Sunday, May 8, 2022

PHÁ ĐÊ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

(Breaching dykes in the Mekong Delta)

Albert Sikkema – Bình Yên Đông lược dịch

Climate and Water Management


Trên tầng cuối của tòa nhà giáo dục ở Đại học Cần Thơ, 10 nhóm nhỏ gồm có công chức tỉnh và sinh viên cuối xuống một bản đồ với những mảnh giấy có dán keo.  Những người chơi ném một con súc sắc và bàn bạc sôi nổi về cách tốt nhất để phát triển việc nuôi tôm.  Tôi là một khách mời ở lần thử đầu tiên của một trò chơi mới được gọi là Nuôi Tôm Giỏi.  Mục đích của trò chơi là nâng cao sự hiểu biết của người chơi về sự chọn lựa và tình trạng khó xử liên quan trong việc phát triển đồng bằng.  Nuôi tôm ở đây ở miền nam Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng trong những thập niên gần đây, nhưng nay nó đang đến những giới hạn môi trường.  Mục đích của trò chơi, được phát triển bởi Đại học Cần Thơ và Đại học Wageningen và Nghiên cứu (WUR), là để giúp chánh quyền địa phương và nông dân phát triển chánh sách mới.

 

Luôn luôn bị ngập

TỪ VÙNG NGHÈO ĐẾN VỰA LÚA

Ba mươi năm trước, Wageningen đã góp phần lớn vào việc phát triển ĐBSCL bằng cách đối đầu với đất phèn trong đó có rất ít tăng trưởng.  Vào giữa thập niên 1970s, nhà khoa học đất đai Nico van Breemen của Wageningen mang ánh sáng đến tiến trình đất-hóa học phức tạp hình thành đất phèn.  Kiến thức đó đưa đến những đường lối mới để chiến đấu với đất phèn trong những vùng trũng và khu vực đồng bằng.  Nhà khoa học đất đai Tini van Mensvoort đến Việt Nam, nơi ông cầm đầu các dự án đất phèn từ năm 1980 đến 1992.  Ở ĐBSCL, đất cũng trở nên chua vì vi trùng biến sulphate trong nước mặn thành sulphide, mà trong đất khô bị oxy hóa thành acid sulphuric.  Làm việc với các nhà nghiên cứu Việt Nam, ông thử các kế hoạch lọc khác nhau.  Phương thuốc của ông: xả sulphides ra khỏi đất với nước ngọt.  Sáng kiến nầy thay đổi ĐBSCL từ một vùng nghèo khó thành vựa lúa của Việt Nam.[Lời người dịch: Nông dân ĐBSCL đã biết cách ‘rửa phèn’ từ khi định cư ở đây.]

Van Mensvoort đã về hưu và nay là một hướng dẫn viên thành phố ở Düsseldorf.  Ông đặt công việc của ông một cách tổng quát: ‘Người Việt Nam tự làm; đóng góp chánh của Wageningen là chuyển kiến thức và nâng cao tự tin của các nhà nghiên cứu ở Cần Thơ.’

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng lớn và bằng phẳng như Netherlands (Hòa Lan), và dân số của nó cũng tương tự.  Nhưng Mekong dài 4.900 km, bắt nguồn từ cao nguyên Tây 

Tạng, mang rất nhiều nước hơn sông Rhine mang cho Netherlands.  Trong mùa mưa, những nhánh sông ở phần trên của ĐBSCL, gần biên giới với Cambodia, luôn luôn bị ngập.  Cũng như Netherlands, ĐBSCL đã phát triển nông nghiệp một cách ngoạn mục.  Từ năm 1975, sau Chiến tranh Việt Nam, khu vực đã phát triển với sự trợ giúp của Wageningen (xem ô đính kèm).  Cải thiện đất và thủy nông có nghĩa là nông dân có thể làm từ 1 mùa đến 3 mùa một năm.  Việt Nam cũng bắt đầu nhập cảng các loại lúa cao sản được cải thiện.  Điều nầy giúp nông dân kiếm được nhiều hơn, chấm dứt nạn đói và đưa Việt Nam thành quốc gia xuất cảng gạo lớn chỉ sau Thái Lan, Đặng Kiều Nhân, giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL ở Cần Thơ, giải thích.  Là người lấy PhD ở Wageningen, ông tham gia vào trò chơi nuôi tôm ngày hôm nay.  Vào năm 2000, Việt Nam đã có an ninh lương thực nhưng 2 vấn đề đang phát sinh, Nhân giải thích.  Giá xuất cảng gạo thấp, vì thế nông dân không thu nhập đủ mặc dù canh tác thâm canh.  Và nước mặn đang thấm vào vùng ven biển của Mekong.  Việc mặn hóa nầy ảnh hưởng đến vụ lúa, vì thế chánh phủ Việt Nam đã chịu đa dạng hóa.  Nuôi tôm được thực hiện dọc theo bờ biển, trong lúc nông dân ở sâu trong đất liền bắt đầu kết hợp việc trồng lúa với nuôi cá nước ngọt, hầu hết là cá rô phi (tilapia).  Nhờ việc phát triển nầy, với sự trợ giúp của nhà nghiên cứu Roel Bosma của WUR, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất cảng tôm và tipalia đáng kể.  Bosma giúp phát triển trò chơi Nuôi Tôm Giỏi, và ông cũng có mặt ở lần chơi thử ở Cần Thơ.

 

Sau 1975, Việt Nam trở thành quốc gia xuất cảng gạo lớn thứ 2nd trên thế giới.  Nuôi tôm tăng trưởng một vài thập niên sau, để đáp ứng với mặn hóa.

Giới hạn môi trường

Có lý do để chơi trò chơi nầy, Nhân nói, vì thành phần nông nghiệp ở Việt Nam đối mặt với một chuyển biến khác.  Nông nghiệp tập trung xuất cảng đang đến các giới hạn môi trường chẳng hạn như ô nhiễm với thuốc trừ sâu, và đa dạng sinh học và độ phì nhiêu của đất giảm.  Nó phải nhường chỗ cho lề lối canh tác thân thiện với môi trướng hơn, để mắt đến phẩm chất của lương thực và nhu cầu của người tiêu dùng trong khi đối phó với vấn đề thay đổi khí hậu.

Bản vẽ của việc chuyển biến nầy được phác họa trong Kế hoạch ĐBSCL, được soạn thảo vào cuối năm 2013 bởi tổ hợp Hòa Lan gồm có WUR, Deltares và hãng cố vấn RoyalHaskoning DHV.  Một trong những tác giả chánh trong tổ hợp nầy, được cầm đầu bởi cựu bộ trưởng Cees Veerman, là nhà nghiên cứu Gerardo van Halsema của WUR.


Đáng chú ý, ủy hội nầy từ đất của đất lấn biển và đê không đề nghị nâng cao đê.  Thay vào đó, đề nghị Việt Nam nên thích ứng việc sử dụng đất và nước để cư dân của ĐBSCL có thể đối phó uyển chuyển với ảnh hưởng của thay đổi khí hậu.  Điều nầy có nghĩa là Việt Nam nên làm ngập các vùng được đê bảo vệ ở phần trên của ĐBSCL để tạo thêm không gian cho nước sông chảy tràn.  Quốc gia cũng nên thích ứng với tình trạng mặn hóa ở vùng ven biển bằng cách thay thế nông nghiệp và nuôi cá nước ngọt bằng việc nuôi tôm và rừng đước.  Rừng đước sẽ giúp thu hút mực nước biển dâng được dự đoán.

Áo mưa

Trong những chuyến đi của tôi qua ĐBSCL ẩm ướt, nhiệt độ đạt đến 32 oC mỗi ngày.  Thật ra nó phải khô trong tháng 12, vì mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11, nhưng vô số người đi xe gắn máy trên đường phải mặc áo mưa.  Thay đổi khí hậu đang xảy ra.  Mùa mưa đang biến chuyển và trời mưa nặng hơn, Nguyễn Châu Xuân Quang, giám đốc trung tâm khí hậu ở Sài Gòn, cho biết.  Mặt khác, trời mưa ít hơn trong mùa khô vào mùa xuân.  Điều nầy có nghĩa là ĐBSCL đang đối mặt với ngập lụt và tình trạng thiếu nước, Quang giải thích.

Đời sống cũng đang trở nên nguy hiểm hơn cho cư dân đồng bằng.  ĐBSCL bị ngập lụt nặng nề trong năm 2000 và 2011, nhưng thiệt hại trong năm 2011 lớn hơn nhiều và nhiều cư dân hơn phải di tản, Andrew Wyatt nói.  Ông là quản đốc đồng bằng của Liên hiệp Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (International Union for Conservation of Nature (IUCN)), một NGO quốc tế đầu tư trong việc quản lý thiên nhiên.  Thiệt hại đó, Wyatt nói, là hậu quả trực tiếp của việc xây cất các đê lớn ở thượng lưu trong 25 năm qua.

Ông cho tôi thấy 2 ảnh vệ tinh.  Trên hình xưa hơn, vùng đồng bằng ở phía trên của ĐBSCL hoàn toàn bị ngập vào cuối mùa mưa vì nước lũ phải cuốn qua tất cả các đê cao 1 m chung quanh đồng lúa.  Trên ảnh vệ tinh mới hơn, ½ đồng bằng thì khô, được bảo vệ bởi đê cao 3 m.  Vì những vùng trũng nầy, không có chỗ cho nước lũ và khối nước di chuyển nhanh hơn đến vùng ven biển của đồng bằng, gây ngập lụt và thiệt hại thêm.

Wyatt, một người Mỹ đã sống ở Việt Nam 18 năm và theo dõi chánh sách nước chặt chẽ, rất tích cực về Kế hoạch Đồng bằng Hòa Lan.  ‘Đây là điểm xoay chiều.  Trước kế hoạch nầy, chánh phủ Việt Nam chưa bao giờ làm việc trên tính khả chấp.’  Ngập lụt nghiêm trọng trong năm 2011 giúp mang lại một thay đổi tận đáy lòng.  Đê vỡ, trên 100.000 nhà bị ngập và 49 người chết.  Wyatt: ‘Rồi Kế hoạch Đồng bằng đến và nay chúng ta đang thấy những sáng kiến môi trường.  Chánh phủ Việt Nam chấp thuận một nghị quyết trong năm 2017: chúng ta sẽ thích ứng với các điều kiện môi trường đang thay đổi và ngập lụt.’  Thích ứng là từ ngữ then chốt trong chánh sách mới.

Phá đê

Những bước đầu nay đang được thực hiện trong vùng phía trên của ĐBSCL, Wyatt nói.  Các đề nghị đang được soạn thảo để phá các đê cao. ‘Những đê cao đó giúp nông dân trồng 3 mùa lúa thay vì 2, nhưng mùa 3 đó làm giảm giá, không cho nông dân nhiều tiền, và có vài khuyết điểm.  Các đê ngăn chận sự lắng đọng của phù sa trên đồng ruộng, khiến cho đất kém phì nhiêu.  Chúng cũng ngăn chận việc phát triển nuôi cá và gây ra ngập lụt ở nơi khác.  Nếu anh trở lại các đê thấp, anh có thể quản lý nước tốt hơn, mà không mất nhiều lợi tức.’

Những nhà nghiên cứu Việt Nam mà tôi nói chuyện với không chia sẻ sự lạc quan của Wyatt, tuy nhiên.  ‘Lo ngại lớn nhất của tôi là làm thế nào để các nông dân tham gia vào các kế hoạch,’ giám đốc Quang của trung tâm khí hậu Sài Gòn nói.  ‘Anh có thể nghĩ rằng chúng tôi không cần những đê cao đó nữa, nhưng nhiều nông dân sẽ không đồng ý với anh.  Nhà và đất của họ sẽ chìm xuống nước.  Và khi giá thực phẩm dao động lung tung, rất khó cho họ để đầu tư vào các giải pháp thay thế.  Trong chánh sách, chúng tôi phải rút kinh nghiệm và kiến thức của họ, nhưng tôi chưa biết làm thế nào.’

Trò chơi với nông dân

Trò chơi Nuôi Tôm Giỏi có thể cung cấp một giải pháp.  Buổi họp với các công chức tỉnh trên khuôn viên của Đại học Cần Thơ thành công, người thiết kế trò chơi Trần Thị Phang Hà nói sau đó.  Các công chức rất phấn khởi và họ nghĩ chơi trò chơi với nông dân như một cách để hình thành chánh sách của họ.

Cô giải thích cách chơi.  ‘Có một bản đồ trên bàn, với nhiều khu canh tác trên đó.  Một người chơi ném con súc sắc, rơi trên một khu canh tác và rồi phải đối phó với tình huống được ghi trên khu đó.  Người nuôi tôm học về sự chọn lựa, hạn chế sinh thái và phát triển thị trường.  Điều nầy mở ra vài triển vọng về cách cải thiện môi trường địa phương của bạn.  Bạn có thể muốn sản xuất nhiều cá hơn, thí dụ, nhưng bạn cũng có thể kết hợp việc nuối cá với trồng rau cải và với du lịch.’  Hà nghĩ trò chơi nầy cũng cung cấp cho nông dân trồng lúa và nuôi cá tipalia một vài thứ, bằng cách soi sáng chiến lược kinh doanh của họ.

Xếp hạng

Chung quanh Cần Thơ, ở trung tâm của đồng bằng, hàng ngàn kinh đào nối 3 cửa sông chánh của Mekong.  Đi qua vùng nầy, bạn sẽ thấy vô số ruộng lúa, trong đó nông dân đang bừa đất ướt sau khi thu hoạch mùa trước, hay cày bằng cách dùng máy cày hay trâu.  Rất khó để tưởng tượng rằng khu vực nầy đối mặt với tình trạng thiếu nước hay mặn hóa vào mùa xuân.  Nhưng mặn hóa đó đã đến gần Cần Thơ, cách biển 60 km.

 

Nuôi tôm khả chấp trong rừng đước bảo vệ bờ biển.

Trước hết, Việt Nam cố gắng để giữ nước mặn ở ngoài.  15 năm trước, chánh phủ xây cất những đê lớn ở vùng ven biển để bảo vệ lúa và trại nuôi tipalia.  Nhưng mặc dù với nỗ lực nầy, nước trở nên lợ và thu hoạch lúa giảm.  Người nuôi cá chuyển từ cá tipalia nước ngọt sang tôm nước mặn và yêu cầu được phá đê.  Và điều đó xảy ra.

Trong chánh sách mới, thúc đẩy bởi Kế hoạch Đồng bằng Hòa Lan, Việt Nam chấp thuận mặn hóa.  Việc canh tác nước ngọt phải biến mất ở vùng ven biển, một phần để ngăn chận mực nước ngầm hạ thấp và bảo đảm nguồn cung cấp nước uống.  Viêt Nam cũng cần giữ thêm nước ngọt trong sông và tự trang bị bằng các biện pháp tự nhiên chống lại nước biển dâng bằng cách trồng lại đước dọc theo bờ biển.  Rừng đước, đã bị đốn nhiều thập niên trước để nuôi tôm, cung cấp việc bảo vệ bờ biển tự nhiên.  Một dự án Wageningen-Việt Nam đã nghiên cứu làm thế nào bạn có thể kết hợp đước với tôm.

Thay đổi không quá lớn.  Người thiết kế trò chơi Hà cho thấy rằng nhiều nông dân nhỏ ở ĐBSCL vẫn nghèo.  Họ có ít hơn 1 hectare đất để canh tác lúa và nuôi cá, và họ kiếm được dưới 15 triệu VND (600 euros) một năm.  Đó chỉ vừa đủ để nuôi gia đình, Trần nói, nhất là với giá phân bón và thuốc trừ sâu gia tăng trong những năm gần đây, và giá thấp trên thị trường xuất cảng.

Vì lý do nầy, Kế hoạch Đồng bằng gồm có một chương về nông nghiệp.  Nông dân nên ít chú trọng đến các hoa màu số nhiều và nhiều hơn đến thực phẩm có phẩm chất để tăng trưởng giới trung lưu Việt Nam.  Nhiều chọn lựa thích thú đang xuất hiện trong lãnh vực nầy.  Đại học Quốc gia Việt Nam ở Sài Gòn đang nghiên cứu về lúa nổi: cây lúa nổi trên nước và do đó có thể di chuyển với chiều sâu thay đổi của sông.  Một vấn đề là giống lúa nầy chưa có nhiều lợi.  Đại học ở Cần Thơ đang nghiên cứu việc nuôi cá địa phương truyền thống cho thị trường Việt Nam.  Cũng có nhu cầu của người Việt nam khá giả cho thực phẩm hữu cơ mắc tiền hơn.

Hầu hết nhà sản xuất chưa có lợi từ thị trường mới nầy.  Nông dân nhỏ bán sản phẩm của họ ở các chợ truyền thống trong Mekon, chẳng hạn như các chợ nổi trên sông Cái Răng, mà tôi có thể đến từ Cần Thơ bằng ½ giờ đi tàu.

Hàng trăm thuyền đến và đi với các sản phẩm lương thực được trao đổi trên nước.  Rất thích thú đối với du khách nhưng không phải cách để nông dân trở thành người đô thị giàu có.  Một phần của thách thức quản lý đồng bằng ở Việt Nam là tìm cách mới để nối kết nông dân với người tiêu thụ.

Hà Nội ở quá xa

Câu hỏi lớn sẽ là: làm thế nào để chánh phủ Việt Nam tổ chức việc chuyển sang tính khả chấp?  Chánh phủ cộng sản trước đây thực hiện việc cải cách kinh tế trong năm 1986 để chuyển sang kinh tế thị trường, nhưng đó là một chánh sách từ trên xuống.  Nay các bộ hạ tầng cơ sở (các nhà xây đập), nông nghiệp và môi trường cần cộng tác với nhau.  Nhưng thủ đô, Hà Nội, ở quá xa, người dân tôi nói chuyện với ở ĐBSCL nói.  Nhiều quyền lợi khác nhau trong một kế hoạch kết hợp cần được cân bằng ở cấp khu vực.  Và đó là một lãnh vực trong đó Việt Nam có nhiều kinh nghiệm.

Ngân hàng Thế giới muốc thực hiện Kế hoạch Đồng bằng Hòa Lan cho Mekong và đã dành 300 triệu USD để đầu tư.  40 triệu trong số nầy được dành để phá bỏ các vùng trũng.  Nhà nghiên cứu Gerardo van Halsema của WUR, một tác giả của Kế hoạch Đồng bằng, khuyến cáo Ngân hàng Thế giới về việc nầy.  “Bước đầu đã được thực hiện ở cấp chánh trị,’ ông nói.  ‘Nay, chánh quyền địa phương và khu vực phải mang vào tiến trình lấy quyết định để thực hiện kế hoạch.  Điếu đó rất tốn thời giờ và đối với người Việt Nam phải làm quen với.’  Van Halseman không sợ nông dân ở đồng bằng sẽ nghèo.  ‘Nông nghiệp Việt Nam rất năng động.  Chúng tôi đã nghiên cứu về sử dụng đất ở đồng bằng, và cho thấy rằng có 14% đất được thay đổi cách sử dụng mỗi năm.  Điều đó cho thấy rằng nông dân luôn luôn thích ứng với hoàn cảnh.  Ngân hàng Thế giới tài trợ các dự án trong lãnh vực nuôi tôm khả chấp, nhưng tôi cũng thấy các hệ thống canh tác thân thiện với môi trường mà chúng tôi chưa nghĩ đến.  Điều to lớn là: có lãnh vực mới để nông dân sáng tạo.’

 

 

No comments:

Post a Comment