(The Fate of the Mekong River: Hope or Despair?)
Pou Sothirak – Bình Yên Đông lược dịch
Journal of Greater Mekong Studies – February 2020
Số phận của sông Mekong tạo nên một bóng tối trên lục địa Đông
Nam Á (ĐNA). Hệ thống sông uy nghi nầy
và những lợi ích do nó mang lại cho đời sống của dân số ở địa phương đối mặt
với nhiều đe dọa gia tăng từ các dự án phát triển khổng lồ chẳng hạn như việc
xây đập có vẻ không ngừng nghỉ. Đối với
các quốc gia duyên hà của khu vực, tình trạng nầy là một thách thức phức
tạp. Ngoại trừ tìm ra các giải pháp thay
thế và sáng tạo, “Mekong hùng vĩ” sẽ nhanh chóng tiến đến điểm không thể quay
trở lại.
Đối với dân số ở ven sông mà cuộc sống tùy thuộc vào số cá
đánh được từ hồ Tonle Sap, số phận của hồ lớn của Cambodia và một câu chuyện
của thay đổi lớn lao chỉ trong một thế hệ, khi số cá đã giảm và đa dạng sinh
học của sông đã suy yếu [1]. Sông tiếp
tục suy giảm nhanh, ảnh hưởng tiêu cực đến phương tiện thiên nhiên nơi nó đã đúc
ra đất đai và hỗ trợ đời sống trong lưu vực lớn lao của nó [2].
Lề lối thiên nhiên của sông Mekong gây ngạc nhiên. Nó có thể gây ra ngập lụt lớn, nhưng cũng bị
hạn hán dữ dội. Du khách khám phá sông
thường bị thu hút bởi môi trường tự nhiên ngoạn mục và hoàng hôn tuyệt
đẹp. Tuy nhiên, bản chất của Mekong đi
ra ngoài những sự kiện nầy. Thực tế
trong tay là một trong các điều kiện nuôi dưỡng cho phép sinh thái của sông phát
triển nhanh và duy trì dân số của các quốc gia duyên hà. Lục địa ĐNA xem Mekong như một người bảo vệ
việc phát triển khu vực, tính khả chấp và thịnh vượng vì nó cung cấp thực phẩm,
nước uống, thủy nông, giao thông, và năng lượng cho trên 70 triệu người ở Trung
Hoa, Cambodia, Myanmar, Lào, Thái Lan và Việt Nam.
Những lợi ích do sông cung cấp nay đối mặt với nhiều nguy
hiểm gia tăng vì các dự án phát triển được hình thành kém. Cạnh tranh để khai thác lưu vực Mekong rất
mạnh, tạo áp lực nghiêm trọng lên an ninh của nguồn nước. Các kế hoạch phát triển thủy điện tạo ra một
nguy hiểm lớn nhất vì chúng có khả năng làm thiệt hại môi trường, tạo ra những
hậu quả xã hội tiêu cực, gây nguy hại cho cuộc sống của các cộng đồng địa
phương, và tạo nguy hiểm cho an ninh khu vực.
Ngoài ra, việc xây dựng các nhà máy thủy điện thiếu trách
nhiệm cần được xem như một thách thức xuyên biên giới vì những kiến trúc nầy
ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia chia sẻ Mekong. Ngoài việc giải quyết những đòi hỏi năng
lượng, ngừa lụt, và việc sử dụng nước, các chánh phủ phải cứu xét đến môi
trường rộng lớn hơn và chánh trị của cai quản nước để thực hiện cân bằng ổn
định. Điều nầy đòi hỏi phối hợp và quản
lý khả chấp giữa các bên liên hệ để tránh thêm suy thoái môi trường và đào sâu
mát tin cậy giữa các diễn viên nhà nước và không phải nhà nước [3].
Các quốc gia dọc theo lưu vực Mekong say mê khai thác nguồn
nước của sông để sản xuất điện để hỗ trợ việc phát triển kinh tế liên tục. Ngăn đập Mekong bắt đầu ở Trung Hoa trong đầu
thập niên 1990s. Hiện nay, Trung Hoa có
11 đập đang hoạt động và 9 đập nữa được dự trù.
Trong năm 2006, Lào xây đập đầu tiên trên [dòng chánh của] sông và đã
hoàn tất 64 đập, với 63 đập nữa đang được cứu xét. Trong số các quốc gia hạ lưu Mekong khác,
Việt Nam đã hoàn tất 16 đập, Thái Lan đã xây 9 đập, và Cambodia đã xây 2 đập
với 1 đập khác đang được xây [4].
Theo Ủy hội Sông Mekong (MRC), việc xây đập không được kiểm
soát dọc theo Mekong và các phụ lưu của nó được tiên đoán gây 30-40% sụt giảm
thủy sản, mất mát khoảng 1 triệu tấn cá mỗi năm, và 97% sụt giảm phù sa đến
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong những năm sắp tới [5].
MRC báo cáo vào giữa tháng 7 năm 2019 rằng mực nước trong
tháng trước đã xuống đến “mức thấp nhất kỷ lục.” Hạn hán không phải là thủ phạm duy nhất. Nước được giữ lại bởi đập Jinghong (Cảnh
Hồng) trong tỉnh Yunnan (Vân Nam) ở tây nam Trung Hoa trong 2 tuần trong tháng
7 làm cho tình hình tồi tệ thêm. Điều
nầy kết hợp với việc bắt đầu thử nghiệm ở trạm thủy điện Xayaburi vừa mới xây ở
Lào ngày 15 tháng 7 trước khi hoạt động trong tháng 10 [6].
Có nhiều phúc trình học thuật nhấn mạnh đến những ảnh hưởng
nghiêm trọng của việc xây đập Mekong đối với môi trường. Những ảnh hưởng nầy gồm có gây nguy hiểm cho
an ninh lương thực và sự sụt giảm tiêu chuẩn sống có thể đe dọa sự ổn định
chánh trị ở trong nước và tạo áp lực lớn đối với mối liên hệ khu vực [7].
Một số trong 70 triệu dân phụ thuộc vào sông để có thực phẩm,
nhất là cá nước ngọt. Nhưng việc sinh
sản của cá gặp rủi ro vì đập có tác dụng như những chướng ngại cho việc di chuyển
của chúng đến các nơi đẻ trứng [8]. Các
đập thủy điện có thể làm giảm số lượng phù sa đến hồ Tonle Sap và ĐBSCL. Điều nầy thay đổi tiến trình bón phân và làm
đầy tự nhiên của toàn thể lưu vực Mekong và có thể làm giảm lớn lao trong sản
xuất nông nghiệp và số cá [9].
Các nhà máy thủy điện đang đe dọa thay đổi vĩnh viễn lối sống
dọc theo sông Mekong ở Thái Lan, Cambodia và Việt Nam – cùng lúc khi các nhà
khí tượng học cảnh báo rằng các quốc gia Mekong đã trải qua những điều kiện khô
nhất trong thập niên qua. Các chuyên
viên đề nghị rằng để làm giảm vấn đề nầy, các giải pháp thay thế năng lượng có
thể đứng vững chẳng hạn như gió và mặt trời nên được dùng để thay thế thủy điện
[10].
Việc xây đập cũng có thể đục phá hòa bình và ổn định khu
vực. Một phúc trình năm 2019 của Trung
tâm Stimson ghi nhận rằng các đập được xây trên khúc sông trên cùng của sông
Mekong thiên vị Trung Hoa không công bằng bằng cách cho phép nước nầy khai thác
tiềm năng thủy điện lớn lao của sông trong khi chuyển cái giá liên hệ cho các
láng giềng ở hạ lưu [11]. Việc xây đập
thủy điện vì thế có thể giúp một quốc gia để thực hiện thịnh vượng kinh tế bằng
cái giá của quốc gia khác, gây đụng chạm giữa các quốc gia sông Mekong vì chúng
cạnh tranh nguồn nước khan hiếm. Một học
giả Cambodia nối an ninh quốc gia với các vấn đề cai quản sông xuyên biên giới
và lập luận rằng các quốc gia duyên hà cần hợp tác để giải quyết vấn đề nầy
[12].
Làm thế nào các bên liên hệ xã hội dân sự, gồm có các thành
viên học thuật, các nhà nghiên cứu, và các tổ chức phi chánh phủ và xã hội dân
sự, khuyến khích các chánh phủ hạ lưu Mekong ngừng xây đập?
Đây là một
vài đề nghị.
Trước hết, chúng ta cần bảo đảm rằng các nhà làm chánh sách
trong khu vực biết rõ những hậu quả của việc xây đập, gồm có mực nước tụt giảm
ảnh hưởng đến cuộc sống và gây thiệt hại đa dạng sinh học ở mức báo đông.
Các nhà làm chánh sách khu vực, các bộ trưởng năng lượng, các
nhà kinh tế học, và các công ty thủy điện thường được dùng theo ý muốn để
khuyến khích việc phát triển hạ tầng cơ sở, gia tăng nguồn cung cấp năng lượng,
và cung cấp các điều kiện cần thiết để tăng trương kinh tế hơn nữa, trong khi
không biết hay do dự để giải quyết các dấu hiệu báo động của sự suy thoái của
sông. Họ phải chịu trách nhiệm cho cái
giá xã hội, môi trường và kinh tế của việc mất mát tài nguyên thiên nhiên quý
giá mà Mekong có thể cung cấp cho những thế hệ trong tương lai.
Thứ nhì, nhiều nỗ lực nên được thực hiện để bảo đảm rằng việc
xây đập, nếu cần, được dựa trên những đánh giá hợp lý trong việc đạt đến các
tiêu chuẩn môi trường và kinh tế của Ủy hội Đập Thế giới và để ý đến Đánh giá
Môi trường Chiến lược cho Thủy điện trên Dòng chánh Mekong của MRC [13]. Điều nầy giải quyết những vấn đề chiến lược
rộng lớn hơn phát xuất từ các nhà máy thủy điện trên dòng chánh và cung cấp các
đề nghị để theo đuổi một cách tốt nhất những dự án như thế để bảo đảm việc phân
phối công bằng chi phí và lợi ích để bảo vệ phát triển kinh tế, bình đẳng xã
hội và môi trường. Các nhà làm chánh
sách, các nhà xây đập, và các nhà đầu tư có trách nhiệm rõ ràng để hiểu rằng
lợi ích nhận được bởi một quốc gia không nên tạo ra những cái giá bên ngoài
tiêu cực nghiêm trọng cho các quốc gia khác cùng chia sẻ dòng sông. Lợi ích và cái giá môi trường và xã hội của
các dự án đập nên được chia sẻ bằng nhau.
Thứ ba, nhu cầu năng lượng tương đối cao trong các quốc gia
hạ lưu Mekong, gây khó khăn cho các chánh phủ để ngừng xây đập thủy điện. Dù sao, nhiều chuyên viên tin rằng điện gió
và mặt trời nay có thể cung cấp các giải pháp thay thế có thể đứng vững ngày
càng tăng vào lúc thêm đập trên Mekong có thể gây ra kết quả thảm họa. Họ lập luận rằng nhiều người hơn bị thiệt hại
thay vì được giúp đỡ bởi việc xây đập.
Giá trị cộng thêm của những dự án nầy làm lu mờ cái giá xã hội và môi
trường. Họ cũng nói rằng thủy điện không
phải là năng lượng sạch hay là thuốc chữa bá bệnh của sự cần thiết điện trong
tương lai [14].
Thứ tư, chánh phủ của 4 quốc gia thành viên MRC – Cambodia,
Việt Nam, Lào và Thái Lan – phải chắc rằng nhiệm vụ của MRC được thực hiện hoàn
toàn. Mặc dù MRC tương đối thành công
trong việc tạo ra kiến thức và phát triển một bộ quy tắc và hướng dẫn hữu ích
để khuyến khích việc sử dụng hợp lý và công bằng hệ thống sông Mekong, nó có ít
thành công trong việc tìm kiếm nhất trí đối với những quyết định quan trọng,
nhất là thủy điện. Các quốc gia thành
viên ưa chuộng “đồng ý để không đồng ý” khi nói đến việc tham vấn trước về đập,
chẳng hạn như đập Xayaburi và Don Sahong ở Lào.
Họ rõ ràng cũng không phê chuẩn rằng các dự án đập Pak Beng và Pak Lay của
Lào như sử dụng “hợp lý và công bằng” hệ thống sông Mekong [15]. MRC rủi ro trở nên không thích hợp nếu các
quốc gia thành viên thất bại để thực hiện ý chí chánh trị của họ và bảo đảm
rằng Thỏa ước Mekong 1995 được thực hiện một cách có trách nhiệm. Nhiều cách phải được tìm ra để tăng cường vai
trò của MRC để bảo vệ Mekong.
Thứ năm, việc phát động khuôn khổ Hợp tác Lancang-Mekong
(LMC) trong năm 2016 báo hiệu một thúc đẩy mới đến việc cộng tác khu vực để
phát triển khả chấp khu vực Mekong và vùng phụ cận. Trung Hoa được mong đợi sẽ dùng sáng kiến nầy
để hình thường hóa hợp tác tổ chức với Cambodia, Lào, Myanmar, Việt Nam và Thái
Lan để giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực, gia tăng tiếp cận với tài
nguyên, kinh tế và thị trường, và cung cấp hỗ trợ lớn hơn cho việc phát triển
xã hội và kinh tế. Nay thì sáng kiến nầy
được thành lập, nó được mong đợi sẽ có ý muốn mạnh mẽ hơn để thảo luận những
lãnh vực bất hòa đó đã làm ô uế những mối liên hệ trong quá khứ.
LMC cũng làm nổi bật những ý định ngoại giao của Trung Hoa để làm im sự chỉ trích từ các quốc gia ở hạ lưu đối với quyết định đơn phương của Beijing (Bắc Kinh) để xây vài đập qui mô lớn trên dòng chánh sông Mekong. Trung Hoa đang giữ một vai trò trung tâm trong “thế kỷ của Á Châu” và nó đang trở thành chất xúc tác cho phát triển hạ tầng cơ sở, tăng trưởng kinh tế, và hợp tác ở Á Châu và xa hơn. Nhưng để tiếp tục đóng góp tích cực cho khu vực, Trung Hoa nên có những nỗ lực lớn hơn để giải quyết các vấn đề cấp bách khi LMC đi vào giai đoạn tới. Để LMC bơm sức mạnh mới vào khu vực Mekong, nó phải thiết lập một cơ chế hữu hiệu và được phối hợp tốt để thực hiện các mục đích được nêu trong Tuyên cáo LMC. Ngoài ra, là một tổ chức tương đối mới, LMC nên tham gia cộng tác hỗ tương và minh bạch với tất cả các sáng kiến hiện có chẳng hạn như MRC, Tiểu khu vực Mekong và vùng Phụ cận (GMS), Hợp tác Nhật Bản-Mekong (JMC) và Sáng kiến Hạ lưu Mekong (LMI) cùng các tổ chức khác để xác định và thực hiện hữu hiệu thịnh vượng cho khu vực. Không còn nghi ngờ rằng LMC có thể có lợi ích chiến lược nếu 6 quốc gia thành viên của nó có thể uốn nắn quy tắc hợp tác và bảo đảm rằng các diễn viên bên ngoài khác sẽ tham gia. Điều nầy sẽ làm tăng ảnh hưởng của LMC trong khu vực. Kết quả là, LMC có thể nhìn tới trước để đóng một vai trò tích cực và hoạt động hơn trong việc hợp tác và quản lý nguồn nước trong khu vực, khiến cho các thế lực khác phải thừa nhận vai trò của Trung Hoa trong các vấn đề của khu vực.
Kết luận
Chúng ta phải phục hồi hy vọng rằng Mekong sẽ tiếp tục cung
cấp nguồn sống cho những ai tùy thuộc vào tính hào phóng của nó. Nhưng hy vọng không thôi không đủ. Chúng ta phải làm tất cả những gì chúng ta có
thể làm để ngưng việc làm nguy hại sông và tìm những giải pháp tốt nhất để bảo
vệ nó cho các thế hệ tương lai. Ý kiến
của tôi là cách tốt nhất để đi tới là ngưng, hoàn toàn, việc xây đập thủy điện
trên dòng chánh của sông và thăm dò các nguồn năng lượng thay thế thân thiện
hơn với sinh thái và ít nguy hại đến cuộc sống và đa dạng sinh học của sông.
Hiện nay, chúng ta chỉ hy vọng rằng tất cả các bên liên hệ có
thể đồng ý để thiết lập tin cậy và tự tin giữa họ trong việc giải quyết thách
thức nầy. Các quốc gia thành viên, các
đối tác phát triển và các diễn viên phi chánh phủ khác chẳng hạn như xã hội dân
sự, học thuật, các nhà khoa học và thành phần tư nhân, phải tham gia trong đối
thoại thành thật để thăm dò các giải pháp tốt nhất để giải quyết những hậu quả
liên quan đến mối quan hệ an ninh nước-năng lượng-thực phẩm. Điều nầy gồm có việc giải quyết những than
phiền xã hội và môi trường để thực hiện một sự hiểu biết rộng rãi của cơ hội và
rủi ro được tạo nên bởi việc ngăn đập sông Mekong.
Chúng ta phải bảo đảm rằng MRC và LMC cũng như các sáng kiến
khu vực khác có thể cộng tác với nhau để khuyến khích phát triển toàn bộ và khả
chấp trong GMS. Nhấn mạnh nên được hướng
đến những nỗ lực để trui rèn hợp tác và phối hợp nhiều hơn để giúp tạo tự tin
và tin cậy và để cộng hưởng các chánh sách để thu hoạch thích hợp Mekong và tìm
những cách khả chấp mới để sản xuất năng lượng thay vì dựa vào các nhà máy thủy
điện.
Chúng ta phải nghiêm chỉnh tìm cách để thay thế tuyệt vọng với hy vọng rằng Mekong Hùng vĩ sẽ sống mãi.
Tài liệu tham khảo
1 Zoe Osborne,
“Mekong basin’s vanishing fish signal tough times ahead in Cambodia,” The
Guardian, December 16, 2019. https://www.theguardian.com/environment/2019/dec/16/mekong-basins-vanishing-fish-signal-ill-times-ahead-for-cambodia-aoe
2 Andrew
Haffner, Mekong River: Currents of Time,” Southeast Globe, December 17, 2019. https://southeastasiaglobe.com/currents-of-time/
3 Johns Hopkins
University School of Advanced International Studies, “Challenges to
Transboundary Water Governance in the Mekong River Basin: Field Research in
Yunnan Province, China, and Mekong Delta, Vietnam, January 16-27, 2018,” 2018. https://sais.jhu.edu/sites/default/files/JHU_SAIS_Transboundary_Water_Governance_in_the_MRB.pdf
4 Stimson
Center ASEAN Infrastructure Database, June 13, 2019
5 Sheith
Khidir, “Giving a dam about the Mekong,” The Asean Post, May 3, 2019. https://theaseanpost.com/article/giving-dam-about-mekong
6 Emmy
Sasipornkarn, “A dam-building race threatens the Mekong River,” Deutsche Welle,
August 16, 2019. https://www.dw.com/en/a-dam-building-race-threatens-the-mekong-river/a-50049206
7 Richard
Cronin and Timothy Hamlin, “Mekong Tipping Point: Hydropower Dams, Human
Security and Regional Stability,” Stimson Center, 2010. https://www.stimson.org/sites/default/files/file-attachments/Mekong_Tipping_Point-Complete_1.pdf
8 Maizura
Ismail, “What’s at stake for the Mekong’s fishery,” The Asean Post, November
14, 2018. https://theaseanpost.com/article/whats-stake-mekongs-fishery
9 International
Rivers, “Tragic Trade-Offs of Mekong Hydropower,” April 3, 2019. https://www.internationalrivers.org/resources/press-release-tragic-trade-offs-of-mekong-hydropower-17292;
Tom Fawthrop, “Something Is Very Wrong on the Mekong River,” The Diplomat,
August 26, 2018. https://thediplomat.com/2019/08/something-is-very-wrong-on-the-mekong-river/
10 Dominic Faulder, “Dams threaten way of life in Mekong
countries,” Nikkei Asian Review, July 10, 2019. https://asia.nikkei.com/Economy/Dams-threaten-way-of-life-in-Mekong-countries
11 Cronin and Hamlin, op. cit.
12 Mak Sithrith, “Dams and state security: Damming the 3S
rivers as a threat to Cambodian state security,” Asia Pacific Viewpoint 57, no.
1 (2016).
13 International Centre for Environmental Management, MRC
Strategic Environmental Assessment (SEA) of hydropower on the Mekong
mainstream: summary of the final report, (Hanoi: Mekong River Commission, 2010)
14 Transparency Environmental Security in the Mekong River
Basin,” Wilson Center, December 6, 2012. https://www.wilsoncenter.org/event/transboundary-environmental-security-the-mekong-river-basin
15 See: Sustainable development in the Mekong Basin: The role
of the Mekong River Commission’s water diplomacy. At: https://drive.google.com/file/d/1USyRIpbt_OezOSQlW2Fxmu0HhSQLZuQV/view
No comments:
Post a Comment