Sunday, May 8, 2022

ĐÊ CAO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Ở VIỆT NAM MANG LẠI LỢI ÍCH XÃ HỘI VÀ ĐAU ĐỚN MÔI TRƯỜNG

(High dykes in the Mekong Delta in Vietnam bring social gains and environmental pains)

Charles Howie – Bình Yên Đông lược dịch

Aquaculture News – October 2005

 

Những thứ ruộng ngập nước cung cấp.

 

Thay đổi kỹ thuật nông nghiệp và dân số gia tăng trong 30 năm qua đã đưa đến những thay đổi đáng kể trong việc quản lý đất và nước trong Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam (ĐBSCL).  Nhiều nơi ở đồng bằng nay được bảo vệ hoàn toàn bởi các hệ thống đê cao để tránh ngập lụt hàng năm và nông dân sống bên trong có thể canh tác 3 mùa một năm, cũng như nuôi gia súc và cá.  Các đê cao đã mang lại một số lợi ích kinh tế, một số bất lợi môi trường nhưng, cho đến nay, một số lợi ích xã hội không được ghi nhận.  Bài viết ngắn nầy trình bày sơ khởi những điều được tìm thấy từ chuyến công tác được thực hiện với nhân viên của Đại học An Giang (An Giang University (AGU)) từ 2002 đến 2004.  Nó bắt đầu bằng cách xác định những thay đổi đã xảy ra trong ĐBSCL trong 30-35 năm qua.  Nó mô tả một số thuận lợi và bất lợi của đê cao và đề nghị làm thế nào để có thể duy trì những cái lợi trong khi làm giảm một số bất lợi.

ĐBSCL nằm trong vành đai mưa mùa nhiệt đới.  Nó có một diện tích khoảng 6 triệu hectares, 2/3 nằm ở Việt Nam, phần còn lại ở Cambodia.  Mưa mùa xảy ra giữa tháng 6 và 12, và một phần của thời gian nầy, hầu hết đồng bằng được bao phủ bởi nước lũ.  Ở cuối ĐBSCL, gần biên giới Cambodia, nước mưa nầy được cộng thêm bởi nước từ sông và kinh đào chảy tràn bờ.  Ở một vài nơi trong tỉnh An Giang ở cuối ĐBSCL, những vùng đất thấp bị ngập dưới 2-3 m nước từ 3 hay 4 tháng kể từ tháng 8 về sau.  Mỗi m3 nước sông chứa đến ½ kg phù sa, bùn và chất hữu cơ.  Phân bón thiên nhiên nầy và đất đã tạo nên đồng bằng và làm cho đất phì nhiêu.  Tuy nhiên, ở nhiều nơi trong ĐBSCL đất có tiềm năng hay thực sự bị nhiễm phèn và nước mặn ở ven biển xâm nhập vào ĐBSCL với thủy triều.  Cả hai yếu tố nầy có ảnh hưởng tiêu cực đối với việc trồng lúa.

 

Một ngư dân với bẫy lương trong đất ngập nước.

 

Từ thập niên 1980s, Việt Nam đã đi từ một quốc gia nhập cảng lúa để trở thành một quốc gia xuất cảng lúa lớn thứ 2nd trên thế giới.  Ngày nay, ĐBSCL là vựa lúa của Việt Nam.  Nó sản xuất trên ½ số lúa của quốc gia, cũng như một số lớn trái cây, rau cải và thủy sản tự nhiên và nuôi.  Điều nầy xảy ra vào lúc sự tiêu thụ ở trong nước gia tăng.  Dân số gia tăng nhưng người dân có nhiều lúa để ăn.  Ở đây, nông dân gieo hạt bằng cách rãi trên đất trước khi bắt đầu mùa mưa, hạt lúa nẩy mầm và cây lúa lớn lên, đi theo với mực nước lũ.  Sau đó, cây lúa trổ bông, đơm hạt và khi nước lũ rút xuống, lúa được thu hoạch.  Điều nầy sản xuất 1 hay 2 tấn mỗi hectare, mất 6 tháng để trồng và chỉ có 1 mùa được thu hoạch mỗi năm.  Tuy nhiên, cần ít nhập kiện và chi phí cho nông dân rất thấp.

Kể từ cuối thập niên 1960s Việt Nam trải qua một cuộc cách mạng nông nghiệp.  Trong thập niên 1960s, những nhà tạo giống lúa ở Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (International Rice Research Institute (IRRI)) ở Philippines bắt đầu sản xuất loại lúa ‘IR’, chằng hạn như IR5 và IR8.  Các nhà khoa học nghiên cứu ở Việt Nam thích ứng chúng cho các điều kiện ở địa phương và chúng có mặt ở Việt Nam từ năm 1966.1  Những loại lúa nầy có thân ngắn, cần 90 đến 100 ngày từ khi gieo đến khi gặt và có năng suất cao (5 tấn một hectare là bình thường, 8 tấn thì không lạ).  Sự khác biệt lớn là những cây lúa nầy được trồng bằng thủy nông trong mùa khô.  Để làm thế, các đê đã được nâng cao chung quanh ruộng lúa.  Ban đầu, chúng được làm để giữ nước thủy nông ở bên trong ruộng lúa, nhưng nó có mục đích thứ hai: bắt đầu mùa lũ trong tháng 7 và 8, các đê trì hoãn nước lũ đổ vào ruộng lúa, vì thế kéo dài mùa canh tác.  Trong năm 2004, một nhóm nông dân ở Chợ Mới, một huyện của tỉnh An Giang, nói với tôi làm thế nào trong năm 1978 vụ lúa của họ bị đe dọa bởi lũ nghiêm trọng và sớm xảy ra trong năm đó.  Họ được bảo để thu hoạch lúa chưa chín, nhưng thay vì làm thế họ đã xé một phần của bờ kế cận và đấp lên đê.  Họ đã nâng cao đê của họ không chỉ 1 lần mà 2 lần, họ đã cứu mùa lúa đó, nhưng ảnh hưởng dài hạn rất bi thảm.  Nông dân gọi những đê nầy là ‘đê tháng 8’.  Từ đây, bước kế tiếp là bơm nước lụt ra khỏi ruộng lúa trong tháng 12 và rồi gieo mùa đầu tiên sớm hơn.  Điều nầy cho phép nông dân đi từ canh tác 1 mùa lúa dài hạn, năng suất thấp đến 2 mùa ngắn hạn, năng suất cao mỗi năm, hay 1 mùa lúa và mùa thứ hai với loại hoa màu khác.  Bờ đê cũng cung cấp nơi để trồng cây và xây nhà ở.  Ngày nay (2005) có lẽ có dưới 1.000 hectares ruộng lúa ngập nước còn lại trong tỉnh An Giang,2 nơi trước đây chỉ có kỹ thuật có thể làm.


Nông dân với ruộng lúa 2 vụ bên trong đê tháng 8.

 

Vấn đề cho nông dân là thỉnh thoảng mùa thứ hai bị phá hủy vì nước lũ dâng lên sớm và tràn vào ruộng lúa trước khi có thể thu hoạch.  Ở một số nơi trong tỉnh An Giang, điều nầy vẫn còn xảy ra hiện nay, nhưng từ khi 1996 đê được nâng cao thêm.  Những đê cao nầy giữ tất cả nước lũ và cho phép một hệ thống làm mùa liên tục: 3 mùa lúa mỗi năm, ngay cả 7 mùa trong 2 năm.  Không chỉ trồng lúa liên tục, nhưng cũng có những thay đổi khác: cá có thể được nuôi mà không cần ao, chỉ cần lưới bao chung quanh để giữ cá ở bên trong trong khi ngập lụt; cây ăn trái có thể trồng trong đồng ruộng mà không bị rủi ro bị ngập trong mùa lũ; gia súc có thể được nuôi trong đồng ruộng, vì thế giảm áp lực không gian trên bờ.  Hầu hết, nông dân có vụ mùa quanh năm và một lợi tức đều đặn và người không có đất cũng có công ăn việc làm.

Một nhóm giảng sư Khoa Nông nghiệp của Đại học An Giang làm việc với tôi trong năm 2004 để điều tra ảnh hưởng xã hội của việc nâng cao đê.  Làm việc với Ủy ban Nhân dân và sử dụng phương pháp PRA, chúng tôi tổ chức một số buổi họp nhóm để nghe ý kiến của người dân về đê cao.  Chúng tôi yêu cầu các nhóm dùng xếp hạng giàu có để giúp chúng tôi xác định nơi người dân có mức giàu có khác nhau, tình trạng sức khỏe khác nhau và mức đến trường khác nhau.  Sau đó, chúng tôi phỏng vấn các gia trưởng và nghe quan điểm của họ, cùng với quan điểm của một số viên chức y tế và giáo dục, mặc dù phần công tác nầy không hoàn tất.  Chúng tôi thực hiện việc phỏng vấn ở một xã trong huyện Chợ Mới và 2 xã khác trong tỉnh, một mới vừa hoàn tất đê cao và một đang thảo luận việc xây đê cao.

Ở Chợ Mới, người dân báo cáo một số lợi ích xã hội, nhưng lo ngại về những ảnh hưởng khác, nhất là đối với môi trường, khi tất cả nước lũ bị ngăn không cho chảy vào đồng ruộng:

·                    Giáo dục.  Giáo dục của trẻ con được thực sự nâng cao, với việc đi học được cải thiện; trẻ con ở trường lâu hơn và đạt tiêu chuẩn cao hơn.  Trong mùa lũ, đi đến trường bằng đường bộ dễ hơn bằng thuyền.  Cha mẹ dành ít thời giớ hơn để đưa con đến trường (một trở ngại cho việc đi học) và một số cha mẹ giảm hay ngưng di chuyển theo mùa để tìm việc, vì thế giáo dục của con cái ít bị gián đoạn.  Thái độ của cha mẹ đối với việc học hành được cải thiện và chánh quyền địa phương cho nó một ưu tiên cao hơn; và giáo viên sẵn lòng đi dạy ở đó.

·                    Y tế.  Trước đây, tiêu chảy là một vấn đề trong mùa lũ, nhưng điều nầy đã giảm.  Tuy nhiên, sốt xuất huyết vẫn còn là một vấn đề.  Việc tiếp cận với các cơ sở y tế dễ dàng hơn dọc theo đê cao và kế hoạch hóa gia đình thích hợp hơn; cha mẹ có thể đưa con đi chích ngừa, trong khi các toán y tế trước đây đi đến nhà.  Tuy nhiên, có lo ngại chung và rộng rãi về mệt mõi và áp huyết cao, nhất là người lớn tuổi.  Một người trả lời rằng 40% đàn bà và 60% đàn ông bị cao máu.  Áp huyết cao được cho là do việc sử dụng thuốc trừ sâu gia tăng.  Ngày nay, có thể canh tác quanh năm, nhưng điều nầy đã lấy đi ‘thời gian nghỉ ngơi’ truyền thống trong mùa lũ và nông dân báo cáo áp lực và mệt mõi.  Vì thu hoạch từ lúa giảm nên áp lực để làm việc nhiều hơn gia tăng.

·                    Kinh tế.  Có nhiều công việc hơn, nhưng gia đình có khuynh hướng thu lợi thay vì mướn nhân công.  Nông dân đã đa dạng hóa và có nhiều sản phẩm để bán hơn trước.  Thu nhập gia tăng.  Tuy nhiên, năng suất giảm và cần tăng phân bón để duy trì chúng, đẩy chi phí lên cao.  Khoảng cách giữa chi phí cho nhập kiện và thu nhập từ việc bán sản phẩm thu hẹp và nông dân cần làm việc nhiều hơn và lâu hơn để duy trì lợi tức của họ.  Tuy nhiên, giao thông tốt hơn nhiều và họ dễ tiếp xúc với thị trường.  Trước đây họ có ít chọn lựa để bán sản phẩm của họ cho lái buôn, nay họ có nhiều hơn.  Người nghèo và không có đất có thể tệ hơn.  Trước đây, trong mùa lũ, họ đi ra đồng và bắt cá để ăn và bán, điều nầy không còn xảy ra nữa; lợi tức của một ngày lao động thì thấp hơn một ngày đi đánh cá.  Đánh cá là một cơ hội của họ để tiết kiệm, nhưng điều đó không còn nữa.

·                    Môi trường.  Thay đổi quan trọng là nước lũ không còn chảy vào đồng ruộng từ sông và kinh đào.  Điều nầy không cho đất có một lớp bùn và chất hữu cơ hàng năm.  Có nhận thức rằng đất nay khô hơn trước và ‘kiệt quệ’.  Năng suất giảm xuống và để duy trì, phân bón đã tăng gấp đôi trong những năm gần đây, thí dụ, trong một số trường hợp từ 25 kg/công đến 50 kg/công3.  Điều nầy đúng cho nhiều loại hoa màu, không chỉ cho lúa.  Với việc mất nước lũ, nguồn cung cấp cá tự nhiên và các ‘hàng hóa miễn phí’ khác vào đồng ruộng đã ngưng.  Thí dụ, trước đây cá nhỏ gọi là cá linh có rất nhiều trong nước lũ.  Nó có thể được lưới với số lượng lớn và làm mắm trong các hủ lớn để cung cấp một dung dịch giàu chất đạm gọi là nước mắm.  Những gia đình nghèo có thể ăn với cơm, rau và một vài cá nhỏ trong bữa ăn.  Nông dân giàu có có thể dùng cho những món khác, nhưng đối với các nông dân nghèo và những nhà không có đất, đây là một sự mất mát nghiêm trọng.  Người dân ăn ít cá hơn trong ẩm thực của họ.

 

Hình 3.  Nông dân tưởng tượng cách hoạt động của đê cải thiện.

 

Cần thêm chuyến công tác và phân tích trước khi có thể rút ra kết luận.  Tuy nhiên, có một nhận thức mạnh mẽ ở giai đoạn nầy rằng những lợi ích y tế và giáo dục từ việc nâng cao đê và bằng chứng rằng những lợi ích kinh tế ban đầu thì không khả chấp.  Người dân lo ngại về việc sử dụng hóa chất nhiều hơn trước và ảnh hưởng của nó đối với đất, nước và chính họ.  Trong một số người dân, kể cả giới chức, họ nói đến sự cần thiết để phá đê và cho phép nước lũ trở lại đất.  Thực hiện điều nầy sẽ là một thách thức và cần phải hòa giải giữa các nhóm quyền lợi khác nhau.  Nông dân trồng lúa có thể có lợi, nhưng người trồng cây ăn trái sẽ bị thiệt hại.  Cái cần thiết là một số hệ thống có thể giữ lại những lợi ích y tế và giáo dục, trong khi giảm các bất lợi môi trường.  Một giải pháp bán phần có thể là phá đê ở một số nơi, nhưng giữ một loạt đường đi bên trên mức lũ.  Lợi ích đối với giáo dục, y tế và giao thông có thể được duy trì, trong khi nước lũ có thể phục hồi độ phì nhiêu của đất và cung cấp tiếp xúc hàng hóa miễn phí cho người nghèo, như được đề nghị trong Hình 3.

Chú thích

1           Vo-Tong Xuan and Shigeo Matsui (1998) Development of Farming Systems in the Mekong Delta of Vietnam Ho Chi Minh City: Ho Chi Minh Publishing House

2           Vo-Tong Anh, personal communication with the author, April 2005

3           one công is a tenth of a hectare or 1,000m²

 

No comments:

Post a Comment