Sunday, January 16, 2022

DÒNG SÔNG CHIA CẮT VÀ KẾT HỢP

 (A river that splits and unites)

WWF-Asia Pacific Exposure

WWF – December 28, 2021

 


 Nơi đông bắc Thái Lan tiếp giáp với trung Lào, dòng sông đi qua khung cảnh, tạo thành biên giới của mỗi quốc gia.  Mặc dù tạo nên một chướng ngại vật chất giữa 2 quốc gia, nước của Mekong từ lâu đã kết hợp người dân ở 2 bên bờ, là nguồn lương thực, giao thông, và lợi tức cho trên 50 triệu người trong khu vực.

Trên một phía, làng Had Hae trong tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan, 3 ngư dân ngồi dưới một lều gỗ nhỏ, nhìn qua mặt nước đến các láng giềng của họ.

“Khi chúng tôi đi đánh cá, chúng tôi thường gặp người Lào,” một người trong số họ, Phairat Sarasit, chỉ vào những chiếc thuyền cũ kỹ ở phía bên kia sông và nói.  “Hầu hết là bạn của chúng tôi.”

 

 

Giống như ông, Sport Samart và Wanu Nieamwijit, cũng đánh cá bên cạnh các đồng nghiệp Lào trên khúc sông nầy.  Ngang qua sông, họ đi thăm nhau – người Thái sẽ đi qua Lào để giải trí, và người Lào đi qua sông để mua thức ăn và các thứ hàng hóa khác.

Trong một ngày làm việc, ngư dân ở 2 phía nhảy lên thuyển và thả lưới, dài khoảng 650 feet và sâu khoảng 6,5 feet.  Các lưới thường đi về phía hạ lưu khoảng 1,5 miles trong khoảng 1 tiếng đồng hồ trước khi được ngư dân kéo lên và trở về thượng lưu với số cá đánh được trong ngày.

Nhưng chỉ có một dòng sông để chia sẻ giữa 2 quốc gia, các ngư dân cần phải nghĩ ra cách để chia tài nguyên cần thiết nầy.  Qua thời gian, họ phát triển một mối liên hệ làm việc đặc biệt, giống như công nhân của các công ty khác nhau cùng có chung văn phòng.  Mỗi sáng họ gặp nhau – có lúc trên bờ sông lầy lội của sông, lúc khác ở giữa sông – và rút thăm để ấn định ai sẽ đánh cá trước trong ngày.

Từ đó trở đi, một hệ thống xếp hàng được hiểu qua đó người Thái và Lào thay phiên nhau để thả lưới.  Khi một thuyền bên 1 phía bắt đầu đi xuống hạ lưu, thuyền kia nghỉ ngơi, chờ trong những thuyền được trang bị đầy đủ với nệm, điện, TV, bình trà và nồi nấu cơm.  Sau 20 phút, họ đi theo với lưới của họ.

Trước khi bắt đầu mỗi mùa đánh cá, ngư dân cần dọn dẹp đáy sông để ngăn ngừa các nhánh cây nhỏ, phù sa và rác vướng vào lưới và gây thiệt hại.  Góp vào khoảng 500-1.000 baht Thái, hay 150.000-300.000 kip Lào, mỗi người trong số họ chia phần chi phí quản lý.

 


Nhưng mọi thứ không luôn luôn xảy ra như được đồng ý.  Khi Lào phát triển thêm, đường đất biến thành đường bê tông và các chòi gỗ biến thành nhà.  Lối đánh cá cũng thay đổi, gia tăng căng thẳng giữa 2 quốc gia, và thay đổi động lực của sông.

“Quy định của họ không giống với quy định của chúng tội,” Wanu nói về những hướng dẫn đánh cá của cộng đồng.

Khi con số thuyền gắn máy gia tăng, số cá bắt đầu giảm.  Cá hồng, từng có rất nhiều, đã không còn thấy trên 1 thập niên.  Tương tự, cá tra dầu Mekong, một loại nổi tiếng của khu vực, đã biến mất khoảng 7 năm trước.

“Thường thường, chúng tôi đánh được 45 ponds cá [mỗi chuyến],” ông nói tiếp.  “Nay, ngay 10 pounds cũng khó.”

Ki Mahavong, một ngư dân trong tỉnh Savannakhet, cũng đối mặt với cùng vấn đề, mất cả ngày mà không đánh được con cá nào.  Ông tin rằng đó là do con số ngư dân càng ngày càng tăng, họ đánh cá để bán thay vì chỉ để nuôi gia đình.  Khi cạnh tranh gia tăng, nhiều người dùng dụng cụ và lề lối hủy hoại chẳng hạn như châm điện, bẫy với ô nhỏ và thuốc nổ.

 


©


Ngư dân biết họ cần phải bảo vệ nơi sinh đẻ của cá và bảo tồn số cá trước khi không còn gì để cứu.  Vì thế trong năm 2019, dân làng dọc theo bờ sông Mekong ở phía Thái và Lào đã đặt các phao để đánh dấu vùng bảo vệ cá mới để phục hồi.  Với sự trợ giúp của WWF, họ tổ chức các buổi thảo luận cộng đồng xuyên biên giới và dựng các bảng cho thấy việc hạn chế đánh cá để mọi người để ý khi sử dụng tài nguyên của sông.

“Không ai vi phạm các quy định,  Nếu họ vi phạm, chúng tôi cho họ 3 cảnh báo,” Sport nói, “nhưng chưa bao giờ đạt đến 3 cảnh báo vì cảnh báo đầu tiên đã quá đủ để làm cho người ta thay đổi thái độ.”

Dự án Thủy sản Thái-Lào nhằm mục đích bảo tồn các chủng loại ở dưới nước trong Mekong bằng cách phát triển các kế hoạch quản lý cho 10 làng ở Lào và 14 ở Thái Lan, mỗi làng có khu bảo tồn của mình.  Để giảm áp lực đối với hệ sinh thái tự nhiên, dự án cũng tìm cách để cải thiện sinh kế và lợi tức cho dân làng, cũng như tăng cường việc thi hành luật pháp và hiểu biết tốt hơn luật lệ đánh cá của giới chức và thủy sản địa phương.

Bên cạnh việc bảo tồn số cá, người dân địa phương như Ly Vongoudom và nhóm của ông cũng tuần tra sông mỗi ngày để chận đứng bất cứ hoạt động đánh cá trái phép mà họ bắt gặp, cũng như cho những thủ phạm biết về luật đánh cá.

“Rất khó để chia sông,” Sport nói.  “Sau rốt, chúng tôi là baan pee muang nong (quốc gia anh em).”

No comments:

Post a Comment