Sunday, October 8, 2023

BÙNG NỔ XÂY CẤT Ở VIỆT NAM “GÂY ĐE DỌA SỐNG CÒN CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”

(Vietnam’s construction boom “poses existential threat to Mekong Delta”)

David Rogers – Bình Yên Đông lược dịch

Global Construction Review – 6 October 2023

 

Cảnh bình minh với những cây thốt nốt trong đồng lúa ở Châu Đốc trong Đồng bằng sông Cửu Long. [Ảnh: Vinh Dao]

 

Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam (ĐBSCL) có thể hết cát vào năm 2035 vì sự bùng nổ xây cất ở trong nước và việc thực hiện các kế hoạch thủy điện ở thượng lưu đặt các hệ sinh thái của khu vực vào nguy hiểm.

Cảnh báo trong “Ngân sách Cát cho ĐBSCL (Sand Budget for Vietnam Mekong Delta)”, một phúc trình được soạn bởi Quỹ Đời sông Hoang dã Thế giới (World Wildlife Fund (WWF)), một tổ chức đã theo dõi sự cạn kiệt của tái nguyên cát của Việt Nam từ nhiều năm nay.

Đồng bằng được tạo thành nơi Mekong đổ ra Biển Đông.  Cũng là một trong những vùng trồng lúa chánh của Việt Nam, nó là nơi cư trú của vô số động vật và thực vật.

Theo WWF, đồng bằng gồm có khoảng 4 triệu hectares và hỗ trợ cho một dân số khoảng 18 triệu người.  Cư dân của nó thay đổi từ các đồng lụt, đất ngập nước và rừng đước đến những bãi bùn, rong biển, cây cối ven sông, đồng lúa và than bùn, tất cả có trên 450 loại cá trú ngụ.  Nó cũng được xem là một trong 5 đồng bằng dễ tổn thương nhất trên thế giới.

Kinh tế đang bùng nổ của quốc gia được chống đỡ bởi bùng nổ trong việc xây cất hạ tầng cơ sở.  Hiện nay, khoảng 35-45 triệu m3 cát được khai thác hàng năm để cung cấp bê tông mà sự bùng nổ nầy cần đến.

Việt Nam ngưng xuất cảng cát trong năm 2017, vì thế hầu hết cái được khai thác chánh thức sẽ được dùng cho những dự án có lợi cho địa phương – thí dụ, 4 dự án xa lộ ở đồng bằng sẽ cần gần 60 triệu tấn cát từ năm 2021 đến 2025, theo Bộ Giao thông.

Tuy nhiên, việc khai thác cát bất hợp pháp, được khuyến khích bởi giá cao, được cho là lan tràn.  Trang mạng Mekong Eye trích một sự kiện trong tháng 12 năm 2022 khi sạt lở nuốt chửng 5 hectares đất canh tác của ấp Bình Thuận, tỉnh Vĩnh Long.  “Ngay sau đó, một máy xáng bỏ chạy giữa tiếng la ó và thét của những người địa phương giận dữ.  Mười ba nhà chìm xuống sông và 109 người mất nhà trong ngày đó.”

 

Sự tăng trưởng kích thước nhanh chóng và sự thịnh vượng của các trung tâm đô thị chẳng hạn như Thành phố Hồ Chí Minh đang đẩy nông thôn của Việt Nam vào nguy hiểm. [Ảnh: Hoxuanhuong]

 

Trong tháng 8, công an bắt một viên chức cao cấp ở An Giang, một tỉnh trong ĐBSCL, vì đã nhận hối lộ 50.000 USD từ một công ty khai thác cát.

Công ty Trung Hậu 68 khai thác trên 4,7 triệu m3 cát trong khi có giấy phép khai thác 1/3 số đó, công an cho biết.

Việc khai thác cát bất hợp pháp tràn lan được làm nổi bật trong một phúc trình được công bố trong The International Journal of Applied Earth Observation (Tạp chí Quan sát Trái đất Áp dụng Quốc tế) hồi năm ngoái, cho thấy rằng việc đo đạc có hệ thống trong vùng cho thấy các con số chánh thức được ước tính thấp hơn mức khai thác thật sự.

Khi cát được lấy để xây cất, các đập thủy điện ở xa về phía thượng lưu Mekong đang ngăn cản việc bổ sung của nó.

Đồng tác giả của phúc trình Sepehr Eslami nói với hãng thông tấn AP rằng nếu hết cát, sẽ có 10% gia tăng trong diện tích bị ảnh hưởng bởi nước mặn xâm nhập – một hiện tượng đã gây thiệt hại mùa lúa trong vùng.

Eslami nói cạn kiệt cát sẽ đưa tới “sạt lở thêm bờ sông và thủy triều lớn hơn gây ngập lụt và sạt lở thêm.”

Trong bối cảnh của thay đổi khí hậu. và đe dọa của mực nước biển dâng, việc thiếu cát tạo nên một đe dọa sống còn cho đồng bằng, WWF cảnh báo.

Nhà cửa của người dân và các doanh nghiệp trên khắp ĐBSCL đã biến mất vào biển vì sạt lở bờ biển, một phần gây ra bởi cát biến mất.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nói gần 800 điểm sạt lở đã được báo cáo, kéo dài trên khắp 1.134 km bờ biển và bờ sông ở ĐBSCL, kể từ năm 2016.

No comments:

Post a Comment