Sunday, January 16, 2022

PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VÀ MẤT THỦY SẢN TRONG LƯU VỰC SÔNG MEKONG

 (Hydropower Development and the Loss of Fisheries in the Mekong River Basin)

Ian Campbell and Chirs Barlow – Bình Yên Đông lược dịch

Frontiers in Environmental Science – 19 October 2020

 

Đập Xayaburi trên sông Mekong ở Lào. [Ảnh: Nationthailand]

 

PHẦN GIỚI THIỆU

Mặc dù hệ thống sông Mekong hỗ trợ cho sự đa dạng khác thường của các chủng loại nước ngọt và thủy sản đáng kể trên toàn cầu (Hortle, 2009a), việc phát triển thủy điện trong lưu vực cũng tiến hành nhanh chóng (Geheb, 2018), với cứu xét ít ỏi được dành cho tài nguyên sinh học bị mất (Intralawan et al., 2018).  Trong phần nhận định nầy, chúng tôi phác họa các vấn đề quản lý then chốt và những hậu quả môi trường phát sinh từ quỹ đạo phát triển thủy điện hiện nay trong lưu vực Mekong.  Có những vấn đề môi trướng khác đang đối đầu với người dân trong lưu vực Mekong cũng ảnh hưởng đến sông, kể cả thay đổi khí hậu, nhưng ít nhất trong một vài thập niên sắp tới, ảnh hưởng của đập đã và đang được xây cất được dự đoán vượt quá ảnh hưởng của thay đổi khí hậu (Lauri et al., 2012; Ngo et al., 2016).

 

ĐẶC TÍNH CỦA HỆ THỐNG MEKONG

Mekong là một trong những sông đáng kể trên toàn cầu (Campbell, 2009a).  Nó quan trọng vì có một dân số lớn sống trong lưu vực và lệ thuộc vào sông để sinh sống trực tiếp (như thủy sản, thủy vận, và cung cấp nước) và gián tiếp (như nhịp lũ hàng năm giúp cho việc canh tác, mầu mỡ của đất, các giá trị văn hóa).  Nó hỗ trợ cho sự đa dạng đáng kể của cá (Valbo-Jorgensen et al., 2009), và các loài ốc nước ngọt.  Sông Mekong là một trong 20 sông lớn nhất trên thế giới về lưu lượng.  Nó bắt nguồn từ Himalayas, và chảy qua 6 quốc gia trong một vùng nhạy cảm chánh trị.

Tổng số chủng loại cá sống trong hệ thống Mekong chắc không bao giờ được biết.  Các chủng loại mới đang được khám phá, cách phân loại đang được tái xét, và các ước tính số chủng loại thay đổi tùy theo việc bao gồm hay bỏ qua các loại cá ở cửa sông.  Hortle (2009b) ước tính có ít nhất 850 loại cá nước ngọt trong Mekong.  Gần đây hơn, Kho Dữ kiện các Loại cá của Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) liệt kê 1.144 chủng loại, kể cả các khách biển và cá ở cửa sông, trong sông (MRC, 2020).  Điều nầy làm cho Mekong chỉ đứng sau Amazon vì có nhiều loại cá hiện diện.  Bao gồm trong động vật đó là một vài chủng loại có sức thu hút khác thường chẳng hạn như các loại cá tra khổng lồ, cá chép và cá đuối (Hogan et al., 2004; Valbo-Jorgensen et al., 2009).  Ngoài cá, Mekong được biết có ít nhất 285 loại ốc nước ngọt (Attwood, 2009), chiếm trên 7% chủng loại ốc nước ngọt được biết trên toàn cầu (Strong et al., 2008), cũng như các chủng loại ở dưới nước thu hút sự chú ý khác (như cá heo nước ngọt).

Hệ sinh thái sông đã hỗ trợ điều được tin là thủy sản sông lớn nhất trên thế giới.  Thủy sản được ước tính sản xuất khoảng 2 triệu tấn/năm (Hortle, 2007; Hortle and Bamrungrach, 2015) với trị giá hàng năm 11 tỉ USD (Nam et al., 2015).  Thu hoạch cá hàng năm tương đương với 17% số thu hoạch thủy sản nội địa toàn cầu hàng năm là 12 triệu tấn, và 2,4% số thu hoạch cá biển trên toàn cầu khoảng 84 triệu tấn (FAO, 2020).

Thủy sản chẳng hạn như thủy sản Mekong khó để mô tả về tầm quan trọng kinh tế, và thường bị trị giá thấp hơn (Neiland and Béné et al., 2007).  Hầu hết được thu hoạch bởi ngư dân chuyên nghiệp, tiêu thụ hầu hết số cá họ đánh được.  Khi cá được mua bán, một phần qua việc đổi chác trực tiếp với người dân địa phương và một phần qua hàng ngàn chợ nhỏ ở địa phương (Coates et al., 2003).  Do đó, mặc dù thủy sản biển lớn được thực hiện phần lớn bởi các thuyền đánh cá lớn điều hành qua một số tương đối nhỏ cảng đánh cá đủ tiện nghi, cho phép ghi nhận và định lượng số cá đánh được tương đối dễ dàng, Mekong phần lớn là thủy sản thủ công.  Phạm vi đầy đủ và tầm quan trọng của thủy sản chỉ trở nên rõ ràng như là kết quả của những khảo sát và phân tích rộng rãi do MRC thực hiện từ năm 1995 (như Hortle, 2007; Hortle and Bamrungrach, 2015) và phân tích tổng hợp dữ kiện tiêu thụ cá cho thấy “thu hoạch ẩn” của thủy sản nội địa toàn cầu (Fluet-Chouinard et al., 2018).

 

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐẬP THỦY ĐIỆN ĐỐI VỚI MEKONG

Các ảnh hưởng quan trọng của đập, gồm có đập thủy điện, đối với hệ sinh thái sông đã được biết rõ từ nhiều thập niên (Petts, 1984; Nilsson an Berggren, 2000; World Commission of Dams, 2000; Anderson et al., 2015).  Nói chung, hai loại ảnh hưởng quan trọng nhất phát sinh từ việc đập có tác dụng như một chướng ngại cho sự di chuyển của phù sa và các động vật ở dưới nước chẳng hạn như cá và loài giáp xác, và sư thay đổi của dòng chảy ở hạ lưu.  Tuy nhiên, đập cũng có thể ảnh hưởng đến phẩm chất nước và, qua ngập lụt, loại bỏ nơi cư trú có nước chảy.

Trong một sông lớn như Mekong, mang một lượng phù sa lớn lao, việc ngăn chận phù sa có 2 hậu quả quan trọng (Kondolf et al., 2014).  Thứ nhất, sụt giảm trong nguồn phù sa ở hạ lưu có hậu quả nghiêm trọng cho các hệ thống ở hạ lưu có thể lệ thuộc vào nguồn cung cấp đó.  Nó có thể bao gồm các hệ thống ven sông và đồng lụt nhận một phần nguồn cung cấp chất dinh dưỡng từ bùn lắng đọng, và các hệ thống đồng bằng có thể thay đổi từ hệ thống bồi lấp sang sạt lở khi nguồn cung cấp phù sa bị giảm hay loại trừ hoàn toàn.  Bên trong hệ thống Mekong, nếu toàn thể các đập đề nghị được xây cất ở các vị trí được đề nghị, lượng phù sa được chuyển đến đồng bằng hiện nay được ước tính giảm 96% (Kondolf et al., 2014).  Điều nầy sẽ gây gia tăng sạt lở và làm giảm diện tích của đồng bằng (Schmitt et al., 2017).

Hậu quả của đập như một chướng ngại cho cá và đời sống ở dưới nước tùy thuộc một phần vào mức độ mà các chủng loại hiện nay qua việc di chuyển cưỡng bách.  Lo ngại về đập như chướng ngại cho cá đầu tiên trở nên đáng chú ý liên quan đến thủy sản cá hồi ở Bắc Mỹ khi con số cá hồi đi ngược sông để đẻ bị hủy hoại khi các đường di chuyển của chúng bị đập ngăn chận (Fergusion et al., 2011; Brown et al., 2013).  Tương tự, trong Mekong, được biết rằng nhiều chủng loại phải di chuyển đường dài hàng năm như một phần của chu kỳ sinh đẻ của chúng, vì thế tiềm năng để đập làm xáo trộn thủy sản rất cao (Hall and Kshatriya, 2009).

Cũng cần lưu ý rằng đập các tác dụng như một chướng ngại đối với việc di chuyển về phía thượng lẫn hạ lưu.  Di chuyển về phía thượng lưu bị ngăn chận vì các sinh vật chẳng hạn như cá không thể đi qua cửa xả hay qua các turbines của nhà máy điện vì vận tốc của dòng nước quá cao.  Di chuyển về phía hạ lưu bị hỏng vì cá con bị trôi, và cả cá lớn, không thể tìm đường qua nước đứng của hồ để xác định lối ra (Pelicice et al., 2015).  Hơn nữa, cá lớn và cá con cố gắng đi qua hạ tầng cơ sở thủy điện có độ tử vong cao vì lực cắt, va chạm với cánh của turbines, và chấn thương áp suất hay thay đổi của áp suất khí (Algera et al., 2020).

Đường đi thứ nhì mà đập có thể ảnh hưởng các hệ sinh thái sông là thay đổi dòng chảy ở hạ lưu (Petts, 1984).  Mặc dù các đập thủy điện đơn dụng không chuyển nước ra khỏi sông, dòng chảy bị thay đổi với nước thường được giữ lại trong mùa mưa và xả ra trong màu khô – vì thế dòng chảy trong mùa mưa giảm và tăng trong mùa khô.  Cả hai hình thức nầy đã xảy ra ở hạ lưu Mekong (Hecht et al., 2018; Eyler et al., 2020).  Nhiều chủng loại cá và động vật không xương sống trong sông có chu kỳ sống đồng bộ với chế độ chảy của sông.  Thí dụ, trứng và cá con (không thể bơi hay bơi kém) của nhiều chủng loại hiện diện trong lúc nước thấp khi chúng ít bị cuốn trôi xuống hạ lưu, vì thế chu kỳ đời sống và việc bổ sung con số bị ảnh hưởng tai hại khi dòng chảy trong mùa khô tăng (Campbell, 2009b).

Thứ ba, đập có thể thay đổi các đặc tính vật lý và hóa học của nước ở hạ lưu (Petts, 1984).  Nước được xả từ đáy đập có thể lạnh hơn hay có nồng độ oxygen hòa tan thấp hơn nước sông bình thường.  Ngoài ra, việc giữ nước của đập, với nước trong và ấm chảy chậm hay đứng, có thể có tác dụng như một lồng nuôi rong để được xả xuống hạ lưu.

Ảnh hưởng cuối cùng là mất nơi cư trú, xảy ra khi một khúc sông bị ngập và được thay thế bởi nước đứng của việc giữ nước.  Trong trường hợp của hệ thống Mekong, một số lớn đập đã được xây dựng, và thêm nhiều đập nữa đang được xây hay dự trù (Greater Mekong Dams Obsevatory, 2020; Hình 1).  Hầu hết các hệ thống thủy điện được đề nghị là “chuỗi đập” trong đó hồ chứa nước của mỗi đập gần như đi đến chân đập kế tiếp, loại trừ toàn thể nơi cư trú sông.  Các chuỗi đập đang xây cất trên dòng chánh ở Lào PDR, thí dụ, sẽ loại trừ khoảng 40% nơi cư trú sông ở Lào, khoảng 25% nơi cư trú trên dòng chánh ở hạ lưu Trung Hoa.  Một chuỗi đập tương tự hiện đang được xây cất loại trừ hầu hết nơi cư trú trên dòng chánh ở Trung Hoa (Wei et al., 2017), và các chuỗi đập cũng làm ngập các nơi cư trú của Nam Ou, phụ lưu lớn nhất ở Lào PDR, và nhiều phụ lưu khác.  Mất nơi cư trú không thôi đe dọa nhiều chủng loại sông trong hệ thống.

Các hồ chứa nước sẽ hỗ trợ số cá và các chủng loại ở dưới nước khác, nhưng thành phần chủng loại sẽ bị thay đổi, và kích thước của thủy sản sẽ bị giảm.  Trong khi các hồ chứa nước mới thành lập thường có thủy sản phong phú trong vài năm đầu từ chất dinh dưỡng dư thừa từ cây cối mục nát, thủy sản giảm cố định mức sản xuất thấp hơn thủy sản sông mà chúng thay thế (Jackson and Marmulla, 2001).

 

Hình 1.  Vị trí đập thủy điện trên dòng chánh sông Mekong và trên Nam Ou. 

Dữ kiện chiều cao đập của Greater Mekong Dams Obsevatory.

 

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

GIÁ TRỊ CỦA THỦY ĐIỆN VÀ THỦY SẢN

Các phân tích lợi ích của thủy điện và mát mát dịch vụ hệ sinh thái liên hệ đã cho thấy những hậu quả kinh tế tiêu cực cho các quốc gia hạ lưu Mekong, nhất là Cambodia và Việt Nam (Orr et al., 2012; Pittock et al., 2016; Intralawan et al., 2018; Yoshida et al., 2020), ngược với các đánh giá của MRC (MRC, 2011).  Intralawan et al., (2018) đề nghị rằng một chiến lược năng lượng LMB mới được phát triển để tính thu nhập thủy điện ít hơn dự đoán trước đây, cập nhật các tiên đoán cho nhu cầu năng lượng ở LMB, và cải thiện hiệu năng năng lượng và các kỹ thuật năng lượng tái tạo (nhất là điện mặt trời).  Trong kết quả của những phân tích nầy, nên xem xét trở lại bối cảnh của tầm quan trọng tương đối mà các chánh phủ của các quốc gia LMB đối với việc phát triển thủy điện và thủy sản.

Các cố vấn quốc tế đầu tiên tham gia vào các đề nghị phát triển cho Mekong phần lớn đến từ Âu Châu và Bắc Mỹ, nơi sông và thủy sản nội địa hoàn toàn khác với Mekong.  Trong những vùng đó, có rất ít người dùng sông để sinh tồn, và sông phần lớn hỗ trợ cho thủy sản giải trí.  Tình trạng tương tự duy nhất trong một vùng đã phát triển là các sông ở tây bắc Mỹ hỗ trợ thủy sản cá hồi lớn, và ở đó ảnh hưởng của việc phát triển thủy điện đã trở nên tranh cãi cao (Williams, 2008).

Thủy sản Mekong thì tràn lan, thiếu các cảng cá, thị trường hay nhà máy chế biến đại qui mô, vì thế các cố vấn từ các quốc gia đã phát triển đi thăm ngắn hạn khu vực phần lớn đã không đánh giá tầm quan trọng của tài nguyên ở dưới nước.  Tuy nhiên, từ năm 1995, chánh yếu qua công tác của chương trình thủy sản của MRC, đã có thêm nhiều tin tức.  Thí dụ, trị giá và tầm quan trọng của thủy sản đã được xác định không ngừng, và tin tức đã được phổ biến và chuyển đến các chánh trị gia và các nhà hoạch định chánh sách của các chánh phủ trong khu vực và các cơ quan phát triển quốc tế.  Các ước tính gần đây của MRC đã đặt trị giá của thủy sản ở mức 11 tỉ USD một năm (Nam et al., 2015).

Một đường lối để cứu xét ảnh hưởng kinh tế của việc phát triển thủy điện ở hạ lưu Mekong là cứu xét trị giá thủy sản cho mỗi đơn vị chiều dài sông.  Mặc dù nó không thể đo chiều dài sông một cách chính xác vì chúng là những giá trị cong (xem Campbell, 2009a), một ước tính chiều dài của dòng chánh từ biên giới Trung Hoa-Lào đến biển vào khoảng 2.500 km, đo từ Google Earth.  Thủy sản không giới hạn trong dòng chánh, vì thế bao gồm các phụ lưu lớn, chúng tôi ước tính rằng có thể có đến 7.500 km lòng sông lớn ở hạ lưu Mekong.

Mặc dù các loại di ngư sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các đập thủy điện, không phải tất cả trị giá thủy sản Mekong phát sinh từ di ngư.  Halls and Kshatriya (2009) ước tính rằng 38,5% tổng số trọng lượng của các loại cá đánh được trong các khảo sát ngư dân là di ngư.  Nó bằng với một trị giá tổng cộng của tài nguyên di ngư là 4,2 tỉ USD, hay 565.000 USD cho mỗi km.  Trị giá tương đối cao hơn trong các nhánh đồng lụt ở hạ lưu nơi có nhiều cá hơn các nhánh trong vùng núi ở thượng lưu.  Tuy thế, để tổng quát hóa, cho một đập làm ngập 100 km sông (gần bằng chiều dài của hồ chứa của đập Xayaburi), lợi ích kinh tế từ đập cần phải vượt quá 56 triệu USD một năm trước khi có đập sản xuất một trị giá kinh tế dương ròng cho quốc gia.

Friend et al. (2009) thảo luận đến các lý do tại sao thủy sản đánh bắt Mekong được trị giá thấp hơn so với thủy điện.  Họ xác định 4 khía cạnh: thủy sản được tin là suy giảm không thể tránh được; rằng nó là một hoạt động bên lề; rằng cá nuôi có thể thay thế cho thủy sản đánh bắt; và rằng có được-mất giữa thủy sản và phát triển.

Chúng tôi đề nghị một vấn đề khác để cứu xét là liệu thủy điện được trị giá cao hơn trong Mekong.  Có nhiều lý do đề nghị với chúng tôi rằng điều nầy có thể xảy ra.  Thứ nhất là các chiến dịch buôn bán không ngừng mà các cơ quan thủy điện đã tiến hành trong Mekong, và trong các vùng ít phát triển có sông lớn.  Thứ nhì, các dự án thủy điện lớn thường được đề nghị trong các quốc gia đã phát triển đã bị ngăn chận vì ảnh hưởng môi trường của chúng được xác định bởi người dân địa phương là kết quả của các trận chiến chánh trị mãnh liệt.  Bị ngăn chận trong các quốc gia của chính họ, những tổ chức đó tìm cách làm ăn ở nơi khác – thường ở nơi người dân không biết đến các vấn đề và các chánh trị gia dễ sai khiến hơn.  Thứ ba, các phân tích độc lập cho thấy “bằng chứng rõ ràng rằng ngân sách bị thiên vị có hệ thống dưới chi phí thật sự của các đập thủy điện lớn” (Ansar et al., 2014).

Ở Mekong, có một loạt đề nghị đi ngược về các tổ chức như Cơ quan Thung lũng Tennessee (Tennessee Valley Authority (TVA)) ở Hoa Kỳ, Công ty Quốc gia Rhône (Compagnie Nationale du Rhône) ở Pháp (Mekong, 1994), Công ty Kỹ thuật Núi Snowy (Snowy Mounatins Engineering Coorporation) và Thủy điện Tasmania (Hydro Tasmania) ở Australia, và các cơ quan ở Canada, Norway, Thái Lan, và Trung Hoa.  Thủy điện Tasmania bắt đầu tìm các vùng địa dư khác nơi họ có thể xây các đập thủy điện sau những trận chiến cai đắng trên hồ Pedder và sông Franklin ở Australia.  Tương tự, các công ty xây đập ở Thái Lan quay tầm nhìn của họ đến các láng giềng Mekong theo sau những kháng cự chánh trị đối với các đập được đề nghị ở nam Thái Lan, và tai họa kinh tế và thông tin của đập Pak Mun trên một phụ lưu Mekong (Roberts, 1993).  Ở Trung Hoa, có sự chống đối ngày càng tăng đối với các đập lớn từ khi hoàn tất đập Tam Hiệp (Three Gorges), mà nhiều người cho là tiêu cực.  Các chánh trị gia ở Lào đặc biệt là người nhận nhiều thập niên của “quảng cáo” về lợi ích của các dự án thủy điện từ các công ty bán chánh phủ và tư nhân tìm các dự án lớn trong tương lai.

Tuần tự, các chánh phủ trong các quốc gia Mekong cảm thấy ít nhất 3 lợi ích của các dự án thủy điện.  Thứ nhất là các dự án thủy điện được xem là một bước quan trọng của kỹ nghệ hóa đại qui mô như một cơ chế chánh yếu để nâng cao lợi tức và mức sống.  Thứ nhì, các dự án phát triển đại qui mô được dùng như bằng chứng của hiện đại và vì thế cải thiện tình trạng của quốc gia trên trường quốc tế.  Sau cùng, các dự án hạ tầng cơ sở lớn cung cấp vô số cơ hội để tham nhũng (như, Wells, 2015; Locatelli et al., 2017), và các nhà hoạch định chánh sách cao cấp, thường là những tinh hoa của quốc gia, có tư thế để được lợi cá nhân (Anderson et al., 2020).

 

THẤT BẠI CỦA HOẠCH ĐỊNH VÀ THIẾT KẾ

Những phát triển thủy điện hiện nay trên sông Mekong là, một phần, kết quả của 2 thất bại trong việc quy hoạch và thiết kế.  Đầu tiên là thất bại trong việc thực hiện đánh giá ảnh hưởng môi trường chiến lược toàn lưu vực.  Thứ nhì là áp dụng mô hình phát triển thủy điện chuỗi.

MRC chủ động một đánh gia ảnh hưởng môi trường chiến lược cho thủy điện ở Mekong trong năm 2009 (ICEM, 2010).  Tuy nhiên, cuộc điều tra bị giới hạn bởi tính khăng khăng của các quốc gia thành viên rằng chỉ có các đập trên dòng chánh có thể được cứu xét, và vì nhiệm vụ của MRC được hạn chế trong sông ở hạ lưu của Trung Hoa.  Quan trọng hơn, hai đề nghị chánh của việc đánh giá không được thực hiện.  Đó là các quyết định về các đập trên dòng chánh được trì hoãn 10 năm để cho phép đánh giá lợi ích và chi phí rộng rãi và kỹ lưởng; và dòng chánh Mekong không bao giờ được dùng làm trường hợp thí nghiệm để chứng minh và cải thiện kỹ thuật đập thủy điện.  Tuy thế, chúng tôi ghi nhận rằng việc quy hoạch toàn lưu vực trong các khuôn khổ đa quyền hạn ở bất cứ nơi nào trên thế giới có những vấn đề khó uốn nắn, với một lịch sử của thất bại hay chống đối (Campbell, 2007; Campbell et al., 2013).

Mô hình phát triển thủy điện đang được theo đuổi ở Mekong là các chuỗi đập, nơi mỗi đập tràn trực tiếp vào hồ chứa của đập kế tiếp ở hạ lưu.  Mô hình nầy, được áp dụng rộng rãi ở Trung Hoa, tối đa hóa tiềm năng sản xuất điện, nhưng cũng tối đa hóa ảnh hưởng môi trường và xã hội tiêu cực của các đập.  Bao gồm các ảnh hưởng môi trường và xã hội trong các đánh giá thường đem lại lợi ích ròng âm.

Mô hình chuỗi đập xây dựng cũng có nghi vấn căn bản về đường cá đi (gồm có bất cứ kiến trúc được xây để giúp việc di chuyển của cá về phía thượng lưu hay hạ lưu đi qua chướng ngại), vì chúng duy trì các con đường di chuyển dọc theo sông để làm dễ dàng động năng bổ sung tự nhiên (Lira et al., 2017).  Nếu sự nối kết và nơi cư trú bị giới hạn nghiêm trọng bởi nhiều đập trên một dòng sông, thì lập luận căn bản cho đường các đi bị mất giá – đường cá đi trong những trường hợp nầy có thể trở thành “các bẫy sinh thái” (Pelicice and Agostnho, 2008).  Lý luận hay sự cần thiết cho đường đi của cá nên được đánh giá trên một qui mô toàn lưu vực có hệ thống, thay vì trên căn bản từng đập (Lira et al., 2017; Birnie-Gauvin et al., 2018).

Ảnh hưởng tổng quát của các đập thủy điện trong khu vực Mekong cần bao gồm việc cứu xét các dự án trên dòng chánh và đập được đề nghị cho các phụ lưu.  Các phụ lưu đóng góp phần lớn lưu lượng và phù sa cho dòng chánh.  Chúng cũng đóng góp hầu hết nơi cư trú của cá và các sinh vật ở dưới nước khác.  Một chọn lựa để làm giảm ảnh hưởng tổng quát của việc phát triển thủy điện sẽ là ấn định các phụ lưu được duy trì trong điều kiện không kiểm soát để làm nơi cư trú; và ngược lại, cho các phụ lưu khác được đành để phát triển thủy điện (Barlow, 2016).  Đường lối nầy được kế thừa trong Ziv et al. (2012) phân tích được-mất giữa việc sản xuất điện và sản xuất thủy sản cho một số kết hợp của các đập trên dòng chánh và phụ lưu.  Các chọn lựa được trình bày một cách định lượng để thực hiện một sản lượng điện trong khi tối thiểu hóa mất mát sản xuất cá, và rằng các đập trên phu lưu ở Lào và Cambodia sẽ có ảnh hưởng chết người đối với đa dạng sinh học của cá hơn ảnh hưởng kết hợp của 6 đập trên dòng chánh ở phía trên Vientiane.

Một đường lối khác để tối thiểu hóa ảnh hưởng của việc phát triển thủy điện là lượng định các đặc tính vị trí, thiết kế và điều hành của các đập được đề nghị cùng với việc sản xuất điện, đặt việc sản xuất điện và những lo ngại sinh thái ngang nhau.  Đường lối nầy được chi tiết cho đập Sambor được đề nghị ở Cambodia, và trên lý thuyết có thể gộp với quy hoạch toàn lưu vực để điều tra các ranh giới có thể chấp nhận được chung quanh việc phát triển thủy điện và duy trì cá hệ sinh thái sông (Wild et al., 2019).  Giả sử có ít nhất đáp ứng phần nào với phúc trình của Wild et al. (2019), chánh phủ Cambodia gần đây đã trì hoãn các kế hoạch phát triển thủy điện trên dòng chánh Mekong ở Cambodia (WWF, 2020).

 

CÁC ĐƯỜNG CÁ ĐI SẼ GIÚP?

Các đường cá đi được phát triển trước tiên ở bắc bán cầu như một biện pháp để làm giảm ảnh hưởng của các đập đối với thủy sản họ cá hồi thương mại đáng kể (cá hồi và cá hương) (Katopodis and Williams, 2012; Birnie-Gauvin et al., 2018).  Tất cả các chủng loại lội ngược sông để đẻ như cá hồi Đại Tây Dương và Thái Bình Dương là những loại bơi gỏi, được đặt chương trình để bơi tập thể đến nguồn để đẻ, với cá con trở xuống hạ lưu như cá hồi non hay cá hồi 1 tuổi.  Họ cá hồi phô bày các đặc tính sinh học (thời biểu bơi về phía thượng lưu và hạ lưu có thể tiên đoán, khả năng bơi mạnh mẽ, kích thước lớn) mà khi được gộp với việc quản lý đập hỗ trợ (các đường cá đi được thiết kế tốt, thời điểm và khối lượng xả nước thích hợp, bắt và đưa cá hồi non đi qua các đập) giúp chúng đi qua các đập cao để lên thượng lưu hay xuống hạ lưu.  Kỹ thuật đường cá đi đã được phát triển qua nhiều thập niên nghiên cứu, nhất là từ thập niên 1940s, và hàng tỉ USD tài trợ.  Nhưng mặc dù hầu hết số cá đã sống còn, chúng chỉ là môt phần của số cá trước khi có đập (Williams, 2008; Brown et al., 2013; Birnie-Gauvin et al., 2018).

Tình trạng phức tạp hơn nhiều trong các sông nhiệt đới nơi có nhiều loại cá, thay đổi trong kích thước khi trưởng thành từ vài cm đến quá 1 m, di chuyển ở các thời điểm khác nhau trong năm theo những ám hiệu môi trường không biết khác nhau, và không có loại nào có khả năng bơi về thượng lưu như họ cá hồi.  Di chuyển về phía hạ lưu thường là ấu trùng trôi giạt hay cá con nhỏ bơi, dễ tổn thương với thiệt hại vật chất khi đi qua hạ tầng cơ sở đập.

Các vấn đề chồng chất nơi có nhiều đập dọc theo sông.  Ở Lào PDR, có một chuỗi 6 đập được dự trù giữa Vientiane ở trung Lào PDR và biên giới với Trung Hoa ở phía bắc.  Nếu 50% số cá đi qua mỗi đường cá đi, thì chỉ có 1,6% số cá ban đầu sẽ đi qua đập ở trên cùng.  Ảnh hưởng tích lũy của di chuyển về phía hạ lưu thì tương tự, và ảnh hưởng khuếch đại cho mỗi thế hệ tiếp theo.  Mô phỏng tình huống cá đi cho các loại cá Mekong chọn lọc cho thấy rằng để duy trì số cá có thể đứng vững, cá thân nhỏ cần ít nhất 60-87% mức thành công cho một đập duy nhất, nâng lên 80-95% cho 2 hay 3 đập (Halls and Kshatriya, 2009).  Số cá thân lớn sẽ tuyệt giống, vì các lớn rất dễ chết khi di chuyển về phía hạ lưu qua các turbines hay qua các cửa xả (Halls and Kshatriya, 2009).

Các đường cá đi đã được xây trên nhiều đập thủy điện cho các loài cá không phải cá hồi, nhưng chúng tôi không thể tìm được bất cứ phúc trình nào ghi nhận việc áp dụng thành công để bảo đảm khả năng đứng vững dài hạn của số chủng loại được nhắm đến.  Các phúc trình thiếu thành công có rất nhiều (xem duyệt xét của Bunt et al., 2012; Noonan et al., 2012).  Nhiều vấn đề có liên quan đến sinh học, kỹ thuật và cai quản hạn chế việc phát triển thành công đường cá đi cho các đập cao đã được duyệt xét bởi Silva et al. (2018).  Vì tính phức tạp của những vấn đề nầy, cần có thí nghiệm và áp dụng cho từng trường hợp, và nguồn tài trợ giới hạn cho các thí nghiệm đường cá đi, không thực tế để dự đoán rằng chúng sẽ được giải quyết trong tương lai trước mắt.

Tuy thế, chúng tôi ghi nhận nỗ lực đáng kể mà 2 dự án phát triển thủy điện tân tiến nhất ở Hạ lưu Mekong (Xayaburi và Don Sahong) đang dành cho việc điều tra đường cá đi (Baumgartner et al., 2017).  Công ty Điện Xayaburi ở thượng Lào đã dùng các cố vấn Âu Châu để thiết kế và xây cất một cơ sở đường cá đi phức tạp với chi phì trên 300 triệu USD.  Công ty đã hợp tác công-tư với các chuyên viên đường cá đi từ Australia và Hoa Kỳ để theo dõi sự di chuyển của cá trong đường cá đi và thích ứng các biện pháp điều hành để cải thiện đường đi về thượng và hạ lưu.

Công ty Điện Don Sahong (Don Sahong Power Company (DSPC) – một công ty Lào) đã hợp đồng với Sinohydro (một công ty Trung Hoa) để xây một đập thủy điện trên thác Khone ở hạ Lào.  DSPC đã công bố trên trang mạng của họ nhiều phúc trình về các khía cạnh xã hội và sinh học của thủy sản truyền thống trong vùng (DSHPP, 2020).  Một của các lãnh vực điều tra chánh là việc mở các đường di chuyển thay thế cho cá qua thác Khone rộng 11 km, vì đập được xây trên đó, và vì thế ngăn chận, con đường quan trọng lịch sử qua lòng lạch Hou Sahong (Baird, 2011).  Công ty đã cải thiện đường cá đi ở vài vị trí trong 5 lòng lạch khác, và đã hỗ trợ một ủy ban của chánh phủ Lào để tháo bỏ trên 500 dụng cụ đánh cá trái phép để giảm chướng ngại của đường cá đi qua những lòng lạch đó (Hortle and Phommanivong, 2019).

Mặc dù thiếu bằng chứng cho hiệu quả của đường cá đi ở các đập cao (nhất là cho các loại các không phải là cá hồi), các đường cá đi tiếp tục được đề nghị bởi những người ủng hộ đập và chánh phủ trong vùng Mekong như một biện pháp được ưa chuộng để giảm nhẹ ảnh hưởng của đập đối với cá và tài nguyên thủy sản.  Các đường cá đi, nhất là để đi về phía thượng lưu, có vẻ là giấy phép xã hội cần thiết để đập được chấp nhận.  Chúng cho phép chống lại những ai phác họa ảnh hưởng của đập đối với di ngư.  Hơn nữa, chúng cho thấy lòng tốt và lương tâm xã hội của các nhà phát triển, và chúng là những kiến trúc gây ấn tượng đem lại sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý và các quan sát viên có ảnh hưởng.

 

ĐẦU TƯ VÀO ĐỀN BÙ SINH THÁI NHƯ MỘT GIẢI PHÁP THAY THẾ CHO CÁC ĐƯỜNG CÁ ĐI TRÊN CÁC ĐẬP THỦY ĐIỆN

Các đập thủy điện là trọng tâm của ảnh hưởng quản lý nước đối với hệ sinh thái trong lưu vực Mekong, kể cả thủy sản.  Nhưng đối với việc sản xuất và sinh thái cá, ảnh hưởng tập thể của nhiều đập tràn nhỏ, các dụng cụ ngừa lụt, các hệ thống kiểm soát và thủy nông trên phụ lưu và đồng lụt trong lưu vực (xem chi tiết trong Hortle and Nam, 2017) cũng có hại như các đập thủy điện.  Tát cả các kiến trúc quản lý nước nầy hạn chế việc di chuyển của cá ở các mức độ khác nhau, và vì thế hạn chế khả năng của cá để đến nơi sinh sản hay lớn lên (Baumgartner et al., 2012).  Vì các kiến trúc không rõ ràng về vật lý (chúng thường thấp hơn 6 m) và, chúng tôi thích, không được thực hiện bởi các công ty đa quốc gia, chúng tương đối ít được chú ý trong đám luận công cộng vè ảnh hưởng do con người gây ra đối với chức năng sinh thái của sông Mekong.

Từ giữa thập niên 2000s, một chương trình phát triển và nghiên cứu đa ngành trong lưu vực Mekong (được tóm tắt trong Baumgartner et al., 2019a) đã: ghi nhận sự có mặt ở khắp nơi của các kiến trúc quản lý nước (Marsden et al., 2014); trình bày các phương pháp để giúp cá đi qua các chướng ngại thấp (Baumgartner et al., 2019b, 2020); phác họa lợi ích kinh tế xã hội của việc cải thiện đường cá đi (Millar et al., 2019); phát triển công cụ lấy quyết định để đánh giá chi phí-lợi ích của các đường cá đi qua các chướng ngại thấp (Cooper et al., 2019); và cho thấy kết quả gia tăng qua các dự án phục hồi hạ tầng cơ sở thủy nông ở hạ và thượng Lào, được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Á Châu, theo thứ tự (Baumgartner et al, 2019a).  Chương trình tiếp tục tạo dữ kiện về việc tăng giá và chi phí-lợi ích của các đường cá đi để nối lại các hệ sinh thái ở dưới nước trong Mekong, và gần đây hơn đã khởi đầu công việc tương tự ở Myanmar và Indonesia.

Sự thành công được chứng minh của những can thiệp như thế để phục hồi hệ sinh thái ở dưới nước ở các chướng ngại thấp, cùng với lịch sử của kết quả kém ở các đập thủy điện, mang các biện pháp bù trừ thay thế lên hàng đầu (bù đắp sinh thái ở những nơi xa các đập thủy điện) hay bồi thường (trả tiền cho các cộng đồng bị ảnh hưởng ở hạ lưu) cho những ảnh hưởng của các đập thủy điện.  Bù trừ hay bồi thường có thể có nhiều hình thức, nhưng tất cả đều nhằm mang lại kết quả môi trường tốt hơn cho một chi phí tương đương cần thiết để xây một đường cá đi ở đập thủy điện.  Hortle and Nam (2017) duyệt xét các biện pháp giảm nhẹ có thể cho các ảnh hưởng của đập đối với thủy sản, và đề nghị rằng bù trừ nên được cứu xét như một phần chi phí của việc phát triển đập và/hay được tài trợ qua lợi tức của việc sản xuất điện.  Như một thí dụ, chi phí tương đối cho các đường cá đi ở các chướng ngại thấp và cao rất tốn kém – 300 triệu USD cho cơ sở đường cá đi ở đập Xayaburi, đối với chi phí 800.000 USD để tân trang 10 đập tràn và các cống, bao gồm các đường cá đi, ở hạ Lào (World Bank, 2015).

KẾT QUẢ LÂU DÀI CHO CÁC QUỐC GIA HẠ LƯU MEKONG

Trong vài thập niên sắp tới, có một số hậu quả có thể tiên đoán sẽ phát sinh như kết quả của việc phát triển thủy điện trong Mekong.  Thứ nhất, thủy điện là điện mắc tiền.  Chi phí của điện từ gió và, nhất là, mặt trời đang giảm xuống, với chi phí sản xuất gần đây là 0,03 USD/kWh; trong khi sản xuất thủy điện đang tốn kém hơn với chi phí gần đây là 0,04 USD/kWh (IRENA, 2018).  Bên trong Mekong, nếu trị giá của thủy sản bị mất cũng được tính vào, thủy điện sẽ mắc hơn nhiều.  Thủy điện bơm như một biện pháp để làm bằng phẳng nguồn cung cấp năng lượng được cổ xúy rộng rãi (ARENA, 2020), nhưng các đập trong Mekong là, phần lớn, quá thấp cho mục đích đó.  Trong khu vực như Mekong, nơi dân số rãi rác và đòi hỏi năng lượng ở địa phương thường không lớn, sản xuất điện mặt trời, có thể sản xuất năng lượng tại chỗ và do đó không cần đòi hỏi đầu tư khổng lồ vào trụ và dây điện, và cũng có ưu thế trong chi phí phân phối thấp.  Các quốc gia dựa vào thủy điện như nguồn điện cho kỹ nghệ sẽ ở trong bất lợi kinh tế quyết định so với những quốc gia sử dụng điện mặt trời, và dưới áp lực để cung cấp trợ cấp để hỗ trợ kỹ nghệ.

Nhiều dự án thủy điện ở Lào PDR là các dự án hợp doanh công tư.  Chúng được xây bởi các công ty tư nhân và điều hành trong một thời gian trước khi chuyển giao cho chánh phủ quốc gia.  Trong trường hợp của các đập Nam Ou và các đập khác ở Lào, thời gian điều hành của tư nhân là 30 năm. (Xaypaseuth Phomsoupha, 2015).  Vào lúc những dự án nầy được trao cho chánh phủ Lào, nhiều đập sẽ có nhiều phù sa tốt nhất là giảm hiệu năng điều hành và tệ nhất là khiến nó không thể hoạt động (Rãdoane and Rãdoane, 2005).  Chi phí để tân trang sẽ do chánh phủ gánh chịu.

Ảnh hưởng đối với chủ quyền thường là một lo ngại cho các quốc gia cùng có chung các lưu vực sông quốc tế.  Căng thẳng giữa các quốc gia ở thượng và hạ lưu rất phổ biến.  Thương thảo giữa Ethiopa và Egypt về các đập trên sông Nile (Mbaku, 2020), và Ấn Độ với Pakistan và Bangladesh về các hệ thống sông Indus và Bramaputra, là những thí dụ nổi bật tiếp tục gây căng thẳng quốc tế (xem Beach et al., 2000).

Trong lãnh vực chủ quyền Mekong, các vấn đề cũng đáng lo ngại.  Các quốc gia thành viên MRC không cho phép MRC cứu xét các vấn đề liên quan đến các phụ lưu vì ảnh hưởng tiềm tàng đến chủ quyền quốc gia.  Nó cũng được tin rằng một phần của lý do khiến Trung Hoa từ chối gia nhập MRC, và do dự để chia sẻ dữ kiện dòng chảy của thượng lưu Mekong, Langcang, vì lo ngại chủ quyền.

Bất cứ quốc gia trong lưu vực sông quốc tế nào cùng chia sẻ lưu vực bị ảnh hưởng bởi hành động của các quốc gia khác.  Con đường ảnh hưởng nổi bật nhất là qua các quốc gia ở thượng lưu ảnh hưởng dòng chảy ở hạ lưu, nhưng trong Mekong, thí dụ, thủy vận từ biển đến Cambodia phải đi qua Việt Nam.  Phát triển và làm dễ dàng các thỏa thuận thủy vận là một vai trò quan trọng của MRC.

Viêc xây cất và/hay điều hành nhiều đập lớn bên trong hay bởi quyền lực bên ngoài tiếp tục là một lo ngại của các quốc gia Mekong.  Ở thượng lưu Mekong, khả năng trữ nước của 6 đập trên cùng ở Trung Hoa có thể chứa trên 40% lưu lượng hàng năm của Mekong ở Chiang Sean ở bắc Thái Lan.  Do đó, Trung Hoa có khả năng, nếu muốn, cắt đứt toàn thể dòng chảy trong mùa khô ở Chiang Sean.  Dòng chảy sẽ tiếp tục từ các phụ lưu ở hạ lưu, nhưng vì các công ty quốc doanh Trung Hoa kiểm soát tất cả các đập trên Nam Ou và có quyền lợi để kiểm soát nhiều đập lớn trên các phụ lưu khác, ngay cả các đập có tiềm năng cũng được dàn xếp.  Một kết quả như thế được xem như kỳ cục, nhưng dữ kiện gần đây cho thấy Trung Hoa chuẩn bị để thực hiện việc kiểm soát bằng cái giá của các quốc gia ở hạ lưu (Eyler, 2020), một sự phát triển phiền rối nhất.

 

CẢM TẠ

Chúng tôi cảm ơn Deanna Duffy đã thực hiện Hình 1, Tiến sĩ Kim Geheb và Giảng sư Vince Resh đã cho những ý kiến có giá trị cho bản thảo đầu tiên, và 2 người duyệt bài đã có những đề nghị cải tiến bản thảo.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Algera, D. A., Rytwinski, T., Taylor, J. J., Bennett, J., Smokorowski, K., Harrison, P., et al. (2020). What are the relative risks of mortality and injury for fish during downstream passage at hydroelectric dams in temperate regions? A systematic review. Environ. Evid. 9:3. doi: 10.1186/s13750-020- 0184-0

Andersen, J. J., Johannesen, N., and Rijkers, B. (2020). Elite Capture of Foreign Aid. Evidence from Offshore Bank Accounts. World Bank Group. Policy Research Working Paper 9150. Available at: http://documents1.worldbank.org/curated/en/493201582052636710/pdf/Elite-Capture-of-Foreign-Aid-Evidence-from-Offshore-Bank-Accounts.pdf  (accessed July 8, 2020).

Anderson, D., Moggridge, H., Warren, P., and Shucksmith, J. (2015). The impacts of “run-of-river” hydropower on the physical and ecological condition of rivers. Water Environ. J. 29, 268–276. doi: 10.1111/wej.12101

Ansar, A., Flyvbjerg, B., Budzier, A., and Lunn, D. (2014). Should we build more large dams? The actual costs of hydropower megaproject development. Energy Policy 69, 43–56. doi: 10.1016/j.enpol.2013.10.069

ARENA (2020). Available at: https://arena.gov.au/blog/will-pumped-hydro-unlock-the-transition-to-renewables/ (accessed March 12, 2020).

Attwood, S. W. (2009). “Mekong schistosomiasis: where did it come from and where is it going?” in The Mekong. Biophysical Environment of and International River Basin, ed. I. C. Campbell (Amsterdam: Elsevier), 273–295. doi: 10.1016/ B978-0-12-374026-7.00011-5

Baird, I. (2011). The Don Sahong Dam: potential impacts on regional fish migrations, livelihoods and human health. Crit. Asian Stud. 43, 211–235. doi: 10.1080/14672715.2011.570567

Baran, E., Jantunen, T., and Chong, C. K. (2007). Values of Inland Fisheries in the Mekong River Basin. Phnom Penh: World Fish Center, 76.

Barlow, C. (2016). “Conflicting agendas in the Mekong River: mainstream hydropower development and sustainable fisheries,” in Freshwater, Fish and the Future: Proceedings of the Global Cross-Sectoral Conference, eds W. W. Taylor, D. M. Bartley, C. I. Goddard, N. J. Leonard, and R. Welcomme (Rome: Food and Agriculture Organization of the United Nations), 281–287.

Baumgartner, L., Boys, C., Barlow, C., and Roy, M. (2017). Lower Mekong Fish Passage Conference: applying innovation to secure fisheries productivity. Ecol. Manage. Restor. 18, 8–12. doi: 10.1111/emr.12272

Baumgartner, L., Boys, C., Marsden, T., McPherson, J., Ning, N., Phonekhampheng, O., et al. (2020). A cone fishway facilitates lateral migrations of tropical river-floodplain fish communities. Water 12:513. doi: 10.3390/w12020513

Baumgartner, L. J., Barlow, C., Mallen-Cooper, M., Boys, C., Marsden, T., Thorncraft, G., et al. (2019a). Achieving fish passage outcomes at irrigation infrastructure; a case study from the Lower Mekong Basin. Aquac. Fish. doi: 10.1016/j.aaf.2018.12.008 [Epub ahead of print].

Baumgartner, L. J., Barwick, M., Boys, C., Marsden, T., Martin, K., McPherson, J., et al. (2019b). A cautionary tale about the potential impacts of gated culverts on fish passage restoration efforts. J. Ecohydraulics 4, 27–42. doi: 10.1080/ 24705357.2019.1641434

Baumgartner, L. J., Marsden, T., Singhanouvong, D., Phonekhampeng, O., Stuart, I., and Thorncraft, G. (2012). Using an in-situ experimental fishway to inform key fishway design criteria: a case study from the Mekong River. River Res. Appl. 28, 1217–1227. doi: 10.1002/rra.1513

Beach, H. L., Hamner, J., Hewitt, J. J., Kaufman, E., Kurki, A., Oppenheimer, J. A., et al. (2000). Transboundary Freshwater Dispute Resolution: Theory, practice, and annotated references. Tokyo: United Nations University Press.

Birnie-Gauvin, K., Franklin, P., Wilkes, M., and Aarestrup, K. (2018). Moving beyond fitting fish into equations: progressing the fish passage debate in the Anthropocene. Aquat. Conserv. Mar. Freshw. Ecosyst. 29, 1095–1105. doi: 10. 1002/aqc.2946

Brown, J., Limburg, K., Waldman, J., Stephenson, K., Glenn, E., Juanes, F., et al. (2013). Fish and hydropower on the U.S. Atlantic coast: failed fisheries policies from half-way technologies. Conserv. Lett. 6, 280–286. doi: 10.1111/conl. 12000

Bunt, C., Castro-Santos, T., and Haro, A. (2012). Performance of fish passage structures at upstream barriers to migration. River Res. Appl. 28, 457–478. doi: 10.1002/rra.1565

Campbell, I. C. (2007). “Management of large rivers.: technical and political challenges,” in Large Rivers. Geomorphology and Management, ed. A. Gupta (Chichester: John Wiley and Sons), 571–585. doi: 10.1002/9780470723722.ch27

Campbell, I. C. (2009a). “Introduction,” in The Mekong. Biophysical Environment of and International River Basin, ed. I. C. Campbell (Amsterdam: Elsevier), 1–11. doi: 10.1093/actrade/9780198836421.003.0001

Campbell, I. C. (2009b). “Development scenarios and Mekong River flows,” in The Mekong. Biophysical Environment of and International River Basin, ed. I. C. Campbell (Amsterdam: Elsevier), 389–402. doi: 10.1016/b978-0-12-374026-7. 00016-4

Campbell, I. C., Hart, B. T., and Barlow, C. (2013). Integrated management in large river basins: 12 lessons from the Mekong and Murray-Darling River basins. River Syst. 20, 231–247. doi: 10.1127/1868-5749/2013/0067

Coates, D., Ouch, P., Ubolratana, S., Thanh, T. N., and Sinthavong, V. (2003). Biodiversity and Fisheries in the Lower Mekong Basin. Mekong Development Series No. 2. Phnom Penh: Mekong River Commission, 30.

Cooper, B., Crase, L., and Baumgartner, L. (2019). Estimating benefits and costs: a case of fish passages in Lao PDR and the development of the Lower Mekong Fishway Support Tool. Mar. Freshw. Res. 70, 1284–1294. doi: 10.1071/MF19156

DSHPP (2020). Available at: http://dshpp.com/reports-of-fisheries/  [Accessed (accessed August 18, 2020).

Eyler, B. (2020). Science Shows Chinese Dams are Devastating the Mekong. Foreign Policy. Available at: https://foreignpolicy.com/2020/04/22/science-shows-chinese-dams-devastating-mekong-river/ (accessed August 13, 2020).

Eyler, B., Kwan, R., and Weatherby, C. (2020). How China turned off the tap on the Mekong River. Available at: https://www.stimson.org/2020/new-evidence-how-china-turned-off-the-mekong-tap/ (accessed August 12, 2020).

FAO (2020). The State of World Fisheries and Aquaculture 2020 – Sustainability in Action. Rome: FAO.

Ferguson, J., Healy, M., Dugan, P., and Barlow, C. (2011). Potential effects of dams on migratory fish in the Mekong River: lessons from salmon in the Fraser and Columbia rivers. Environ. Manage. 47, 141–159. doi: 10.1007/s00267-010- 9563-6

Fluet-Chouinard, E., Funge-Smith, S., and McIntyre, P. (2018). Global hidden harvest of freshwater fish revealed by household surveys. Proc. Natl. Acad. Sci. U.S.A. 115, 7623–7628. doi: 10.1073/pnas.1721097115

Friend, R., Arthur, R., and Keskinen, M. (2009). “Songs of the doomed: the continuing neglect of capture fisheries in hydropower development in the Mekong,” in Contested Waterscapes in the Mekong Region: Hydropower, Livelihoods and Governance, eds F. Molle, T. Foran, and M. Kakonen (London: Earthscan), 307–332.

Geheb, K. (2018). Greater Mekong River Basin: Dams, data and decisions. Available at: https://wle-mekong.cgiar.org/dams-data-and-decisions/  (accessed April 28, 2020).

Greater Mekong Dams Observatory (2020). Available at: https://wle-mekong.cgiar.org/changes/our-research/greater-mekong-dams-observatory/ (accessed April 28, 2020).

Halls, A., and Kshatriya, M. (2009). Modelling the Cumulative Barrier and Fish Passage Effects of the Mainstream Hydropower Dams on Migratory fish Populations in the Lower Mekong Basin. Mekong River Commission, MRC Technical Paper No. 25. Vientiane: Mekong River Commission.

Hecht, J. S., Lacombe, G., Arias, M. E., Than, D. D., and Thanapon, P. (2018). Hydropower dams of the Mekong River basin: a review of their hydrological impacts. J. Hydrol. 568, 285–300. doi: 10.1016/j.jhydrol.2018.10.045

Hogan, Z., Moyle, P., May, B., Vander Zanden, J., and Baird, I. (2004). The imperilled giants of the Mekong: ecologists struggle to understand – and protect – Southeast Asia’s large migratory catfish. Am. Sci. 92, 228–237. doi: 10.1511/2004.47.929

Hortle, K. (2007). Consumption and the yield of fish and other aquatic animals from the Lower Mekong Basin. MRC Technical Paper No. 16. Vientiane: Mekong River Commission, 87.

Hortle, K., and Nam, S. (2017). Mitigation of the Impacts Of Dams on Fisheries — a Primer. Mekong Development Series No. 7. Vientiane: Mekong River Commission, 86.

Hortle, K. G. (2009a). “Fisheries of the Mekong River basin,” in The Mekong. Biophysical Environment of and International River Basin, ed. I. C. Campbell (Amsterdam: Elsevier), 197–249. doi: 10.1016/b978-0-12-374026-7.00009-7

Hortle, K. G. (2009b). Fishes of the Mekong – how many species are there? Catch Cult. 15, 4–12.

Hortle, K. G., and Bamrungrach, P. (2015). Fisheries Habitat and Yield in the Lower Mekong Basin. MRC Technical Paper No. 47. Phnom Penh: Mekong River Commission.

Hortle, K. G., and Phommanivong, S. (2019). Don Sahong Fisheries Management Committee Activities during Construction of the Don Sahong Hydropower Project, Southern Lao PDR, 2016 to mid-2019. Vientiane: Don Sahong Power Company.

ICEM (2010). MRC Strategic Environmental Assessment (SEA) of Hydropower on the Mekong Mainstream. Available at: https://icem.com.au/portfolio-items/strategic-environmental-assessment-of-hydropower-on-the-mekong-mainstream/#::textAbout%3A%20ICEM%20was%20commissioned%20by%20Lao%20PDR%2C%20Thailand%20and%20Vietnam.&text=It%20also%20assessed%20climate%20change,river%20hydrology%2C%20agriculture%20and%20hydropower (accessed Apri l8, 2020).

Intralawan, A., Wood, D., Frankel, R., Costanza, R., and Kubiszwenski, I. (2018). Tradeoff analysis between electricity generation and ecosystem services in the Lower Mekong Basin. Ecosyst. Serv. 30, 27–35. doi: 10.1016/j.ecoser.2018. 01.007

IRENA (2018). Renewable Power Generation Costs in 2017. Abu Dhabi: International Renewable Energy Agency.

Jackson, D., and Marmulla, G. (2001). “The influence of dams on river fisheries,” in Dams, Fish and Fisheries: Opportunities, Challenges and Conflict Resolution, FAO Fisheries Technical Paper No. 419, ed. G. Marmulla (Rome: FAO), 1–44.

Katopodis, C., and Williams, J. (2012). The development of fish passage research in a historical context. Ecol. Eng. 48, 8–18. doi: 10.1016/j.ecoleng.2011. 07.004

Kondolf, G., Rubin, A., and Minear, J. (2014). Dams on the Mekong: cumulative sediment starvation. Water Resour. Res. 50, 5158–5169. doi: 10.1002/ 2013wr014651

Lauri, H., de Moel, H., Ward, P. J., Räsänen, T. A., Keskinen, M., and Kummu, M. (2012). Future changes in Mekong River hydrology: impact of climate change and reservoir operation on discharge. Hydrol. Earth Syst. Sci. Discuss. 9, 6569–6614. doi: 10.5194/hessd-9-6569-2012

Lira, N. A., Pompeu, P. S., Agostinho, C. S., Agostinho, A. A., Arcifa, M. S., and Pelicice, F. M. (2017). Fish passages in South America: an overview of studied facilities and research effort. Neotrop. Ichthyol. 15:e160139. doi: 10.1590/1982- 0224-20160139

Locatelli, G., Mariani, G., Sainati, T., and Greco, M. (2017). Corruption in public projects and megaprojects: there is an elephant in the room! Int. J. Project Manage. 35, 252–268. doi: 10.1016/j.ijproman.2016.09.010

Marsden, T., Peterken, C., Baumgartner, L., and Thorncraft, G. (2014). Guideline to Prioritising Fish Passage Barriers and Creating Fish Friendly Irrigation Structures. Vientiane: Mekong River Commission, 96.

Mbaku, J. M. (2020). The Controversy Over the Grand Ethiopian Renaissance Dam. Available at: https://www.brookings.edu/blog/africa-in-focus/2020/08/05/the-controversy-over-the-grand-ethiopian-renaissance-dam/ (Accessed 16 August 2020).

Mekong, S. (1994). Mekong Mainstream Run-Of-River Hydropower. Compagnie Nationale du Rhône, Acres International and Mekong Secretariat Study Team. Bangkok: Acres International Limited.

Millar, J., Robinson, W., Baumgartner, L., Homsombath, K., Chittavong, M., Phommavong, T., et al. (2019). Local perceptions of changes in the use and management of floodplain fisheries commons: the case of Pak Peung wetland in Lao PDR. Environ. Dev. Sustain. 21, 1835–1852. doi: 10.1007/s10668-018- 0105-3

MRC (2011). Assessment of Basin-wide Development Scenarios: Main Report. Vientiane: Mekong River Commission, 254.

MRC (2020). Fish Database. Available at: http://www.mrcmekong.org/news-and-events/events/mrc-updated-database-offers-comprehensive-information-on-mekong-fish-species/ (accessed 30 April 2020).

Nam, S., Souvanny, P., Vuthy, L. Y., Theerawat, S., Nguyen, H. S., Malasri, K., et al. (2015). Lower Mekong fisheries estimated to be worth around $17 billion a year. Catch Cult. 21, 4–7.

Neiland, A., and Béné, C. (2006). Tropical River Fisheries Valuation: A Global Synthesis and Critical Review. Colombo: International Water Management Institute, 45.

Ngo, L. A., Masih, I., Yong, J., and Douven, W. (2016). Impact of reservoir operation and climate change on the hydrological regime of the DSesan and DSrepok Rivers in the Lower Mekong basin. Clim. Change 149, 107–119. doi: 10.1007/s10584-016-1875-y

Nilsson, C., and Berggren, K. (2000). Alterations of Riparian Ecosystems Caused by River Regulation: dam operations have caused global-scale ecological changes in riparian ecosystems. How to protect river environments and human needs of rivers remains one of the most important questions of our time. Bioscience 50, 783–792. doi: 10.1641/0006-3568(2000)050[0783:aorecb]2.0.co;2

Noonan, M., Grant, J., and Jackson, C. (2012). A quantitative assessment of fish passage efficiency. Fish Fish. 13, 450–464. doi: 10.1111/j.1467-2979.2011. 00445.x

Orr, S., Pittock, J., Chapagain, A., and Dumaresq, D. (2012). Dams on the Mekong River: lost fish protein and the implications for land and water Resources. Glob. Environ. Change 22, 925–932. doi: 10.1016/j.gloenvcha.2012.06.002

Pelicice, F., and Agostinho, A. (2008). Fish passage facilities as ecological traps in large Neotropical rivers. Conserv. Biol. 22, 180–188. doi: 10.1111/j.1523-1739. 2007.00849.x

Pelicice, F., Pompeu, P., and Agostinho, A. (2015). Large reservoirs as ecological barriers to downstream movements of Neotropical migratory fish. Fish Fish. 16, 697–715. doi: 10.1111/faf.12089

Petts, G. E. (1984). Impounded Rivers: Perspectives for Ecological Management. Chichester: John Wiley and Sons.

Pittock, J., Dumaresq, D., and Bassi, A. (2016). Modeling the hydropower-food nexus in large river basins: a Mekong case study. Water 8:425. doi: 10.3390/ w8100425

Rãdoane, M., and Rãdoane, N. (2005). Dams, sediment sources and reservoir silting in Romania. Geomorphology 71, 112–125. doi: 10.1016/j.geomorph.2004. 04.010

Roberts, T. (1993). Just another dammed river? Negative impacts of Pak Mun Dam on fishes of the Mekong basin. Nat. History Bull. Siam Soc. 41, 105–133. doi: 10.1080/15715124.2014.981193

Schmitt, R., Rubin, Z., and Kondolf, G. (2017). Losing ground – scenarios of land loss as consequence of shifting sediment budgets in the Mekong delta. Geomorphology 294, 58–69. doi: 10.1016/j.geomorph.2017.04.029

Silva, A., Lucas, M., Castro-Santos, T., Katopodis, C., Baumgartner, L., Thiem, J., et al. (2018). The future of fish passage science, engineering, and practice. Fish Fish. 19, 340–362. doi: 10.1111/faf.12258

Strong, E. E., Gargominy, O., Ponder, W. F., and Bouchet, P. (2008). Global diversity of gastropods (Gastropoda; Mollusca) in freshwater. Hydrobiologia 595, 149–166. doi: 10.1007/s10750-007-9012-6

Valbo-Jørgensen, J., Coates, D., and Hortle, K. (2009). “Fish diversity in the Mekong Basin,” in The Mekong. Biophysical Environment of and International River Basin, ed. I. C. Campbell (Amsterdam: Elsevier), 161–196. doi: 10.1016/b978- 0-12-374026-7.00008-5

Wei, W., Hui, L., Ruby Leung, L., Hong-Yi, L., Jianshi, Z., Fuqiang, T., et al. (2017). Dam construction in Lancang-Mekong River Basin could mitigate future flood risk from warming-induced intensified rainfall. Geophys. Res. Lett. 44, 10378–10386. doi: 10.1002/2017GL075037

Wells, J. (2015). Corruption in the Construction of Public Infrastructure: Critical Issues in Project Preparation. Anti-Corruption Resource Centre. Available at: https://www.cmi.no/publications/file/5470-corruption-in-the-construction-of-public.pdf (accessed July 18, 2020).

Wild, T., Reed, P., Loucks, D., Mallen-Cooper, M., and Jensen, E. (2019). Balancing hydropower development and ecological impacts in the Mekong: tradeoffs for Sambor Mega Dam. J. Water Resour. Plann. Manage. 145, 1–14. doi: 10.5194/ ica-abs-1-270-2019

Williams, J. (2008). Mitigating the effects of high-head dams on the Columbia River, USA: experience from the trenches. Hydrobiologia 609, 241–251. doi: 10.1007/s10750-008-9411-3

World Bank (2015). Lao PDR: Mekong Integrated Water Resources Management Project Phase Lao PDR : Components 2 and 3 - Mid-Term Review Mission Aide Memoire December 7, 2015 to January 29, 2016 (English). Washington, DC: World Bank Group. World Commission on Dams (2000).

World Commission on Dams. Final report. Available at: https://www.internationalrivers.org/sites/default/files/attached-files/world_commission_on_dams_final_report.pdf (accessed April 28, 2020).

WWF (2020). WWF Statement on Cambodian Government’s Decision to Suspend Hydropower Dam Development on the Mekong River. Available at: https://wwf.panda.org/our_work/our_focus/freshwater_practice/freshwater_ news/?361210/WWF-statement-on-Cambodian-governments-decision-to-suspend-hydropower-dam-development-on-the-Mekong-River   (accessed August 15, 2020).

Xaypaseuth Phomsoupha (2015). Public-Private Partnership in Electric Power Projects: THE Case of Laos. Presentation to the Overseas Development Institute. Available at: https://www.odi.org/sites/odi.org.uk/files/odi-assets/events-presentations/1805.pdf (accessed May 27, 2020).

Yoshida, Y., Han Soo, L., Bui Huy, T., Hoang-Dung, T., Mahrjan Keshlav, L., and Kifayatullah, K. (2020). Impacts of mainstream hydropower dams on fisheries and agriculture in Lower Mekong Basin. Sustainability 12, 1–21. doi: 10.3390/ su12062408

Ziv, G., Baran, E., Nam, S., Rodriguez-Iturbe, I., and Levin, S. (2012). Trading[1]off fish biodiversity, food security, and hydropower in the Mekong River basin. Proc. Natl. Acad. Sci. U.S.A. 109, 5609–5614. doi: 10.1073/pnas.120142 3109.

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment