của sông gia tăng gần 5 lần [4]. Những sông ở lục địa Đông Nam Á (ĐNA) và Trung Hoa nhận từ 60 đến 80 inches nước mưa ở hạ lưu, cộng thêm một cách dáng kể vào dòng chảy của những sông nầy. Cường độ của mưa trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, lũ lụt trong mùa mưa và nước thấp trong phần còn lại của năm. (Những sông ở về phía tây, với sự đóng góp ít của mưa, có dòng chảy đều đặn hơn). Yangtze, Yellow, và Brahmaputra thuộc 9 con sông ở về phía đông và có mùa nước thấp truyền thống làm lộ ra những tảng đá ở đáy sông theo sau bởi lũ lụt hay gần lũ lụt.
Tất cả những sông nầy mang theo bùn, phần lớn được lấy trong những khúc sông ở trung lưu, thường từ bờ sông, nơi nước chảy tương đối nhanh. Sau đó, bùn được lồi lắng trong hạ lưu vực của sông; 50% bùn đi đến biển để hình thành các đồng bằng. Nói chung, những sông rời khỏi cao nguyên Tây Tạng mang theo những số lượng bùn rất lớn. Khoảng 70% của tất cả bùn được sông mang ra biển là do các sông ở Á Châu [5]. Lượng bùn nặng nhất trên trái đất được mang bởi sông Yellow. Trong hàng triệu năm, nó đã thu hoạch bùn trong khi cắt qua một cánh đồng rộng lớn được tạo thành bởi đất hạt mịn do gió mang đi. Sông bồi lắng hầu hết số bùn nầy trong khúc sông chảy chậm dài 435 miles, mỗi mile giảm trên 2 feet một chút.
Địa dư văn hóa
Vòng cung rộng lớn từ Bengal vòng qua lục địa ĐNA và những cánh đồng ở phía nam Trung Hoa là tâm điểm của lúa trong hàng ngàn năm. Lúa đòi hởi thủy nông thường xuyên, và kiểm soát nước càng nhiều thì năng suất càng cao [6]. Những can thiệp của con người đối với lúa là ruộng bậc thang và làm ngập ruộng lúa, bằng cách dùng nước của các sông. Nhiều đế quốc phức tạp và thành công nhất ở Á Châu đã dựa trên năng suất của việc thâm canh lúa. Những đế quốc nầy gồm có Angkor ở Cambodia, Ayuthia ở Thái Lan, nhiều triều đại ở Trung Hoa, và Đế quốc Gupta ở Ấn Độ. Trong thế kỷ vừa qua, thủy nông từ các sông bắt nguồn ở cao nguyên Tây Tạng đã được bành trướng lớn lao. Dọc theo sông Yellow, đất được dẫn tưới nhiều gấp 20 lần vào cưới Thế Chiến II. Có những phát triển thủy nông quan trọng trong các đồng bằng của Ganges, Mekong, Yangtze, Irrawaddy và Brahmaputra. Những vùng nầy đã trở thành một số vùng có mật độ con người cao nhất trên thế giới [7].
Từ lâu, đã có những khác biệt sắc tộc rõ rệt trong những phần khác nhau của sông. Các nền kinh tế miền núi ở vùng nguồn tập trung vào chăn nuôi di chuyển hay thu nhặt. Người dân đã nói (và vẫn còn nói) một ngôn ngữ khác với người dân sống trong các vùng khác của sông. Cuộc sống của những người sống trong vùng trung lưu thường trộn lẫn chăn nuôi với nông nghiệp, kể cả canh tác ruộng bậc thang. Những người nầy thường đốn cây để lấy củi và mở đất mới cho nông nghiệp. Phá rừng đại qui mô thường xảy ra ở vùng trung lưu của một số sông, và phá rừng được đặc biệt chú ý trong Brahmaputra, Ganges, và cả Yangtze và Yellow. Người dân ở vùng trung lưu của sông thường nói một ngôn ngữ khác với người dân sống ở đồng bằng gần vùng hạ lưu của sông.
Các sông ở Á Châu bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng có những ý nghĩa văn hóa phức tạp cho các nhóm sắc tộc khác nhau dọc theo chiều dài của chúng. Ở Ấn Độ, thí dụ, câu chuyện giáng trần của Ganges từ cõi trời được kể lại và miêu tả sống động trong thuật điêu khắc của Hindu. Nhiều nhóm sắc tộc sống dọc theo những sông nầy đã xem họ bị hy sinh trong nhiều thế kỷ, nếu không phải ngàn năm. Trong suốt nhiều thế kỷ, thần thánh cũng như người trần thế đã tắm trong Ganges. Ở Trung Hoa, người dân sống ở hạ lưu Ganges đã làm lễ để làm nguôi giận con rồng, đó là sông Yangtze.
“Kiểm soát” một vài con sông nầy – Yelllow, Yangtze, Mekong, và Irrawaddy – đã đòi hỏi nỗ lực lớn lao của con người trong hàng trăm hay hàng ngàn năm. Trên những cánh đồng ở Trung Hoa, thí dụ, tiến trình tự nhiên là để đáy sông nâng lên từ từ khi bùn lắng xuống đáy trong lúc dòng chảy qua đồng bằng của sông thấp. Để giữ cho sông không gây ngập lụt cho những cách đồng nông nghiệp ở chung quanh đòi hỏi việc duy trì liên tục các đê, tạo nên những lòng lạch để gia tăng dòng chảy, vét đáy để tăng chiều sâu, và giữ nước trong các hồ và biền. Trên sông Yellow, đã có 1.750 trận lũ lụt thảm khốc do đê sông bị vỡ giữa 650 BCE và 1950 CE [8]. Chánh phủ Trung Hoa hiện nay đã xây nhiều đập nhỏ ở thượng lưu và đã quản lý để cắt ½ số bùn bồi lắng của sông Yellow, nhưng đáy sông hiện nay ở hạ lưu vẫn còn cao hơn mặt đất chung quanh gần 10 feet.
Từ lúc ban đầu, một số trong các sông nầy đã có, và vẫn còn có, những đòi hỏi nước cạnh tranh. Nước cho các thành phố cạnh tranh với nước cho nông nghiệp. Thủy vận trên sông đòi hỏi nước cao, cạnh tranh với việc lấy nước cho thủy nông. Ở Trung Hoa, thí dụ, chánh phủ cần nước cao để đi qua sông Yangtze và Yellow để vận chuyển lúa từ miền nam đến miền bắc nghèo thực phẩm. Nông dân cần lấy nước cho thủy nông và hưởng chất dinh dưỡng của bùn sông. Năm trong số 12 con sông chảy qua nhiều quốc gia. Sông Mekong bắt đầu ở miền tây Trung Hoa, tạo thành biên giới Cambodia [Lào]-Thái Lan và xuyên qua Lào [Cambodia] và Việt nam. Ưu tiên quốc gia thường cạnh tranh và xung đột. Thủy nông trong thung lũng Fargana của Kirgistan làm giảm lưu lượng của Sir Drarya vào Kazakhstan và biển Aral [9]. Bên trong Trung Hoa, những dự án thủy nông gần đây để cung cấp nước cho thủ phủ của bang Ningxia và Inner Mongolia đã làm giảm dòng chảy đến hạ lưu sông Yellow [10].
Nhiều quốc gia đã xây đập trên các khúc sông ở thượng nguồn
của những sông nầy như một giải pháp đối với mưa định kỳ hàng năm, hạn hán bất
thường, và để sản xuất thủy điện. Một
vài đập nầy đã gây chống đối chánh trị nghiêm trọng, nhất là của các nhóm sắc
tộc ở phía trên sông mà họ chỉ thấy dời cư và sự hủy hoại cuộc sống của họ và
không được hưởng lợi từ thủy điện hay nước được trữ lại. Khi các đập đươc xây và kinh nghiệm với chúng
gia tăng, nhiều vấn đề xuất hiện [11].
Bùn lấp đầy vùng lưu vực ở phía sau đập và khiến cho nó ít hữu hiệu hơn
nhiều cho việc sản xuất điện hay dự trữ nước.
Thủy điện được sản xuất ở các địa diểm núi non cách xa nơi có nhu cầu
thường là các thành phố ở đồng bằng hay ven bờ biển.
Xây cất nhà máy thủy điện Jinghong
(Cảnh Hồng) trên sông Lancang (sông Mekong trong tỉnh Yunnan, Trung Hoa). [Ảnh:
Imagechina]
Kết luận
Trong những cách nào, thì, nó hữu ích để xem những sông từ cao nguyên Tây Tạng như một đơn vị duy nhất để giảng dạy? Trước hết, viễn cảnh nầy thay đổi chú trọng của chúng ta ra ngoài biên giới quốc gia hay ngay cả nền văn minh (“Trung Hoa”, “Ấn Độ”) đến lưu vực lớn hơn, và những vùng chảy bò qua biên giới chánh trị, vùng sinh thái, vùng sắc tộc, và biên giới ngôn ngữ. Loại phân tích nầy cho thấy sự lệ thuộc mật thiết của tất cả những ai sống hay có cuộc sống dựa vào nguồn nước của sông. Thứ hai, chú trọng đến nhóm sông nầy cho phép so sánh địa dư và tổ chức giữa nhửng cách mà nguồn nước đã được sử dụng cho việc phát triển các nền văn minh phức tạp. Từ viễn cảnh nầy, nó trở nên thích hợp để so sánh Indus với Angkor. Thứ ba, có một bộ vấn đề phổ biến để quản lý những sông nầy – lắng bùn, nước thấp, nước cao do nước mưa mùa, lưu vực, hạ lưu sông thuộc về các thực thể chánh trị khác, và nhu cầu cạnh tranh của thủy nông, kỹ nghệ và thành phố. Cuối cùng, tất cả những sông nầy bị đe dọa nghiêm trọng bởi hâm nóng toàn cầu với hậu quả của nó là làm giảm các băng hà và tuyết bị nén lại để nuôi những con sông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng.
Ghi chú giảng dạy và thư mục
Có những bài tường thuật thám hiểm của từng con sông, thường được soạn bởi việc vẽ bản đồ thời thuộc địa hay thám hiểm quân sự. Trong thời của chúng ta, vì những sông nầy rất quan trọng đối với nền kinh tế của tất cả các quốc gia chúng chảy qua, có hàng ngàn bài viết khoa học và phúc trình về dòng chảy, tích lũy bùn, thực vật dọc theo bờ sông, động vật, và những cứu xét chánh sách về đập, thủy nông, và việc sử dụng nước. Có hàng trăm bài viết về pháp luật về các hiệp ước giữa các quốc gia Á Châu chia sẻ những sông đó.
Để giới thiệu việc giảng dạy về phần đông các sông lớn ở Á Châu, không có gì tốt hơn Google Earth. Sinh viên có thể dò theo các sông và xem địa thế chúng đi qua và ảnh hưởng. Nhiều nơi dọc theo sông được kèm theo hình ảnh của những địa điểm đặc biệt. Điều ngạc nhiên đặc biệt là sự xuất hiện đầu tiên của ruộng bậc thang có thể so sánh với các sông khác. Đập và hồ chứa nước của chúng rõ ràng. Thủy nông cũng được thấy. Phá rừng rất rõ trong những hình nầy, cũng như đường sá.
Ngược với đường lối “cao nguyên Tây Tạng” thống nhất của bài nầy đối với các sông ở Á Châu với đường lối trong Asia for Education của Đại học Columbia (http://afe.easia.columbia.edu/geography/element_b/eb5.html) và dựa án Annenberg về giảng dạy địa dư (http://www.learner.org/resources/series180.html), cả 2 dùng biên giới quốc gia trong việc phân ranh giới của khu vực địa dư.
Nhiều trong số những sông nầy cũng xuất hiện trong nhiều quyển sách phổ biến, thường được mô tả phong phú. Thí dụ, xem The Mekong: A River and Its People của John Hoskin (Bangkok: Post Publishing, Co. Ltd., 1992).
Các sử gia bị bẻ cong sinh thái thỉnh thoảng cứu xét toàn thể sông nhưng thường xuyên hơn một phần của sông hay nhóm sắc tộc sinh sống dọc theo sông. Thông thường là các bài viết được sưu tập trong Constance M. Wilson (ed.). The Middle Mekong River Basin: Studies in Tai History and Culture (DeKalb, IL: Center for Southeast Asian Studies. Northern Illinois University, 2009).
Những con sông nầy cũng làm say mê những người viết không khoa học đã viết rất nhiều sách để thảo luận những cách mà sông cung cấp cấu trúc cho xã hội. Nhắc lại kịch vui Slowly own the Ganges (1966) của Eric Newby. Yangtze, thí dụ, đã khích lệ văn chương trong nhiều thế kỷ, những mẩu chuyện ngắn được sưu tập trong Yangtze River: The Wildest, Wickedest River on Earth của Madeline Lynn (Oxford University Press: Hong Kong, 1977).
Chú thích
1. This is one
of the few articles to treat transnational aspects of rivers over a broad swath
of the Himalayas and Plateau of Tibet. It does not, however, include the rivers
of China. Jayanta Bandyopadhyay and Dipak Gyawali, “Himalayan Water Resources:
Ecological and Political Aspects of Management”, Mountain Research and Development 14, no.1 (February 1994):
1–24.
2. All of the
essentials of the rivers that originate on the Plateau of Tibet are taken
from The Times Atlas of the World (London:
John Bartholomew & Sons Ltd. Seventh edition, 1988), x1v, xv. A lovely
large map of Asia that shows all of the rivers is found on xxxvi and xxxvii.
3. The monsoon
is a seasonal reversal of winds caused by the difference in atmospheric
pressure from the differential heating of land and ocean. In winter,
high-pressure cells develop over continental Asia producing sinking air that
results in an offshore monsoon. The winter monsoon produces little
precipitation. In summer, the heating of the Asian continent results in rising
air and, therefore, lower pressure. The moist maritime onshore winds bring
extensive precipitation to certain areas during summer.
4. Bandyopadhyay
and Gyawali, 3.
5. See John H.
Millmanand and Robert H. Meade, “Worldwide Delivery of River Sediments to the
Ocean,” Journal of Geology, 91,
no.1 (February 1983): 1–21.
6. Te-Tzu Chang
and A. H. Bunting, “The Rice
Cultures,” Philosophical Transactions of the Royal Society of London.
Series B, Biological Sciences, 275, no. 936, The Early History of
Agriculture (July 27, 1976): 143–157.
7. Using
irrigation from the Indus, the Punjab has become one of India’s largest
food producing areas based on high-yield wheat.
8. Mei Chengrui
and Harold E. Dregne, “Review Article: Silt and the Future Development of
China’s Yellow River,” The
Geographical Journal, 167, no. 1 (March 2001): 15.
9. Fergana,
which is watered by the Amu Darya, has been fought over for centuries. See, for
example, a description of it in the memoirs of Babur, a descendant of Ghengis
Khan who inherited the valley and lost it to Uzbegs in the 1490s CE.
Babur, Babur-Nama (Memoirs of
Babur), trans. Annette Sussanah Beveridge (New Delhi: Low Price
Publications, 1989, reprinted edition), 1–12.
10. Mei Chengrui
and Harold E. Dregne, 10.
11. Zeb Hogan,
“Tonle Sap: The Flowing Heart of Cambodia,” NPR, December 6, 2005, http://www.npr.org/templates/story/story.php?storyId=5039980;
“China Rejects Mekong River Dam Criticism,” BBC News, April 5, 2010, http://news.bbc.co.uk/2/hi/8603112.stm;
Nirmal Ghosh, “Mekong River Talks: Dams Be Damned,” from Asia News
Network, The Straits Times,
April 4, 2010, http://www.asianewsnet.net/climate/detail.php?id=109&sec=11.
No comments:
Post a Comment