Sunday, May 15, 2022

CÓ THỂ CỨU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHỎI CHẾT ĐUỐI?

(Can the Mekong Delta be saved from drowning?)

G.M. Kondolf, R.J.P. Smith, P.A. Carling, M. Goichot, M. Keskinen, M.E. Arias, S. Bizzi, A. Castelletti, T.A Cochrane, S.E. Darby, M. Kummu, P.S.J. Minderhoud, D. Nguyen, H.T. Nguyen, N.T. Nguyen, C. Oeuring, J. Opperman, Z. Rubin, D.C. San, S. Schmeier and T. Wild – Bình Yên Đông lược dịch

Science – 5 May 2022

 


Đồng bằng sông Cửu Long đang chết đuối.  Sự tiếp tục hiện diện của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị đe dọa bởi các động cơ do con người gây ra.  Tiếp tục quản lý tài nguyên như thường lệ trong lưu vực sẽ làm cho mặt của đồng bằng hạ thấp 2 m so với mực nước biển, sẽ nhấn chìm hầu hết con người và các giá trị thiên nhiên trong đồng bằng.  Các biện pháp để tránh số phận nầy đã được biết, nhưng cần được thực hiện cấp bách trên khắp qui mô, thành phần và biên giới.

6 tháng 5 năm 2022 – ĐBSCL ở Việt Nam có thể bị ngập vào cuối thế kỷ nếu không thực hiện những hành động cấp bách trên khắp lưu vực sông.  Tiếp tục kinh doanh như thường lệ có thể nhấn chìm 90% một vùng kinh tế nông nghiệp lớn lao, nơi cư trú của gần 20 triệu người – với ảnh hưởng địa phương và toàn cầu to lớn.

Chỉ có hành động hài hòa của 6 quốc gia trong lưu vực Mekong và quản lý nước và phù sa tốt hơn trong ĐBSCL có thể tránh một kết quả tàn khốc như thế, một nhóm nghiên cứu liên ngành lập luận trong phần nhận định được phổ biến ngày hôm nay trong tạp chí Science.

Hầu hết 40.000 km2 của ĐBSCL thấp hơn 2 m trên mặt nước biển và vì thế dễ bị ảnh hưởng của mực nước dâng vì thay đổi khí hậu.  Trên đó, các hoạt động trong ĐBSCL chẳng hạn như bơm nước ngầm thái quá và khai thác cát không khả chấp để xây cất các thành phố nới rộng trên khắp Á Châu cũng như việc phát triển thủy điện nhanh chóng ở thượng lưu đe dọa tương lai của vựa lúa giàu có nhất ở Đông Nam Á.

“Rất khó để dò rằng một vùng đất có kích thước của Netherlands (Hòa Lan) và với 1 dân số tương đương có thể biến mất vào cuối thế kỷ,” tác giả chánh Giảng sư (GS) Matt Kondolf của Đại học California, Berkeley nói.  “Nhưng, như bất cứ đồng bằng sông khác, ĐBSCL chỉ có thể hiện hữu nếu nó nhận được đủ nguồn phù sa từ thượng lưu vực và dòng chảy để trải lượng phù sa đó trên khắp mặt đồng bằng, để bồi đấp đất ở mức bằng hay cao hơn mức nước biển dâng.”

Trong Mekong, dòng nước và phù sa càng ngày càng lâm nguy.

“Đói năng lượng tái tạo, các quốc gia trong lưu vực phát triển các đập thủy điện, ngăn chận phù sa, với ít quan tâm đến ảnh hưởng ở qui mô hệ thống.  Cái phù sa ít ỏi đến hạ lưu Mekong có thể được khai thác để đáp ứng nhu cầu của thành phần địa ốc đang phát triển nhanh chóng trong khu vực, đòi hỏi những số cát lớn để xây cất và cải tạo đất,” tóm lược bởi đồng tác giả Tiến sĩ (TS) Rafael Schmitt của Đại học Stanford.

Tàu chở hàng trên sông Hậu, Long Xuyên ở ĐBSCL.

[Ảnh: GM Kondolf November 2019]


Nhưng không phải tất cả cáo buộc có thể đổ cho những hoạt động ở thượng lưu và mực nước biển dâng vì thay đổi khí hậu.  Ở trong ĐBSCL, các đê cao được xây để kiểm soát lũ và vì thế giúp thâm canh nông nghiệp cao.  Điều nầy cũng ngăn chận phù sa mầu mỡ được bồi lắng trên đồng lúa.

Tuy nhiên, sự chết đuối của ĐBSCL không phải là chuyện đã rồi.  Có những bước có thể đi để cho phép các tiến trình tự nhiên và năng động để giúp ngăn ngừa ĐBSCL sụt lún và thu hẹp thêm nữa.

“Nhất trí giữa các nhà khoa học đối với qui mô và trọng lượng của đe dọa đối với ĐBSCL rất rõ ràng, nhưng nó có thể được chống lại bằng cách bảo đảm nước của sông vẫn đục ngầu với phù sa,” đồng tác giả Marc Goichot, Trưởng Nước ngọt Á Châu/Thái Bình Dương của WWF nói.

“Các quốc gia phải lựa chọn một đường lối phát triển tốt hơn cho sông Mekong và khu vực – một đường lối dựa trên tham vọng nhưng là những chánh sách khả thi, hỗ trợ một đường lối hệ thống rộng rãi đối với năng lượng, xây cất và nông nghiệp sẽ xây sức chịu đựng cho ĐBSCL và lợi ích cho tất cả mọi người và thiên nhiên dựa vào nó.  Kinh doanh như thường lệ sẽ là tai họa cho đồng bằng,” Goichot nói thêm.

Nhóm xác định 6 biên pháp khả thi và có tiền lệ trên toàn cầu và sẽ gia tăng đáng kể đời sống của đồng bằng.

·              Tránh ảnh hưởng cao của đập thủy điện bằng cách thay thế các dự án được dự trù bằng các nông trại gió và mặt trời, nếu có thể được, và nếu không, xây các đập mới một cách chiến lược để giảm ảnh hưởng ở hạ lưu;

·              Thiết kế và/hay sửa các đập thủy điện để giúp phù sa đi qua tốt hơn;

·              Tuần tự chấm dứt việc khai thác cát và kiểm soát chặt chẽ tất cả việc khai thác cát, trong khi giảm nhu cầu cát sông Mekong qua các vật liệu xây dựng khả chấp và tái chế;

·              Tái lượng định nông nghiệp thâm canh ở ĐBSCL cho tính khả chấp của nó;

·              Duy trì nối kết của đồng lụt ở đồng bằng bằng cách áp dụng hạ tầng cơ sở, và

·              Đầu tư vào các giải pháp tự nhiên để bảo vệ bờ biển trên qui mô lớn dọc theo bờ biển của dồng bằng.

“Mặc dù những biện pháp nầy có hiệu quả, nhất là nếu được thực hiện hòa hợp, ít bị tranh cãi trong cộng đồng khoa học, các chướng ngại quan trọng trong việc thực hiện,” TS Schmitt nói.

 

Buổi chiều trên kinh Rạch Giá-Long Xuyên, ĐBSCL.

[Ảnh: GM Kondolf November 2019]

 

Một số những biện pháp nầy sẽ xung đột với các quyền lợi của một số diễn viên, chẳng hạn như kỹ nghệ khai thác cát và phát triển thủy điện, và một số biện pháp sẽ đòi hỏi phối hợp giữa các quốc gia để cứu xét ảnh hưởng qui mô hệ thống và lợi ích của hành động cá nhân.

Các quốc gia cũng cần đồng ý rằng nuôi dưỡng ĐBSCL là một mục dích chánh sách khu vực quan trọng.  Ở Việt Nam, nơi có hầu hết đồng bằng, một số chánh sách gần đây cố gằng để chống lại một số triệu chứng của sụt lún đồng bằng, nhưng có ít hiểu biết về nguy cơ sống còn của đồng bằng, hay tham vọng để làm việc trong các giải pháp có hệ thống thực sự.

Thực hiện các biện pháp sẽ đòi hỏi sự tham gia từ chánh quyền quốc gia và các diễn viên quốc tế cũng như các diễn viên mới, gồm có thành phần tư nhân và xã hội dân sự.  Nhưng cùng nhau, có thể cứu đồng bằng khỏi chết đuối.

“Một ĐBSCL có thể nẩy nở xa hơn cuối thế kỷ - nhưng nó sẽ đòi hỏi hành động nhanh và hài hòa trong lưu vực đầy cạnh tranh, thay vì hợp tác, giữa các quốc gia duyên hà,” GS Kondolf kết luận.

No comments:

Post a Comment