Sunday, May 22, 2022

ẦM ẦM TRÊN SÔNG: MỘT DÒNG CÁT GIÚP THÀNH PHỐ NỔI LÊN

 
(Roar on the River: A Torrent of Sand Shores Up City’s Rise)

Andrew Haffner and Roun Ry – Bình Yên Đông lược dịch

VOD – May 16, 2022

 

Công nhận nạo vét cát dùng áp lực của nước từ vòi nước để đẩy cát vào ống đưa cát đến một vựa cát hay vị trí xây cất ở Phnom Penh ngày 11 tháng 5 năm 2022. [Ảnh: Roun Ry]

 

Công nhân trườn sâu trong bụng của xà lan cát, các bắp thịt cánh tay của họ căng ra thấy rõ khi mỗi người giữ cố định một vòi nước màu xanh lớn phun một dòng nước.

Xà lan 1.500 m3 của họ di chuyển ngược với một trạm bơm, một xà lan phẳng nhỏ hơn được trang bị với một cái máy kêu ầm ầm cung cấp sức mạnh cho một ống hút dẽo đủ lớn để nuốt một đứa bé.  Khi các phóng viên viếng thăm trạm bơm hồi chiều Thứ Tư, ống đang lủng lẳng tới xà lan cát KT Enterprise để xuống cát của nó, là chuyến mới nhất, làm thành một hỗn hợp bán dung dịch trước khi được hút đi.

Giám sát trạm nầy là Try Mean, một người đàn ông to lớn và lịch sự tự nhận là quản đốc của vị trí, nằm dọc theo bờ sông Bassac ngay ở phía ngoài chùa Chak Angre Loeu ở Phnom Penh.  Mean giải thích rằng trạm trong một ngày trung bình có thể xuống 4 xà lan có cùng kích thước như các phóng viên thấy.

“Mỗi ngày, chúng tôi bơm,” Mean nói, gia đình sống ở vị trí trong một nhà nổi làm bằng tôn.  “Nếu không có vấn đề với máy móc, chúng tôi chỉ nghỉ trong các ngày lễ của quốc gia.”

Hoạt động nạo vét cát trong các sông ở Phnom Penh hầu như không thể không thấy, với các đoàn xà lan đi dọc theo các lòng lạch suốt ngày đêm.  Cát là món hàng hóa nóng ở Cambodia, nơi nó được dùng để lấp đất ngập nước và làm bê tông, tất cả rất quan trọng cho kỹ nghệ xây cất của quốc gia.

Các vị trí nạo vét cát, các vị trí san lấp và các vựa cát được xác nhận bởi các phóng viên của VOD trong chuyến đi bằng tàu dài 2 tiếng đồng hồ hôm 11 tháng 5 năm 2022. [Ảnh: VOD]

 

Mặc dù bị đại dịch làm nản lòng, việc xây cất trước đây là một trụ cột chánh của kinh tế quốc gia và chắc sẽ phục hồi với thời gian.  Nền tảng của thành phần phần lớn đến từ đáy sông của những thủy lộ chánh gặp nhau ở hợp lưu ở Phnom Penh.

Hầu hết việc nạo vét thực sự được thực hiện trong Mekong.  Nhưng một khúc sông tương đối ngắn của Bassac, gặp sông Mekong ngay ở phía nam của sông Tonle Sap, được dùng như một nơi tập họp quan trọng nơi cát được đưa lên bờ và chở đến nơi san lấp.

Ở đây, các vựa cát chấm phá bờ sông ở khoảng cách bình thường.  Hầu hết dễ nhận thấy bởi những đống khổng lồ được bổ sung liên tục bởi các xà lan khẳm ở dưới nước cạnh bờ, chờ tới phiên chúng để lên cát.  Hầu hết hàng của chúng dành cho việc nới rộng đất ngập nước ở phía nam Phnom Penh như một phần của chiến dịch san lấp đất quan trọng cho việc phát triển mới.

Nhưng tính hào phóng khoáng chất như thế đến với cái giá môi trường cao.  Đó là điệp khúc từ các nhà thủy học, nhấn mạnh rằng, trong số các vấn đề khác, nạo vét thái quá có thể làm cho bờ sông mất ổn định, gia tăng tiến trình tự nhiên của sạt lở và gây ra đất chuồi thường xuyên hơn.

Sau vụ sụp đổ bờ sông được chú ý nhiều hồi tuần qua ở Takhmao, khiến cho cả 2 bên của bờ bê tông của phụ lưu Stung Prek tới Bassac rơi xuống nước ở bên dưới, gây thiệt hại cho ngôi chùa lịch sử Trung Hoa-Khmer, cư dân nói với VOD họ cảnh giác với hoạt động nạo vét đang xảy ra chung quanh họ.

Stung Prek Tnaut đã chảy nhanh gần đây, phình ra với nước từ nhiều tuần qua của lượng mưa cao trái mùa.  Ngay như không có mưa, có lẽ không có cách để biết chắc sự sụp đổ do hoạt động nạo vét gây ra, chẳng hạn như nhiều trạm bơm neo trong Bassac cách bờ sông dưới 100 m từ nơi sụp đổ hôm Thứ Ba.

Ở bất cứ mức độ nào, đối với những người trong kỹ nghệ, công việc tiếp tục như thường lệ trong ngày Thứ Tư.  Các phóng viên của VOD trên Bassac trong 2 tiếng đồng hồ trong ngày đó trên một thuyền đánh cá thuê đếm khoảng 43 xà lan trong những giai đoạn khác nhau của tiến trình nạo vét.

Trong số đó, các phóng viên thấy 21 đang xuống cát hay chờ ở những vựa cát khác nhau và các trạm bơm dọc theo khoảng 10 km sông nối 2 bên của nơi bờ sông sụp đổ ở Takhmao.  Họ cũng nhận thấy cái có vẻ là 6 xà lan khác dường như đầy cát, và 8 đã đầy cát và đi đến các điểm xuống cát.  Thêm 9 xà lan trống không cũng chạy trong thời gian đó.

Tất cả ngoại trừ 1 xà lan trống đi về phía bắc, có lẽ để nạo vét nhiều nơi trong Mekong.  Chiều hướng đó được đảo ngược cho xà lan đầy, với tất cả ngoại trừ 1 đi về phía nam, có lẽ để xuống cát ở 1 trong ít nhất 8 vựa cát được các phóng viên quan sát.

Một số lưu thông nhiều nhất ngay ở phía nam của cầu Chbar Ampov, có thể nhìn thấy trung tâm Phnom Penh một cách dễ dàng.  Mặc dù tất cả hoạt động nạo vét nầy đã được quan sát, bao nhiêu cát thực sự được lấy đi từ các sông thì không rõ.

Một công nhân nạo vét cát dùng dây thừng để kéo bè của anh đến một trạm bơm cát ở Phnom Penh vào ngày 11 tháng 5 năm 2022. [Ảnh: Roun Ry]

 

Công nhân nạo vét cát dùng áp lực của nước từ vòi nước để đẩy cát vào ống để đưa đến vựa cát hay vị trí xây cất, trong một xà kan cát ở Phnom Penh hôm 11 tháng 5 năm 2022. 

[Ảnh: Roun Ry]

 

Gần chùa Chak Angre Loen, Mean nói ông kiếm được 350 USD mỗi tháng.  Ông đã ở trạm nầy khoảng 6 năm, trong lúc thủy thủ duy trì mức bơm hiện nay.  Làm nhanh con toán, 4 xà lan có thể chở 1.500 m3 đến hầu như mỗi ngày sẽ là 2,1 triệu m3 cát mỗi năm, như một ước tính cao.

Con số đó tương đương với 3,5 triệu tấn cát mỗi năm, nhà nghiên cứu Chris Kackney, người nghiên cứu việc khai thác cát Mekong như một nhà địa lý học của Đại học Newcastle ở Anh, nói.

Bộ Hầm mỏ và Năng lượng giám sát việc nạo vét cát ở Cambodia và đã công bố thống kê khai thác cát trong năm 2019, nói kỹ nghệ khai thác khoảng 9 triệu m3 trong năm đó.

Ngày nay, Ung Dipola, phó tổng giám đốc của Tổng Nha tài nguyên Khoáng sản, nói con số đó trên 13 triệu m3.  Nó được chia giữa Mekong và Bassac, Dipola nói, với khoảng 1 triệu m3 đến từ Bassac.

Ông nói với VOD hiện có 44 công ty cát có giấy phép dọc theo khúc sông Mekong từ biên giới Lào đến biên giới Việt Nam, và 7 công ty khác trên Bassac.  Các vị trí nạo vét trên sông nhỏ hơn chạy từ hợp lưu ở Phnom Penh xuống đến biên giới Việt Nam, ông nói thêm.

Nói về tiến trình cấp giấy phép, Dipola nói một số nơi nhỏ ở Mekong đã được chấp thuận để nạo vét.

“Dưới 1% những nơi chúng tôi đã cấp giấy phép cho các công ty cát so với sông Mekong rất lớn, vì nó khoảng 500 hay 550 km từ biên giới Lào đến biên giới Việt Nam.  Nó thật sự là một con số nhỏ.”

Dipola nói bộ cấp giấy phép cho người đào cát trong 2 năm bên trong vị trí được chấp thuận.  Bộ xác nhận các vị trí nơi có nhiều cát để nạo vét, thường thường ở nơi cạn, và chỉ cho phép lấy cát ở đó, ông nói.

“Chúng tôi không thể đưa bất cứ công ty nào đến bơm cát ở nơi đã sâu,”  Dipola giải thích.  “Thỉnh thoảng khi nó cạn, cát sẽ gom lại với nhau và làm thành đảo nhỏ.”

Có quá nhiều cát trong sông có thể gây khó khăn cho tàu bè đi qua, ông tiếp tục, và có thể thay đổi dòng nước ảnh hưởng đến bờ sông.  Dipola cũng tin rằng nạo vét cát rất tốt để khuyến khích đa dạng sinh học, “vì khi nước cạn, nước sẽ nóng hơn, và nếu nó nóng hơn thì cá sẽ chết.

Các nhà thủy học và nhà bảo tồn thường nói rằng nạo vét mạnh mẽ có những ảnh hưởng trái ngược cho 2 diểm sau cùng, và nguy hại cho cả đa dạng sinh học và sự ổn định của bờ sông.

Các nhà nghiên cứu, kể cả Hackney, cũng nghi ngờ các ước tính chánh thức của việc khai thác cát sông ở Cambodia, tin rằng con số thật sự cao hơn nhiều.

Một người đàn ông đứng trên đống cát gần một máy đào đất ở một vựa cát ở Phnom Penh hôm 11 tháng 5 năm 2022. [Ảnh: Rou Ry]

 

Một số tin tức do thành phần tư nhân công bố có vẻ xác nhận điều nầy.  Nhà phát triển siêu dự án OCIC, nới rộng Koh Pich với một số lượng san lấp lớn, loan báo hồi cuối năm 2020 rằng họ cần khoảng 90 triệu m3 cát để san lấp Koh Norea, một kế hoạch đào Mekong đang tiến hành, cũng như một phi trường khổng lồ trong tỉnh Kandal.

Nếu thống kê của bộ chính xác, thì riêng cát được bơm qua trạm của Mean có thể chiếm trên 1/6 của tất cả cát được chở từ các sông trong 1 năm.

Ở bất cứ mức độ nào, Mean nói trạm bơm của ông không phải là trạm duy nhất của công ty ông đang làm việc, mà ông không nêu tên.

“Đây là vị trí duy nhất như vậy, nhưng có nhiều… khoảng 20-30,” ông nói, mặc dù ông không cho biết mức sản xuất.

Mean giải thích những vị trí khác cung cấp cát cho nhiều dự án khác nhau chung quanh vùng đô thị Phnom Penh, gồm có việc phát triển phi trường Kandal.

Quản đốc nói rằng một số cát từ trạm của ông được mua từ các nhà khai thác cát liên hệ với Try Pheap, một trùm tư bản có thể lực nổi tiếng với những thương lượng trong việc khai thác tài nguyên, cũng như những người khác mà ông chỉ gọi là “người giàu.”

Con trai của Pheap, Try Dalin, được liệt kê như người điều hành của một đơn vị kinh doanh nạo vét là Global Green Cambodia Energy Development.  Công ty đó được báo cáo cung cấp cát cho nhiều dự án quan trọng nay đang san lấp đất ngập nước Choeung Ek về phía nam của Phnom Penh.

Do đó, Mean nói cát ở trạm của ông được đưa trực tiếp bằng ống từ xà lan cách xa khoảng 1 km đến vị trí phát triển khu dân cư quan trọng của Nhóm Peng Huoth, xây các cộng đồng lớn có cửa được gọi là borey.  Mean nói cát đến nơi cuối cùng bằng các ống đặt bên dưới đường.

Mặc dù ông không cho biết điểm cuối cùng, có lẽ là việc phát triển Peng Huoth được gọi là Star Natural.  Khu dân cư đó nằm cách sông khoảng 1 km bên bờ hồ Boeng Tompun, là một phần của hệ thống đất ngập nước đang biến mất như Choeung Ek.

Đại diện của Peng Huoth không trả lời yêu cầu của phóng viên để cho ý kiến về việc sử dụng cát để san lấp.

 

Kao Les, một ngư dân sống và làm việc dọc theo sông Bassac ở thành phố Takhmao, nhìn sông trong khi đứng trên thuyền hôm 11 tháng 5 năm 2022. [Ảnh: Roun Ry]

 

Theo nhà nghiên cứu Hackney, những hệ thống rộng lớn hơn được Mean mô tả có lẽ phù hợp hơn với số cát thật sự được nạo vét từ Mekong và các sông khác ở Cambodia.

“Luôn luôn khó khăn để cung cấp ước tính dứt khoát, và con số sẽ thay đổi tùy theo người mà anh nói chuyện, nhưng bằng cách dùng hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao, chúng tôi có thể đếm con số xà lan cát hoạt động trên sông mỗi tháng,” ông nói trong một email gởi cho VOD.  “Ước tính tốt nhất của chúng tôi về bao nhiêu cát đươc nạo vét từ lòng lạch Mekong hiện nay là 59 triệu tấn (~39 triệu m3) trong năm 2020.  Nó tăng từ 24 [triệu tấn] trong năm 2016, gia tăng từ năm nầy sang năm khác.”

Hackney nói kỹ nghệ cát ở Cambodia được trang bị tốt để khai thác mạnh mẽ vì một số điểm khiến nước nầy nằm ngoài những nước ngang hàng ở Đông Nam Á.

Đầu tiên là việc sử dụng xáng hút, hay các ống dày để hút cát từ đáy sông.

Trong các quốc gia chẳng hạn như Việt Nam, nạo vét thường được làm “một cách máy móc,” Hackney nói, với gàu và cần trục.  Việc sử dụng dụng cụ hút cho phép thủy thủ đoàn của các xà lan ở Cambodia làm đầy chúng nhanh hơn và có hiệu quả hơn, ông giải thích.

“Ngoài ra, thời gian di chuyển ngắn giữa các vị trí nạo vét và vị trí bơm chung quanh Phnom Penh và dọc theo bờ sông Mekong,” Hackney tiếp tục.  “Điều nầy có nghĩa là thời gian giữa việc lấy cát và xuống cát ngắn hơn – so với Việt Nam nơi các tàu cát thường di chuyển một vài ngày đến thành phố Hồ Chí Minh để xuống cát và rồi trở lại đồng bằng.”

Với điều kiện chín muồi để thành công, những người điều hành nạo vét có thể đặt xà lan trên sông đã tạo nên một kỹ nghệ khác thường trên sông Mekong ở Cambodia.

Đối với các công nhân có nhiệm vụ nạo vét thật sự, điều nầy có thể là công việc khó khăn nhưng, trong mắt họ, được trả lương hậu.

Sal Vantha, một thủy thủ nạo vét, nói với các phóng viên trong cabin sạch sẽ và thoáng khí của xà lan 300 m3 của anh khi nó xuống cát ở một vựa cát nhỏ ở hạ lưu của Mean.

Anh nói tiến trình xuống cát, giống như xà lan lớn hơn, có thể kéo dài 1 tiếng đồng hồ, dài như thời gian để lên cát.

Vantha, 22 tuổi, nói anh làm nạo vét khoảng 2 năm và kiếm được 300 USD mỗi tháng.

Anh giải thích anh có 1 ông xếp mà anh không nêu tên, làm chủ tàu và cho mướn để chở cát khi cần.  Theo Vantha, người chủ bảo anh nơi nạo vét cát, bơm nó vào ống hút, rồi vựa cát mà anh xuống cát.

Công nhân nạo vét cát dùng áp lực của nước từ vòi nước để đầy cát vào ống sẽ vận chuyển đến vựa cát hay vị trí xây cất, trong một xà lan cát ở Phnom Penh hôm 11 tháng 5 năm 2022. [Ảnh: Roun Ry]

 

Trong 1 ngày, anh giải thích, nếu vị trí nạo vét xa, xà lan có thể thực hiện 2 chuyến.  Nếu gần hơn, họ có thể làm được 3 chuyến.  Ngoài ra, Vantha nói anh không biết nhiều về việc sử dụng cát anh bơm.

“Tôi không chắc, nhưng tôi biết họ lấy cát để san lấp nhiều thứ - có thể là ao hay hồ,” anh nói.

Trở lại thượng lưu nơi có hoạt động bơm lớn hơn nhiều được giám sát bởi Mean, quản đốc thẳng thắn hơn về một số vấn đề mà ông đối mặt trong thời gian ở trong kỹ nghệ nạo vét.  Thỉnh thoảng xà lan gây thiệt hại bờ sông khi họ kéo quá gần đất liền, Mean giải thích, có thể làm sạt lở tồi tệ thêm ở các vựa cát.  Cái gì nữa, ông nói, láng giềng thỉnh thoảng chống đối tiếng ầm ầm điếc tai của máy bơm, chạy từ 6 AM đến 6 PM.

“Nó quá ồn và một số người than phiền rằng chúng tôi quấy rầy họ.  Nhưng họ không nên than phiền tôi – tôi không phải là chủ.  Tôi chỉ là công nhân,” Mean nói.

Nhưng, ông tin rằng, nói chung, kỹ nghệ cát là một điều tích cực.

“Đối với tôi, nó OK, đây là một phát triển tốt và chúng tôi làm đúng luật,” Mean nói.  “Trước đây, đúng, tôi có thể nói họ làm điều nầy [bơm cát] một cách hỗn loạn, khắp nơi, nhưng nay nó không giống như thế.  Có những nơi người dân có thể bơm cát, và rằng bơm cát tốt cho việc phát triển quốc gia.”

Người vét cát trẻ hơn, Vantha, cũng nói công việc của anh hầu hết là tốt.  Anh không nói gì về vai trò của cát trong việc phát triển, giải thích rằng anh chỉ làm để kiếm tiền.

Vantha từ chối khi được hỏi nếu anh chọn một vai trò khác nếu có cơ hội.

“Không có cơ hội [khác],” Vantha nói.

No comments:

Post a Comment